[Funland] Điểm chuẩn đại học năm nay cao quá các cụ ơi!

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,423
Động cơ
517,982 Mã lực
Điểm chuẩn thì cao thế thôi nhưng mấy hôm nưã lại có một đống giấy báo gửi về ấy mà. Các trường vẫn có ngần ấy chỉ tiêu. Các cháu bố mẹ thi hộ vào trường nào chứ như học bách khoa thì được 1 2 năm là tự chán ấy mà.
 

NTamthu

Xe tải
Biển số
OF-25351
Ngày cấp bằng
7/12/08
Số km
347
Động cơ
491,593 Mã lực
Nơi ở
Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Nếu gia đình kinh tế ổn thì vào FPT, FPT Greenwich, Swinburn, Latrobe, Đại học Việt pháp, Phenika (nhiều bạn dù đỗ ĐH khá vẫn vào). Ngoài ra vào DH tư kiểu Đại Nam, Phương Đông bạn ạ.
Hơi tiếc cho cháu nhưng không sao, nhiều cháu đỗ 25-26 đ cũng bỏ các trường công để vào mấy trường trên. Các cụ mợ năm sau chú ý, chọn ngành mình thích ở nhiều trường từ cao xuống thấp theo nhiều lớp lưới.
Cảm ơn cụ. F1 nhà em vẫn quyết tâm thi lại, giờ tuổi chúng nó cũng phải lựa. Em định cho học dân lập dạng như Phương Đông... rồi năm sau thi lại. Em thấy có Học viện quản lý Giáo dục hoặc 1 số trường dân lập vẫn xét tuyển tiếp, tuy nhiên có 1 yêu cầu là phải nộp Giấy chứng nhận TN THPT bản chính. Em nghĩ chắc là để giữ học sinh vì lúc này mà có trường nào đó gọi thì không lấy về mà đối chiếu được (trường hợp chưa có bằng TNTHPT đến thời điểm đó). Cũng là 1 nan giải. Em dự cho F1 học mấy ngành như Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin vì dù thế nào cũng tốt cho dù thích ngành khác, nó như công cụ bổ trợ. Sang năm mà thi tiếp được thì cho học cả 2 trường.
 

wae alpha

Xe tải
Biển số
OF-577300
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
228
Động cơ
141,514 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
Điểm chuẩn thì cao thế thôi nhưng mấy hôm nưã lại có một đống giấy báo gửi về ấy mà. Các trường vẫn có ngần ấy chỉ tiêu. Các cháu bố mẹ thi hộ vào trường nào chứ như học bách khoa thì được 1 2 năm là tự chán ấy mà.
Chính xác đấy cụ ạ nếu bố mẹ thi hộ thì chỉ tiếc cho các con học thật, thi thật bị mất cơ hội vào trường mình muốn và các trường mất đi một số sinh viên
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,893
Động cơ
663,394 Mã lực
Cụ kiểm tra lại quy chế ưu tiên đi, người dân tộc thiểu số phải cư trú đủ 18 tháng ở các khu vực khó khăn (kv1,2 ) mới được ưu tiên đó, ko có chuyện ở quận 5 dài hạn mà được ưu tiên đâu (trừ khi lại có ưu tiên khác kiểu như con gia đình thương binh liệt sĩ ….. chẳng hạn)

Chính sách ưu tiên cho các vùng khó khăn đứng về mặt vĩ mô là đúng. Cụ thử hình dung nhé, nếu thiếu bác sĩ làm việc ở quê (nơi họ sinh ra và lớn lên) thì cái đất Hà Nội sẽ toàn là bệnh viện, đầy rẫy bệnh nhân ốm yếu từ các địa phương khác.
Với tỷ lệ < 10./. học sinh Hà Nội đỗ đại học Y hàng năm thì e rằng tỷ lệ đó quá chuẩn, nó tương ứng với dân số Hà nội (dưới 10 triệu) so với tổng dân số Việt Nam ~ 100 triệu.
Học sinh tại Hà Nội luôn có lợi thế hơn các tỉnh khác về số lượng thầy cô giáo tốt , cơ sở vật chất tốt (như cái trường Am chẳng hạn, chẳng tỉnh nào có được), thi các chứng chỉ quốc tế cũng dễ hơn… Nhìn chung thì nên cộng điểm ưu tiên cho học sinh các tỉnh lẻ, khu vực khó khăn.
Ngược lại với ý của cụ, học sinh Hà Nội bị thiệt hơn về cơ sở vật chất, do đất chật người đông nên khuôn viên các trường thường rất bé, sỹ số mỗi lớp đông hơn các tỉnh 1.5 đến 2 lần.
Cụ lấy ví dụ trường Am là khá hài hước, cả HN chỉ có 1 trường Am, chỉ phục vụ dc số nhỏ học sinh, các học sinh trường Am thường đi du học nên ít thi đại học, còn cơ bản các trường ở HN cơ sở vật chất là kém.
Ngay cả cơ sở vật chất trường Am cũng ko bằng nhiều trường, ví dụ chuyên Vĩnh Phúc.
 

Thanhvuóng71

Xe container
Biển số
OF-589594
Ngày cấp bằng
11/9/18
Số km
5,063
Động cơ
180,853 Mã lực
Cảm ơn cụ. F1 nhà em vẫn quyết tâm thi lại, giờ tuổi chúng nó cũng phải lựa. Em định cho học dân lập dạng như Phương Đông... rồi năm sau thi lại. Em thấy có Học viện quản lý Giáo dục hoặc 1 số trường dân lập vẫn xét tuyển tiếp, tuy nhiên có 1 yêu cầu là phải nộp Giấy chứng nhận TN THPT bản chính. Em nghĩ chắc là để giữ học sinh vì lúc này mà có trường nào đó gọi thì không lấy về mà đối chiếu được (trường hợp chưa có bằng TNTHPT đến thời điểm đó). Cũng là 1 nan giải. Em dự cho F1 học mấy ngành như Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin vì dù thế nào cũng tốt cho dù thích ngành khác, nó như công cụ bổ trợ. Sang năm mà thi tiếp được thì cho học cả 2 trường.
Nếu f1 quyết định thi lại năm sau thì cụ tranh thủ năm nay cho cháu tập trung học ngoại ngữ cho tốt , chả mất đi đâu cả.
 

Bonjovi

Xe tải
Biển số
OF-294171
Ngày cấp bằng
28/9/13
Số km
218
Động cơ
303,371 Mã lực
Ngược lại với ý của cụ, học sinh Hà Nội bị thiệt hơn về cơ sở vật chất, do đất chật người đông nên khuôn viên các trường thường rất bé, sỹ số mỗi lớp đông hơn các tỉnh 1.5 đến 2 lần.
Cụ lấy ví dụ trường Am là khá hài hước, cả HN chỉ có 1 trường Am, chỉ phục vụ dc số nhỏ học sinh, các học sinh trường Am thường đi du học nên ít thi đại học, còn cơ bản các trường ở HN cơ sở vật chất là kém.
Ngay cả cơ sở vật chất trường Am cũng ko bằng nhiều trường, ví dụ chuyên Vĩnh Phúc.
Cụ có nhầm chăng ? Đứng trên tầm nhìn toàn cục để so sánh, thì cơ sở vật chất trường học ở Hà Nội (vùng khu vực 3) chắc chắn tốt hơn ở các khu vực 1 và 2 (các tỉnh vùng sâu xa, vùng nông thôn). Nếu cụ bảo không phải thì cũng không cần tranh luật tiếp :D
Yếu tố diện tích trường/số đầu học sinh chỉ là 1 thông số phản ánh về cơ sở vật chất, bên cạnh hàng chục thông số khác như dụng cụ học tập, máy chiếu, máy tính, điều hòa phòng học, sách thư viện, giáo trình, ...
Tóm lại ý của em chỉ là việc cộng điểm ưu tiên xét tốt nghiệp đại học cho các tỉnh, khu vực khó khăn (vùng 1-2) là hoàn toàn hợp lý, hợp tình.
Còn cái trường Am thì cụ khỏi thắc mắc vì em phản đối dùng tiền ngân sách nhà nước xây 1 vài cái trường học quá hoành tráng so với số đông (trường Am xây cách đây hơn 10 năm với kinh phí gần 400 tỷ, gần bằng cái trường Vĩnh Phúc hình như mới xây năm 2020, kinh phí khoảng hơn 400 tỷ) mà chỉ dành cho 1 số rất, rất ít học sinh. Trong khi đó ở vùng sâu vùng xa, tình trạng học sinh phải học trong mấy cái nhà dột nát là rất phổ biến.
 

trịnh long 91

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-790709
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
85
Động cơ
23,999 Mã lực
Tuổi
33
điểm cao là do đề dễ cụ ạ, trước em thi 2x điểm là cao lắm rồi , h các cháu 2627 điểm còn tạch
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,893
Động cơ
663,394 Mã lực
Cụ có nhầm chăng ? Đứng trên tầm nhìn toàn cục để so sánh, thì cơ sở vật chất trường học ở Hà Nội (vùng khu vực 3) chắc chắn tốt hơn ở các khu vực 1 và 2 (các tỉnh vùng sâu xa, vùng nông thôn). Nếu cụ bảo không phải thì cũng không cần tranh luật tiếp :D
Yếu tố diện tích trường/số đầu học sinh chỉ là 1 thông số phản ánh về cơ sở vật chất, bên cạnh hàng chục thông số khác như dụng cụ học tập, máy chiếu, máy tính, điều hòa phòng học, sách thư viện, giáo trình, ...
Tóm lại ý của em chỉ là việc cộng điểm ưu tiên xét tốt nghiệp đại học cho các tỉnh, khu vực khó khăn (vùng 1-2) là hoàn toàn hợp lý, hợp tình.
Còn cái trường Am thì cụ khỏi thắc mắc vì em phản đối dùng tiền ngân sách nhà nước xây 1 vài cái trường học quá hoành tráng so với số đông (trường Am xây cách đây hơn 10 năm với kinh phí gần 400 tỷ, gần bằng cái trường Vĩnh Phúc hình như mới xây năm 2020, kinh phí khoảng hơn 400 tỷ) mà chỉ dành cho 1 số rất, rất ít học sinh. Trong khi đó ở vùng sâu vùng xa, tình trạng học sinh phải học trong mấy cái nhà dột nát là rất phổ biến.
Dụng cụ học tập, giáo trình cả nước giống nhau..
Thư viện ở HN có cũng như không
Máy chiếu, điều hòa... do phụ huynh tự bỏ tiền ra đóng.
Cơ sở vật chất ở HN ko hề hơn vùng 1, vùng 2. Nên nhớ vùng 1 bao gồm cả các trường tại thành phố của các tỉnh.

Học sinh miền núi chỉ có các cấp thấp là nhà dột nát, tôi đố cụ tìm dc trường cấp 3 nào dột nát đấy.
 

Bonjovi

Xe tải
Biển số
OF-294171
Ngày cấp bằng
28/9/13
Số km
218
Động cơ
303,371 Mã lực
Dụng cụ học tập, giáo trình cả nước giống nhau..
Thư viện ở HN có cũng như không
Máy chiếu, điều hòa... do phụ huynh tự bỏ tiền ra đóng.
Cơ sở vật chất ở HN ko hề hơn vùng 1, vùng 2. Nên nhớ vùng 1 bao gồm cả các trường tại thành phố của các tỉnh.

Học sinh miền núi chỉ có các cấp thấp là nhà dột nát, tôi đố cụ tìm dc trường cấp 3 nào dột nát đấy.
Thế hả cụ ????
:D
 

ngasieuchuoi

Xe hơi
Biển số
OF-439170
Ngày cấp bằng
22/7/16
Số km
135
Động cơ
210,773 Mã lực
Tuổi
35
Dụng cụ học tập, giáo trình cả nước giống nhau..
Thư viện ở HN có cũng như không
Máy chiếu, điều hòa... do phụ huynh tự bỏ tiền ra đóng.
Cơ sở vật chất ở HN ko hề hơn vùng 1, vùng 2. Nên nhớ vùng 1 bao gồm cả các trường tại thành phố của các tỉnh.

Học sinh miền núi chỉ có các cấp thấp là nhà dột nát, tôi đố cụ tìm dc trường cấp 3 nào dột nát đấy.
Cụ nói như thế này làm em hơi bị ngạc nhiên đấy?
 

CERATO6826

Xe tải
Biển số
OF-78345
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
465
Động cơ
422,161 Mã lực
ở mình vẫn nên thực hiện 2 kỳ thi, tốt nghiệp và thi đại học, lý do vì sao thì các cụ mợ chắc đều biết, nói ra nhiều nhàm rồi. Chứng kiến và phỏng vấn nhiều cháu tốt nghiệp đại học tại nhiều trường mà em ko tiện nêu tên thì đáng nhẽ các cháu nên đi học nghề có khi tương lai sẽ sáng hơn nhiều.
Theo cụ thì nghề gì cho học sinh nữ sẽ hot trong vài năm tới
 

wae alpha

Xe tải
Biển số
OF-577300
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
228
Động cơ
141,514 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Hà Nội
điểm cao là do đề dễ cụ ạ, trước em thi 2x điểm là cao lắm rồi , h các cháu 2627 điểm còn tạch
Em dám nói với CC rằng số hơn 30 học sinh có số điểm thi trên 28 điểm ở trường Dân tộc nội trú Nghệ An bây giờ đưa ra ngoài này thi lại ngay đề thi đó không chắc được 18 điểm cho mà xem, thật tiếc cho các con ở Hà nội và các TP khác
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Em dám nói với CC rằng số hơn 30 học sinh có số điểm thi trên 28 điểm ở trường Dân tộc nội trú Nghệ An bây giờ đưa ra ngoài này thi lại ngay đề thi đó không chắc được 18 điểm cho mà xem, thật tiếc cho các con ở Hà nội và các TP khác
Vẫn còn cấp cứu được: 1-2 năm đầu chủ yếu là các môn cơ bản, tăng thêm chút số lượng đầu vào cho các cháu học thật thêm cơ hội và xiết nhẹ lại là tiếp tục chọn lọc được. Các thể loại hạt giống nên gửi trả lại về nhà để họ nuôi dậy ươm tiếp.
Mấy vụ Sơn La, Hòa Bình,... chỉ được người làm giống coi là tai nạn, không thể xóa bỏ được!
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
777
Động cơ
111,796 Mã lực
ở mình vẫn nên thực hiện 2 kỳ thi, tốt nghiệp và thi đại học, lý do vì sao thì các cụ mợ chắc đều biết, nói ra nhiều nhàm rồi. Chứng kiến và phỏng vấn nhiều cháu tốt nghiệp đại học tại nhiều trường mà em ko tiện nêu tên thì đáng nhẽ các cháu nên đi học nghề có khi tương lai sẽ sáng hơn nhiều.
Cụ là người đã từng "chứng kiến và phỏng vấn nhiều cháu tốt nghiệp đại học". Xin hỏi cụ: SV sau khi ra trường cần những gì (các loại chứng chỉ gì nếu học ngành kinh tế, kinh nghiệm làm việc thực tế bán thời gian là những công việc gì, ở các công ty ntn) ngoài kiến thức được dạy ở trường để lọt vào con mắt của nhà tuyển dụng ạ. Đây là vấn đề mà các phụ huynh và các con rất muốn biết để đầu tư đúng hướng. Xin cảm ơn cụ.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Cụ là người đã từng "chứng kiến và phỏng vấn nhiều cháu tốt nghiệp đại học". Xin hỏi cụ: SV sau khi ra trường cần những gì (các loại chứng chỉ gì nếu học ngành kinh tế, kinh nghiệm làm việc thực tế bán thời gian là những công việc gì, ở các công ty ntn) ngoài kiến thức được dạy ở trường để lọt vào con mắt của nhà tuyển dụng ạ. Đây là vấn đề mà các phụ huynh và các con rất muốn biết để đầu tư đúng hướng. Xin cảm ơn cụ.
Kinh tế là 1 ngành học mà nói thật là cũng rất mông lung, bản thân em học ktqd ra rồi đi làm cty hầu như em ko đụng đến những gì học ở trường. Có lẽ chỉ có làm nghề nghiên cứu kinh tế hay giảng dạy mới dùng đến. Cụ hỏi về chứng chỉ thêm thì em cũng không rõ cần thêm gì, nhưng 1 khóa học về tâm lý hành vi cũng khá có ích cho công việc kinh doanh về sau.
Với mỗi một bộ phận có yêu cầu khác nhau, làm về bán hàng cần biết cách tiếp cận khách, giữ khách và một vài thủ thuật bán hàng, làm về marketing cần biết tập hợp và phân tích số liệu để có thể đưa ra tư vấn cho sếp cách thức tiếp cận tốt, làm việc hay phải giao dịch với khách nước ngoài như bộ phận nhập hàng thì phải biết ngoại ngữ, hay như làm về phân tích chứng khoán phải biết về kế toán đại loại thế v..v..
Nhưng tựu chung có vài cái mà em thấy nếu thể hiện tốt sẽ gây ấn tượng:
- Ăn nói giao tiếp: phải biết nói chuyện với người lạ, nói chuyện theo cách tự nhiên để có thể gây thiện cảm cho họ. Kỹ năng này thì chắc bộ phận bán hàng nào cũng cần. Mà em nghĩ trừ bên kỹ thuật hay kế toán toàn cô cậu lù lù như xe lu ít nói ra thì các bộ phận khác ăn nói tốt luôn là ưu điểm.
- Chủ động: chủ động tìm hiểu thông tin về công việc, tìm hiểu về đơn vị hay công ty có những bộ phận gì ai làm gì, các thông tin kinh tế chính trị xã hội hàng ngày có liên quan tới công việc của mình... Câu hỏi về quản lý hay dùng là nếu giao cho bạn 1 nhóm kinh doanh bạn sẽ làm gì.. Câu trả lời thường nhận được là em sẽ lập kế hoạch phát triển thị trường abcd, nhưng ít người nói được rằng việc đầu tiên là xem thông tin về nhóm của mình đang làm cụ thể cái gì, ai làm cái gì, hiệu quả đến đâu, có phải điều chỉnh gì không, kế hoạch phát triển chỉ có được sau 1 thời gian làm việc.
- Mấy cái tin học văn phòng kiểu excel hay nhập dữ liệu phần mềm quản lý thì thực ra cũng chẳng quá quan trọng, vào làm vài ngày là nắm được hết.

Làm thêm: có lẽ nếu có thể đi làm thêm ở 1 đơn vị nào đó (giống kiểu kỳ thực tập tốt nghiệp) gần với công việc mình muốn làm sẽ tốt nhất, không công cũng đươc vì như thế họ dễ nhận mình hơn. Làm ở quán xá em ko biết có học hỏi thêm được gì không vì em chưa làm bao giờ. Năm thứ 2 đại học em xin đi theo bà dì đi nhận hàng ở Hải Phòng, tất nhiên là không được xu nào chỉ đi theo thôi, nhưng sau 2 tháng em có thể tự đi tìm xe nộp tờ khai kiểm hóa tính thuế được rồi, chỉ có đưa tiền thì ko được làm. Sau này về công ty em làm chân vừa đi nhập hàng vừa đi giao hàng luôn cho khách, dễ dàng hơn nhiều.
 

Minh Nguyen 12

Xe buýt
Biển số
OF-762040
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
777
Động cơ
111,796 Mã lực
Kinh tế là 1 ngành học mà nói thật là cũng rất mông lung, bản thân em học ktqd ra rồi đi làm cty hầu như em ko đụng đến những gì học ở trường. Có lẽ chỉ có làm nghề nghiên cứu kinh tế hay giảng dạy mới dùng đến. Cụ hỏi về chứng chỉ thêm thì em cũng không rõ cần thêm gì, nhưng 1 khóa học về tâm lý hành vi cũng khá có ích cho công việc kinh doanh về sau.
Với mỗi một bộ phận có yêu cầu khác nhau, làm về bán hàng cần biết cách tiếp cận khách, giữ khách và một vài thủ thuật bán hàng, làm về marketing cần biết tập hợp và phân tích số liệu để có thể đưa ra tư vấn cho sếp cách thức tiếp cận tốt, làm việc hay phải giao dịch với khách nước ngoài như bộ phận nhập hàng thì phải biết ngoại ngữ, hay như làm về phân tích chứng khoán phải biết về kế toán đại loại thế v..v..
Nhưng tựu chung có vài cái mà em thấy nếu thể hiện tốt sẽ gây ấn tượng:
- Ăn nói giao tiếp: phải biết nói chuyện với người lạ, nói chuyện theo cách tự nhiên để có thể gây thiện cảm cho họ. Kỹ năng này thì chắc bộ phận bán hàng nào cũng cần. Mà em nghĩ trừ bên kỹ thuật hay kế toán toàn cô cậu lù lù như xe lu ít nói ra thì các bộ phận khác ăn nói tốt luôn là ưu điểm.
- Chủ động: chủ động tìm hiểu thông tin về công việc, tìm hiểu về đơn vị hay công ty có những bộ phận gì ai làm gì, các thông tin kinh tế chính trị xã hội hàng ngày có liên quan tới công việc của mình... Câu hỏi về quản lý hay dùng là nếu giao cho bạn 1 nhóm kinh doanh bạn sẽ làm gì.. Câu trả lời thường nhận được là em sẽ lập kế hoạch phát triển thị trường abcd, nhưng ít người nói được rằng việc đầu tiên là xem thông tin về nhóm của mình đang làm cụ thể cái gì, ai làm cái gì, hiệu quả đến đâu, có phải điều chỉnh gì không, kế hoạch phát triển chỉ có được sau 1 thời gian làm việc.
- Mấy cái tin học văn phòng kiểu excel hay nhập dữ liệu phần mềm quản lý thì thực ra cũng chẳng quá quan trọng, vào làm vài ngày là nắm được hết.

Làm thêm: có lẽ nếu có thể đi làm thêm ở 1 đơn vị nào đó (giống kiểu kỳ thực tập tốt nghiệp) gần với công việc mình muốn làm sẽ tốt nhất, không công cũng đươc vì như thế họ dễ nhận mình hơn. Làm ở quán xá em ko biết có học hỏi thêm được gì không vì em chưa làm bao giờ. Năm thứ 2 đại học em xin đi theo bà dì đi nhận hàng ở Hải Phòng, tất nhiên là không được xu nào chỉ đi theo thôi, nhưng sau 2 tháng em có thể tự đi tìm xe nộp tờ khai kiểm hóa tính thuế được rồi, chỉ có đưa tiền thì ko được làm. Sau này về công ty em làm chân vừa đi nhập hàng vừa đi giao hàng luôn cho khách, dễ dàng hơn nhiều.
Cảm ơn cụ rất nhiều, cụ nhiệt tình với em quá. Muốn rót mời cụ chén mà máy nó không cho. Vả lại chum cụ cũng đầy quá :):)
 

Thanhvuóng71

Xe container
Biển số
OF-589594
Ngày cấp bằng
11/9/18
Số km
5,063
Động cơ
180,853 Mã lực
Em dám nói với CC rằng số hơn 30 học sinh có số điểm thi trên 28 điểm ở trường Dân tộc nội trú Nghệ An bây giờ đưa ra ngoài này thi lại ngay đề thi đó không chắc được 18 điểm cho mà xem, thật tiếc cho các con ở Hà nội và các TP khác
Thật , quá lạ vụ thi tuyển đại học hôm nay em mới được f1 nói lại là điểm tốt nghiệp môn tiếng Anh của lớp ( có 28 bạn ) thì chỉ có 3 bạn từ 7 trở lên còn lại toàn 4 ,5.Ngành học kế toán xét tuyển thi tốt nghiệp lấy 24.2
 

buiducminh

Xe hơi
Biển số
OF-89624
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
136
Động cơ
407,394 Mã lực
Vẫn còn cấp cứu được: 1-2 năm đầu chủ yếu là các môn cơ bản, tăng thêm chút số lượng đầu vào cho các cháu học thật thêm cơ hội và xiết nhẹ lại là tiếp tục chọn lọc được. Các thể loại hạt giống nên gửi trả lại về nhà để họ nuôi dậy ươm tiếp.
Mấy vụ Sơn La, Hòa Bình,... chỉ được người làm giống coi là tai nạn, không thể xóa bỏ được!
Dốt, giỏi, chăm, lười vào đại học nó tự bộc lộ hết mà cụ, ngày bọn em đi học (ngành kỹ thuật) chỉ tội nghiệp mấy đứa cử tuyển, học không nổi cứ phải kéo cày đến khi ra trường. Khổ nỗi ra trường rồi bằng cấp cũng chẳng quan trọng mấy. Cả đời em đi làm duy nhất 1 lần được kiểm tra CV xem tốt nghiệp truòng nào ra. Ngoài ra, Bộ lao động Singapore cũng xét điều kiện làm việc bên đó thì mỗi nhóm ngành Việt Nam chỉ được công nhận vài trường :D
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
... Ngoài ra, Bộ lao động Singapore cũng xét điều kiện làm việc bên đó thì mỗi nhóm ngành Việt Nam chỉ được công nhận vài trường :D
Khi làm tiến sỹ ở Đức họ cũng xem lại bản điểm học đại học. Rất nhiều trường ở Mỹ cũng không được công nhận nên phải học lại!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top