Em chả tin cụ ngây thơ như cụ viết. Báo nó cũng chẳng "tổng hợp" vấn đề cho cụ bám lấy mà chửi ra rả.
Khi khí hợp đồng với các nhà đầu tư Nghi Sơn, nhà nước ký hợp đồng cam kết trừ đi 10% thuế nhập khẩu, hoặc giữ khoảng chênh 10% này khi nhà nước điềuuf chỉnh thuế nhập khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước của nhà máy này. Điều đó là đúng bởi việc xây dựng nhà máy lọc dầu ngay trong nước, ngoài việc đảm bảo an ninh năng lượng nhà nước còn thu được các khoản thuế doanh nghiệp, khoảng chênh lệch lợi nhuận giữa bán dầu thô và các sản phẩm hoá dầu thành phẩm.
Mục cam kết này được giữ trong 10 năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động. Khoảng thời gian này là ko dài và đủ để nhà máy đảm bảo khả năng cạnh tranh thị phần trong nước.
Vấn đề xảy ra khi chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó, nhà nước lại ký một loạt FTA với Hàn Quốc,.... đưa thuế suất nhập khẩu về hẳn 0% mà ko có thời gian bù - chờ. Bên tham vấn đã ko tính đến hợp đồng với nhà máy Nghi Sơn rằng phải đảm bảo khoảng chênh 10% thuế suất trong 10 năm đối với các sản phẩm của nhà máy. Việc đánh tụt hẳn 10-15% thuế nhập khẩu xăng dầu về 0% đã đưa đến vấn nạn là nhà nước phải bù lỗ phần chênh này cho Nghi Sơn khi nhà máy này bán sản phẩm ra thị trường.
Rõ ràng các điều khoản ưu đãi trong hợp đồng với Nghi Sơn là bình thường, và phổ biến khi mời chào đầu tư trên thế giới. Nhưng chính việc thay đổi chính sách thuế khoá mà ko tính toán kỹ lưỡng ưu-nhược điểm khi đàm phán FTA là căn nguyên gây ra thiệt hại này cho nhà nước.
Tóm lại, vấn đề ko nằm ở Nghi Sơn hay các hợp đồng với Nghi Sơn, mà nằm ở các hiệp định FTA được ký kết sau này.