[Funland] Dịch tài liệu viết tay : Nhật Ký ở Bắc Hà từ 1787-1789 của Giáo sĩ Jean Davoust

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,355
Động cơ
334,284 Mã lực
Như thế là cụ tin và muốn tin đúng với chủ ý của người viết rồi. Thế ko phải ngây thơ sao? Giờ e cũng viết ghi chép, nói rằng cụ kimcuong hiếu sự, thích chọc ngoáy,... thì trăm năm sau có cụ kimcuong” cũng tin thế thì cụ nghĩ sao? Hehe
Vâng cụ cứ viết nhật ký của cụ và đưa thông tin của em vào đó đi ạ. Chắc chắn là độ chính xác phải cao rồi.:)
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Họ số hóa gần hết cụ ạ, tuy nhiên bản viết tay thì chỉ có cách đọc, dịch thôi cụ,chứ chuyển sao thành text ngay được.
Vatican thì đồ sộ hơn, em biết có khoảng 50.000 trang viết tay về Vn riêng giai đoạn từ 1720-1790, đủ thứ, từ vài câu than phiền về thời tiết, đến các khó khăn, tình hình vua quan, dân chúng,...em mà có thời gian thì dịch hầu các cụ, đọc hay phết.
Có thể Vantican có những bản sớm hơn và hiếm hơn, nhưng em không nghĩ là đồ sộ hơn BNF được đâu ạ. Kho số hóa của BNF bao trùm khắp thế giới, các loại ngôn ngữ, các lĩnh vực và đủ loại, kiểu dạng thông tin bao gồm cả video và voice nữa.
Riêng Đông Dương, tất cả sách, báo, tạp chí tiếng Pháp, Hán, Việt ... xuất bản ở Đông dương thời ấy đều được lưu trữ ở đây. Bộ sưu tập số hóa hình như bắt đầu từ 2013 và đại trà nhất năm 2018, hiện nay vẫn tiếp tục bổ xung.

Chất lượng scan ở đây là tuyệt vời kèm thêm chức năng rã text (OCR) hầu hết, thỉnh thoảng còn cho đọc (voice) tự động nữa mới ghê.

Em đọc chán Quốc ngữ của các cụ nhà mình ở đây rồi, giờ lại phải bập bẹ đọc tiếng Pháp mới đau :D
 

maykhoan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393424
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
1,934
Động cơ
255,594 Mã lực
Tuổi
41
Thua lão tướng Hoàng Ngũ Phúc cụ nhé :D HNP năm đó 62 tuổi còn đánh cho ae Nhạc - Huệ phải xin hàng. Quang Trung năm đó 22-23 tuổi.
Lúc ấy vẫn dưới trướng ng khác, chưa thực sự là chủ tướng cầm quân toàn quyền quyết định
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Lúc ấy vẫn dưới trướng ng khác, chưa thực sự là chủ tướng cầm quân toàn quyền quyết định
Với người ta mưu thôi, hàng Trịnh cho phải phép (đại loại là âm mưu, vì biết cụ Phúc cũng chả giữ được bao lăm, chỉ nhăm nhe vớt hết vàng bạc té về bắc) chứ sống mái làm gì còn tranh thủ tránh lưỡng đầu thọ địch mà đánh nhau với Tống Phước Hiệp từ trong đưa quân ra.
 
Biển số
OF-709891
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
1,258
Động cơ
113,062 Mã lực
Ngày xưa cháu được dậy rằng: ông giáo sĩ A lếch xăng Đờ rốt dậy chữ quốc ngữ để truyền bá đạo Ki tô, mở đường cho thực dân Pháp cai trị. 😑
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,623
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Lúc ấy vẫn dưới trướng ng khác, chưa thực sự là chủ tướng cầm quân toàn quyền quyết định
Cụ xem Hoàng Ngũ Phúc: Xuất thân hoạn quan như Lý Thường Kiệt, 30 tuổi mới lần đầu cầm quân, thế mà đông tây nam bắc dọn dẹp hết, trăm trận ko thua trận nào. Hơn 60 tuổi còn cầm quân đánh cho chúa Nguyễn chạy bán xới khỏi Phú Xuân, ae Tây Sơn phải xin hàng.
HNP so ra cũng tương đồng, gần ngang ngửa với Lý Thường Kiệt (kém tí đánh TQ), nên Quang Trung lúc trẻ có thua ô ta cũng chấp nhận được, ko có gì phải hổ thẹn cả :D Giống như Nguyễn Ánh lúc mới mười mấy - hai mấy tuổi gặp phải Quang Trung lúc đó đã quá dày dạn chiến trường thì chuyện N.Ánh thua chạy cũng rất bình thường.
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,623
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Tiếng Việt thì giống như cụ đốc đã nói ấy cụ, họ học trước từ các thương nhân châu Âu đã sống và buôn bán ở Việt Nam. Sau đó họ chung sống với người bản địa và tiếp tục học với người bản địa. Nói chung các giáo sỹ đều là những người thông minh, có khả năng ngôn ngữ tốt nên các ngài học tiếng Việt rất nhanh.
Em có thăm giáo xứ sapa và nghe kể lại các cha truyền giáo cho người Mông. Khó hơn cả truyền giáo cho người Việt vì người Việt còn biết viết chữ Hán để giao tiếp bằng văn tự. Đây các cha không biết tiếng Mông, người Mông cũng không có chữ viết và thực sự, người Mông rất không thích người ngoài dân tộc họ. Các cha phải tìm một số người Mông bên Trung Quốc có học chữ Hán, học tiếng Mông với họ qua chữ Hán, tiếng Hán, sau đó quay trở lại sapa giao tiếp với người địa phương.
Nói chung niềm tin của các giáo sỹ Thiên chúa giáo rất khó hiểu với người thường như em với các cụ. Họ phải chịu rất nhiều gian nan, đau đớn, khổ sở, thậm chí hy sinh cả tính mạng. Ở rất nhiều nơi mình không thể tưởng tượng được, các giáo sỹ vẫn sống và truyền đạo. Như các bộ lạc Phi châu, rừng sâu Nam Mỹ hay các bộ lạc ở tận rừng rậm nhiệt đới Á châu, nơi họ không có cách gì học trước ngôn ngữ. Chỉ có dấn thân và chinh phục người bản xứ bằng chính cuộc sống của họ thôi cụ.
Các giáo sỹ học tiếng Việt đấy cụ ạ.
Phải nói các giáo sỹ giỏi và hi sinh ghê gớm cho niềm tin của họ. Trước khi tới nước nào, dân tộc nào họ cũng chuẩn bị trước, học ngôn ngữ, phong tục tập quán của vùng đất họ đến. Tất nhiên không giỏi nhưng cơ bản là có biết. Sau khi tới với người địa phương, các giáo sỹ tiếp tục học để truyền đạo.
Trong em có giáo xứ tiên khởi do cha người Pháp tới truyền đạo. Đó là 1 làng bệnh nhân phong. Nghe nói cha ăn cùng, ở cùng họ và cuối cùng nhiễm bệnh phong và chết giống con chiên của mình. Giờ vẫn còn trại phong đó và phó giám đốc là 1 nữ tu.
Giỏi tiếng Việt nên các linh mục Pháp/ Bồ mới góp phần hình thành chữ quốc ngữ.
Thực ra truyền đạo thì từ xa xưa đội Ấn Độ đã đi khắp ĐNA, Trung Quốc để truyền bá đạo Phật. Thời Tam Quốc (năm 220) đã có nhà sư giác ngộ cho a Quan Công hồn lìa khỏi xác (cụ La Quán Trung tả thế). 300 năm sau có Bồ đề đạt ma - tổ sư cuối cùng của Phật giáo Ấn Độ - đích thân sang TQ truyền đạo, dịch kinh sách. Hơn 100 năm sau thì Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh đem về dịch... Nhiều khi ngôn ngữ bất đồng, hoặc khó chuyển ngữ thì họ để nguyên bài kinh bài kệ tiếng Phạn cho học thuộc lòng, kiểu như Nam mô A di đà phật - Úm ma ni bát mê hồng (mỗi nơi đọc 1 kiểu). Nhiều người đọc/nghe chả hiểu gì, chỉ biết tụng niệm.
Người Phương Tây đi truyền đạo sang châu Á sau các nhà sư Ấn Độ cả nghìn năm, phương tiện giao thông, đường xá đã tốt hơn rất nhiều. Nhưng phải nói giáo sĩ Thiên chúa giáo là giỏi nhất, như cụ nhận định. Họ đã dành thời gian dịch toàn bộ kinh sách sang tiếng Việt, còn sáng tạo ra bộ chữ latin cho người Việt để phục vụ việc dịch kinh sách và truyền giáo. (Đến tận bây giờ báo NDân vẫn còn học theo họ cách phiên âm tên Tây lông sang tiếng Việt, kiểu thánh Phao-Lồ, chúa Giê-su,...) Thời Minh Mạng - Tự Đức xảy ra việc truy giết những người theo công giáo, (tổng cộng có 117 thánh tử vì đạo ở VN thì 111 bị giết trong giai đoạn này), mà họ vẫn kiên trì bám trụ giảng đạo, và góp công lớn giúp Pháp làm thịt nhà Nguyễn.
Sau này có thêm 1 giáo nữa truyền vào VN, đá đít Pháp nhợn. Tuy nhiên bài kệ quốc tế ca của giáo này vẫn dịch ko hết, có đoạn phải đọc nguyên văn tiếng Pháp mỗi khi hành lễ :D
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Cụ xem Hoàng Ngũ Phúc: Xuất thân hoạn quan như Lý Thường Kiệt, 30 tuổi mới lần đầu cầm quân, thế mà đông tây nam bắc dọn dẹp hết, trăm trận ko thua trận nào. Hơn 60 tuổi còn cầm quân đánh cho chúa Nguyễn chạy bán xới khỏi Phú Xuân, ae Tây Sơn phải xin hàng.
HNP so ra cũng tương đồng, gần ngang ngửa với Lý Thường Kiệt (kém tí đánh TQ), nên Quang Trung lúc trẻ có thua ô ta cũng chấp nhận được, ko có gì phải hổ thẹn cả :D Giống như Nguyễn Ánh lúc mới mười mấy - hai mấy tuổi gặp phải Quang Trung lúc đó đã quá dày dạn chiến trường thì chuyện N.Ánh thua chạy cũng rất bình thường.
Cụ đừng nâng tầm cụ Phúc thế, thời thế thôi. Nếu nhà Nguyễn không phải nạn Trương Phúc Loan thì làm gì tới nỗi để khởi nghĩa nông dân xảy ra, rường cột Nam Hà tan nát, thì còn ai mà đấm đá. Riêng địa thế của họ thì chỉ cần mức trung bình đã không xâm phạm nổi chứ nói gì lúc thịnh. Ngày còn trẻ 35 - 50 tuổi sao cụ Phúc không cầm quân xông vào mà đánh người ta phải đợi tới 62 tuổi? :D thế nước nó xuôi rồi thì cho Nguyễn Hữu Chỉnh khéo cũng băm được Nam Hà.
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,623
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Cụ đừng nâng tầm cụ Phúc thế, thời thế thôi. Nếu nhà Nguyễn không phải nạn Trương Phúc Loan thì làm gì tới nỗi để khởi nghĩa nông dân xảy ra, rường cột Nam Hà tan nát, thì còn ai mà đấm đá. Riêng địa thế của họ thì chỉ cần mức trung bình đã không xâm phạm nổi chứ nói gì lúc thịnh. Ngày còn trẻ 35 - 50 tuổi sao cụ Phúc không cầm quân xông vào mà đánh người ta phải đợi tới 62 tuổi? :D thế nước nó xuôi rồi thì cho Nguyễn Hữu Chỉnh khéo cũng băm được Nam Hà.
Hi, e nói thực tế khách quan, đúng theo thời thế. Thời điểm đó Bắc Hà quá mạnh so với Tây Sơn, cho dù Nguyễn Huệ có cầm quân đối đầu thì cũng thua HNP thôi, nên Nguyễn Nhạc chọn cửa xin hàng là thượng sách. Sau HNP mất đi thì Bắc Hà loạn lạc kiêu binh, quan quân rã đám hết, vua ko ra hồn vua, chúa ko ra hồn chúa, nên bị Tây Sơn diệt gọn dễ như ăn kẹo. Nhưng thử hỏi lúc đó HNPhuc vẫn đang sung sức, thì N.Huệ liệu có nuốt ngon vậy ko, chỉ cần Chỉnh ra là đủ dẹp Bắc Hà, y như cụ nói :D
 

maykhoan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393424
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
1,934
Động cơ
255,594 Mã lực
Tuổi
41
Cụ xem Hoàng Ngũ Phúc: Xuất thân hoạn quan như Lý Thường Kiệt, 30 tuổi mới lần đầu cầm quân, thế mà đông tây nam bắc dọn dẹp hết, trăm trận ko thua trận nào. Hơn 60 tuổi còn cầm quân đánh cho chúa Nguyễn chạy bán xới khỏi Phú Xuân, ae Tây Sơn phải xin hàng.
HNP so ra cũng tương đồng, gần ngang ngửa với Lý Thường Kiệt (kém tí đánh TQ), nên Quang Trung lúc trẻ có thua ô ta cũng chấp nhận được, ko có gì phải hổ thẹn cả :D Giống như Nguyễn Ánh lúc mới mười mấy - hai mấy tuổi gặp phải Quang Trung lúc đó đã quá dày dạn chiến trường thì chuyện N.Ánh thua chạy cũng rất bình thường.
Ko làm chủ tướng quan điểm của em ko tính thắng thua. Dưới trướng ng khác, bảo sao nghe vậy thì đâu thể hiện năng lực. Quang Trung sau chuyên dùng kì binh, thần tốc, lúc đó có hiến kế mấy ông anh cũng chả nghe. Còn mấy ông anh thì sau tách ra ai đánh chả thua. Nói chung mỗi ng 1 quan điểm đánh giá. Tranh luận cũng ko giải quyết vde gì.
 

Atlas14

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737390
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
233
Động cơ
67,040 Mã lực
Tuổi
40
Với người ta mưu thôi, hàng Trịnh cho phải phép (đại loại là âm mưu, vì biết cụ Phúc cũng chả giữ được bao lăm, chỉ nhăm nhe vớt hết vàng bạc té về bắc) chứ sống mái làm gì còn tranh thủ tránh lưỡng đầu thọ địch mà đánh nhau với Tống Phước Hiệp từ trong đưa quân ra.
Nếu luận đề sau 5 giờ theo cái kiểu của anh thì tôi thấy ông Nguyễn Huệ cũng chả có tài năng gì cả.
Còn anh nếu muốn thì có thể đọc lại trận Cẩm Sa.
Trận đó Tây Sơn rất húng đụng ngay đại quân của Hoàng Ngũ Phúc và bị đập sml.
Sau trận thua đó mới hàng.
Hoàng Ngũ Phúc xui vì dịch bệnh chết một nửa số lính bản thân ông ta và Nguyễn Nghiễm là cha của Nguyễn Du cũng bị dịch mà chết.
Đó chính là một trong rất nhiều may mắn của Tây Sơn và Nguyễn Huệ
 

Atlas14

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737390
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
233
Động cơ
67,040 Mã lực
Tuổi
40
Còn đây là ông Hoàng Ngũ Phúc.
Ông này vốn cũng chẳng phải người kinh mà là gốc dân tộc Nùng tự thiến để vào phủ chúa.
Và theo Tạ Chí Đại Trường viết thì ông này cũng không tài năng gì.

Chuyện bắt đầu từ tháng 2âl. 1743 khi ông hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc vốn chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong Hình phiên của Trịnh, bỗng nảy ra ý muốn chơi trội, đem dâng cho Trịnh Doanh 12 điều binh pháp để dẹp biến loạn đang xảy ra khắp nơi. Cũng tưởng chỉ là để loè kiếm chút ân huệ, không ngờ Chúa tưởng thật có người tài ẩn danh mà lâu nay không được biết nên cho phép ông hoạn quan ra trận chống với tay Quận He Nguyễn Hữu Cầu kiệt hiệt đương thời. Nên chép nguyên văn của sử quan Nguyễn để thấy khởi đầu của một danh tướng: "(Hoàng) Ngũ Phúc mới được nghe mệnh lệnh, rất lấy làm lo, vì từ trước chưa từng đi chiến trận bao giờ. Có người khách khuyên:?Nên vay một vạn quan tiền công để mộ lấy những tay tráng sĩ.? Ngũ Phúc nói:?Nay vay tiền công, một ngày kia bắt phải nộp trả, thì lấy tiền đâu mà trả được?? Khách nói:?Tục ngữ có câu: Tướng vô tài, sĩ bất lai, nghĩa là người làm tướng mà không có của thì không bao giờ dũng sĩ tìm đến. Nếu ông thật lòng theo kế của tôi thì những tráng sĩ đều hết sức với ông, quyết thắng được địch, từ đấy sẽ được vừa sang vừa giàu, có lo gì cái món tiền vạn quan? Nếu nhỡ ra vấp váp đến chỗ không thể nói được thì còn ai trách cứ món nợ ấy vào đâu được nữa?" (Cương mục, tr. 563-564). Câu chuyện cho thấy cái liều lĩnh lưu manh trong thực tế của một anh thương buôn: Phải có của mới có quyền lực, có quyền lực thì tìm ra tiền rất dễ, lỡ không được tiền thì với chút dư danh của tướng soái, cũng không ai dám đòi nợ! Nhưng điều đáng chú ý là, Hoàng Ngũ Phúc, chắc thuộc sắc tộc Nùng nên dễ quen thân để vấn kế ông lái buôn Con Trời kia. Chúng ta cũng có thể đoán là cùng sắc tộc, một ông hoạn quan khác sống gần hơn thế kỉ trước: Hoàng Nhân Dũng. Ông hoạn quan được Trịnh Tráng yêu quý, cho đổi họ Trịnh, lấy tên là Trịnh Lãm, nhưng rốt lại bị giết (1652) vì "kiêu ngạo càn dỡ... mưu nổi loạn". Đoán là gốc Nùng (Cương mục không có chú về gốc gác người này) vì thấy sử thần Lê kể tội "vụng trộm nuôi người có tà thuật". Không rõ hoạn quan Trịnh Lê là người bị thiến hay có ẩn cung, nhưng sự việc có người thiểu số trong cung Trịnh chứng tỏ nguồn cung cấp ở đồng bằng đã không đủ cho nhu cầu. Thêm nữa, sự thiên ái đến mức thân thiết ngay từ thời gian dựng nghiệp vững vàng ở Đông Kinh như thế cũng có thể là do sự tương đồng về nguồn gốc thiểu số của chính họ Trịnh mà ra. Hoạn quan Nùng thời mới khởi nghiệp Trung hưng chưa kịp thích ứng (có thể là từ cả phía người chủ Trịnh) nên bị giết, nhưng hơn một thế kỉ sau Hoàng Ngũ Phúc đã biết phối hợp sự uyển chuyển luồn lọt với khả năng phục vụ để nổi bật trong triều chính họ Trịnh
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Nếu luận đề sau 5 giờ theo cái kiểu của anh thì tôi thấy ông Nguyễn Huệ cũng chả có tài năng gì cả.
Còn anh nếu muốn thì có thể đọc lại trận Cẩm Sa.
Trận đó Tây Sơn rất húng đụng ngay đại quân của Hoàng Ngũ Phúc và bị đập sml.
Sau trận thua đó mới hàng.
Hoàng Ngũ Phúc xui vì dịch bệnh chết một nửa số lính bản thân ông ta và Nguyễn Nghiễm là cha của Nguyễn Du cũng bị dịch mà chết.
Đó chính là một trong rất nhiều may mắn của Tây Sơn và Nguyễn Huệ
Con nghé mới sinh :D phải ....... kinh con hổ chứ lại. Cỡ quân địa phương như Tây Sơn, chạm mặt anh hào Bắc kỳ chính quy, tuổi gì, chỉ sau này khi đã có vị thế, mới cân bằng nhanh chóng thôi.
Cơ mà Huệ miu nhể, lừa hòa với cụ Phúc, xong âm mưu trá hàng lại lừa đánh dập mặt cụ Tống Phước Hiệp.
Xong lại dùng mưu xóa thư giống Tào Tháo lừa quân Tây Lương, làm 2 cụ Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể tự cắn nhau mà tèo, đúng là tầm đó thì đương thời chiến trận ai mà lại cho được.
 

Atlas14

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737390
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
233
Động cơ
67,040 Mã lực
Tuổi
40
Con nghé mới sinh :D phải ....... kinh con hổ chứ lại. Cỡ quân địa phương như Tây Sơn, chạm mặt anh hào Bắc kỳ chính quy, tuổi gì, chỉ sau này khi đã có vị thế, mới cân bằng nhanh chóng thôi.
Cơ mà Huệ miu nhể, lừa hòa với cụ Phúc, xong âm mưu trá hàng lại lừa đánh dập mặt cụ Tống Phước Hiệp.
Xong lại dùng mưu xóa thư giống Tào Tháo lừa quân Tây Lương, làm 2 cụ Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể tự cắn nhau mà tèo, đúng là tầm đó thì đương thời chiến trận ai mà lại cho được.
Thì cuộc chơi dùng âm mưu là chuyện thường có gì lạ.
Mà kế này của ông Nhạc chứ không phải ông Huệ
 
  • Vodka
Reactions: Lah

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Thì cuộc chơi dùng âm mưu là chuyện thường có gì lạ.
Mà kế này của ông Nhạc chứ không phải ông Huệ
Bài về ông Nguyễn Quang Huy này có thật không cụ Ất nhỉ.
Vì Thất hổ tướng đâu có tên ông này, chỉ biết ông này cũng gấu mà không có tên trong 7 cao thủ Tây Sơn, chắc không ghê gớm tới thế, có thể là đấm đá thì giỏi chứ chiến thuật cũng chưa đủ lên hàm tướng tá.
 

Atlas14

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737390
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
233
Động cơ
67,040 Mã lực
Tuổi
40
Thì cuộc chơi dùng âm mưu là chuyện thường có gì lạ.
Mà kế này của ông Nhạc chứ không phải ông Huệ
Ông Nhạc giai đoạn đầu Tây Sơn âm mưu cực độc và tính toán giỏi.
Hơn ông Huệ nhiều.
Ông Huệ chỉ đánh trận giỏi chứ chả thấy có âm mưu gì giỏi
 

Atlas14

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737390
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
233
Động cơ
67,040 Mã lực
Tuổi
40
Bài về ông Nguyễn Quang Huy này có thật không cụ Ất nhỉ.
Vì Thất hổ tướng đâu có tên ông này, chỉ biết ông này cũng gấu mà không có tên trong 7 cao thủ Tây Sơn, chắc không ghê gớm tới thế, có thể là đấm đá thì giỏi chứ chiến thuật cũng chưa đủ lên hàm tướng tá.
Tuyền chém gió thôi cụ.
Như ông Huệ cầm hai cây dao xông lên đầu chỉ toàn nghe đồn thôi chứ có ai thấy đâu kể cả ông giáo sĩ.
Thời ông Huệ là xài súng hỏa mai pháo và hỏa hổ.
Xông lên đầu là nó biến ông thành tổ ong ngay
 

TOM GM

Xe tải
Biển số
OF-154723
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
337
Động cơ
356,880 Mã lực
Tuyền chém gió thôi cụ.
Như ông Huệ cầm hai cây dao xông lên đầu chỉ toàn nghe đồn thôi chứ có ai thấy đâu kể cả ông giáo sĩ.
Thời ông Huệ là xài súng hỏa mai pháo và hỏa hổ.
Xông lên đầu là nó biến ông thành tổ ong ngay
E cũng nghĩ là chém gió bởi các yếu tố khách và chủ quan như cụ nói.
Mà sao cụ lại tin việc “hổ trắng nhảy” ra trong tài liệu nói về cụ NA đc nhỉ?
Hehe
 

Atlas14

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737390
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
233
Động cơ
67,040 Mã lực
Tuổi
40
E cũng nghĩ là chém gió bởi các yếu tố khách và chủ quan như cụ nói.
Mà sao cụ lại tin việc “hổ trắng nhảy” ra trong tài liệu nói về cụ NA đc nhỉ?
Hehe
Thứ nhất không phải hổ trắng mà là hổ thường.
Vùng lăng mộ chúa Nguyễn ngày xưa là vùng rừng núi, có hổ là chuyện bình thường.
Thứ hai đó là sử liệu, không phải nghe lời đồn như ông giáo sĩ, bản thân ông giáo sĩ bảo rằng thấy tận mắt nhưng còn viết sai ngày của niên hiệu Quang Trung
 

KaheiX

Đi bộ
Biển số
OF-710705
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1
Động cơ
87,010 Mã lực
Tuổi
25
Mấy thư này Đặng Phương Nghi đã dịch từ chục năm trước rồi. Đây mới là những thư chưa được dịch. Trích từ Nouvelles des Missions Orientales (1787 - 1788)

Về những sự kiện đáng nhớ nhất trong Sứ mệnh Tonquin, từ tháng 7 năm 1786 đến cuối tháng 7 năm 1787.

Năm nay, vì tình trạng không may hiện tại của chúng tôi, chúng tôi không nhận được thư nào từ Macao. Những cuộc nổi loạn ở Tonquin vẫn chưa được bình định, và chúng tôi e rằng bọn chúng sẽ cản trở chúng tôi khi tàu Trung Quốc quay trở lại giống như năm ngoái. Chúng tôi cũng biết được rằng các vị ở thượng Cochinchine không thể liên lạc được với Macao, một con tàu từ thành phố này đã bị bắt, tàu trưởng và vài sĩ quan đều bị giết; đây là tình huống nguy cấp và đáng quan ngại. Hai Giáo phận này cần phải kết hợp với Giáo phận ở Trung Quốc và Âu châu, nếu bị gián đoạn sẽ gây hại cho đạo [religion, tác giả sử dụng từ này để chỉ đạo Thiên Chúa. Các tôn giáo khác được gọi là sect.]. Tất cả hãy tin vào Chúa, ngài sẽ không bỏ rơi những linh hồn đã đặt niềm tin và hi vọng vào ngài. Trong lúc đó, tôi sẽ viết tiếp đến ngày hôm nay cuốn nhật ký mà tôi bắt đầu từ tháng 6 năm 1786.

Ngày 3 tháng 7 – 1786, tôi nhận được thư từ ông le Breton, phó linh mục [provicaire] của tôi ở một vùng của Tonquin, giáp ranh Cochinchine. Ông cho tôi biết rằng:
  1. Bọn Tai son [Tây Sơn] còn gọi giặc Cochinchine, đã xuất hiện tại bờ biển Phu xuan [Phú Xuân], với nhiều tàu và thuyền.
  2. Chúng đã đánh bại vài đồn binh của Tonquin.
  3. Chúng hạ trại ở biên giới hai nước và chặn tất cả các ngả đường
Ông thêm vào tái bút rằng chúng tuyên bố chúng là chúa của vùng đất đã bị người Tonquin xâm lược và chiếm đóng và rồi chúng gây ra một cuộc thảm sát lớn. (về vụ thảm sát này Nghệ An ký cũng có ghi nhận)

Ngày 13 tháng 7, tôi nhận được hai bức thư khác từ ông: trong thư thứ nhất, ông xác nhận Phu xuan bị chiếm và toàn bộ tàn quân của Tonquin đến vào ngày 16 tháng 6. Trong thư thứ hai, ông cho tôi biết rằng Tướng quân Coung chinh [Cống Chỉnh, tức Nguyễn Chỉnh] , quan Tonquin, lánh nạn ở Cochinchine, được Tay son hậu thuẫn, đã xâm nhập đất Tonquin, trong khi thủy quân của ông ta đang đi quanh bờ biển Xu nghé [Xứ Nghệ, tức Nghệ An trấn]; rồi trấn thủ của trấn này đã bỏ trốn, sau khi đốt cháy kho thuốc súng. Ngày 24 tháng 6 quân địch xâm nhập vào vương quốc: không ai kháng cự, chúng nhanh chóng vượt qua hai trấn Nghe an & Xu thang [Xứ Thanh, tức Thanh Hoa trấn]. Khi chúng đến Hien [Phố Hiến], nơi trấn thủ ở và nơi đây giống như là đại lộ tới kinh đô, chúng gặp phải một cuộc tấn công yếu và một trận pháo dài nhưng không nguy hiểm lắm trước khi chiếm được nơi đó, chuyện này xảy ra ngày 18 tháng 7.

Cuối cùng, vào ngày 21, sau một hay hai trận chiến nhỏ, Coung Chinh nhập kinh vào giữa ngày. Chua [chúa, tức Trịnh Tông], hay phụ chính [despote] của vương quốc, không nhận ra kế hoạch của kẻ địch muốn lập lại Vua [vua], hay vị vua hợp pháp, vẫn đang ở trong phủ thoải mái của mình, trong tường thành và ra lệnh ngăn không cho chúng vào; nhưng ngay khi ông nhận ra, ông trèo lên voi và bỏ trốn. Hai ngày sau, ông bị bắt bởi bề tôi của ông và tự sát. Thi thể ông được mang về kinh và phơi ở cổng. Cổ ông bị đâm vài nhát. Và thế là vị vương [prince] trẻ tuổi đã mất, chỉ mới nắm quyền gần đây, bởi cuộc tấn công của một đội quân. Em trai [Nguyễn Huệ] của bạo quân Nhac [Nhạc, tức Nguyễn Nhạc], người đi cùng Coung chinh, nhanh chóng chiếm lấy phủ Chua và triều kiến vua Canhung [vua Cảnh Hưng], vị vua duy nhất của Tonquin, để tỏ sự biết ơn, ngài đã gả đi một người con gái [Ngọc Hân công chúa]. Nhưng vị quân này, tuổi đã thất thập và đã tại vị 47 năm, không sống được lâu hơn Chua, đối thủ của ông. Ông băng hà ngày 10 tháng 8. Cháu của ông Hoang-ton [Hoàng tôn] kế vị với tên Chieu thoung [Chiêu Thống], (nhắc nhở mọi người về sự nhất thống.) Cha của Chua toung [Chúa Tông, tức Trịnh Tông], một vị vương tàn nhẫn và là kẻ thù lớn của đạo, đã giết chết cha của Chieu thoung.

Mọi người cho rằng vị vua mới sẽ cai trị không gặp trở ngại nào và sẽ rực rỡ hơn người ông Canh hung, người chỉ có hư vị trước khi Tay son đến. Mọi quyền lực đều thuộc về tay Chua, vị vương mà ban đầu giống như là nguyên soái [connétable] của chúng tôi và cuối cùng, trở thành giống như là quản thừa [maire de palais] của chúng tôi. Nhưng ảo tưởng đó không kéo dài lâu. Sau khi cướp bóc và tàn phá phủ Chua, lấy đi cả pháo, đạn pháo, súng, mọi binh khí, kể cả thuốc súng và vét sạch kho thóc, quân địch tiếp tục quay về Cochinchine vào cuối tháng 8. Bạo quân Nhac, với vô số những kẻ vô lại và một trăm con voi, tự thân đến trước khi vụ cướp [xảy ra]: hắn ở lại kinh đô khoảng ba hay bốn ngày, rồi hắn rời đi cùng với em trai và toàn bộ quân đội. Chỉ có 20 nghìn người, nhưng người ta nói là 200 nghìn: người Viễn Đông rất giỏi phóng đại và dối trá. Và vì đó, trái ngược với ý định của tướng quân Coung chinh, cuộc chiến tranh Tay son này chỉ là một vụ cướp không hơn. Coung ching, vì có một vài lí do nên không thể rời bỏ chúng, đã trốn và đi theo bọn chúng đến biên giới Cochinchine: ông cảm ơn bạo quân Nhac và vương đệ, người đã đưa ông về nghỉ ở quê nhà ông, cũng không xa lắm. Nhưng ông không ngồi yên tại đó. Khi biết được một thế lực hùng mạnh, vào ngày 12 tháng 9 đã bắt Vua công nhận Chua mới, và trong một tờ chiếu của vị vương này ngày 13 đã bạc đãi ông, ông chỉ nghĩ đến việc tự lập đảng để bắt đối thủ của mình phải run sợ. Ông không thể dựa vào số lượng hay tình cảm của những đồng bào mình. Và dù ông đã đánh bại trấn thủ và đội quân kỷ luật kém của ông ta, ông sợ rằng mình sẽ bị thất bại dưới sự hợp lực của tất cả những người ghét ông. Một lần nữa ông lại cầu viện Tay son. Em trai bạo quân Nhạc, trước gọi là Duc oung [Đức Ông] và giờ là Chua phu xuan [Chúa Phú Xuân], có nghĩa là chúa của Phu xuan, một người đây tham vọng và thèm muốn mở mang vùng đất nhỏ bẻ của mình bằng việc chiếm lấy Tonquin, đưa trở lại vương quốc 5 tới 6 nghìn quân, vài cận thần và đệ nhất quan của hắn, không phải là để cứu Coung chinh, người mà có sức mạnh hắn vốn sợ, mà là để thực hiện cuộc xâm lược mà hắn âm mưu, điều mà công chúa Tonquin, con gái vua Canh hung, vợ đầu của hắn rất khuyến khích.

Theo bức thư nhận được 5 tháng trước, từ thượng Cochinchine, vương [Nguyễn Huệ] quay lại đây với 50 nghìn người, hay đúng hơn là 50 nghìn nông dân giang hồ, được huấn luyện vội vã; lính cũ của hắn đã bỏ hắn đi vì hắn bỏ đói họ đến chết; nhưng bất hòa xảy ra giữa bạo quân Nhac và hắn, vì mục tiêu chiếm Tonquin và việc li khai thượng Cochinchine, không cho phép hắn thực hiện kế hoạch của mình. Theo một bức thư từ ông la Barrette, viết ngày 1 tháng 5 và nhận ở Tonquin ngày 26, Duc oung vây hãm Qui phu [Quy phủ, tức Quy Nhơn phủ], quốc đô của bạo quân Nhac và nhốt hắn tại đó. Dù sao, hắn tự hài lòng về việc nuôi dưỡng ở Xu nghê và biên giới hai nước một vài đồn binh Tay son mà vì lý do chính trị Chieu toungCoung chinh không thể đuổi đi được.

Ngay sau khi Coung chinh nhìn xuyên thấu được kế hoạch của Duc oung, bèn trả lại viện quân cho hắn; đi kèm tiền và một món quà bằng vàng hay bạc. Chỉ huy của đám lính này, sợ không dám trái lại mệnh lệnh bí mật của chủ, từ chối quà của tướng quân Tonquin. Rồi, tướng lĩnh hai trấn ThanhNghe, vốn là vệ binh của Chua và kinh đô, căm giận vì thấy quê hương đang bị ngoại bang giày xéo và sợ Coung chinh trừng phạt thói kiêu căng cũ của họ, đã xin đi đánh giặc: Coung chinh không đồng ý. Tuy nhiên, bọn Tay son không phải không biết chúng đang bị người Tonquin căm ghét thế nào và quân số của chúng ít đến đâu, vì vậy nên chúng không lơi là phòng thủ khỏi bất ngờ và tăng cường ở những vị trí chúng chiếm đóng tại Bo chinh [Bố Chính], Nghe an, Xu thanhXu nam [Xứ Nam, tức Sơn Nam trấn]. Bọn chúng cũng dùng đến một mưu mẹo: chúng chào đón trộm, cướp, những kẻ không dám làm cướp nữa, và cấp cho chúng gạo, tiền, gỗ, rơm,v.v. những cái mà chúng cần. Với một người Cochinchine, đôi khi có 20 đến 30 tên cướp Tonquin, không hài lòng với phần thưởng, dùng tên tuổi và tiếng tăm mà chúng đã reo rắc vào người dân trước kia để trấn lột một số tiền đáng kể.

Khi người Cochinchine đã thu được rất nhiều tiền, chúng bí mật chuyển tiền đến trại chung ở Xu thanh; sự thối tha và bạo lực của chúng kéo dài đến giữa tháng ba, rồi chúng tiếp tục quay về Phu xuan, chất đầy của cải, để trả cho Duc oung, đền bù cho số đã bị bạo quân Nhac cướp năm ngoái. Hơn nữa, việc chúng rời đi cũng không phải là tự nguyện, mà do Duc oung ra lệnh vì vua Chieu thoung yêu cầu; tuy nhiên vẫn còn một vài tên ở Xu nghé, một số có vẻ muốn ở lại và phá luật ở đây.

Coung chinh rời Xu nghe, với lực lượng đáng kể, gồm người Tonquin, sau khi trấn thủ đó bị đánh bại, đi qua Xu thanh. Ông ở lại đó đủ lâu để tăng quân số, chỉnh đốn đội ngũ và thăm dò tình hình trấn Xu nam. Lúc đó một viên quan trẻ xin với Chua quê [Chúa Quế, tức Trịnh Bồng], cho đi đánh Coung chinh, hứa sẽ báo cáo về; được chuẩn y và được cho chỉ huy một số lính; họ nhanh chóng bị trừng phạt vì sự điên rồ của mình; hai chỉ huy bị giết và còn lại bỏ trốn.

Coung chinh tới Xu nam, trấn phía Nam, vào cuối tháng 1, xem xét luật lệ các nơi và phục hồi lại an ninh công cộng. Ông gặp một tay giang hồ, trước kia là tướng cướp, mà Chua đã nuôi để trở thành một quan lớn và ông có quen biết anh em của hắn ta, và cho hắn trở thành chỉ huy bọn cướp, bỗng nhiên trở thành những chiến binh vệ quốc. Nhưng tên vô lại khoác lác này không dám nhìn Coung chinh, hắn bỏ trốn cùng người của mình: vương, bằng hữu của hắn, trở về kinh, khóc lóc vì giận dữ và nhục nhã. Còn Suat te (tên của tay giang hồ thất bại kia) thì nhanh chóng bị tìm ra và đưa đến trại Coung chinh, ra lệnh chém đầu và tịch thu tài sản của hắn. Tên cướp này là hàng xóm của chúng tôi và làm chúng tôi phải sợ nhiều hơn một lần. Chua đã biết được thất bại này, nên thấy cần phải ngăn chặn Coung chinh và rời kinh đô ngày 28. Vua Chieu thoung muốn ông ở lại, nhưng thấy ông đã chạy mất, vua ra lệnh đốt cháy phủ Chua. . Một khu lớn, cụ thể là nơi những vị vương từng ở, bị thiêu thành tro. Vài nhà công khác cũng bị lửa thiêu rụi. Coung chinh lúc đó đến nơi, dập lửa, viện trợ cho thành phố và tháo dỡ tất cả tượng thờ, hình ảnh, chuông, v.v. làm bằng đồng. Ông đúc tiền, pháo và các vũ khí các. Rồi ông chiêu những kẻ chống đối, bằng sự ân cần hoặc bằng vũ lực. Lúc đầu người ta tin rằng Chua sẽ chấp nhận lời mời của vua về kinh, hai vị quan chủ chốt gắn liền với lợi ích của ông, giả vờ tuân lệnh. Nhưng chúng tôi sớm đã nhầm: ngọn lửa nội chiến đột nhiên bùng lên dữ dội hơn trước. Coung chinh vì đó đã gửi vài đạo quân vây thành nơi Chua đóng, nó bị chiếm vào 6 tháng 3, nhưng Chua đã bỏ trốn. Một tướng hải tặc đến gặp ông, với vài chiếc thuyền, và đưa ông đến các trấn miền Đông, tới trại của Han nhoung [??? Nhưỡng, tức Đinh Tích Nhưỡng || Nguyên chú: tên của viên quan, người mà ở đầu tháng 9 năm ngoái dẫn vị vương này và cầm đầu một đội quân lớn, tới ép vua, hay Vua chieu toung phải công nhận Chua]. Cuộc chinh phạt thứ nhất được tiếp nối bởi cuộc thứ hai, quan trọng hơn nhiều, tại Xu doai [Xứ Đoài, tức Sơn Tây trấn]. Một đại quan, tên Quan thec [Quận Thạc, tức Hoàng Phùng Cơ], một chiến binh, chỉ huy 80 nghìn quân uy hiếp kinh thành. Ngay lập tức ông đã bao vây một đồn quan trọng và đánh bại đồn binh, khi Coung chinh đến với 30 nghìn quân, đã bắt ông làm tù binh và ra lệnh xé xác con gái ông; nàng là một chiến binh Amazon ngồi trên lưng ngựa, đứng hàng trước; nàng quấn khăn quanh ngực và một mảnh vải đỏ trên đầu, quấn thành nhiều vòng, ở một bên tay nàng cầm một thanh gươm, khua liên tục; ở tay kia là một chiếc rìu lớn, tựa vào vai. Coung chinh tiếp tục trở về kinh với tù nhân, người chết vài hôm sau vì thuốc độc. Những người ủng hộ Chua phải dùng mưu kế. Họ lập ra một âm mưu đe dọa tính mạng vua Chieu thounhCoung chinh, bị phát giác vào ngày 31 tháng 5, một ngày trước khi tiến hành. Vài tên đầu sỏ bị chém, nhưng trấn thủ thành được tha, dù nhà vua đã gửi hắn thuốc độc. Coung chinh đã xin tha cho hắn, để trả ơn những việc tốt hắn đã làm cho mẹ ông khi còn là trấn thủ Nghe an, quê hương của Coung chinh.

Trong khi những việc đó đang diễn ra ở kinh đô, trấn thủ hiện tại của trấn phía Nam, tên là Doc chien [Đốc chiến, tức Hoàng Viết Tuyển], một người đầy tài năng và can đảm, chỗ dựa của tướng quân Coung chinh, tấn công thủy quân của Chua que, được chỉ huy bởi Han nhuongThiem sen, đánh tan và chiếm được 5 đến 600 tàu thuyền. Thất bại cuối cùng này đã làm hỏng việc của Que vương. Xem ra ông không thể nào phục hồi được, và đây là tín hiệu của sự thanh bình yên tĩnh: chúng tôi không còn thấy giặc cướp nữa.

Cuộc cách mạng đó diễn ra tại Tonquin một năm trước, liệu đạo có thể thắng không? Không chắc. Nhưng dù sao, tình hình khá khả quan. Coung chinh không phải kẻ thù của người theo Thiên Chúa, ông chỉ biết ít về đức tin của họ. Còn về các phái [sect] thờ tượng, ở đây gọi là Dao but [Đạo Bụt] hay Phat [Phật], ông không theo phái đó, ngược lại, ông ghét nó. Cách đây không lâu, nghe các sư sãi than vãn về việc dỡ bỏ các ảnh tượng bằng đồng, ông trả lời rằng họ than vãn là sai, rằng But nhìn thấy chiến tranh nổi lên khắp tứ phương của vương quốc nên đã trốn về quê hương Ấn Độ và bỏ chùa cùng tượng lại cho người Tonquin muốn làm gì thì làm, v.v.

Tôi hiện đang để trước mặt hai bức thư từ Cha xứ của kinh đô. Ông ca ngợi tướng quân Coung chinh hết lời; ông có cuộc gặp vào ngày 27 tháng 2. Coung chinh biết được từ một người theo Thiên Chúa, đang là thư lại và y sĩ của ông, rằng linh mục đã học ở Xiêm, lập tức ngồi xuống khi bước vào phòng và hỏi về những nơi ông đã đi qua. Nghe đến tên dinh Doung nai [Đồng Nai], ông hỏi có nhiều người theo Thiên Chúa ở Doung nai không. Viên giáo sĩ đã trả lời rằng, trong thời gian ông ở đó, chỉ có rất ít người (theo đạo). Coung chinh đáp lại: "Hiện nay đã có số lượng lớn, gần như cả dinh đó đều là người theo đạo Cơ đốc và dân chúng rất mong muốn tôi đến gia nhập với họ." Ông cũng hỏi về những việc liên quan đến cuộc chiến giữa Tay sonChua nghuien [Chúa Nguyễn, tức Nguyễn Ánh], tức vị vua hợp pháp của Cochinchine và cho lui rất lịch sự.

Cha xứ của kinh đô, sau khi báo cáo vài đặc điểm, để cho biết tính cách và quan niệm đạo đức của Coung chinh, kết thúc bằng đoạn văn này: Một sĩ quan quân đội, thuộc cấp của Coung chinh, đã bắt một quý nhân, người đó đã gửi đơn khiếu nại tới tướng quân. Lập tức, Coung chinh giận dữ, rút gươm và gọi tất cả mọi người trong nhà ra: Thanh gươm này, ông nói, không nể ai cả: lớn hay nhỏ, quen hay lạ, dù là cha hay mẹ, quý nhân hay thường dân, không ai là ngoại lệ. Ai có đầu, hãy bảo hắn cẩn thận rơi đầu, như người này, đã bắt giữ chỉ huy của mình mà không có lệnh. Ta không tiếc quãng thời gian cùng với hắn từ thuở nhỏ, lôi ra đồng chém đầu. Và rồi họ chém đầu hắn.

Tôi muốn nói tới các ông Thiébaud và la Mothe, ghi chép của những gì họ đã trải qua và những mất mát của họ; họ bị cướp vài lần bởi bọn Tay son, bởi lũ trộm cướp Tonquin. Những linh mục quốc gia và những người Âu châu cũng không được đối xử tốt hơn. Không thể kể được bao nhiêu bình và đồ trang trí linh thiêng đã làm mồi cho bọn cướp, những quý ông đáng kính của chúng ta ở Cochinchine có thể làm chứng về những nỗi khó khăn của họ.
Trong lúc loạn lạc vô chính phủ này, mọi liên lạc giữa các mục sư và con chiên bị gián đoạn, không chỉ những người tham gia Thánh lễ càng ít đi, mà nhiều người theo Thiên Chúa nghèo đói bắt chước hoặc bị đe dọa bởi người ngoại đạo [païens], tham gia vào các hành vi trộm cướp như chúng. Giữa nhiều việc đau đớn đắng cay như vậy, chúng tôi không thể không an ủi.

[Lược một đoạn ngắn nói về giáo dân]

Kí tên
✝
Giám mục Céram và v.v.
31 tháng 7 – 1787
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top