Thư của ông Sérard gửi ông Blandin, ngày 31 tháng 7 năm 1786
Vụ mùa tháng 5 tuy người dân thu hoạch được ít nhưng đã làm giảm bớt nạn đói và những tệ nạn [ xã hội] mà nó gây ra.
Nhưng chúng tôi vừa mới bắt đầu thở phào thì bỗng thấy một hạm đội ghê gớm của quân khởi nghĩa Nam Hà xuất hiện, do tên đào binh Bắc Hà tên là Cống-Chiếnh [tức Nguyễn Hữu Chỉnh, tác giả viết theo âm tiếng Nghệ An lúc ấy] xuất hiện. Các ngài nên biết rằng vị quan này, tức giận vì cuộc thảm sát mà quân Đàng Ngoài đã thực hiện bốn năm rưỡi trước, đối với viên quan lớn [ tức là Hoàng Đình Bảo còn gọi là Quận Huy hay Huy Quận Công, bị kiêu binh giết], chủ nhân của ông ta, đã lui về phía dưới Nam Hà quyết tâm một ngày quay lại báo thù không thiếu một kẻ nào.
Vào cuối tháng 6, ông ta xuất hiện ở bờ biển Thượng Nam Hà, tự xưng làm chủ thủ phủ của vùng này và của cả tỉnh mà người Bắc Hà đã chiếm 12 năm trước. Ông ta nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực đồn trú, binh lính, quan lại, tổng đốc, không ai được tha. Phó vương Co-Tao [ tức là Phạm Ngô Cầu, trước là tổng đốc Sơn Nam, năm 1776 được Trịnh Sâm cử vào Thuận Hóa để quản lý vùng đất mà quân Trịnh chiếm lại được từ tay chúa Nguyễn], người nổi tiếng bức hại tôn giáo, cũng mất mạng ở đó.
Cuộc viễn chinh này [ nhanh chóng] kết thúc, hạm đội [ Tây Sơn] nhân thuận gió, dong buồm tiến về xứ Xứ Nghệ, dồn quan tổng đốc, quân của ông ta và tất cả các đồn nhỏ trấn giữ các cửa biển phải bỏ chạy tán loạn, [quân Lê-Trịnh] vừa trông thấy [ quân Tây Sơn] đã khiếp sợ đến vỡ mật.
Hạm đội Tây Sơn căng buồm đến bờ biển Xứ Nam [hay trấn Sơn Nam xưa, vùng đất của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình] tiến vào sông lớn dẫn đến kinh thành. Người dân đồn thổi đến mức tin đồn lan truyền về nó giống như một giấc mơ hơn là sự thật.
Ngày [ hạm đội quân Tây Sơn] vào cảng, họ đến Vị Hoàng từ sáng sớm: đó là ngày 1-7-1786. Quân Lê-Trịnh đóng đồn ở đây sợ quá tự bỏ chạy như bay, bỏ lại hết cả các kho thóc và vàng bạc cho kẻ thù.
Sau khi phát gạo cho dân chúng gạo và đã chất đầy [gạo, của cải] lên thuyền, thuyền của Tây Sơn và các thuyền của [ hải tặc] Trung Quốc cũng có mặt ở đó, vào ngày 17 cùng tháng, viên tướng quân, em trai của quân phản loạn Nhạc [ tức là Nguyễn Huệ] đã tiến vào kinh thành cùng với phần còn lại của hạm đội với vẻ huy hoàng và một [lời hịch] của vua [ tức là nêu khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh”].
Vào ngày 18, đội quân tiền phương lên đường theo hướng Hiến [Nam, tức là Hưng Yên bây giờ] về phía dinh tổng đốc. Vua [Lê] đã phái quân đội bằng đường bộ và đường thủy đến đối đầu với anh ta [Nguyễn Huệ].
Hai đội quân đụng độ từ khoảng sáu giờ tối cho đến sau nửa đêm. Những người lính dũng cảm của nhà Lê đã cố gắng mở cuộc tấn công vào cuối ngày, để có thể, trong trường hợp bất lợi, rút lui trong bóng tối. Quân Nam Hà dồn ép đến nỗi khiến quân nhà Lê phải tháo chạy và chiếm được doanh trại của tổng đốc.
Vài ngày sau, anh ta đến gần Kinh thành. Quân Đàng Ngoài tấn công lần thứ hai, nhưng không thành công như lần đầu. Trận chiến thậm chí còn đẫm máu hơn, tổn thất nặng nề hơn và chiến thắng trọn vẹn hơn cho kẻ thù [tức quân Tây Sơn].
Ngày 21, quân Tây Sơn đã tiến vào kinh đô, quân lính được tranh bị súng và kiếm, khắp nơi mọi thứ đều hỗn loạn. Với Nguyễn Huệ, mọi việc thật dễ dàng, thành lũy chẳng có gì ngoài hàng rào tre, binh lính và các nhà giàu có, nhà buôn đã chạy trốn và để ngỏ cửa. Phủ Chúa Trịnh [Trịnh Khải] chạy trốn vào núi, nơi đây ông đã tự sát. Người dân [ Bắc Hà từ lâu đã] chán ngán với sự thống trị độc tài của gia đình ông, và càng mệt mỏi hơn với những phiền toái mà những người lính đã gây ra cho ông kể từ khi bắt đầu trị vì. Vì vậy, bây giờ họ đang trả thù bằng cách chờ đợi những người lính này trên đường và thậm chí lột quần áo của họ, cả vợ và con. Đây là cách Chúa Trời trừng phạt thói ngạo mạn của đám quân Ba phu [lính Tam Phủ] [những người lính từ hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã đi quá xa trong việc làm bốn năm qua]: họ là những người đầu tiên, tạo nên đội cận vệ của Nhà vua và gần như là những người duy nhất tiếp cận người của ông ta; [nhưng] hôm nay họ sẽ là người cuối cùng [ bị trừng trị].
Đó là khởi đầu và kết thúc cuộc chiến giữa quân nổi loạn Nam Hà và Đàng Ngoài, thưa ngài và các cha thân mến. Cuộc chiến thực ra không dài và không gây trở ngại cho người dân; chỉ có một số lái buôn bị mất thuyền, địch bắt để làm nhẹ những chiếc thuyền quá tải người và đạn dược [ý nói quân Tây Sơn tịch thu thuyền để chở quân và vũ khí]. Quân Tây Sơn có xét xử [ các vụ cướp bóc để] ngăn tội, tránh mọi việc rối ren. Các cơ và đạo của các đạo quân [cỡ 1.500 quân] được trang bị súng và vũ khí sắc bén chạy ngày đêm, cướp bóc, tàn sát và đốt phá tất cả làng mạc. ...
Hầu như không có một ngôi làng nào không có quân cướp. Đầu tiên, chúng cướp bóc của cải của chính nơi đó và sau đó đi tấn công những người hàng xóm của mình.... [ đoạn này có lẽ mô tả bọn cướp tự phát ở các làng xã chứ không phải quân Tây Sơn]
Ngày 7 tháng 8. Mọi thứ vừa mới thay đổi. Những tên cướp đã đến lượt của chúng, mọi người đã đến lượt tính sổ với chúng. [Các giáo sĩ và người dân tự nổi dậy chống lại cướp]
Chúng tôi săn lùng bọn cướp theo cách tốt nhất. Hôm qua chúng tôi đã chặt đầu 11 tên ở đây; 4 ngày trước khi chúng tôi hạ gục hoặc loại bỏ một đám cướp khác. Các quan mới của Tây Sơn đến bằng đường tắt và không có bất kỳ hình thức xét xử nào; ngay khi một số nhân chứng làm chứng chống lại ai đó, tiền bạc, lời cầu nguyện, không gì [để họ] có thể nhúng tay vào [ ý nói các viên quan mới đến không làm được gì].
[ tái bút: Sau một lá thư gửi cùng ngày, cho biết vào ngày 20 tháng 8 năm 1787, quân Tây Sơn trước khi rút lui, đã cướp bóc cả nước. Sau khi quay trở lại vài tháng sau, họ và những người ủng hộ họ lại cướp bóc đất nước này thêm nữa, và về cơ bản, chúng lấy đi khỏi tất cả các ngôi đền các tượng thần, chuông, tượng Phật và mọi thứ làm bằng đồng hoặc kim loại, vì thế An Nam còn lại rất ít các hiện vật kim loại có giá trị Lịch sử]
[ Lưu trữ M-E, 691, p.777-785, cùng lưu trữ khác tại văn khố hội Thừa Sai Paris]