[TT Hữu ích] Dịch sách: Xứ Đàng Trong của C. Borri

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài lời giới thiệu:
Sau khi dịch xong phần đầu và dịch nháp phần 2 cuốn: Lịch Sử Xứ Đàng Ngoài của A. De Rhodes từ nguyên- bản tiếng Latin, em chợt nhớ đã đọc bản dịch : Xứ Đàng Trong năm 1621 của Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị.
Thấy cũng hay, nhưng chưa vừa ý, em bèn đọc lại nguyên- bản bằng tiếng Ý, vì giáo sỹ C. Borri là người Ý, ông viết tác phẩm này bằng tiếng mẹ đẻ, xem sao, thì thấy các dịch giả đã cắt đi vài chương rất hay, không rõ vì lý do gì.
Hơn nữa, bản dịch dựa trên bản chuyển ngữ Tiếng Pháp, dù rằng, 2 thứ tiếng này khá giống nhau, nhưng rõ ràng nhiều chi -tiết nhỏ chưa thật sát ý tác giả.
Bản dịch được xuất bản cũng cắt bỏ 1 vài đoạn, vài câu, vài từ, nên đôi khi, độc giả sẽ hiểu sai ý tác giả.
Vì thế, em mạo muội xin dịch lại cuốn này từ nguyên bản tiếng Ý, và, với trình độ- cực kỳ dốt nát, em cũng sẽ cố gắng chú- thích nhiều hơn để các cụ nắm được phần nào nội dung sách.
Xin gửi tới các cụ 7 chương đầu vừa dịch, sau đó em xin dịch hết...
 

phuonghoang89

Xe buýt
Biển số
OF-322389
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
839
Động cơ
295,046 Mã lực
Thanks cụ, nhờ đọc xứ đàng ngoài vỡ ra nhiều điều phết ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọc cuốn sách này, tuy không dày, và, tác giả không nói thạo tiếng Việt như A.De Rhodes, tuy nhiên, cái hay là ông rất chú ý quan sát, mô tả cuộc sống của người dân xứ Đàng Trong, thời kỳ chúa Nguyễn thứ 2, Nguyễn Phúc Nguyên, với một tình cảm khá quý mến.
1 xứ Đàng Trong quá giàu- có, tươi- đẹp, trù- phú và luôn mở rộng cửa buôn- bán với người nước ngoài, các cụ sẽ ngạc nhiên thấy phụ nữ Đàng Trong xài vải ca-rô của Ai-Len, hay các bác sỹ người Bồ Đào Nha mở phòng khám khắp nơi, hay việc buôn bán với người Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp...thật tấp nập.
Càng đọc sách, ta càng hỏi tại sao, một Đàng Ngoài và Đàng Trong giàu có thế, mà đến thời nhà Nguyễn suy -tàn đến thảm- hại, thành 1 nước nghèo và lạc hậu ? Điều đó cho thấy, các vua Nguyễn yếu kém thế nào khi so với tổ tiên của họ.
Cũng cần phải nói thêm, các chúa Nguyễn không phải có công mở cõi nhiều đến thế, Đàng Trong thời chúa Nguyễn vẫn là đất của vua Lê, từ thời Lê Thánh Tông đã mở cõi đến qua Đà Nẵng bây giờ rồi, Nguyễn Hoàng chỉ là người thay mặt nhà Lê vào trấn thủ ( cai quản) mà thôi,và, với tài năng, đức độ cũng như sự cởi mở giao thương, mà Đàng Trong đã phát triển.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XỨ ĐÀNG TRONG

Tên gốc: Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina

Tác giả: Christoforo Borri


Vài nét về tác giả:

Christoforo Borri là một linh mục dòng Tên người Ý, ông sinh ông sinh tại Milan năm 1583, nhưng không rõ vào tháng nào ngày nào. Trong cuốn tường trình, ông viết: “Tôi tới xứ Đàng Trong vào chính ngày tôi sinh ra ở trần gian này và suýt nữa là ngày tôi bỏ về trời”. Nhưng là ngày nào tháng nào thì ông không nói.

Ông gia nhập dòng Tên ngày 16 tháng 9 năm 1601; năm 1616, được gửi từ Macau cùng với linh mục Dòng Tên Marquez, là một trong những nhà truyền giáo đầu tiên đến Đàng Trong. Ông ở lại Hội An từ năm 1618 đến 1622, được biết đến dưới cái tên Bruno.

Borri còn là 1 nhà toán học, 1 nhà thiên văn học, năm 1622, ông quay về Macao rồi về Bồ Đào Nha, ông dạy Toán tại đại học Coimbra, vốnrất giỏi về ngành hàng hải, ông viết một cuốn sách về nghệ thuật đi biển bằng tiếng Bồ Đào Nha. Ông cũng viết chưa xong cuốn “Chỉ dẫn hành trình đi An Nam”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng cuốn sách làm sôi- nổi dư- luận là cuốn: Luận về ba tầng trời: Không khí, Các hành tinh, Khung Thời gian. Cuốn này không làm vừa lòng một số Linh mục dòng Tên, Thế là ông bị gọi về Roma. Bị phê bình, ông bất mãn với Dòng Tên và xin ra khỏi Dòng năm 1632 để vào Dòng Bernadins de Sainte Croix. Nhưng sau ba tháng, ông lại xin bỏ Dòng này để vào Dòng Ordo Cisterciensis. Nhưng sau mấy tuần ông lại bị Dòng này trục xuất. Vì thế ông làm đơn kiện. Kết quả là ông được kiện, nhưng khi ông đi đưa tin cho một giáo chủ bạn thân của ông, thì ông bị nạn.

Người ta đem ông về nhà và ông đã tắt thở khi được đem lên giường ngày hôm sau. Đó là ngày 24 tháng 5 năm 1632 lúc này ông mang của dòng Ordo Cisterciensis là Bruno, cái tên mà ông đã lấy ở Việt Nam.

Ở Đàng Trong hơn 6 năm, từ 1616-1622, ông có ra Bắc vài lần, nhưng chủ yếu ông sống ở Hội An, ông có học tiếng Việt và nói tương đối thành- thạo, đủ để giảng Kinh Thánh. Trở về Macao năm 1622, ông đã viết sách này, nguyên tên sách đầy đủ là:

Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina: Tường trình về Công cuộc truyền giáo của Dòng Tên tại xứ Đàng Trong.

Cuốn sách này rất hay, vì tác giả là người rất yêu khoa- học, có kiến- thức và trình -độ cao, ông không nói quá nhiều đến việc truyền đạo, mà quan tâm hơn đến cuộc sống, tình hình kinh -tế, chính- trị, xã -hội Đàng Trong thời ấy.
 

Trâu cày đường nhựa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458300
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
6,595
Động cơ
268,350 Mã lực
Tuổi
39
Đọc cuốn sách này, tuy không dày, và, tác giả không nói thạo tiếng Việt như A.De Rhodes, tuy nhiên, cái hay là ông rất chú ý quan sát, mô tả cuộc sống của người dân xứ Đàng Trong, thời kỳ chúa Nguyễn thứ 2, Nguyễn Phúc Nguyên, với một tình cảm khá quý mến.
1 xứ Đàng Trong quá giàu- có, tươi- đẹp, trù- phú và luôn mở rộng cửa buôn- bán với người nước ngoài, các cụ sẽ ngạc nhiên thấy phụ nữ Đàng Trong xài vải ca-rô của Ai-Len, hay các bác sỹ người Bồ Đào Nha mở phòng khám khắp nơi, hay việc buôn bán với người Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp...thật tấp nập.
Càng đọc sách, ta càng hỏi tại sao, một Đàng Ngoài và Đàng Trong giàu có thế, mà đến thời nhà Nguyễn suy -tàn đến thảm- hại, thành 1 nước nghèo và lạc hậu ? Điều đó cho thấy, các vua Nguyễn yếu kém thế nào khi so với tổ tiên của họ.
Cũng cần phải nói thêm, các chúa Nguyễn không phải có công mở cõi nhiều đến thế, Đàng Trong thời chúa Nguyễn vẫn là đất của vua Lê, từ thời Lê Thánh Tông đã mở cõi đến qua Đà Nẵng bây giờ rồi, Nguyễn Hoàng chỉ là người thay mặt nhà Lê vào trấn thủ ( cai quản) mà thôi,và, với tài năng, đức độ cũng như sự cởi mở giao thương, mà Đàng Trong đã phát triển.
hóng anh đốc mở mạng mở mang óc em
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đàng Trong năm 1616 là thời kỳ trị -vì của chúa Nguyễn thứ 2, Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ 6 của Nguyễn Hoàng, biệt danh Chúa Sãi, còn Đàng Ngoài là chúa Trịnh Tùng, Vua Lê Kính Tông và Lê Thần Tông.

Về vai vế, Nguyễn Phúc Nguyên là em họ của Trịnh Tùng (chị gái chúa Nguyễn Hoàng, cha Phúc Nguyên lấy Trịnh Kiểm, sinh ra Trịnh Tùng), và là anh vợ của Trịnh Tráng (chị gái ruột là Nguyễn Phúc Ngọc Tú con Nguyễn Hoàng lấy Trịnh Tráng). Mối quan hệ này phức -tạp quá.

Thời kỳ này chúa Nguyễn đã bắt đầu mâu- thuẫn với Đàng Ngoài, sắp sửa đánh nhau.

Bây giờ tay quay lại vấn đề chính, trong sách, tác giả đã nói tới đất đai phì nhiêu, tới rừng vàng có nhiều cây gỗ quý như lim, như trầm hương, kì nam, hai thứ sau này được bán ra nước ngoài. Người Nhật mua về làm gối, người Malaixia buôn về làm củi hỏa thiêu theo tôn giáo của họ. Còn về biển thì biết bao thứ cá đủ loại, nhất là ở một miền ven biển, có rất nhiều thứ chim người ta lấy tổ làm thức ăn rất quý, và đó cũng là một món xuất khẩu rất được trọng, một món ăn của bậc đế vương.

Tác giả đã đề cập tới món ăn quốc hồn quốc tuý là nước mắm. Ông so- sánh: người Việt Nam dự- trữ nước mắm trong nhà như thể người châu Âu dự trữ rượu trong hầm lạnh để dùng cho cả năm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đất đai Việt Nam sinh- sản ra thứ lúa mỗi năm ba mùa, đủ và dư cho người dân dùng. Người ta còn trồng dâu chăn tằm và tơ lụa thì vô cùng dồi dào đến nỗi những người lao động khuân đất làm đồng cũng mặc toàn đồ tơ lụa. Thứ này còn bán qua các nước lân cận, sang cho tới Tây Tạng. Ông cũng không quên những cách sinh sống riêng của chúng ta như tục uống trà, tục ăn trầu. Ông nói: người có một vườn cau thì không khác ở Châu Âu, người ta có được vài ba nương cây ô liu. Về các gia súc và muông thú ông kể khá nhiều, nhưng đặc biệt ông tả con tê giác và cách đi săn tê giác. Ông rất có cảm tình với voi: chính ông đã tiếp xúc với quản tượng, chính ông đã nhiều lần được cưỡi voi trong những quãng đường rừng, đường ven biển. Ông cũng biết một con voi người ta gọi tên nó là Nhơn.

Về các cây ăn trái, ông cũng khá tinh- tường, đặc biệt ông thích thú được dùng trái sầu riêng mà ông coi như một món ăn tráng miệng vào bậc sang nhất Châu Âu. Ông nói tới với một xác tín và yêu mến. Ông còn biết mấy món ăn khá đặc biệt, thí dụ ngoài món ăn yến đế vương, còn có món tim gan tê giác, món tắc kè nướng trên than hồng, những món mà ông chỉ nhìn chứ không dám động tới.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về văn hóa phong tục, tuy không đồng ý về nhiều điểm, ông nhận thấy có rất nhiều điều tích cực có thể làm cho người Việt Nam dễ dàng tin theo Kitô giáo. Không giống như A. De Rhodes quá cực- đoan và có cái nhìn không mấy thiện- cảm về các Tôn giáo khác ở Vn, Ông coi Khổng Tử như một nhà hiền triết trứ danh Hy Lạp, Aristote. Cũng vậy, ông đề cập tới nhiều giáo lý uyên- thâm của Phật tổ và cũng coi Đức Phật như một Aristote bên phương Đông. Tựu trung ông cho rằng người Việt Nam có hai tin tưởng căn bản này: tin có một thượng đế thưởng phạt và tin linh hồn bất tử.

Về con người Việt Nam, ông nhận thấy họ hiền lành, hiếu khách. Họ còn có lòng quảng -đại: không bao giờ họ từ- chối người đã cất lời xin họ. Bao giờ họ cũng lịch- thiệp và hòa- nhã.

Về học thuật, người Việt Nam cũng có nhiều trường dạy học. Họ chuyên chú học sách thánh hiền. Tuy họ không có trường đào luyện y khoa và dược khoa, nhưng họ có những lương y rất thời danh, có những lá thuốc rất hiệu nghiệm. Chính ông đã có cơ hội nhờ tay khéo léo các thầy thuốc Đông y chữa cho lành bệnh. Về chính thể và võ bị thì tác giả nói là người Việt Nam không như người Trung Hoa quá chuyên chú về ngành văn, cũng không giống người Nhật hiếu võ: tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh mà chúng ta trọng lúc thì võ khi thì văn. Ông cũng nói về lực lượng của chúa Đàng Trong lúc đó, sự việc một công chúa Việt Nam kết hôn cùng vua Chămpa, và dĩ nhiên sự bang giao thân thiện giữa hai nước làng giềng, việc gửi phái đoàn ngoại giao tới nước bạn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Là người có vể rất tinh -tế, ông khá yêu mến con người Việt Nam, và, gần như sẽ trở thành người bản -xứ nếu ông còn ở lâu trên đất nước này, có mấy điều chứng- minh: Thứ nhất, ông nói về tục đi chân không của người Việt Nam, và nếu có đi giày thì cũng chỉ là một thứ dép có quai rất thô- sơ. Vì không ai biết đóng giày như ở Châu Âu nên ông đành phải đi chân không trên đường cát sỏi cũng như bùn lầy. Thế rồi cũng quen đi đến nỗi khi trở về Macao hay Châu Âu ông thấy khó chịu phải đút chân vào ống giày. Không còn là một thích thú, trái lại còn là một cái gì lòng thòng vướng víu. Thứ hai, có nhiều người ngoại quốc tới Việt Nam và rất khổ sở vì thiếu bánh mì. Đàng này ông cũng làm quen với cơm, cho tới khi trở về Châu Âu, ông thấy thiếu thốn và khổ sở vì thiếu cơm. Thứ ba, khi trở về Châu Âu ông đã đem theo một cây gọi là cây đại hoàng để làm giống, nhưng vì thay đổi khí hậu, nên lúc về tới nơi thì nó đã biến chất và không thể cho ông thí nghiệm như lòng ông mong -mỏi. Mấy điều trên đây tỏ ra tính tình ông rất dễ thương và ông rất dễ chinh- phục được lòng người.

Cũng phải nói là vì có chút vốn liếng khoa học, nhất là về thiên văn học, nên ông đã nổi tiếng từ chúa Nguyễn lúc đó cho tới các bậc cận thần, từ chúa Sãi cho tới hoàng tử Kỳ, từ các nho gia cho tới các vị sãi.

Một việc nữa phải nhắc qua ở đây là ông đã cố gắng học tiếng Việt, tuy không thạo lắm, nhưng ông cũng hiểu biết đủ để giảng giáo lý. Có một vài câu chữ quốc ngữ trong bản tường thuật của ông cho chúng ta biết: ngay từ những năm 1618-1620 đã có một khởi đầu hình thành thứ chữ này. Cái đặc biệt ở nơi ông, cái làm cho khác với De Rhodes sau này, đó là ông đã phiên âm tiếng Việt theo chữ viết của người Ý, chứ không phải người Bồ, ông phiên âm và viết gn chứ không nh như nho (trái nho) ông viết là gnoo, nhỏ (trẻ nhỏ) ông viết là gno. Cũng vậy xin ông viết scin, bởi vì theo tiếng Ý nếu viết cin thì đọc uốn lưỡi còn nếu viết sc thì đọc cũng như x (trong từ: xin).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
BẢN TƯỜNG- TRÌNH VỀ CÁC NHIỆM- VỤ TRUYỀN ĐỨC TIN CỦA PHÁI BỘ DÒNG TÊN TẠI XỨ ĐÀNG TRONG

Chia làm 2 phần, Phần thứ nhất nói về tình trạng hiện tại của Vương quốc, phần thứ hai nói về tinh thần.

PHẦN I

TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA VƯƠNG QUỐC ĐÀNG TRONG

CHƯƠNG 1

TÊN GỌI, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ RANH- GIỚI VƯƠNG QUỐC ĐÀNG TRONG

Xứ Đàng Trong được người Bồ Đào Nha gọi như vậy nhưng trong tiếng bản xứ là Annam: có nghĩa là miền Tây (thực ra thì Borri nhầm, An Nam, nghĩa là miền Nam được bình định, chứ không phải miền Tây như Borri nói. Lý Anh Tông được nhà Tống tôn làm An Nam quốc vương. Đó là năm Giáp Thân 1164). Đối với nước Trung Quốc, xứ này thực sự nằm ở phía Tây. Nhưng người Nhật gọi xứ này là Cochi, trong tiếng bản xứ của họ, cũng có nghĩa là Annam trong tiếng Đàng Trong.Người Bồ đã được người Nhật Bản đưa vào nước Annam để buôn bán, họ dùng tiếng Nhật Coci và tiếng Tàu Cina mà làm thành tiếng thứ ba là Cocincina để chỉ xứ này, chủ ý của họ là phân biệt Cocin cạnh Cina với tỉnh Cocin thuộc Ấn Độ, có người Bồ Đào Nha cư trú. Còn trong các bản đồ thế giới thì xứ Đàng Trong thường được ghi là Cauchinchine hay Cauchine hay tương tự, ấy chỉ là vì do ghi sai hoặc vì tác giả làm bản đồ muốn cho người ta biết xứ này như là cửa vào và là khởi đầu của Trung Quốc. (trong tiếng Ý, âm ci đọc gần với tchi, âm t là âm ít đọc, trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, được ghi là chi, đó là cách phiên âm hoặc ghi tiếng Hán sang ký tự Latin chữ Giao Chỉ: Kiaoche, sau đó là Kauci hay Kauchi; tỉnh Quảng Nam ngày xưa tiếng Ý viết là Cacchiam, phiên theo âm Hán Việt của từ Cổ Chiêm, nước Chiêm Thành bị nhà Trần, nhà Hồ, rồi nhà Lê chiếm dần, tuy nhiên lúc này vẫn có 2 tộc người khác nhau cùng sinh sống, là người Việt và người Chămpa, người Việt vẫn có tục để tóc dài, nhuộm răng, theo chế độ phụ hệ, còn người Chăm thì không, họ theo mẫu hệ)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ này, về phía Nam tiếp giáp với Vương quốc Champa ở 1 điểm thuộc vĩ tuyến 11, về hướng Bắc, xế về Đông Bắc, giáp xứ Đàng Ngoài, về hướng Đông, có biển Đông và về hướng Tây, xế về Tây Bắc, giáp Vương Quốc Lào. (nguyên văn Lai, đây là tiếng Ý, dạng số nhiều của Laos theo tiếng Pháp)

Về bề dài của nó, tôi chỉ đề- cập ở đây xứ Đàng Trong, xứ này là một phần của vương quốc lớn Đàng Ngoài, thuộc sở hữu của một vị vua, tổ tiên của vị vua trị vì hiện nay , người đã nổi dậy chống lại vị vua xứ Đàng Ngoài, và tôi chỉ nói về vương quốc này bởi vì nó là nơi duy nhất người Bồ Đào Nha đến buôn bán và cũng vì chỉ ở trên phần đất này các linh mục thuộc Phái đoàn Dòng Tên đã từng xâm nhập để thiết lập đây một tầng lớp giáo dân Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên ở cuối bản tường trình này tôi sẽ nói đôi điều về xứ ĐÀng Ngoài này, nơi các linh mục của chúng ta đã vào kể từ khi tôi trở về Châu Âu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ Đàng Trong trải dài theo dọc bờ biển trong hơn 100 dặm, bắt đầu từ vương quốc Chiampa, vĩ tuyến thứ 11, và kết- thúc trong vịnh Ainam ở khoảng vĩ tuyến thứ 17, nơi đây bắ-t đầu thuộc quyền vị vua xứ Đàng Ngoài. Bề rộng của nó không đáng kể, vì nó bị bó hẹp trong khoảng không gian 20 dặm đường thẳng, một phía tận cùng là biển, phía kia là dãy núi lớn, nơi cư ngụ của những "Kẻ Moi", ( Kẻ Mọi, chỉ những sắc dân thiểu số)danh xưng có nghĩa là: người man rợ, vì mặc dù họ là người xứ Đàng Trong nhưng họ không biết tuân lệnh chút nào đối với nhà vua trong bất cứ chuyện gì, họ chỉ tin vào sự khắc nghiệt của núi rừng tiếp giáp với vương quốc Lào.

Xứ Đàng Trong chia làm 5 dinh: dinh dầu tiên tiếp giáp với Đàng Ngoài và nơi đây nhà vua ở, được gọi là Sinuua (Thuận Hóa); dinh thứ hai: Caccium - Kẻ Chàm, Quảng Nam, do ông hoàng, con của vua, cai quản(tức là Nguyễn Phúc Lan, con của Nguyễn Phúc Nguyên, phong làm Công Thượng Vương, đã kế vị ông vào năm 1635);dinh thứ ba gọi là Quamguya (Quảng Nghĩa, Quảng Ngãi); dinh thứ tư: Quygnon (Quy Nhơn), người Bồ Đào Nha gọi nó là Pullucambi (Pulucambi là tên của hòn đảo ở phía trước mặt của thành phố Nước Mặn và Nước Ngọt, theo bản đồ của linh mục De Rhodes, ... Tỉnh Ran-ran hay Pho An (Phú Yên), luôn theo cùng bản đồ nói trên, chấm dứt ở Cap Varella, từ dây bắt đầu xứ Champa, vương quốc lệ thuộc phải nộp cống, còn giữ một phần độc lập. Tên Ran-ran này có thể do tên của con Sông chính Đà Rằng ; dinh thứ 5 tiếp giáp với Champa gọi là Ranran).
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG 2

VỀ KHÍ- HẬU VÀ CÁC ĐIỀU- KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XỨ ĐÀNG TRONG


Bởi lẽ vương quốc này nằm giữa vĩ độ 11 và 17, nên nó nóng hơn là lạnh. Tuy vậy thật ra nó không nóng hơn Ấn Độ dù nó cùng ở vĩ độ và cùng trong vùng nhiệt đới. Sự khác -biệt này xuất hiện ở chỗ là ở Ấn Độ không có sự phân- biệt gì về 4 mùa trong năm, người ta thấy ở đây mùa hè kéo dài trong 2 tháng, không bao giờ thấy một đám mây, ngày cũng như đêm đến nỗi không khí như luôn luôn bị bao bọc bởi sự phản chiếu của tia sáng mặt trời; người ta gọi 3 tháng kia là mùa đông, không phải vì bớt nóng nhưng vì thời gian này trời mưa, ngày cũng như đêm, mặc dù lẽ ra mưa liên tục như thế không khí phải dịu đi một ít, nhưng trong 3 tháng có mưa: tháng 5, 6, 7 lúc đó mặt trời ở vị trí đỉnh ngay ở Ấn Độ nên gió thổi qua đầu luôn nóng, không khí luôn luôn bốc lửa, và người ta cảm thấy còn nóng hơn cả trong mùa hè. Thật ra, trong mùa cuối này, thường có gió bấc nhẹ từ biển thổi vào làm dịu đất liền, và qua đó Thượng đế đấng tối cao của chúng ta ban ân sủng của ngài nếu không những miền đất này không cư ngụ được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhưng xứ Đàng Trong thì thừa -hưởng được sự- phân biệt 4 mùa, mặc dù nó không rõ -ràng đều -đặn như ở Âu Châu, xứ này cũng còn rất điều- hòa. Nếu trong mùa hè bao gồm các tháng 6, 7, 8 xứ này nóng vì ở trong vùng nhiệt đới và mặt trời ở vào vị trí đỉnh của nó, thì trái lại vào tháng 9, 10, 11 là mùa thu, cái nóng hết đi, không khí trở nên điều hòa nhờ những cơn mưa liên tục rơi trên miền núi. Các dòng nước tuôn trào tràn ngập vương quốc chảy ra biển, chúng như tạo thành một lớp nước liên tục. Và trong 3 tháng này, các trận lụt xảy ra gần như cứ 15 ngày một, mỗi lần 3 ngày. Chúng không những làm dịu -mát không khí mà còn làm đất đai thêm màu- mỡ và đem lại tốt tươi hưng- thịnh cho mọi thứ, nhất là cho lúa, thực phẩm chính và phổ- biến trong toàn vương quốc.

Trong 3 tháng mùa đông vào tháng 12, 1, 2 gió lạnh thổi về từ miền bắc, đem mưa lạnh, đến làm mùa đông phân- biệt với các mùa khác trong năm. Cuối cùng vào tháng 3, 4, 5 người ta thấy hiệu- quả của mùa xuân, tất cả đều xanh tươi và nở hoa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bởi lẽ chúng ta đã nói về những trận lụt này nên tôi không muốn kết thúc chương này mà không nói đến vài điều kỳ lạ xảy ra trong các trận lụt.

Điều đầu tiên trong mọi điểu mà mọi người mong muốn là lụt không chỉ làm dịu không khí mà còn là làm màu mỡ đấtđai. Khi có lụt, sự thích thú, nỗi vui mừng mà mọi người đón nhận, biểu hiện một cách rõ ràng bằng các cuộc thăm viếng nhau, bằng các tiệc tùng, bằng quà cáp mà người ta biếu nhau. Tất cả mọi người kêu lên và lập lại nhiềủ lần: "Dà dèn, Lùt, Dà dèn Lùt (Đã đến lụt, đã đến lụt), nghĩa là: Lụt đã đến, lụt đến rồi. Trong lễ này, người thuộc mọi tầng- lớp, đến cả nhà vua đều lần lượt làm.

Và vì lẽ lụt thường xảy ra tình cờ -nên buổi chiều người ta không nghĩ gì đến nó thì sáng hôm sau đã thấy khắp nơi nước ngập tràn đến nỗi người ta không thể ra khỏi nhà, và tình- trạng này xảy ra trên khắp vương quốc, như tôi đã nói, kết quả là sau đây: biết bao súc vật hoảng sợ, chạy trốn vì người ta không đủ thời giờ đưa chúng lên đồi và các chỗ cao. Vì lý do đó, trên khắp vương quốc có luật rằng: bò, dê, heo hay các con vật nào khác đi lang- thang thì mất chủ và thuộc về người nào bắt được. Việc này là một cơ hội cho một lễ lớn và vui chơi, bởi vì khi có lụt mọi người ra khỏi nhà trên thuyền của họ để tìm kiếm súc vật hoảng sợ thất lạc, với thịt của những con vật này họ sửa soạn bữa ăn và tiệc tùng.

Và lụt cũng không quên trẻ con, vì cánh đồng ngập lúa đã nuôi vô số chuột. Nước ngập hang làm nó phải ra khỏi hang, bơi đi để cứu mạng sống và rút lên cây, thật là một cảnh kỳ lạ khi thấy các cành đầy chuột treo lủng lẳng như trái cây. Và người ta thấy trẻ con từng toán với các ghe nhỏ làm cong các cây cho chuột rơi và chạy trốn; kết quả của trò chơi trẻ con này là một lợi ích không thế so sánh cho đất đai; bởi vì đất sẽ được tao trừ khỏi những con vật nguy hại này mà nếu không chúng sẽ lần lần tàn- phá tất cả cánh đồng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hơn nữa còn đem đến một lợi -ích đáng kể khác, đó là một dịp tiện lợi cho mọi người để cung- cấp cho nhà mình những gì cần thiết bởi vì trong 3 ngày lụt này, trên toàn xứ có thể đi lại bằng thuyền, và người ta có thể chở hàng từ nơi này sang nơi khác. Chính vì thế các chợ phiên, các chuyến mua bán lớn được tổ chức trong thời gian này thường- xuyên hơn trong các thời kỳ còn lại trong năm. Chính đây là những lức để thực hiện những thứ dự -trữ: củi để đun, gỗ để xây dựng mà người ta đem bằng thuyền từ rừng về trên những con đường ngập nước lụt, và vào cả trong nhà, vì việc này mà nhà cửa được làm với nhiều cột để cho nước vào và rút, ra. Trong thời gian này người ta ở trên các tầng trên, lụt không thể lên tới. Nhà cửa, vì thế đã được dựng theo bề cao mong muốn căn cứ vào kinh- nghiệm đã có từ lâu sao cho mực nước lụt chắc chắn sẽ thấp hơn các tầng trên này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top