Dịch sách lịch sử : Mô tả xứ Đông Kinh ( Thăng Long)

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong các sách sử về Việt Nam, hầu như các tác giả không đề -cập đến vấn đề gì hơn ngoài việc nói đến những chính-sách, thời -cuộc của các triều đại, vua chúa, tướng, tầng lớp lãnh đạo mà quên đi một điều rất quan- trọng: đó là mô- tả mọi- mặt đời- sống xã hội thường- nhật, phong tục, tập quán, tình hình kinh tế, giáo dục, và, quan trọng nhất, quan điểm của người dân.
Để cùng các cụ OF đam-mê lịch sử hiểu được xã hội nước ta, đặc biệt là Bắc Hà [Đàng Ngoài] vào thời gian bắt đầu năm 1650 cho đến 1690 dưới ngòi bút mô tả của một người Hà Lan lai Việt: Samuel Baron .

Đây là cuốn: A Description of the Kingdom of Tonqueen

[Mô tả xứ Đông Kinh]
Sách được viết bằng tiếng Anh, xuất bản ở Luân Đôn năm 1685.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài nét về tác giả:

Samuel Baron

Samuel Baron là con lai của Hendrick Baron, một thủy thủ người Hà Lan với một phụ nữ Bắc Hà, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 17 ở Đông Kinh [Thăng Long] và đã sống cả quãng đời niên- thiếu ở Đông Kinh - Bắc Hà [thời bấy giờ các thương nhân, và cả dân ta hay gọi Thăng Long là Đông Kinh hoặc Kẻ Chợ].

S.Baron trở về châu Âu vào 1659 và trở lại châu Á vào khoảng những năm 1670, đến Đông Kinh vào 1672 và làm việc cho công ty Đông Ấn Anh Quốc tại đây đến 1674. S.Baron đi đi về về giữa Âu Á, đặc biệt là Bắc Hà khá nhiều trong những năm 1670-1680, và làm bạn với một nhà khoa- học có niềm yêu thích đặc biệt với các nền văn- hóa mới lạ là Robert Hooke ở London.

Năm 1680, có 1 tác giả người Pháp là Jean Baptiste Taverniere xuất bản một cuốn sách mô-tả về Bắc Hà ở Paris, Hooke gửi cho Baron để hỏi ý kiến xem có chính- xác không. Taverniere chưa bao giờ ở Bắc Hà, chỉ viết dựa vào những câu chuyện, đồn đoán và ghi -chép của những tu sĩ trước đó, Baron viết chỉ ra những điểm sai của ông ta.

Cuốn sách này được S. Baron bắt đầu viết ở Việt Nam, được gửi tới nhà xuất bản ở London vào 1685. Được viết bởi một cái nhìn của người bản-xứ và nhiều kinh-nghiệm, nhưng mục-đích trước hết là để chỉ ra những lỗi sai của một cuốn sách khác, giọng điệu Baron không thiếu chỉ-trích, với sự tự-tin của một người hiểu biết thế nào là Bắc Hà thật sự.

Dù là có nửa dòng máu Việt trong người, nhưng S.Baron không mấy khi nói về người mẹ mình, và, ông cũng đứng trên quan-điểm người phương Tây nhiều hơn. Nếu không đọc ghi chép hồ sơ của công ty Đông Ấn Hà Lan về S.Baron là "con lai Bắc Hà", và có đôi lúc, S.Baron tự mô-tả mình "đại loại là dân bản- địa" trong ghi chép về Bắc Hà, nói rằng mình sinh ra ở Bắc Hà, thì ta không thể biết ông là con lai người Việt.

Đáng tiếc, ta không biết mẹ S.Baron tên là gì, quê ở đâu, có lẽ vai-trò của bà khá mờ nhạt với ông con Tây của mình.

Sau đó, không còn thông-tin nào khác về S.Baron. Ông không nổi-tiếng bằng người cha của mình, Hendrick Baron, nhân viên của công ty Đông Ấn Hà Lan, người đóng vai trò quan trọng trong quan-hệ giữa Hà Lan và Bắc Hà trong những năm 1650, được mô tả là "đã ở Đông Kinh lâu ngày và thông thạo ngôn ngữ". Trong xung đột của Bắc Hà và Nam Hà thời gian này, H.Baron đã từng có thời kỳ bị bắt giam ở Hội An.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách gồm 13 chương, miêu tả khá sinh động mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thi cử, chính trị, chính sách của miền Bắc nước ta thời ấy. Và, điều quan trọng là tác giả còn được chúa Trịnh nhận làm con nuôi, nên ông đã trực tiếp gặp chúa Trịnh, các quan lại, nên có những cái nhìn, nhận xét rất tinh tường, thú vị.
Bản dịch của em, do trình độ quê- mùa, lại gặp phải bản in tiếng Anh cổ, nên không tránh khỏi những sai -sót, nhầm- lẫn, kính mong các cụ lượng thứ.
Tác giả do không biết tiếng Việt, hơn nữa hồi ấy cũng chưa có chữ Quốc Ngữ, nên 1 số tên người, tên địa danh, sự kiện lịch sử, cái gì em biết em chú thích, cái gì không biết đành chịu vậy.

Các địa danh như Đông Kinh, Thăng Long, BẮc Hà, đều chỉ miền Bắc nước ta hồi ấy, trong đó, Đông Kinh được dùng rộng rãi hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG I
NHỮNG GHI CHÉP VỀ XỨ ĐÔNG KINH CỦA TAVERNIERE

Vương quốc Đông Kinh đã được khám-phá bởi người Bồ Đào Nha vào khoảng 120 năm trước, và những ghi chép về nó của Padre Martin và Alexander de Rodes, cả hai đều là tu sĩ Công giáo, nói chung đều thật hơn là của Taverniere; bởi những điểm mâu- thuẫn mà ta thấy trong nó có thể quy cho những biến đổi sau một quãng thời gian.

Taverniere nói về 11 hay 12 chuyến du hành đến Đông Kinh mà anh ông ta đã đi, từ Acheen, Batavia [Jakarta - Indonesia ngày nay, trong sách sử VN gọi là Tân Gia Ba] và Batam [Java - Chà Và]; với sự tin tưởng vào những chuyện kể của các nhà sư Tiểu thừa [Trong nguyên văn, S.Baron dùng chữ the bonzes để chỉ những người Taverniere đã gặp, khiến người Anh cho rằng Baron đã tự mâu thuẫn với đoạn sau này khi viết "Các Sãi, hay bonzes như Taverniere gọi", cho rằng chính S.Baron đã nhầm khi đánh đồng bonze với priest. Nhưng trong trường hợp này, S.Baron hiểu mà không diễn đạt được cho người Tây phương rằng Sãi chưa phải là nhà Sư] hay tu sĩ mà ông ta đã gặp ở Batam, có thể giúp ông ta hoàn thành ghi chép - đầy tính hoang đường và ngớ ngẩn gớm ghiếc đến từng dòng.

Trước hết, Bắc Hà không có nhà sư Tiểu thừa hay Tu sĩ để cho họ đến Batam hay Batavia, và sau đó ông ta nói, khi người Bắc Hà du-hành, họ đưa vợ con theo mình - Tôi cho rằng ông ấy đang nói đến những chuyến du-hành của họ trên những dòng sông ở Bắc Hà, từ làng này tới làng khác. Nhưng với những chuyến du hành ngoại quốc, tất cả bọn họ đều hoàn toàn xa lạ, trừ một vài người đại loại nghèo khó đi cùng với người nước ngoài, hoặc bị bắt buộc hay sao đó mà phải sống chung. Ông ấy nói về những người Bắc Hà tràn- ngập lòng ngưỡng mộ khi ông ấy cho họ xem tấm Atlat, và một vài bản đồ đặc -biệt khác về vị-trí và kết cấu của thế giới, những vương quốc và thành bang, mà họ nghe như thể thế giới trên mặt trăng. Cũng như tôi chưa từng nghe có một Taverniere đã đi 11 hay 12 chuyến du hành đến Đông Kinh trên danh nghĩa của ông ấy, quá lắm thì tôi cũng chỉ nghe được, có một Taverniere làm quản lý của người Hà Lan, đã từng một lần ở Đông Kinh.

Ông ấy nói rằng anh của mình là một người can-đảm và khôn-ngoan, mà tôi chẳng thể nói gì được; nhưng tôi có thể nói, ông ấy đã dùng quá ít sự chân- thành, và ít hơn nữa lòng trung- thực, bất kể những cam-kết của ông ấy, trong những mô tả về Bắc Hà. Ông ấy phóng-đại số tiền khổng lồ anh mình đem theo trên chuyến du hành đó, nhưng ai cũng biết một quản lý của người Hà Lan có thể làm gì và được phép làm gì, luật buôn bán cá nhân nghiêm-khắc thế nào.

Ông ấy nói đến món quà to lớn dành tặng cho Vua và Hoàng tử, cùng với cuộc đón tiếp long-trọng và chuyện trò thân-mật cùng họ; nếu đó là sự thật, tôi có thể nói rằng người Bắc Hà đã bị thoái-hóa quá nhiều, dù điều đó không thể chối, với người ngoại quốc lần đầu tiên bước vào lãnh thổ của họ, đã từng, với rất nhiều sự tôn-trọng, họ đã đối xử tốt hơn là trong thời điểm hiện giờ; nhưng cũng không đến mức cho phép mình chơi đùa với những kẻ ngoại quốc như đồng bạn. Vào lúc đó, họ giữ khoảng- cách với tất cả người ngoại quốc, ghi nhận rất ít về họ. Hôn tay nhà Vua không phải là kiểu- cách của người Bắc Hà, đừng nói là cho phép người ngoại quốc làm thế. Và khi ông ấy nói tiếng Mã Lai trôi chảy, ông ấy cũng có thể nói tiếng Pháp với bọn họ - dù sao thì họ cũng chẳng hiểu đến một từ với cả hai thứ tiếng ấy. Khi ông ấy chơi- đùa với những lãnh Chúa, tôi tự hỏi đó là trò chơi gì đã khiến ông ấy mất hàng ngàn đồng tiền như ông ấy bảo, nhưng còn đáng ngưỡng- mộ nhất - là chỉ cần một con bê và hai bình rượu Bắc Hà, sự rộng-rãi hào-phóng thường nhật của nhà Vua này [được làm từ gạo ngâm nước], đã đủ tiếp tế cho món tiền thua cuộc to lớn của ông ta. Với sự quen thuộc của anh trai ông ấy ở triều đình đó, bài diễn văn tuyệt vời của ông ấy với những người Bắc Hà [những người chẳng ló đầu ra khỏi đất nước, thế mà ông ấy đã gặp họ ở Batam và Batavia], ông ấy tạo nền tảng cho ghi chép của mình, thật là trung-thực và chính-xác: ông ấy lảm nhảm càng xa, không có cách nghĩ nào khác, hơn là nói sự thật đã khiến ông ấy nhận viết tường-thuật này. Tất cả trở thành những mâu- thuẫn rõ ràng, loại chuyện cổ tích giả-tạo, ô-nhục, tất nhiên, tác giả còn hơn thế.

Tác giả của chúng ta, như tất cả người châu Âu, định nghĩa và định danh tướng lĩnh hoặc Chúa [nguyên văn: Choua], Vua; vì ông ấy tự tạo vương quốc này như ý muốn của mình, góp- nhặt từ những triều đình khác, ngoại trừ Trung Hoa. Tuy nhiên, đây là một sai lầm, vì họ có Vua hay còn gọi là Boua, dù ông ta biểu- trưng chẳng hơn một con số không, như sẽ nói đôi lần trong tường-thuật này.

Ông ấy không chỉ khoác- lác về những hình họa mà ông ta nói được vẽ trên cung điện, mà còn tán- dương, chính xác là, thứ mà ông ấy nói là tấm bản đồ của đất nước này - mà chẳng có gì giả- tạo hơn, khi so với hình họa của chúng tôi. Rõ ràng là: Câu chuyện và tiểu thuyết hoang đường được tạo ra bởi niềm vui thích chỉ khiến những kẻ khờ- khạo vui thích. Hầu như tất cả những người đọc thông -thái rồi sẽ thù trách ông ta (vì) đã hứa hẹn quá nhiều và sử dụng quá ít tính trung- thực trong ghi chép của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG II

VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI CỦA XỨ ĐÔNG KINH

Chúng ta không có lý do nào để lấy làm ngạc-nhiên tại sao tổ tiên của chúng ta không biết gì về đất nước này sớm hơn như họ đã biết Trung Hoa, vì sự thám -hiểm là thứ đến sau đó, người Bồ Đào Nha chẳng khám-phá ra sớm hơn, nhưng họ cũng đã gửi thuyền đến thăm-dò nơi này.

Đó là sự-thật, rằng Vương quốc này từng là một châu huyện của Trung Hoa, và vẫn còn cống-nạp cho đến bây giờ. Nhưng đó chẳng phải là lý-do mà chúng ta không biết về nó sớm hơn, xét cho cùng thì những người này đã được cai trị bởi Vua Chúa bản địa của mình hơn 400 năm không ngắt đoạn, lâu trước khi người Bồ Đào Nha khám phá ra Ấn Độ. Lý do thật sự dường như là, người ở đây không bao giờ -hoặc chưa bao giờ di-chuyển ra nước ngoài để giao- thương hoặc các hình thức giao-lưu khác. Và, họ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự kiêu- ngạo Trung Hoa, cho rằng tất cả mọi người đều là man- di, bắt- chước nền chính- trị, giáo- dục, chữ- viết... của Trung Hoa, nhưng (lại) ghét con người Trung Hoa

Tôi không hiểu tại sao Taverniere nói hầu- hết mọi người cho rằng đây là một đất nước nhiệt đới rất nóng, khi xét nó nằm dưới đường Chí tuyến, và một vài phần của nó hướng về phía Bắc; hay ông ta cho rằng nó khá ôn- hòa bởi vì số lượng sông ngòi có rất nhiều (và đồng thời không có những đồi cát và những ngọn núi cằn cỗi gây nhiệt như ở Commaroon và một vài nơi ở vịnh Ba Tư) tưới tắm nó cùng với những cơn mưa theo mùa. Sự thật là những cơn mưa thường đến vào tháng 5,6,7 và 8, đôi khi sớm hơn, làm ẩm ướt mặt đất, nhưng không tạo ra một cơn gió mát nào; ngược lại, trong 2 tháng 7 và 8, khí hậu nóng không chịu đựng nổi. Không nghi ngờ gì đất nước này có vô-số hoa quả, không có nhiều lắm cư dân, hầu hết sống bằng gạo thóc, vì thế cảm thấy cần thiết cày cấy đầy mặt đất với thóc lúa ấy hơn là bỏ phí một mảnh đất.

Quảng Châu nằm ở Cực Bắc của đất nước này, ở biên giới phía Tây là vương quốc Lào và Bowes [vùng Tây Bắc nước ta, các tỉnh Hưng Hóa, Tuyên Quang] biên giới ở phía Bắc của nó đi qua 2 châu huyện của Trung Hoa là Vân Nam và Quảng Tây, hoặc Ai; về phía Nam và Đông Nam là Nam Hà. Nhiệt độ ôn hòa và lành từ tháng 9 tới tháng 3, đôi khi rất lạnh vào tháng 1 và 2; dù giá và tuyết chưa bao giờ thấy nơi này; trong những tháng 4, 5 và 6 thì không tốt cho sức khỏe lắm bởi vì mưa và mù trong không khí, và mặt trời tới đường hạ chí; nhưng tháng 6,7,8 là những tháng cực- kỳ nóng. Gió đổi chiều Nam Bắc chia theo sáu tháng đầu và sáu tháng sau; đất nước này bừng sáng từ tháng 5 đến tháng 8, cây cối ở trong độ tươi tốt-nhất, ruộng đồng được phủ đầy thóc lúa, khiến cho nông dân cho tới những địa chủ đều thấy rất hài -lòng.

Cơn gió lớn mà thủy thủ chúng ta gọi là bão, ở đây được gọi là Đại phong [nguyên văn : Tanffoons, có lẽ Baron cũng biết và từ tiếng Việt], thống-trị ở đây và vùng ven biển, và biển vì thế trở nên vô cùng đáng sợ; nhưng thời điểm chúng đến rất khó xác định, đôi khi là 1 lần trong 5,6 năm, đôi khi là 8 hoặc 9; và mặc dù cơn bão này không được biết tới ở những vùng biển khác bởi cái tên đó và với sức mạnh cuồng bạo đó, nhưng nó được gọi là Con Voi ở Bengall và bờ biển Đông Nam Ấn Độ cũng không khác lắm; và những thủy thủ thường xuyên phải nếm trải những kinh-nghiệm về ảnh hưởng đáng sợ của nó. Tôi không thể tìm được một nhà thiên văn học nào ở Bắc Hà để hỏi cơn bão này đến từ đâu, vì thế tôi không chắc- chắn có phải nó tỏa ra từ bão ở Nhật Bản.

Về phạm-vi của đất nước này, mà ông ta cho rằng tương đương với nước Pháp, là một sai-lầm ghê-gớm; vì đất nước này được đo đếm bằng kinh-nghiệm của con người thì chẳng lớn hơn Bồ Đào Nha; nhưng có thể nghĩ là gấp 4 lần số dân cư. Taverniere cho rằng giới hạn nó không rõ, quên rằng ông ta sau đó đã mô tả biên- giới và phạm vi của nó.

Về những hòn đảo thuộc về đất nước này, có vài đảo ở vịnh Bắc bộ, đảo chính được dân bản địa gọi là Twon Bene [Hòn Biện, nay là Biện Sơn-Thanh Hóa] và người Hà Lan gọi là Rovers Island. Vị trí của nó vào khoảng 19 độ 15 vĩ Bắc, dài chừng 1 dặm rưỡi và rộng tối đa 1 dặm, vùng tốt cao hơn, xa đất chính khoảng 1 dặm, ở khoảng biển giữa thì thuyền có thể ra vào, như người Hà Lan đã làm. Nhưng hoa tiêu phải canh chừng để giữ khoảng cách với đảo bên cạnh một khoảng bằng đạn bắn, nơi mà bạn sẽ thấy 6,7 hay 7,5 sải đất lầy. Ở cùng bên của hòn đảo phần phía Tây có 2 vịnh nhỏ, cực bắc là một bãi ngọc trai nhỏ, tuy không giàu, nhưng đừng câu cá ở đây vì đây là đất đặc biệt của nhà Vua. Ở cả hai vịnh có nước ngọt mà chúng tôi nghĩ là đặc- biệt tốt, vị ngon nhất mà chúng tôi từng nếm ở đây. Điểm Tây Nam của đảo có một bãi đá trải dài từ bờ đến 100 bước ra biển, có thể nhìn thấy khi triều xuống một nửa, mấp mé ngọn sóng; còn lại thì là bãi biển trống.

Về phía Tây Bắc có một vịnh tốt, 3,5 và 4 sải nước, đất bùn, nơi này neo đậu rất nhiều thuyền đánh cá, bên cạnh có vẻ là một làng, cư dân trong đó tôi tính khoảng 3 hoặc 4 trăm người, hầu hết là ngư dân.

Trên đảo này có quan canh phòng, là địa điểm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho vương quốc Bắc Hà: Tất cả các tàu buôn, dù đến huyện lị ở Thanh Hóa hay Nghệ An hay từ đó đến phương Bắc, phải dừng ở đây để đóng thuế. Ví dụ: một tàu rộng khoảng 0,5 giá trị của 1,5 dollar, với vài món quà cho người hầu, còn lại tương đương tỉ lệ ấy. Vì thế thuế ở nơi này không thể ít hơn 1 triệu dollar một năm.

Đất thì đá sỏi và nhiều đồi núi, vì thế không thuận-lợi cho cày cấy, tôi thấy có gia súc nhưng ít [dân bản địa nói là rất nhiều dê được nuôi ở giữa đá và cây bụi trên núi] nên gạo và lương thực dự-trữ để sống được đem đến từ bờ biển gần đó. Một vài điều chỉnh tốt sẽ giúp mảnh đất này trở nên giàu có và kinh nghiệm nhỏ với cảng này sẽ tốt hơn.

Về thành phố và thị trấn, ngoại trừ Kẻ Chợ, [tức là Thủ đô, Thăng Long] không có quá 2 hay 3 thành trấn trong vương quốc này, với tất cả ghi nhận. Về làng mạc thì không cần phải hỏi là có rất nhiều, hơn những gì tôi có thể chắc-chắn chính-xác, như bất cứ ai không có công việc phải đi điều tra họ. Thành thị Kẻ Chợ là thủ phủ của Bắc Hà, nằm ở 21 độ vĩ Bắc, khoảng chừng 40 dặm từ bờ biển, và có thể, sự to lớn của nó so với các thành thị khác ở châu Á là nhất, và hơn cả ở khoản đông- đúc. Đặc- biệt vào ngày 1 và 15 hàng tháng âm lịch là những ngày họp chợ của họ, người từ các làng lân cận tụ- tập từng nhóm với hàng- hóa của họ, với số- lượng hầu không đếm nổi; một vài con đường dù lớn và rộng, đám đông cũng phủ kín đến mức một người cũng phải vất vả xoay xở để đi được 100 bước chân trong vòng 1,5 tiếng đồng hồ. Mọi hàng-hóa khác nhau được bán trong thành thị này được phân chia về những con đường đặc biệt, và những con đường này được chia phần cho 1,2 làng hay hơn nữa; chỉ cư dân ở nơi ấy được quyền mở cửa hàng buôn- bán ở đó, như kiểu -cách của một vài công ty hay tập đoàn châu Âu. Triều đình của nhà Vua, hoàng tử, tướng lĩnh..., và tòa án được xây ở đây, tôi chỉ có thể nói, nó được xây trên một dải đất rộng, kết cấu chủ yếu bề ngoài làm từ gỗ. Tất cả các nhà khác được dựng từ tre và bùn, không được chắc chắn lắm, vài nhà gạch ngoại trừ cơ sở của người nước ngoài nổi bật. Lạ lùng là, 3 tầng thành cũ của thành thị và hoàng cung, xem trong đống đổ nát trông vẫn có vẻ đã từng là kết cấu chắc chắn với cửa lớn quý tộc, được lát bằng loại đá giống cẩm thạch. Hoàng cung rộng khoảng 6,7 dặm chu vi, cổng, sân, nhà... biểu lộ sự tráng- lệ phù hoa cũ của nó. Trong thành thị này dường như có 1/4 là quân đội, chuẩn bị sẵn- sàng cho mọi dịp. Và ở đây cũng có kho chứa của nhà Vua cho chiến tranh trên bờ sông, gần một hòn đảo cát, trong đó chứa Thecadaw( không rõ là gì). Dòng sông được dân bản xứ gọi là sông Cái, (nguyên văn: Songkoy) khởi nguồn từ Trung Hoa, sau khi chảy nhiều dặm đường, nó chảy qua đây và đổ ra vịnh Hải Nam, trong 8 hoặc 9 tháng, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được. Dòng sông bổ-sung hàng-hóa cho thành thị, khi hầu hết loại các thương- nhân mua đi bán lại như bản thu gọn của vương quốc, bởi vô số thuyền bè xuôi ngược đất nước. Nhưng họ vẫn có ngựa trong các làng, và không sống trong thuyền như Taverniere báo cáo, mà chỉ khi du-hành.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG III.
TỰ NHIÊN VÀ SẢN VẬT

Đất nước này phần lớn thấp và bằng-phẳng, không khác các địa bàn xung quanh, đặc biệt về hệ thống đê và hào. Núi đồi làm giới hạn với phía Bắc, Tây và Nam, được tưới tắm bởi một dòng sông đặc biệt đổ ra biển với rất nhiều nhánh, hầu hết tàu có tải trọng trung-bình có thể đi lại được. Những dòng sông ấy đầy thuyền bè và tiếng quát tháo, rất tiện-lợi cho người buôn bán. Tất nhiên trong đất nước này không có bắp ngô hay rượu vang, không phải chỉ vì nhu cầu về gạo khi cả hai đều cần đất khô hơn ẩm ướt, mà còn vì cư dân không quan- tâm lắm đến chúng, cố-chấp không biết về ích-lợi của chúng, và vì thế cũng không trồng. Lúa gạo, tất nhiên, là lương thực chính của những người này, và đất nước nước này trồng cấy rất nhiều; và nếu loại lúa này được dưỡng tưới bởi mưa trong tháng 6 và 7, chúng ta sẽ không phải nếm trải kết quả buồn của nạn đói kinh khủng đầy tai họa - như nạn đói đã tước đi hàng triệu linh hồn trong hai năm trước. [theo ghi chép của các Giáo sĩ, năm 1681, đại hạn, dân Bắc Hà bị nạn đói; năm 1684, vỡ đê sông Hồng; năm 1687 tiếp tục đại hạn. Hẳn S.Baron viết sách này vào khoảng 1683 - 2 năm sau nạn đói vì hạn hán]
Từ gạo, bọn họ chiết-xuất ra một dung-dịch gọi là rượu arrac [có lẽ là rượu trắng hay Quốc lủi], nhưng không mạnh bằng. Họ làm ra nó, và kiểu-cách sử dụng nó rất giống như bắt chước kiểu cách của Trung Hoa được mô tả trong các sách sử Trung Quốc: Họ lấy chân đạp nhuyễn gạo theo một quy trình mà họ làm rất thành thục. (Cách làm rượu truyền thống là nấu chín gạo, lấy men rượu trộn với cơm. Có lẽ khi làm số lượng lớn, người Việt cổ đã dùng chân làm việc này)
Trái cây đặc biệt tốt so với chất lượng chung đồng chủng loại của chúng ở những nước phương Đông, Cam của họ vượt xa tất cả những gì tôi từng nếm. Thứ mà Taverniere gọi là cây-Cọ, thực chất là cây Dừa, lớp cơm bên trong màu trắng, và có vị gì đó giống quả hạnh, thứ trái này có rất nhiều ở Xiêm, họ bôi thuyền với dầu chiết xuất từ trái dừa này, cung-cấp cho nước láng giềng, và dùng để đốt đèn.
Nước dừa thì rất lạnh, và cũng ngon, nhưng được cho là không tốt cho thần- kinh [chả biết sao Baron lại nói vậy] , dù rõ ràng thứ cây này có ích nhất ở Ấn Độ, dùng trong ăn, uống, mặc, đốt lửa, xây dựng, vân vân...
Cây Ổi là loại thực vật giống như ông ta miêu tả, nhưng ông ta quá phóng- đại tác dụng của nó, vì dù xanh hay chín thì nó cũng cứng, nhưng ăn ổi xanh thì không bình thường.
Đu đủ là loại cây khá giống một loại Dưa, và vị cũng dường như thế, không ngon.
Cây Cau mọc thẳng đứng, không có nhánh, nhưng ở ngọn lại xòe ra giống hình vương miện, trái của nó lớn chừng bằng trứng chim bồ câu, người Ấn thường ăn với một loại lá mà Bồ Đào Nha gọi là Beetle, người Mã Lai gọi là Sera. Nó rất tốt để làm ngọt hơi thở, chắc răng, và vực dậy tinh thần. Khi nhai, nước biến thành màu đỏ. Nó được dùng rất phổ biến, đến mức họ không thể nào chào-đón bạn bè nếu thiếu mời một đĩa cau trầu. Người Bắc Hà, Xiêm La, Mã Lai và Chà Và thà mất một phần ba khẩu phần ăn còn hơn là thiếu nó.
Họ có một giống Sung mà họ gọi là Hồng, có vị gì đó giống Cà rốt nhưng ngon hơn nhiều, không như những loại Vả ở châu Âu.
Giống loại khác gọi là Bonana, hay là một loại Chuối, mà ông ấy gọi là "quả Sung của Adam", một số cao hơn sải tay, một số thấp hơn.
Đường lộ được bao quanh đây đó bởi cây cối và nhiều lều lán, nơi họ bán trà và trầu cau, rất có lợi cho người đi buôn. Và những cây mọc cao vút vĩ đại che cho hàng ngàn người được gọi là cây Đa - tôi không phản đối ông ta, nhưng tôi đã thấy ở Swallow Marreene tại Surrat [Tây Ấn] những cây còn to lớn hơn rất nhiều lần.
Ở nước này ta còn có một loại cây gọi là Vải, người bản địa gọi là Bejay [không biết có phải tiếng Việt cổ không], với số lượng rất nhiều, tất nhiên không thể trồng ở đâu được ngoài vĩ độ 20 tới 30 độ Bắc. Nó mọc trên cây cao, lá giông giống như nguyệt quế, quả mọc thành chùm trên nhánh cây, bề ngoài trông như vô số trái tim, lớn chừng quả trứng gà, khi chín có màu đỏ, lớp vỏ mỏng và cứng nhưng rất dễ bóc, lớp cơm thịt thì mọng một loại dịch trắng. Thứ trái này có vị tuyệt vời, và nhìn rất đẹp, nhưng không thể để lâu quá 40 ngày trong mùa. Nó chín vào tháng 4, chừng lúc mà vị Chúa sẽ đánh dấu hoặc dán ký hiệu lên những cây vải tốt nhất trong nước, cưỡng bách người chủ của nó không được để lẫn vào với những cây khác, và cũng phải canh chừng nghiêm- ngặt không cho kẻ khác chạm vào - đó là một thảm-họa cho ông ấy, vì nó đã bị triều đình chiếm mất, và không cho ông ấy thứ gì để trả cho trái cây ngoài đau khổ của ông.
Thứ trái gọi là Jean hoặc Long nhãn bởi người Trung Quốc, rất nhiều ở đây [trong nguyên văn viết là trứng Rồng, có lẽ tác giả nhầm, vì Long Nhãn tiếng Hán là mắt Rồng]. Cây rất giống như loại trước, có nhân trắng, nhưng ngọt hơn nhiều, trái tròn, nhỏ hơn quả Mận bé, vỏ không cứng, màu xanh oliu nhạt gần giống màu lá héo. Trái cây này, mặc dù nhiều người Bắc Hà cho là ngon, nhưng rất nóng và không lành. Đến mùa vào tháng 5, hoặc tháng 7.
Trái Na, và 2 hay 3 loại mận, cùng các giống cây Ấn khác (ngoại trừ quả Sầu riêng vốn chỉ mọc ở vùng đất nóng như từ Xiêm trở về phía Nam như Mã Lai, Malacca hay Chà Và) đều có thể tìm thấy ở đây, nhưng ngon vượt trội với những thứ tôi đã từng nếm là Mít ở Bắc Hà. Tôi nghĩ đây là thứ quả to nhất thế giới, sự lớn của nó biểu thị tự nhiên rằng nó lớn lên trên gốc hay thân cây, không phải trên nhánh - mà nó sẽ không chịu đựng được sức nặng. Lớp vỏ màu xanh rất cứng, nhưng khi chín chuyển màu vàng, dễ dàng cắt bằng dao. Có vài loại mít, nhưng loại khô nhất, không dính tay hay miệng là ngon nhất. Phần tuyệt nhất là lớp bao ngoài hơi nhầy, là múi vàng bao quanh quả nằm trong những hốc nhỏ. Một vài người nghèo luộc hay nướng hạt này để ăn, có vị giống như hạt dẻ của chúng ta, nhưng được nói là sẽ gây đau phổi.
Taverniere kể một truyện dài về giống chuột hiếm (dơi) trong nước này, về rất nhiều loại, nhưng tôi chưa từng ở giữa đám đó bao giờ để phán xét đúng khả năng về sự thanh-nhã của chúng, tôi chỉ biết người Bồ Đào Nha ăn thịt chúng trong vài lúc loạn trí.
Điều tiếp theo cần ghi-chú là một dạng tổ chim đặc biệt, được dành cho sự quý trọng cực kỳ trong người Á, và có giá rất cao, dùng làm món ăn bổ dưỡng và một vài người xem là bổ dương, nhưng Taverniere nói là không thể tìm ở đâu ngoài 4 hòn đảo ở Nam Hà -mà tôi biết chắc là 1 sai lầm to lớn, cũng như chẳng phải tôi biết những hòn đảo đó hay loại tổ chim nào được tìm thấy ở Nam Hà. Loài chim tạo ra những cái tổ này không gì khác là chim Yến. Hình dạng và dáng vẻ của những cái tổ chim ấy rất giống những gì ông ta mô tả, và chất lượng tuyệt vời của chúng ở Jehor, Reho, Pattany và những vùng Mã Lai khác; nhưng chúng khi nấu lên có mùi hương ngạt ngào và hương thơm của chúng - như ông ta nói, hoàn toàn là tưởng-tượng. Những cái tổ ấy được đặt vào trong nước ấm chừng 2 giờ, sau đó rút ra thành sợi càng nhỏ càng tốt, sau đó được hầm với gà, chim bồ câu, hay những loại thịt khác, với một lượng nước nhỏ. Khi hầm, nó biến thành gần như chất lỏng sệt chẳng có mùi hay vị.
Và ông Taverniere cũng rất sai- lầm với tấm bản đồ của mình, khi tôi chưa từng biết hay nghe đến những hòn đảo đó, 1,2,3,4 và 5, như ông ta nói, có vô số Rùa. Lợi ích của những con rùa ấy được biết rộng- rãi trong thủy thủ chúng ta, trong những cuộc du- hành về với quê hương, nhưng những người Bắc Hà hay Nam Hà này không tin rằng chúng giải- trí cho bạn bè họ trong những buổi tiệc như họ muốn. Đem những con rùa này đến là hoang- đường, vì khi chúng tôi ở hòn đảo Tevan Bene, một con rùa nặng chừng 20 pound được đưa tới nhà khách tôi trọ, đem bán thì chẳng có người Bắc Hà nào muốn mua, tôi có một ước lượng nhỏ. Hơn thế, từ Xiêm tôi đến đảo Pulo Uby, nơi mà các thủy thủ của tôi lấy 5 hay 6 con rùa rất lớn, đem chúng lên tàu, nhưng người Bắc Hà đi chung với tôi (người đã bắt- buộc phải làm công việc này vì nạn đói lớn càn quét đất nước) không chạm vào chúng. Tôi cũng không biết, như anh ta nói, cả 2 quốc gia này không có thói quen đi bắt rùa, cũng chẳng có giá- trị thương- mại nào ở chúng. Vì thế tôi tự hỏi ngài Taverniere làm sao có thể mơ đến một cuộc chiến giữa bọn họ chỉ vì tranh quyền bắt rùa?
Bắc Hà không có số lượng lớn Dứa được bán. Cây Thanh yên mà ông ta nói cũng không to bằng ở châu Âu, lúc chưa chín thì có màu xanh, và khi chín chuyển sang màu vàng.
Trong vương quốc Bắc Hà có thị trường lụa tốt, người giàu và nghèo đều tự làm áo cho mình vì họ có thể mua chúng rẻ như vải hoa ngoại quốc.
Về những bông hoa thơm ngọt ngào, dù tôi không tự nhận là người thích hoa, nhưng tôi biết trên 2 loại hoa ở Bắc Hà. Tuy vậy, loại mà ông ta gọi là Bague thì tôi chẳng thể nào ngửi được: Trước hết, có một giống hoa Hồng đẹp màu trắng hòa với tím, bông khác hầu như cùng loại đỏ và vàng, mọc trên bụi cây không có gai góc, nhưng không có mùi.
Loại hoa mà không hơn 1 cái chồi nụ, giống như cây bạch hoa nhưng nhỏ hơn nhiều, có hương thơm như bất cứ giống hoa nào tôi biết, và chỉ tỏa hương trong 1 đêm rồi rơi khỏi cành, phụ nữ trong triều thường dùng nó chung với đồ trang sức.
Loài Sen Ấn Độ mọc ở đây như những phần khác ở châu Á, hình dáng tương tự giống sen châu Âu, nó mọc trên một cái cây đẹp, có màu trắng, tỏa hương thơm, dù hơi mờ nhạt.
Ở đây có 1 loài hoa nhỏ, trắng tuyết, có mùi giống hoa nhài nhưng mạnh hơn, mọc trên cây thấp, hoặc là bụi cây, ở Persia (Ba Tư) có số lượng rất nhiều, họ chở cả 1 chiếc thuyền với nước hoa chiết xuất từ nó. Hoa này không có giá- trị lớn đối với người bản -xứ, tôi sẽ cho qua.
Ở đây có Mía đường, nhưng họ không có kỹ thuật tốt để lọc đường chiết xuất từ mía, tuy nhiên họ làm nó theo kiểu của họ, và dùng nó không phải sau bữa ăn như Taveniere nói, mà để pha chế.
Hổ và Hươu có ở đây, nhưng không nhiều, Khỉ thì có cực kỳ nhiều. Bò, Lợn, Gà, Vịt, Ngỗng... không có nhu cầu, Ngựa của họ thì nhỏ nhưng sôi -nổi và nhanh- nhẹn, không phải lúc nào chúng cũng luôn được nuôi- thả kỹ lưỡng, nhưng chúng có thể sử dụng tốt và hợp nhu-cầu.
Tất cả Voi của họ đều được huấn-luyện cho chiến tranh, và không to lớn kỳ lạ như ông ta muốn mọi người tin, vì tôi đã thấy Voi lớn hơn ở Xiêm, cũng chẳng lanh- lẹ thông- minh hơn những Voi khác chỉ vì biết quỳ xuống cho người lên bành.
Họ có rất nhiều Mèo, nhưng không có Mèo tài bắt chuột, tật xấu này được bổ- khuyết bằng những con chó còn làm được những việc nhỏ khác nữa.
Chim không có nhiều lắm, nhưng Gà hoang thì vô cùng.
Gần biển và trong thành thị có nhiều muỗi khủng-khiếp, nhưng ở miền quê thì họ không có nhiều vấn đề lắm với chúng: Họ sẽ thoát được chúng khi hun khói nhà ở, hoặc nằm trong rèm kín được làm bởi lụa mềm cho mục đích ấy. Ngọn gió Bắc khô sẽ đuổi chúng đi, và khiến miền quê sạch muỗi 1 khoảng thời gian.
Những gì ông ta nói về mối mọt là thật. Loại côn trùng này rất tinh quái, ở Xiêm khó có nhà nào thoát được chúng, nên các thương nhân buộc phải làm nhà chứa, và chà chân nhà với dầu (với thứ mùi chúng không thể chịu nổi) để giữ hàng hóa của mình.
Cách chọn trứng gà hay vịt, như Taverniere nói, là thật, nhưng trứng chỉ được dùng làm nước xốt, không được ăn bằng cách khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG IV.

VỀ HÀNG HÓA, THƯƠNG NGHIỆP VÀ TIỀN

Của cải chủ-yếu, mà cũng là hàng hóa chủ yếu duy nhất, là Lụa - cả dạng tơ sống và vải lụa. Tơ sống được người Bồ Đào Nha trước đây, người Hà Lan sau này và người TQ hiện tại đem xuất-khẩu số lượng lớn ở Nhật Bản. Vải lụa của họ được người Anh và Hà Lan mua nhiều nhất.

Đất này không hề có trầm hương, nhưng được nhập- khẩu bởi những thương gia nước ngoài.

Xạ hương chúng tôi có được do mua từ Vua và Chúa hàng năm, đôi lúc có số lượng khoảng 5 hoặc 6 picul [ không rõ quy đổi ra sao], đôi lúc ít hơn. Cũng như họ không có vàng mà phải lấy ở TQ. Bạc của họ được mua trữ bởi người Hà Lan, Anh và TQ buôn bán tới Nhật Bản. Họ có mỏ sắt và chì, cung cấp cho họ đủ quặng để phục vụ cho công việc.

Thương-mại quốc-nội của họ bao gồm Gạo, Cá muối và những hàng hóa khác. Chỉ có ít tơ sống và lụa để dành cho chính họ mặc. Họ hầu như có giao thương với Bowes và Lào dù không có lợi lớn lắm vì những món quà lớn và đắt tiền phải tặng cho những hoạn quan quản lý các đại lộ; ngay cả người TQ buôn bán trên con đường này tốt hơn nhiều vẫn thường xuyên bị các viên quan tham-tàn tống-tiền, đôi khi còn lấy đi tất cả những gì họ có. Và vì đó là một trong những chính sách của triều đình rằng không thể để thần- dân của mình giàu có - trở nên kiêu-hãnh và tham-vọng và rồi sẽ nảy-sinh ra các vấn đề lớn hơn, nhà Vua nhắm mắt đồng-lõa với những sự lộn-xộn này, và đè-nén thương nhân với những khoản cước thuế nặng-nề. Và nếu ông ta biết ai đó đã có tài-sản vượt quá mức thu nhập trung-bình cá nhân, những người đó phải chịu nỗi nguy- hiểm mất đi tất- cả vì vài cái cớ này khác. Đó là sự cản-ngăn lớn nhất khiến họ phải cần-cù và cần-thiết chôn-vùi của- ải của mình, thay vì phát-triển nó.

Với thương nhân ngoại quốc, những kẻ chịu-đựng vừa mới tới, ngoài tập-quán khó-khăn trong mua bán, còn là cả ngàn thứ phiền-phức khác. Và không chắc-chắn về tỉ lệ hàng hóa nhập-khẩu hay xuất-khẩu để đánh thuế, những viên quan tham-lam vô độ bắt lục-soát các thuyền, và tùy-tiện áp hàng hóa theo bất cứ tỉ-lệ nào của riêng họ, dùng tên của nhà Vua để đội- lốt cho thói tống-tiền côn- đồ ép-buộc của họ; đối phó với tất cả điều này chẳng có giải-pháp gì hơn là kiên-nhẫn.

Những gì người ngoại quốc trải qua ở đây là chủ-thể yếu-kém của những sự bất-quy-tắc và áp-bức, thoát khỏi nanh-vuốt của chúng mà không phải là không rắc-rối và trả-giá, nói ngắn-gọn: Thương nghiệp ở Bắc Hà là chán nhất ở châu Á hiện tại. Vì thế tôi tự hỏi tại sao tác giả có thể nói rằng hài-lòng cực-kỳ khi làm việc với họ, khi mà ông mặc cả mua một thứ gì đó và do đó hầu như mất nó, ông chắc chắn sẽ phải chịu mất-mát: Hầu như chẳng có gì được bán ngoài sự tin-tưởng trong thời gian 3,4 tháng, nhưng rồi sau khi ông chấp nhận may- rủi để rồi thua như đã nói, hay ít nhất phải trải qua hàng ngàn rắc- rối để đòi lại khoản-nợ, và cuối cùng là chịu-đựng khốn-khổ với những đồng tiền hư- hỏng và hàng hóa không thể bán được. Sự thiếu sót và rối-loạn trong buôn bán này sản- sinh từ sự nghèo-nàn túng-cực của họ hơn bất cứ lý-do nào khác. Vì thế mà không có một thương nhân Bắc Hà nào có dũng cảm và khả năng mua một lúc 2000 dollar hàng hóa và trả ngay lập tức. Nhưng không phải tất cả người Bắc Hà đều gian-lận lừa-lọc tới mức tính khí gian-dối của người TQ; và có thể do đó họ chỉ là cấp-dưới của người TQ trong các mánh-lới gian-xảo.

Có những khác biệt khác giữa 2 quốc gia: Người Bắc Hà van-xin liên-tục, và tra-tấn hầu-bao của bạn qúa đủ nếu bạn phải làm việc với anh ta. Khi mà người TQ tàn-nhẫn và khát-máu, sẵn-sàng nhẫn-tâm giết bạn ném xuống biển chỉ vì những vấn đề nhỏ.

Một lý-do trực tiếp khác cho trở-ngại chặn-đứng thương nghiệp là, trong khi họ cho phép một số lượng bạc lớn nhập khẩu vào quốc gia (thường là 1 triệu dollar mỗi năm) được đem tới Bowes và TQ để trao đổi lấy tiền đồng, lên xuống tùy theo ý thích của vị Chúa. Ngoài ra, số tiền này hỏng chỉ trong vài năm, không thể dùng mua bán được, đem tới sự phiền-phức gây ra mất mát đáng kể cho những thương nhân, thiệt-hại cho cộng đồng. Vì vậy, đem bạc ra khỏi đất nước mà không có dự- phòng ngăn ngừa là một chính-sách rất tệ.

Mà mặc dù vị Chúa rất ít coi-trọng ngoại-thương, ông ta vẫn nhận lấy từ nó, với tất cả sự rắc-rối của nó, số thu nhập đáng kể chảy vào két của ông ta hàng năm, dưới hình thức cước, thuế thân, thuế má, thuế quan... Nhưng dù tổng số tiền này lớn, cũng chỉ còn lại một ít trong kho bạc, lý do bởi vì đội quân lớn mà Chúa lập ra cùng với những khoản chi không cần thiết. Tóm lại, tiếc cho rất nhiều thuận lợi và cơ hội để khiến đất nước này giàu lên và thương nghiệp phát- triển đã bị bỏ qua, khi chúng ta nghĩ đến quốc gia này nằm giáp biên giới với 2 tỉnh giàu nhất của TQ, tỏ ra rằng phần lớn hàng hóa của đất nước rộng -lớn ấy sẽ được lưu-chuyển với rất ít khó-khăn, và thị trường hàng hóa từ Ấn và châu Âu, đặc biệt là đồ len dạ, có thể được lập ở đó - Nếu như họ cho phép thương nhân ngoại quốc được tự- do mua bán trong nội-địa. Có nhiều thuận- lợi to lớn với đất này, nhưng vị Chúa (e ngại rằng người châu Âu sẽ khám-phá quá nhiều lãnh-thổ của mình - mà dù thế thì ông ấy cũng chẳng bị thiệt hại gì) đã - và có thể trong cả thời gian tới, cản-trở sự vụ quan-trọng này.

Họ không có đồng tiền nào ngoài tiền đồng đến từ TQ, như đã nói trước. Vàng và bạc được họ đúc thành thanh nặng chừng 14 dollar, và họ dùng chúng để mua bán.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG V.

VỀ SỨC MẠNH CỦA VƯƠNG QUỐC

Vương quốc Bắc Hà có thể được coi là rất ghê-gớm, khi mà sức-mạnh hoàn- toàn tập-trung vào số lượng người, vì lực-lượng quân đội thường trực không thể ít hơn 140.000 người, tất cả đều được rèn-luyện tốt và có khả-năng sử-dụng vũ khí hợp-lý theo cách của họ, và họ còn có thể tăng lên gấp đôi vào vài dịp. Nhưng khi hầu như mọi người đàn ông đều dũng-cảm, chúng tôi không thể cho là họ ghê gớm với tinh thần hơi kém và tính khí quỵ-lụy, vì, những chỉ huy của họ phần-lớn là hoạn quan và muốn lấy tính đàn-ông của họ trở lại.

Một Tổng hành dinh có thể tập-trung chừng 8.000 đến 10.000 con ngựa, khoảng 300 đến 400 con voi, Hải quân có chừng 220 thuyền lớn nhỏ phù hợp cho sông hơn là biển và phù hợp cho tập thể thao hơn là chiến đấu. Họ chỉ có mỗi một súng ở đầu thuyền bắn đạn 4 pound. Thuyền họ chẳng có buồm và phải làm tất cả bằng sức mạnh của mái chèo. Quân lính đứng dàn hàng phơi ra cho đạn lớn nhỏ và những dụng cụ chiến tranh khác bắn vào. Họ có khoảng 5.000 bè nhỏ khác được gọi là thuyền giã (thuyền chài), thứ này thì tốt và có thể dùng buồm, nhưng quá yếu cho chiến tranh, chỉ có thể buộc chung với nhau bằng song mây; tuy vậy, chúng phục vụ tốt cho nhu cầu vận chuyển lương thảo và quân lính.

Tôi đã từng buộc phải đi trên một chiếc thuyền bè này tới Xiêm năm trước, cùng với 3 quý ông cùng công ty. Chúng tôi bị tàu TQ bỏ lại (trên chuyến tàu mà chúng tôi là hành khách) trên một hòn đảo cực Tây của vịnh Bắc Hà. Khi chúng tôi chuyển đổi dùng thuyền này, cám ơn Chúa, chúng tôi đã đi trên nó trong 23 ngày, với sự khâm phục mà tất cả chúng ta đều hiểu.

Bọn họ hầu như được cung-cấp đầy-đủ súng và pháo mọi chủng-loại, và cả đạn. Một vài người trong bọn họ có vũ khí tự tạo, nhưng phần lớn bọn họ mua chúng từ Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh, và dự-trữ các quân-trang quân-dụng khác cho những dịp khác của họ.

Trở lại với tình-trạng quân-dịch của Bắc Hà. Đó là một địa-vị khổ-sai và công- dịch với rất ít thuận-lợi; một khi đã là lính thì mãi mãi sẽ là lính, và rất khó để một trong một ngàn người được thăng-cấp, trừ phi anh ta có kỹ-năng sử-dụng vũ khí cực cao, hoặc may mắn làm bạn được với một vài vị quan cao, mà họ sẽ tiến-cử anh ta tới Vua. Tiền hầu như có đôi chút hiệu quả, nhưng khi nghĩ đến sự thăng chức do lòng dũng-cảm đơn thuần, đó là một mong-đợi vô-ích vì họ hiếm-khi có cơ-hội đối mặt với địch thủ ở khoảng đất trống, do vậy cũng chẳng có cơ-hội để rèn luyện chính mình mạnh hơn hay là để biểu-lộ sự anh-dũng của mình. Chỉ có vài người từ đầu đã leo lên chức tước cao và địavị lớn bởi có những thành tích lớn, nhưng đó là hạng ngoại lệ, không được coi là số chung.

Chiến tranh của họ có rất nhiều tiếng ồn ào và những đoàn người khổng lồ. Như thế, họ đi đến Nam Hà, ngước nhìn lên những tường lũy, dòng sông... vân vân, và nếu có dịch bệnh hay bệnh tật nào đó giữa quân đội thì sẽ lấy đi vài người trong số họ. Và, khi họ đến nghe thấy tiếng quát của kẻ địch, họ bắt đầu la khóc "Đây là cuộc chiến tàn-nhẫn và khát-máu". Và họ quay đầu bỏ chạy nhanh hết mức có thể để về nhà, chả được việc gì. Đây là trò họ chơi với Nam Hà ít nhất 3 lần rồi, và, sẽ như thế trong hầu hết thời gian tới, chừng nào họ còn được chỉ-huy bởi tướng lĩnh hoạn- quan tên gọi là Gà Trống Thiến [nguyên văn: Capon]

Họ cũng có nội-chiến giữa bọn họ, khi mà họ tranh-giành vị-trí lãnh đạo, và kẻ gian-xảo nhất sẽ chiếm ưu thế hơn là lòng dũng-cảm. Nhưng ngày xưa, khi họ đánh nhau với TQ, họ đã chứng tỏ mình mạnh-mẽ và dũng-cảm, nhưng đó là vì sự cần thiết buộc họ phải trở nên như thế. Viên tướng đôi lúc tìm vui khi nhìn quân lính của mình tập-luyện trong sân tập của ông ta hay với chiếc thuyền của ông trên sông, và đôi lúc khi thấy một người vượt xa các đồng sự, ông ta sẽ khen tặng cho anh ta quà với trị giá khoảng 1 dollar.

Quân lính được trả rất ít, không quá 3 quan 1 năm, ngoài gạo, ngoại trừ những thị vệ được trả gấp đôi. Họ được miễn tất cả các loại thuế và được phân bổ cho các quan, và các quan ủy nhiệm cho các làng đã tiến cử họ trả lương cho họ để duy-trì quân đội.

Lâu đài, thành trì, công sự phòng ngự... bọn họ đều không hề có. Cũng như họ không hiểu gì về nghệ- thuật xây thành-trì, chỉ góp một phần rất nhỏ sự khéo- léo của họ vào đó, mặc dù họ có rất ít lý do để dựa- dẫm vào lòng dũng cảm của quân lính như người Lacedemonian.
 
Chỉnh sửa cuối:

Grandtouring

Xe container
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
5,164
Động cơ
962,179 Mã lực
DESCRIPTION OF TONQUEEN, em cứ tưởng là Mô tả Tôn Quyền :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VI

VỀ KIỂU CÁCH CỦA NGƯỜI BẮC HÀ

Người Bắc Hà có tinh-thần năng-động và ngỗ-nghịch (dù là những kẻ hèn- nhát) hơn là ôn-hòa và yên-bình tự-nhiên, khi sự yên-lặng và hòa-thuận khó có thể nào giữ được lâu giữa họ mà không có một bàn tay đè- nén nặng- nề khắc- nghiệt, vì họ thường quy-tụ lại để mà nổi-loạn công-khai. Đó là sự thật rằng, sự mê-tín (mà những kẻ trung- lưu đại loại là bị nghiện một cách thảm- thương) đã làm sự xấu-xa tăng thêm rất nhiều, và đẩy họ tiến thẳng đến bờ vực hơn là tham-vọng. Nhưng những người có danh-tiếng lớn-lao, hay có phẩm- chất của quan lại, rất hiếm khi thấy họ liên-quan vào những ý định nguy- hiểm, và hiếm khi nhắm tới vị trí dẫn đầu của các bè phái cộng đồng. Điều này chắc chắn là vì họ đánh giá rất thấp những bè phái và các hình tượng giấy bồi những thầy đồng cốt mù lòa dựng ra, những kẻ đánh lừa và làm lạc hướng các thường dân ngu ngốc và mê tín, và từ đây, ý-thức của họ sẽ khó mà tiếp-cận được với sự điên-rồ và lòng phản-trắc sẽ dẫn họ đến sự hủy-hoại đáng đời.

Họ không hay than-khóc, nhưng lại bị cuốn vào một thứ cảm-xúc còn tệ hơn rất xa là ganh- ghét và hiểm-độc, thậm chí tới một mức độ cực kỳ. Trong những thời điểm trước đây, họ đã từng vô cùng kính-trọng nền sản xuất của các quốc gia xa lạ, nhưng bây giờ cảm xúc đó đã tiêu hao gần hết. Chỉ còn vàng bạc của Nhật Bản, đồ dạ của người châu Âu được họ yêu cầu. Họ chẳng hề có sự tò-mò đi thăm các nước khác, tin rằng chẳng ở đâu tốt bằng chỗ của họ. Họ chẳng hề công-nhận người đã đi ra nước ngoài, cho rằng người đó sẽ bị ảnh-hưởng bởi những gì đã thấy.

Họ ghi nhớ hạnh phúc và nhanh chóng sợ hãi, và có thể chứng-minh những tính chất xuất sắc như hướng dẫn đúng đắn xứng đáng sau: Học về tình yêu của họ, dù bản thân nó cũng chẳng nhiều nhặn lắm, nhưng nó sẽ khiến họ đưa ta có được việc làm và địa-vị cộng đồng. Giọng điệu của họ khi đọc rất giống khi hát. Ngôn ngữ của họ là những đơn tiết, đôi lúc một chữ có thể có đến 12 hay 13 nghĩa, và chẳng có chỉ dẫn nào ngoài giọng điệu của họ hoặc phát âm nó tròn trịa với trọng-âm nặng-nề, giọng nói đè-nén chặt... Và vì thế rất khó cho người nước ngoài có thể hấp-thụ được ngôn-ngữ một cách hoàn-hảo.

Tôi không thấy có sự khác-biệt nào về ngôn ngữ giữa triều đình và người bình thường, ngoại trừ về mặt lễ-nghi và luật-pháp, khi mà những từ ngữ TQ được dùng như thể tiếng Hy Lạp và Latinh giữa chúng ta.

Cả hai giới đều cân-đối, thường có thể chất yếu-ớt và dáng hình thấp-nhỏ, có lẽ vì sự ăn-uống không điều-độ và ngủ quá nhiều.

Bọn họ nói chung màu da có sắc nâu giống người TQ và Nhật Bản, nhưng ở đẳng-cấp cao hơn và phụ nữ có địa-vị thì trắng gần như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Mũi và mặt của họ không quá phẳng như người TQ, và mái tóc của họ- nếu để dài - được coi như là một thứ trang-sức. Cả nam và nữ, không phân-biệt, để tóc xõa dài tự do hết mức có thể. Nhưng lính tráng khi tập luyện và những người thợ thủ công khi làm việc đặt tóc vào dưới mũ, hoặc buộc nó thành một cuộn lớn trên đỉnh đầu. Cả trai và gái khi qua tuổi 16 hoặc 17 đều nhuộm răng giống người Nhật và để móng tay dài như người TQ, giữa những kẻ có địavị và của cải, móng tay dài nhất là tốt nhất.

Thói quen ăn mặc của họ là những cái áo choàng dài rất ít khác biệt với người TQ, và hoàn toàn không giống cách ăn mặc của người NB, hay như mô tả của Tarvernier, khi ông ta cho họ mang đai lưng - một mốt mà người ở đây hoàn toàn xa lạ.

Theo phong- tục cũ, họ bị cấm mang giày hoặc bít-tất, ngoại trừ các nho sinh và những người đã đạt đến cấp bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, bây giờ thì tục-lệ ấy đã không còn ngặt-nghèo như trước.

Tình- trạng của người thường thì rất khổ-sở, khi họ bị đè-chặt bởi thuế nặng, chịu đựng lao dịch nặng nề cho tất cả nam giới trên 18 tuổi - trong vài vùng đất và tỉnh thành thì là 20, có trách nhiệm phải trả trị giá 3,4,5,6 dollar một năm cho hàng hóa và (độ) màu-mỡ của đất đai cho làng của họ, số tiền này được thu trong 2 dịp riêng là tháng 4 và tháng 10, cũng là mùa thu hoạch lúa. Loại thuế này được miễn cho con cháu Hoàng tộc, những người phục- vụ trực- tiếp cho nhà Vua, những quan lại và viên chức cộng đồng, cùng với các nho sinh hay người đi học từ Sinh đồ trở lên (hạng này được trả nửa số thuế), binh lính và người trong quân đội, cùng vài người khác nhận được sự tự- do này, hoặc là được ban-ơn, hoặc là mua bằng tiền - mà sự miễn- trừ chỉ được tính khi còn sống, và được Chúa mua lấy. Nhưng những người mong muốn được kéo dài quyền-lợi này có thể hồi-phục lại nó khi trả một món tiền mới vừa phải cho vị hoàng tử nối nghiệp, người hiếm khi từ chối ban cho họ ơn-huệ như thế này. Nhưng những thương nhân, dù họ sống ở trong thành phố, vẫn được xếp trong làng mà cha mẹ và tổ tiên họ đã sống, và ngoài việc quan-hay phục vụ cho Chúa - ở thành phố, bằng phí- tổn của chính họ, thì còn có trách- nhiệm nghĩa- vụ phải lao động nô dịch - hoặc thuê ai đó làm thay cho họ - cho yêu cầu của nhà nước, như là tu sửa tường thành đổ vỡ, sửa chữa bờ đê và con đường của thành phố, kéo gỗ làm cung điện cho Chúa và những tòa nhà công cộng khác...

Những thợ thủ công, ở bất cứ ngành nghề nào, bị buộc vào làm việc quan 6 tháng trong 1 năm - và chẳng nhận lại được gì, cũng như họ chẳng dám đòi- hỏi gì cho việc lao dịch của mình trong suốt quãng thời gian đó; nó phụ thuộc vào xu- hướng, lòng hào- phóng của chủ nhân của họ, những viên quan, cho họ chút lương tiền để có thực phẩm khẩn yếu. Nửa năm còn lại, họ được phép làm việc cho chính mình và gia đình, điều đó chắc phải là rất khó- khăn với họ, đặc biệt nếu họ có quá nhiều con.

Với những nông dân nghèo, người thừa- hưởng đất đai cằn cỗi, và vì thế không thể trả tiền thuế bằng gạo hay tiền, họ được nhận vào làm việc cắt cỏ cho voi của Chúa hay quan tướng, và dù nơi cư ngụ của họ hay làng xã cách xa địa điểm họ cắt cỏ, họ có nghĩa vụ phải đem nó về thành phố trong cả năm, bằng chính phí tổn của họ.

Những gì ở trên nói ra rằng, có vẻ như với châm ngôn chính trị đó, vị Chúa đã giữ những thần dân của mình nghèo và đói- khát. Và sự thật, rằng chính-sách đó có vẻ đủ cần thiết. Vì nếu bản tính kiêu- ngạo ngỗ- ngược của họ không được buộc chặt bởi trách- nhiệm và lòng trung- thành với một nền thống- trị mạnh- mẽ, họ sẽ thường quên mất chính mình. Tuy nhiên, mọi kẻ đều vui- vẻ với thứ họ có trong nền kinh tế của mình, có thể để lại di- sản cho con cháu và người thừa kế, luôn luôn dự- phòng cho tiếng đồn về sự giàu có của mình không đến tai vị Chúa.

Vị- trí của người con cả không lớn hơn những đứa con khác cùng lứa, có rất ít vấn đề với người con gái, nhưng con gái chỉ được đòi hỏi một ít trong luật- pháp nếu như có con trai thừa- kế.

Và khi người Bắc Hà rất tham- vọng có nhiều người hầu và họ hàng giàu có, họ có phong tục nhận nuôi con của người khác (cả 2 giới đều không khác- biệt) làm con của mình và gia đình. Những đứa trẻ được nhân nuôi ấy có nghĩa vụ như con của họ... Vào những dịp lễ phải lạy mừng và tặng quà họ, sẵn sàng trong mọi dịp để phục vụ họ, phải đem cho họ hoa quả đầu mùa và gạo vừa thu hoạch, nhận lãnh sự hy sinh cho người trong gia đình như mẹ, anh trai, vợ... và họ hàng gần, khi người đỡ đầu đã chết, hoặc sẽ chết. Họ có nghĩa vụ với những điều này và phí tổn khác, vài lần trong năm, với thiệt hại của chính họ. Và khi đây là nghĩa vụ của con nuôi, nên người đỡ đầu sẽ chăm lo cho họ tiến- bộ hay đề- bạt họ tùy theo cơ-hội, cho họ quyền- lực để bảo- vệ và bảo- hộ những đứa con ruột của mình. Và khi người đỡ đầu chết, họ có quyền thừa- kế ngang -bằng với người con út, họ khóc than cho người đỡ đầu như cha mẹ ruột của mình, dù họ còn sống.

Kiểu- cách nhận nuôi là thế này: Một người mong muốn được làm con nuôi gửi lời khẩn- cầu đến cho người sẽ ban cho anh ta ân- huệ đó cùng với ý- định của anh ta. Người này, nếu cảm thấy thỏa- mãn, sẽ trả lời một câu hài- lòng, và anh ta do đó sẽ đến ra mắt ông ấy với một con lợn thiến và 2 hũ rượu mà người đỡ đầu sẽ nhận trong đám tiệc, lạy 4 lạy, và được trả lời hài- lòng cho những câu hỏi, rằng anh ta đã được nhận nuôi.

Người nước ngoài cư- ngụ hoặc buôn bán ở đây thường dùng phương- lối này để tránh các rắc- rối và sự bòn- rút tống -tiền mà họ thường phải gặp với những quan lại xấc- xược. Chính tôi cũng được nhận nuôi bởi một vị Hoàng tử, người được dự đoán - và hiện thời đã trở thành - thế tử của vị Chúa, và có được chỉ của ông ấy cùng với dấu ấn triện. Tôi thường tặng quà cho ông ấy khi trở về từ những hành trình, thường là những của hiếm ngoại quốc. Vị Hoàng tử này, mặc dù ông ấy có tâm- trí hào phóng và quý tộc, và tử- tế vượ-t bậc đối với tôi, nhưng tôi đã không được giúp- đỡ tốt hơn trong những rắc- rối của mình. Khi ông nội của ông ấy qua đời, Chúa đã đến với ông ấy, ông ấy có khuynh- hướng phát điên - điều đó đã phá đổ công việc của tôi, vì ông ấy bất- lực không thể bảo- vệ tôi trong những rắc- rối và yêu- cầu cần- thiết. Nhưng sau này tôi hiểu là ông ấy đã hồi- phục.[Có lẽ vị Hoàng tử mà S.Baron nhận làm cha nuôi là Trịnh Căn, con Trịnh Tạc]

Những nông dân hay dân làng phần đông là những người đơn- giản, và là những chủ thể bị lạc hướng bởi sự nhẹ- dạ và mê- tín quá- mức. Tính- cách được gán cho vài quốc gia khác cũng phù- hợp để nói về họ. Đó là, họ tốt hết mức, hoặc, xấu cực kỳ.

Đó là một sai- lầm lớn khi cho rằng người Bắc Hà hài- lòng khi sống trên thuyền, hoặc đó là lựa- chọn của họ, chỉ có những yêu- cầu cần thiết hay sự bần cùng mới khiến họ phải sống bằng cách ấy; phải đi từ bến này đến bến khác, làng này đến làng khác, cùng với vợ con trong một thuyền nhỏ thì chẳng thể nào là một cuộc sống hài lòng lắm, dù nơi đây thì họ chẳng biết "cá sấu" nghĩa là gì.

Dòng sông lớn nhất chảy qua Bắc Hà, như tôi đã nói, bắt nguồn ở TQ. Và những cơn mưa rào ở đó vào tháng 3,4 và 5 khiến cho dòng nước ở đây đổ xuống với tốc độ kinh khủng (vùng đất này thấp hơn TQ), đe dọa phá hủy đê và đập. Đôi khi nước dâng cao quá nhanh, vượt lên khỏi chiều cao của các đê chắn, và cả vật chất của con người, nhấn chìm cả vùng đất, gây nên sự rối loạn thảm thương và mất mát khủng khiếp cho cả người và thú vật.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VII

VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI BẮC HÀ


Người Bắc Hà không thể kết-hôn nếu không được sự đồng-ý của cha mẹ hay họ hàng gần nhất. Khi một thanh niên đến tuổi 16 hoặc 20, cha mẹ anh ta sẽ quyết- định lấy cho con một cô vợ, đưa ra lời thỉnh- cầu với bậc cha mẹ trong nhóm mà họ ý định lập gia đình cho con trai, đem theo một trăm miếng trầu được têm đựng trong hộp đẹp, một hũ rượu gạo hoặc rượu mạnh, và một con lợn thiến còn sống, đây là để cầu hôn. Người bạn của tớ gái xem những người viếng thăm chuẩn bị, và theo phong tục của vùng đất, đáp lại những câu trả lời phù hợp cho các câu hỏi nhận được, tùy vào sự bằng lòng của họ. Nếu như họ cảm thấy không bằng- lòng để kết đôi, họ sẽ tìm cách bào- chữa và xin- lỗi như là tỏ ra rằng con gái của họ còn nhỏ và chưa thể gánh lấy trách- nhiệm của người- chủ gia đình, và tuy vậy, họ sẽ cân- nhắc các vấn- đề sau này - hay những lời tương -tự như thế, từ đây người cầu hôn cùng với quà sẽ được đưa trả về.

Nhưng trong trường- hợp họ bằng lòng để con gái mình nương- tựa nơi chàng thanh niên, những món quà sẽ được đón- nhận ngay cùng với biểu- cảm của bọn họ cho sự bằng- lòng. Và sau đó ngay lập tức, không cần lễ- tiết nào thêm, họ thăm -dò và đồng ý với nhau về giờ lành cho đám cưới. Trong thời gian đó, cha mẹ chú rể thường gửi quà là thực phẩm cho cô dâu, đến thăm cô gái lúc này lúc khác - nhưng những thanh thiếu nữ thì thậm chí không được nói chuyện với nhau.

Trước thời-điểm đã định cho đám cưới có một bữa tiệc tùy theo hoàn- cảnh và khả- năng của hai bên gia đình, diễn ra không quá 1 ngày. Nghi- thức của đám cưới chỉ đơn- giản như sau: Vào buổi tối của ngày trước đám cưới, chú rể đến với cô dâu, tùy đẳng cấp của anh ta mà mang theo vàng bạc hay một số tiền (càng nhiều thì càng vinh dự) và các thực phẩm chuẩn- bị sẵn, rồi để tất cả ở đó, trở về nhà. Buổi sáng hôm sau là ngày đám cưới, cô dâu được mặc váy áo tốt- nhất của mình, đeo vòng vàng, hoa tai... Cha mẹ cô, người quen và người hầu đã sẵn sàng hướng dẫn và đưa cô đến với chú rể, khi cô đi là khoảng 10 giờ trước buổi trưa, cùng với cả đoàn người này đi cùng, trông nom cô từng cử chỉ. Những món đồ cưới và bất cứ thứ gì cha mẹ cô cho cô làm của hồi- môn cùng với những gì chú rể đã đưa tới được khiêng theo trên một cái cáng lớn. Và để cho có vẻ long- trọng, nó đi trước cô dâu cùng cả nhóm người một quãng dài. Tất cả vào nhà chú rể, người đón cô và họ một cách tử- tế và lịch- sự theo kiểu của bọn họ, tặng họ những thực phẩm được chuẩn bị sẵn cho dịp này, trong lúc nhạc và những biểu- hiện của sự vui -vẻ khác cũng không bị bỏ mặc. Và đây là tất cả nghi- thức của lễ cưới, không có các thủ- tục của quan tòa và pháp sư như tác giả của chúng ta đã nói.

Chế độ đa- thê được chấp- nhận ở đây. Tuy nhiên, người phụ nữ có cha mẹ ở đẳng cấp cao nhất là chính giữa bọn họ, và được ban chức- danh là vợ (cả)

Cưỡng- bức và những thứ tương tự rất ít xảy ra ở vùng đất này. Luật pháp cho phép đàn ông được li- dị vợ nhưng phụ nữ không có chung quyền lợi đó, và khó có thể được rời đi, chống lại người chồng giống-như-ông-trời, trừ phi cô có một gia đình có khả- năng bắt- buộc anh ta làm điều đó chỉ đơn- thuần bằng quyền- lực. Khi một người đàn ông toan- tính bỏ vợ, anh ta đưa cho cô một ghi- nhận có dấu tay và chữ ký của mình, ghi rằng anh ta đã không còn kỳ- vọng gì với bản thân cô, cô được tự- do xếp- đặt chính mình - và nếu có cơ- hội, tự -do cho phép cô cưới người khác, không có kẻ nào dám xếp- đặt cho cô mà không quan -tâm tới ghi- nhận này vì sợ người chồng trước có thể bắt cô trở lại lần nữa, và vì thế làm rối- rắm luật phức- tạp này. Và cô nhận được một số tiền lớn từ người chồng.

Người phụ nữ bị chồng bỏ, khi rời khỏi người chồng, có thể đem theo cùng cô vàng bạc, tiền... mà anh ta đã đem đến nhà cô vào lúc anh ta lấy cô. Những đứa con sinh ra trong thời gian sống- chung thì người chồng giữ; nhưng những viên quan của họ hiếm khi, và chỉ trong những hoàn cảnh khẩn cấp hoặc do vi- phạm luật, đối xử với những người vợ của họ khắc- nghiệt, nhưng những vợ lẽ của họ lại được đối- xử như thế trong những lúc nhẹ- nhàng, khi niềm vui khiến họ thay đổi hay họ thỏa- mãn với con người các cô vợ. Ở trong giới trung lưu, khi một người đàn ông và vợ bất- đồng và đều chung ước muốn được rời khỏi nhau, họ li- dị trong sự chứng- kiến của vài quan tòa và viên chức cộng đồng, cùng với bản viết cam- kết. Nhưng người chồng nông dân không biết đọc hay viết thì bẻ đôi một đồng xu - thứ tiền của đất nước này - hay một cây đũa tượng- trưng cho vợ anh ta, như một minh- chứng cho sự kiên- quyết bỏ cô ấy. Một nửa thì anh ta tự giữ, và nửa kia anh ta đưa cho cô, cô sẽ đem nó đến cho người đứng đầu và những trưởng lão của làng, yêu- cầu họ làm chứng rằng chồng cô đã thải- hồi cô khỏi nghĩa- vụ làm vợ anh ta, và anh ta không còn gì để xếp -đặt cho cô mãi mãi. Rồi cô có thể giữ hay ném nửa đồng xu hoặc cây đũa đó đi, cưới người khác chừng nào cô muốn.

Với tội ngoại- tình, nếu một người đàn ông bắt được vợ mình ngay tại hiện- trường, anh ta có thể - nếu muốn - giết ngay cô ta cùng tình nhân của cô bằng chính bàn tay mình, hoặc người phụ nữ sẽ bị đem ra cho voi giày chết, kẻ ngoại tình bị đưa đến cho quan tòa và sẽ bị phán tội tử hình không có một chút trì- hoãn. Nhưng với những người bình- thường thì không như vậy, họ phải tới tòa án, nơi mà những kẻ phạm tội phải chịu sự trừng- trị khắc- nghiệt nếu như chứng -minh được rằng họ có tội.

Câu chuyện mà ngài Taverniere đã kể về những gì xảy ra với anh trai ông ta ở Bắc Hà không được đồng tình trong phong- tục của những người này hay phù hợp với tính cách của họ, do vậy, với tất cả sự có thể, đó là hư- cấu.


(Taverniere kể về một "hoàng tử" đi lại với một "công Chúa" vợ của "hoàng đế" đã qua đời. Hoàng tử này sau đó bị trừng phạt và bắt giam một thời gian, sau đó bị đưa ra chiến trường làm lính, công Chúa bị tử hình bằng cách bỏ đói và phơi nắng đến chết.)
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VIII.

VỀ NHỮNG CUỘC THĂM HỎI VÀ GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI BẮC HÀ


Phần lớn họ đi thăm nhau vào lúc chiều tối. Thật là bất lịch sự khi đến nhà một người có chức vụ lớn nào trước bữa trưa, trừ phi có công việc khẩn- cấp cần- thiết, hoặc được mời riêng, bởi vì sau đó họ sẽ còn rất ít thời gian. Do vào buổi sáng thì họ đi đến triều đình từ rất sớm để hầu Chúa, cuộc họp này sẽ kéo dài đến 8 giờ; khi trở về nhà, họ tự sắp xếp việc nhà của họ trong một lúc, cùng với những người hầu cận (nếu công việc xã hội quan- trọng hơn cho phép); khoảng thời gian ít ỏi sau đó cho đến bữa trưa để cho họ lui về nghỉ ngơi.

Những Hoàng tử, hay các viên quan đại thần, thì cưỡi voi hoặc là được khiêng trên võng, hầu hết người hầu cận, quân lính, tùy sai đi theo phía sau, không bao giờ có tình trạng khác, khi mà số lượng người hầu nhiều hay ít tùy theo mức- độ địa- vị của một người. Những người cấp thấp hơn cưỡi ngựa, và được theo hầu bởi số lượng người tùy theo khả năng quản lý của họ, không có giới hạn, thường thì không quá 10 người - nhưng chắc chắn đó là tất cả số lượng có thể đi hoặc phải đi, vì họ rất ham muốn có được nhiều tùy sai.

Nếu người đến thăm có địa- vị cao hơn người được viếng thăm, người tiếp đón sẽ không dám đưa mời người kia thức ăn hay nước uống, không, không có ngay cả một lá trầu, trừ phi ông kia gọi. Nước và trầu của họ thường được các người hầu đem theo cùng.

Để đàm- luận với họ, đặc- biệt nếu người kia có quyền- lực, cẩn- thận đừng chạm đến những chủ- đề tang- tóc buồn -thảm, dù là gián- tiếp hay trực- tiếp, những chủ đề hài lòng vui- vẻ được gợi ý từ họ là tốt nhất. Nhưng những thứ khó- chịu nhất về những vị Chúa này là, khi họ cho phép người trong đoàn của mình (một nhóm người ngu độn hung- bạo vô- lễ) đi theo họ vào trong bất cứ nơi riêng tư nhất nào của nhà người khác, đặc biệt khi họ đến thăm nhà người châu Âu, nơi mà họ hành- xử hết sức ngớ ngẩn, và cho phép chúng nói chuyện và đùa -giỡn rất xúc- phạm và vô- lễ; hơn thế nữa, chúng ăn trộm bất cứ thứ gì mà chúng có thể lấy. Với những hành- động đó, chủ nhân ngốc- nghếch của chúng lại lấy làm- vui vẻ thay vì kiểm- tra lại sự láo- xược và tội- lỗi của chúng. Nhưng khi họ được mời bởi người cấp cao hay đồng cấp, mà sau đó họ tiếp đãi khách vào dịp nào có thể, với trà hay bữa ăn, không bỏ quên trầu cau luôn là món đầu và cuối bữa tiệc. Cái hộp đựng trầu phần chung được sơn đơn giản màu đen hoặc màu đỏ, hoặc vài màu sậm tối nào đó, nhưng tầng lớp quý tộc, các Hoàng tử và Công Chúa mang dòng máu hoàng tộc thì dùng những cái hộp nặng bằng vàng, bạc, mai rùa, hay được nạm trai. Những cái hộp sơn vẽ cầu kỳ màu mè chỉ được dùng trong các chùa. Nhưng những cái hộp quý giá mà ông Taverniere nói rằng đã thấy, có giá trị 4 hay 5000 quan, trong triều đình Đại Thanh, thì chắc chắn không phải là của Bắc Hà - vì kim cương, hồng ngọc, lục bảo không sản sinh ở vùng đất ấy, cũng như người bản xứ không có nhu- cầu sử- dụng chúng, cũng không được các sứ thần Bắc Hà đem về - Khi mà nhà Vua không có yêu cầu, và cũng chẳng có giao- dịch nhỏ nhất nào giữa hai đất nước.

Họ hiếm khi đến thăm người bệnh, và họ khó mà quan- tâm đến ai ngoài thân thuộc và họ hàng của mình để mà để ý đến sự sống chết của người khác, hay tình- cảnh của kẻ kia có khốn- khổ thế nào, và sự nhắc- nhở nhỏ nhất để giải quyết những sự vụ và mối quan tâm của người khác được coi là một tội- lỗi ghê -tởm và sự quấy- rầy không thể tha- thứ. Để rồi những người ấy chết mà không có nguyện vọng gì - thiếu sót này thường tạo ra những vụ án phiền- phức trong những người họ hàng, nếu không có con cái kế thừa dù chỉ là ngôi nhà đổ nát của họ và những sự thua- thiệt trong những điều mà họ tranh- giành.

Trong sảnh của những người địa vị cao là một vài góc thụt vào, nơi mà họ ngồi khoanh chân trên chiếu - tùy theo địa- vị của họ, nơi ngồi càng cao thì càng vinh- dự, và những chỗ ngồi này đều được phủ chiếu có độ tốt tùy theo nơi trải, ngoại trừ buổi sáng, khi họ thích dùng những cái chiếu thô hơn. Về thảm trải thì họ không hề có, cũng như không thể mua được, vì thế tôi tự hỏi về những gì mà tác giả nói về những chiếc chiếu mềm như thảm tốt mà cái rẻ nhất cũng phải từ 30 tới 50 rúp trở lên ở Ba Tư và Surat - nơi mà những chiếc thảm tốt nhất có thể đem tới nơi đây bán với giá 3 hoặc 4 siling là cao nhất. Tôi cũng chẳng tin là có người châu Âu nào ngoài ông ấy đã được thấy một tấm chiếu Bắc Hà nào rộng quá 9 ell [Đơn vị đo cổ của Anh, chừng 45 inch] và mềm như nhung. Tuy nhiên, nó cũng giống những chuyện hoang- đường khác của ông ấy. Những người này cũng không dùng nệm dù để ngồi hay nằm, nhưng họ có một loại tấm lót làm từ tranh sậy hay chiếu để nằm ngủ hoặc dựa vào.

Với thức ăn, họ có đủ lòng hiếu- kỳ, dù món ăn của họ không làm hài- lòng người ngoại quốc. Bữa ăn bình-thường gồm có trà xanh, gạo và cá muối hay tương tự. Những quan chức nếu muốn thì có thể được ăn những thứ tốt nhất trong vùng.

Tôi không thể so-sánh về sự gọn-gàng giữa người châu Âu và họ, khi mà trong nhà họ có rất ít hoặc không hề có đồ trang-trí nào ngoài thường- lệ là những cái giường thiết yếu nhất, đôi lúc có bàn và trường kỷ, hiếm khi có ghế. Họ không dùng khăn trải bàn hay khăn ăn, họ cũng chẳng muốn dùng chúng khi mà họ không dùng tay chạm vào thức ăn mà dùng đôi đũa như người TQ hay Nhật. Tất cả thức ăn của họ được phục vụ trong những cái đĩa lớn nhỏ, không được làm từ gỗ được chạm trổ hay sơn như ông Taverierer nói, mà là đồ vật từ Nhật Bản và TQ rất được coi- trọng ở đây. Người có tiền hay địa- vị có một loại nghi- thức và khuôn- phép nào đó trong bữa ăn, nhưng tất cả còn lại, chừng nào họ ngồi vào bàn - những chiếc bàn sơn nhỏ - họ chẳng quan- tâm đến ngay cả nói- chuyện, và đây chẳng phải do lễ- phép tốt hay lòng kính- trọng nào với người cao tuổi, mà chỉ là khao- khát tham- lam lấp đầy bao- tử. Họ thật sự là những người ăn- giỏi và sành- ăn, cũng có thể là họ sợ mất phần khi nói chuyện, vì thế tất cả đều làm nên sự im- lặng vội- vàng tốt nhất có thể để vét sạch các đĩa thức ăn. Tôi thường thấy những người theo hầu và tùy sai của các quan ăn như đấu thể thao, và đã từng- hâm mộ khả năng ăn của họ cả về số lượng lẫn sự tham ăn - mà tôi tin rằng không quốc gia nào dưới mái vòm thiên đàng có thể ngang với họ.

[Đoạn này tác giả miêu tả hơi quá về bản chất tham ăn của người Việt]

Về thức uống, mặc dù người nhà quê và tầng lớp trung lưu hiếm khi rơi vào sự quá độ và cám- dỗ của rượu mạnh, nhưng giữa những người trong cung điện và quân lính, say xỉn không phải là tật xấu. Một anh chàng có thể uống một cách thông- minh, tức là thể hiện sự dũng- cảm. Họ không có thói quen rửa tay khi đến bàn ăn mà chỉ rửa miệng vì họ ăn trầu cau; nhưng sau bữa ăn, họ thường rửa cả hai, và làm sạch răng bằng một mảnh tre được làm sẵn cho mục đích này, rồi ăn trầu. Ở nhà một người bạn, sự tiếp- đãi có thể rất tự- do, nếu ông ta hài- lòng thì có thể gọi thêm cơm hay bất cứ thứ gì khác, nếu ông không hài- lòng, chủ nhà đều tử- tế chấp- nhận. Họ không hỏi người khác về tình- trạng của người kia, nhưng thăm hỏi bằng 'Anh đã ở đâu lâu thế?' và 'Anh làm gì trong thời gian này?'. Và nếu họ biết hay đoán ra qua vẻ mặt, rằng người kia bị bệnh hay khó ở, thì họ sẽ hỏi 'Anh ăn bao nhiêu chén cơm một ngày?' (Họ ăn 3 bữa 1 ngày, ngoài bữa ăn nhẹ buổi chiều trong những người giàu có quyền lực) hay là 'Anh ăn có ngon miệng không?'.

Trong những trò giải- trí của người Bắc Hà, họ hay dùng nhất là khiêu vũ, đàn ca và hát hò, những thứ này phần đông được tổ- chức vào ban đêm và diễn ra cho đến sáng, là thứ mà ông Taverniere gọi là hài kịch - một cái tên rất khiếm- nhã, không phản- ánh đúng chúng ở bất cứ mặt nào, cũng như những gì ông nói rằng chúng được biểu diễn với những trang hoàng đẹp đẽ cùng các máy móc, rất hài-lòng để thưởng-thức, và họ thật là khéo- léo để biểu diễn ra biển và sông, cùng những trận hải chiến như thể họ có thể diễn lại trận chiến năm 1588 giữa Anh và Tây Ban Nha. Họ cũng chẳng có bất cứ nhà hát nào để biểu diễn mà chỉ diễn trong sảnh của nhà các quan và sân của các nhà khác cũng có thể phục vụ. Nhưng ở trong các làng, họ có các căn nhà để hát, được xây bởi 3, 4 làng hay hơn nữa, họ tổ chức lễ hội trong này, hát và thết tiệc theo kiểu của họ. Những nghệ sĩ của một nhà thường là 3, 4 hay 5 người, tiền lương của họ không quá 1000 đồng - giá trị khoảng 1 dollar - cho 1 đêm biểu diễn. Nhưng những khán giả tự- do có thể tặng quà cho họ, bất cứ khi nào họ biểu- diễn khéo. Họ thường mặc vải mỏng nội địa, palong, vải bóng và tương tự. Họ chỉ có vài bài hát, không quá 5 điệu, và hầu hết được soạn để ca ngợi Vua và Chúa, rải rác có vài đoạn tình- ca xen giữa thi- thư tao- nhã. Người nữ chỉ múa, và người múa cũng phải hát, và đôi lúc bị ngắt ngang bởi người nam đóng vai anh hề, người thường là kẻ bắt chước khôn khéo nhất họ tìm được, và kẻ như thế lại có thể khiến đám đông cười trước cử chỉ và hình dáng của anh ta. Nhạc cụ của họ gồm có trống, chũm chọe đồng, kèn oboa, đàn dây, 2 hay 3 loại (như kiểu) violin... Ngoài ra, họ còn có kiểu nhảy múa khác, với một cái chậu được đổ đầy hay chất lên những ngọn đèn sáng, mà một người nữ đội lên đầu và nhảy múa, quay tròn, xoay trở, uốn éo thân thể trong vài hình dạng và kiểu- cách với sự mau- lẹ cực- kỳ, mà không làm đổ một giọt dầu nào từ đèn, khiến khán giả đều ngưỡng -mộ. Màn biểu diễn này dài chừng nửa giờ.

Phụ nữ cũng thông- thạo nhảy múa trên dây, và một vài người có thể biểu diễn rất duyên- dáng.

Đá gà là một trò chơi hãnh diện giữa bọn họ, do đó nó trở thành một môn thể thao đẳng- cấp, và rất thời- thượng ở trong triều. Họ thua khá nhiều khi đặt cược với vị Chúa, dù đúng hay sai thì ông ta cũng thắng và phải thắng, từ đó ông ta làm bần- cùng kẻ dưới để họ không thể toan- tính điều gì.

Họ rất vui- vẻ trong trò câu cá, và thuận- lợi vì có rất nhiều sông hồ lớn.

Với trò săn bắn, hiếm có mảnh rừng hay khu rừng nào thích hợp cho hoạt động này trong toàn bộ đất nước, cũng như chẳng có ai thành- thạo trò này.

Nhưng khoảng thời gian giải trí to lớn của họ là lễ hội mừng năm mới, thường diễn ra vào khoảng 25 tháng 1 và được tổ chức trong khoảng 30 ngày. Trong những ngày này, ngoài múa và trò giải- trí như đã nói trước, còn có những loại trò chơi khác của họ - như chơi bóng đá [không rõ là dân ta hồi ấy đá bóng kiểu gì???], đánh đu trên một động cơ làm từ tre được dựng ở mọi góc đường, hoạt động thân thể khéo léo, và một dạng của trò ảo thuật được đưa lên sân khấu để góp vui. Không ai trong số họ chậm chân trong việc chuẩn bị lễ hội thật lớn và sung- túc, cố gắng để vượt- trội nhau trong khoảng thời gian 3 hoặc 4 ngày, tùy theo khả -năng của họ. Tất nhiên đây là thời gian mà sự phàm -ăn và trác- táng là vượt trội hơn cả, và anh sẽ được coi là kẻ bất- hạnh khốn- khổ nhất nếu không chào- đón bạn bè và người quen, nếu làm thế thì cả năm anh sẽ phải van- xin để sinh- nhai.

Ngày đầu năm, những người bình- thường không di- chuyển ra ngoài (trừ phi họ là tùy sai của vài quan chức) mà giữ mình đóng kín cửa trong nhà, không đón ai ngoài những họ hàng thân nhất, từ- chối những người khác trong ngày ấy, dù chỉ là một hớp nước hay một viên than để thắp lửa, và sẽ rất tức- giận nếu ai đó đưa ra một yêu cầu như thế, họ tin- tưởng một cách mê- tín rằng hậu- quả của nó là bọn họ sẽ trở thành chủ- thể bị nguyền- rủa nhắm vào; và nếu họ cho bạn một thứ gì trong ngày đó, sẽ trở thành vận- xấu của họ phải liên- tục cho đi, và bản thân cuối cùng sẽ trở thành ăn mày. Lý do mà họ không đi ra ngoài cũng cùng một căn nguyên, là sợ phải gặp thứ gì đó là điềm xấu hoặc thứ khác báo những điều xấu xa cho họ vào ngày đó, sẽ khiến họ xui-xẻo trong cả năm - Khi mà họ quan- sát một cách mê- tín về đủ loại chi- tiết vụn- vặt linh- tinh đều là điềm xấu hoặc tốt. Nhưng vào ngày thứ hai của năm, họ đi thăm nhau, rời- bỏ các loại trách- nhiệm bổn- phận với những kẻ cấp trên của mình, quân lính và hầu cận của họ cũng làm như thế. Nhưng các quan trong ngày đầu năm phải đến chỗ nhà Vua và Chúa, những kẻ quan sát cẩn trọng khi những người khác là kẻ sách nhiễu sắc bén và chính xác trong cuộc gặp này.

Vài người tổ chức năm mới của họ từ ngày 25 tháng chạp Âm lịch, nhưng đó là không phải phép. Cơ sở của họ dựa trên đó là ngày Fup unu [một từ cổ, không hiểu là gì, có lẽ phiên âm sai của từ Phong Ấn, nghĩa là cất Ấn triện đi để nghỉ việc công], ngụ ý rằng Quốc ấn được bảo lưu, và sau đó cất vào trong hộp với mặt ấn úp xuống trong vòng cả tháng. Và trong khoảng thời gian đó, luật pháp - như nó đã thế - sẽ ngủ yên, và không có hoạt- động nào liên- quan đến cái ấn đã nói. Các bộ máy tư pháp của triều đình im- ắng, những kẻ còn thiếu nợ sẽ không bị bắt; những tội lỗi nhỏ như là ăn cắp vặt, đánh nhau, đánh người... thoát được mọi hình phạt, chỉ có tội mưu phản hay ám sát trấn thủ của thành thị hay tỉnh thành mới được ghi nhận, và kẻ phạm tội sẽ bị giam giữ cho đến khi quốc ấn được hoạt động lại, đưa họ đến nơi xét xử. Nhưng năm mới của họ hợp cách là bắt đầu vào tháng trăng mới, thường vào khoảng 25 tháng 1 như đã nói, và kéo dài theo phong- tục của TQ là 1 tháng.

Theo những gì đã nói trên, tác giả của chúng ta đã thể hiện ra mình ngoa- dụ quá mức như thế nào về những chuyện này, đặc biệt khi ông ta nói rằng người Bắc Hà là những người yêu lao- động và cần- cù siêng- năng, sử- dụng thời gian của họ một cách cẩn- trọng khôn- ngoan có hiệu- quả nhất - điều này ở mức độ nào đó thì đúng với phụ nữ, nhưng đàn ông nói chung đều lười- biếng và thích ăn không ngồi rồi, nếu như họ không bị bắt buộc phải làm việc cần- thiết thì tôi vô cùng tin rằng họ sẽ rất vui vẻ dùng thời gian của mình trong mỗi việc ăn và ngủ - vì nhiều kẻ làm chán ngấy chính mình trong việc tọng đồ ăn đầy bụng, nhồi- nhét như họ sinh ra chỉ để ăn, chứ không chỉ ăn vì phục- vụ cho mục đích- chính của cuộc đời.

Đó cũng là một sai- lầm khi nói rằng người Bắc Hà xem đó như sự hổ- thẹn nếu như đầu của họ không được che phủ, vì khi một viên cấp dưới tới gặp một vị đại quan, dù là vì công việc hay vì vị quan cho gọi, luôn luôn mặc áo dài đen và đội mũ, nhưng viên quan thì không đội. Nhưng nếu viên sứ giả đến đưa lệnh từ nhà Vua, kể cả bằng miệng hay chiếu thư, thì họ sẽ không dám nghe đọc hay nhận chiếu mà không đội mũ mặc áo. Tôi sẽ nói thêm và điều này khi viết đến phần của triều đình Bắc Hà.

Về những tên tội phạm, chúng sẽ bị cạo trọc ngay sau khi bị phán tử- tội, vì chúng đã từng được biết - cũng như e sợ - về việc chúng có cơ hội trốn thoát khỏi những người giam giữ, đây cũng là điều khác biệt với những gì ông Taverniere đã nói. Nên những việc như đóng đinh tội phạm lên thánh giá hay chặt tay chân họ bằng 4 chiếc thuyền chạy về những hướng khác nhau là những trò tra- tấn chưa từng nghe thấy ở quốc gia này.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG IX.

VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐI HỌC

Người Bắc Hà có sự nghiêng-lệch rõ-ràng về việc học hành, vì đó là cách duy- nhất để có được địa-vị và gia-tăng đẳng-cấp, điều này khuyến-khích họ chuyên- tâm học hành siêng-năng cần-cù, đem tới thành-công tốt-đẹp hoặc thất -vọng ,cũng như ở các quốc gia khác, tùy theo tài- năng khác nhau của họ, và cũng như nếu họ được phú cho sự nhanh- nhạy, ý- chí, và đặc biệt hơn là họ được trang bị một trí nhớ tốt hoặc tệ - điều này là yêu cầu chính yếu nhất để làm chủ được loại học hành đang phổ biến ở quốc gia này, thứ là tổng hợp của hầu hết các chữ tượng hình, nơi mà họ có nhiều chữ tương đương với sự vật, yêu cầu nhớ dai cực kỳ. Vì thế, có vài nho sinh phù hợp để cấp bằng sau 12 hay 15 năm học tập, những người khác là 25 hay 30 năm, và nhiều người thì cả đời cũng không.

Họ có thể, chừng nào mà họ cảm thấy mình có- thể hoặc có khả-năng, thì đi thi, mà không có nghĩa- vụ phải học tập lâu hơn hoặc có giới hạn số năm học. Cũng như họ không có các trường học công, nhưng mọi người chọn một thầy giáo mà ông ta thích cho con mình, bằng lựa chọn của chính mình.

Sự học của họ không chỉ bao gồm học ngôn ngữ - như người châu Âu chúng ta - họ cũng chẳng biết tới triết học của chúng ta, nhưng họ có một Khổng Phu Tử - một người TQ (hay mọi người gọi là Khổng Tử), người sáng tạo ra nghệ thuật và khoa học của họ, cũng giống như với người TQ. Ông ấy chỉ biên soạn có một cuốn sách, nhưng còn san định lại 4 cuốn sách khác từ những triết gia TQ cổ đại, chứa đựng những châm- ngôn đạo- đức và chính- trị, những nghi- lễ và cúng- tế của họ... Hơn nữa, những môn đệ của ông ấy đã từ sách của thầy mà thêm thắt ra những lề luật, câu cú, vân vân tương tự khác nhau, phù hợp cho đất nước nói chung và mọi người nói riêng, tất cả được sưu tầm vào 1 bộ, chia làm 4 phần, gọi là Tứ Thư, cùng với 5 cuốn đã nói trước thành 9 quyển. Và chúng là những cuốn sách cổ nhất, cùng với danh tiếng đó, sẽ chẳng chấp- nhận bất cứ một sự trái ngược nào, và là nền- tảng của sự học hành - Không chỉ ở TQ và quốc gia này, mà cũng ở Nhật Bản, có thể có vài khác biệt nhỏ.

Nhũng cuốn sách này bao hàm hầu như là phần lớn nhất trong hệ thống chữ tượng hình của họ, có số lượng nhiều đến mức không ai có thể dễ dàng xác định, nhưng phỏng đoán là khoảng 90.000 hay 100.000, bởi vì sự học của họ có cả sắp xếp và kết hợp chúng để giảm số này xuống, cũng như không cần thiết phải biết quá nhiều - chỉ có số ít người có khả năng này - chừng 12.000 hay 14.000 là đủ cho viết lách thường lệ.

Bọn họ hoàn toàn mặc kệ triết học tự-nhiên, và cũng chẳng có tài- năng hơn ở toán học và thiên văn học. Thơ ca của họ thì tôi không hiểu, âm nhạc của họ thì tôi chẳng thấy thú vị hay hài hòa - và tôi chẳng thể nào ngoài việc tự hỏi, bằng năng lực nào mà ngài Taverniere khám phá ra được rằng họ là những người tuyệt vời nhất châu lục trong nghệ thuật này?

Nói lộn xộn một hai từ chung chung về chuyện học hành của họ, tôi trở lại với những nho sinh: Họ phải, để giành được công việc và địa vị (Tôi không nói là bậc quý tộc vì theo phong tục ở đây, tất cả sự vinh danh sẽ chết cùng với con người, và không truyền lại cho hậu nhân của ông ta), trải qua 3 cấp độ: Thứ nhất là Sính đồ (nguyên văn: fingdo), tương tự với Batchelors ở châu Âu; thứ hai là Hương cống (nguyên văn: hung cong), gần giống như Licentiate chúng ta; thứ ba là Tiến sĩ (nguyên văn: tuncy), bằng với cấp bậc Doctor.

Trong những Tiến sĩ, họ chọn lấy người có khả năng-nhất và đưa anh ta làm Trạng nguyên, tương tự như nói rằng ông ta là chủ tịch hay một giáo sư về học hành.

Và tất nhiên, việc chọn lựa các nho sinh này được quản lý với luật- lệ và sự- công bằng đáng tuyên dương nhất mà tôi biết giữa bọn họ - trong khi tất cả các mặt khác của họ đều bị thống trị bởi tham- nhũng, thiên- vị, hoặc cảm- tính cá nhân. Trong việc phân bố các cấp bậc này, họ chỉ tôn- trọng mỗi tài- năng cá- nhân, không ai có thể đạt được sự vinh -danh nào nếu không xứng- đáng, bởi những kỳ thi nghiêm- khắc và chính- xác nhất.

Thủ- tục và cách- thức đề bạt Sinh đồ như thế này: Một lần trong 3 năm tùy theo Vua và Chúa sẽ tuyển chọn 2 hay 3 Tiến sĩ cùng với vài Văn quan hay quan tòa trị an có cấp bậc Hương cống làm người chấm thi của học viện tỉnh thành nơi cuộc thi được tổ chức (họ tổ chức lần lượt từ nơi này đến nơi khác), phải sửa sang ngay lập tức để thực hiện nhiệm vụ được giao. Sự cẩn- trọng lớn được thực hiện, không ai nói chuyện với người đi thi trên đường hay nhận của đút từ họ. Khi đến, họ vào chỗ của mình trong những ngôi nhà được dựng từ tranh tre, được bao quanh bởi một bức tường từ vật liệu tương tự, để lại một khoảng trống trải ở giữa để dựng một nhà hát. Những Tiến sĩ được xếp tách khỏi các Văn quan và tất cả còn lại trong những tòa nhà riêng biệt, và không được nói chuyện với nhau trong thời gian thực- hiện nhiệm- vụ. Những bảo vệ nghiêm- khắc canh ở những cánh cửa, người đến hoặc đi đều phải bị lục- soát xem có giấy hay chữ viết... Nếu có ai bị phát hiện vi- phạm, ông ta sẽ bị trừng -phạt tàn- nhẫn và mất chức.

Trong buổi sáng của ngày đã định trước, để mở đầu kỳ thi đã nói, tất cả những học sinh tập- trung về khu vực này, nơi một quan chức sẽ đưa cho họ xem 5 câu ngắn, được viết bằng chữ hoa mà mọi người dù đông đúc thế nào cũng có thể chép lại. Khi đã xong, họ bị khám xét xem có giấy hay chữ viết trong người, và được xếp trên khoảng đất trống đã nói trước, cách nhau một khoảng đủ và đều, với những người giám thí mà không ai đến nói chuyện với họ.

Ở đó, họ ngồi để viết bài thi, phải xong trước chiều tối, và những câu trả lời phải hơn 24 mặt giấy. Và như mọi người được chỉ, anh ta đóng quyển, trên một mảnh giấy đặc biệt, ghi tên mình, tên cha mẹ và làng - mà những Tiến sĩ sẽ tước ra, đánh dấu quyển thi và mảnh giấy bằng một con số giống nhau, được đặt chia ra tùy theo tỉnh thành và làng.

Thu xong tất cả các quyển, những Tiến sĩ sẽ đem chúng cho Văn quan (tên của người viết quyển được viên quan khác coi giữ) để chấm. Những người này sẽ ném đi các quyển viết tệ, và gửi những quyển tốt cho các Tiến sĩ lần nữa. Họ, dựa trên cái nhìn nghiêm- khắc, bỏ ra ngoài còn nhiều hơn nữa, để mà đôi lúc trong 4 hay 5.000 quyển dự thi, chỉ có 1.000 quyển qua được vòng đầu tiên, vòng thứ hai có thể chỉ còn 500, và đến tầng cuối cùng chỉ còn 300 được chọn làm cử nhân. Với những người đã thể hiện tốt ở vòng thi đầu, tên của họ được xướng nơi công cộng sau 8 hay 10 ngày, để chuẩn bị cho vòng thi thứ hai. Và những người có tên đã bị ném đi thì không cần phải ở lại vì họ không còn được chấp- nhận trong phần thi ấy. Cùng một phương cách ấy, họ tiếp tục vòng thi thứ hai và thứ ba, ngoại trừ nhiệm vụ của họ trong vòng thi thứ 2 chỉ là 3 câu hỏi, và trả lời 12 mặt giấy, vòng cuối có 2 câu, trả lời 8 mặt, nhưng khó hơn vòng trước. Những người đậu các vòng thi được công nhận là cử nhân và tên của anh ta được xếp chung với những người cùng cấp trong quyển sách của vùng, và từ đó họ chỉ phải trả một nửa số thuế mà họ phải trả trước đó, và có thêm một vài miễn trừ nhỏ- nhặt.

Bây giờ thì xem cách họ tuyển chọn Hương cống. Những người này được chọn trong các Sinh đồ, nhiều ít tùy theo ý muốn của nhà Vua. Họ được chấm bởi những viên quan cũng giống trước, trên khoảng đất đã nói nơi thi Sinh đồ. Nếu họ vượt qua được một tầng nữa là 4 bậc, bao gồm cả 3 kỳ thi Sinh đồ, họ sẽ trở thành Hương cống. Thủ tục trong quá trình này về kiểu cách giống như trước, chỉ có thí sinh và giám khảo bị coi chừng ngặt- nghèo hơn, và họ không được nhìn hay nói với bất cứ thí sinh nào, họ bị chia ra với một khoảng cách đủ xa khi viết bài thi... Và trong thời gian đó, tất cả Hương cống vừa đậu trước phải rời đi khỏi thành thị có ngôi trường tổ chức thi, để chuẩn bị tới kinh đô, ngụ ở đó đến cuối kỳ; rất nhiều gián điệp được lệnh giám sát họ, và họ tăng lên từng ngày. Sự coi- sóc tương tự về các Hương cống cũng được nhắc nhở cho các lãnh đạo tỉnh thành khác, trong suốt nghi lễ này, để phòng ngừa các hành vi dối- trá gian- lận.

Các giám khảo đề xuất 3 câu từ những cuốn sách của ông hoàng của các triết gia của họ, và 4 từ sách các học trò của ông ấy, lý lẽ từ rất nhiều bài diễn thuyết, mà các thí sinh phải trả lời bằng rất nhiều bài luận theo một kiểu cách thanh- nhã và trang- trọng, tô- điểm thêm bằng thuật hùng- biện của họ, càng súc- tích càng tốt.

Các giám khảo sau đó sẽ bỏ qua bài dở, lấy những bài tốt, đưa tới cho các Tiến sĩ - hoặc giám khảo chính - và họ sẽ chọn những người được đồng tình lấy đỗ, trưng tên của họ một cách nghi thức. Những đặc quyền và sự miễn trừ của Hương cống hơn xa so với Sinh đồ; hơn nữa, họ có vinh dự được gặp nhà Vua, người sẽ ban cho họ 1000 đồng tiền nhỏ, tương đương giá trị 1 dollar, và một áo choàng vải trúc bâu màu đen, giá trị khoảng hơn 3 dollar.

Vòng cuối hay vòng thứ ba, gọi là Tiến sĩ, tương tự với Doctor của chúng ta, được tổ chức 1 lần trong 4 năm, ở kinh đô hoặc triều đình của vương quốc, trong một cung điện đặc biệt có cửa cẩm thạch, trước đây là nơi tốt nhất của đất nước, nhưng bây giờ, qua năm tháng, đã đổ nát rất nhiều. Chỉ những người tinh- hoa nhất và nhiều kiến thức nhất trong những Hương cống được cho phép thi kỳ này, trong rất nhiều thí sinh chỉ có vài người thành công. Các giám khảo chính là nhà Vua, các hoàng tử, và những Tiến sĩ xuất sắc nhất của vương quốc, cùng với những quan đại thần khác. Cuộc thi này về các mặt giống với các vòng trước, ngoại trừ những câu hỏi được đề ra đều đặc biệt hơn cả về số lượng nhiều hơn, phức- tạp, sâu- sắc hơn, là những phần khó nhất trong đạo- lý, chính- trị, luật- pháp xã hội của họ, và là thứ gì đó thơ ca cùng biện- luận, mà bọn họ phải giải- nghĩa và giải- quyết trong bài viết, trong 4 lần, suốt khoảng thời gian 20 ngày, và người thực hiện được sẽ trở thành Tiến sĩ. Đây không phải là việc dễ- dàng, khi cân nhắc tới gánh- nặng đặt lên trí- nhớ để mà nhớ được tất cả chữ nghĩa trong 4 cuốn sách của bộ 9 cuốn Nho học - mà họ cần phải thuộc từng từ một vào tâm khảm, để làm hết nhiệm vụ ở đây.

Họ viết bài luận và suy tư của mình bằng những câu ngắn, trong những cái lồng được làm bằng tre và phủ vải trúc bâu cho riêng mục đích này, nơi mà họ ngồi từ sáng tới tối, không có thứ gì bên người ngoại trừ viết, mực và giấy trắng, và giám sát họ kỹ lưỡng có 2 Tiến sĩ ngồi ở khoảng cách đủ xa, dưới những cái lọng. Như thế, họ thi 4 lần khác nhau, trước khi trở thành Tiến sĩ. Nhà Vua và vị Chúa vinh- danh nghi lễ này bằng sự hiện- diện của họ trong 2 ngày đầu quan- trọng nhất, sau đó để lại cuộc thi cho các quan. Những người thi đậu được chúc mừng bởi những người bạn, khen ngợi bởi những người xem, và được vinh- danh bởi những Tiến sĩ đồng liêu, với rất nhiều biểu- hiện khuyến- khích. Nhà Vua ban tặng cho mỗi người bọn họ một thanh bạc giá trị khoảng 14 dollar, một xấp vải lụa, ngoài thu nhập của thôn làng cho họ làm bổng lộc, mà ít nhiều tùy theo sự quý mến hay công lao mà đôi lúc họ sẽ được tổ chức hội mừng ở trong làng của mình. Trong những người này sẽ chọn ra vài quan tòa chính của vương quốc, và họ được cử làm sứ thần tới TQ, họ được phép mang giày và mũ TQ cùng với áo mặc thường lệ.

Những Hương cống bị loại, nếu như muốn có thể tiếp tục học và thử vận- may lần nữa. Nếu không, họ có thể nhậm chức quan nào đó ở quê như quan trị an hay đứng đầu một làng...

Những Sinh đồ cũng có cùng quyền- lợi, và những người không muốn tiếp- tục chương trình học có thể tìm lấy những công việc tương- tự nếu như họ có tiền, làm việc cho lãnh đạo của các tỉnh thành hay tòa án với vai trò sư gia, quản gia, thư lại, cố vấn pháp luật cho những viên quan, và trong tất cả việc này một cái lưỡi dẻo không cần thiết bằng cây viết tốt.

Pháo hoa mà ông Taverniere nói rằng người ở đây tạo ra rất thành thạo, tôi chưa từng thấy bao giờ trong thời gian tôi trú ngụ thường xuyên vùng này, cũng chẳng có loại gì tương tự, ngoại trừ pháo ném hay giống thế. Và với những máy móc để thay đổi khung cảnh trong những vở kịch của họ, có thể họ tìm kiếm đã lâu nhưng chưa bao giờ thấy, dù ông thấy chúng.

Về Thiên văn, Địa lý hay các môn Khoa học, Toán học khác, họ có rất ít tài- năng, nhưng họ hiểu tốt Số học. Đạo lý của họ được bày tỏ một cách mơ- hồ, không được phân- loại có hệ- thống, cũng giống như logic của họ.

----------------------------------
Cách thức họ tuyển chọn các nho sinh
[Their Manner of Choosing Literados]
1. The King.
2. Four Literadoes.
3. Two Literadoes under Umbrellas in the First Court.
4. Officers thát Keep the Watch in the Second Court.
5. The Several Rooms where the Examiners Sit.
6. Persons that are Tried tobe Chosen.
7. The Guard of the First Court.
1. Nhà vua.
2. Bốn người nho sinh
3. Hai người học giả dưới ô trong sân thứ nhất.
4. Các quan chức canh giữ trong sân thứ hai.
5. Các phòng khác nhau nơi các giám khảo ngồi.
6. Những người được thử để được chọn.
7. Đội lính gác của sân thứ nhất.

50082117993_ed85c19821_o.jpg

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG X.

VỀ THẦY THUỐC VÀ BỆNH TẬT


Mọi người nếu thích đều có thể trở thành thầy thuốc ở Bắc Hà, và tất nhiên mọi người đều là thầy thuốc của chính mình, ở nơi mà khoa học cao quý trở thành thói thường của cộng đồng - kể cả tầng lớp cặn-bã nhất - là một sự hổ-thẹn đối với cộng đồng chấp nhận điều đó.

Học hỏi chủ yếu của bọn họ trong môn khoa học này chỉ bao gồm đọc duyệt qua vài cuốn sách Trung Hoa, trong đó chỉ dẫn bọn họ cách nấu pha trộn rễ cây, cây cỏ, cây thuốc với những ý niệm không rõ có chất- lượng, bản- chất và công- dụng khác nhau, nhưng hầu hết đều rất mơ-hồ - mà bọn họ không hiểu hoặc chỉ hiểu chút ít cho đến khi chính mình trải-nghiệm. Họ khó mà hiểu được gì về giải- phẫu và bản- chất cấu tạo của cơ- thể con người, ngoài gán tất cả cho máu như thể đó là nguyên do chủ yếu nhất gây nên tất cả gốc rễ bệnh tật lên hệ thống thân thể, và vì thế chẳng cân- nhắc đến tính- chất hay sự hài hòa khi ứng dụng đơn thuốc của họ, và thế là đã đủ để thành công 3 hay 4 cuộc điều trị dù chỉ nhờ vận- may (vì bọn họ khó có thể đưa ra một lý do khi làm điều gì đó) để lấy được danh tiếng là một Thầy thuốc xuất sắc. Danh tiếng này thường- xuyên đẩy- mạnh sự tập- luyện của họ cũng như cho họ một sức mạnh vĩ đại để giết chết những sinh vật cấp dưới. Bệnh nhân của họ nói chung đều rất thiếu kiên- nhẫn dưới bàn tay của những thầy thuốc này, người mà nếu không khiến cho họ dễ -chịu ngay lập tức bởi phương thuốc điều trị cấp -tốc, họ sẽ đi cầu cứu người khác, và thường là đi từ xấu đến xấu hơn - đến khi họ hoặc là mạnh khỏe, hoặc bị chết - vì yêu cầu kiên nhẫn ở một bên và suy tính ở bên kia.

Những thầy thuốc này nói chung đến thăm bệnh nhân, bắt mạch ở 2 điểm và trên cổ tay, cũng như người châu Âu. Nhưng phải là thầy thuốc Trung Hoa như ngài Tarverniere đã nói trước thì mới có tài năng bắt mạch, và tôi cũng có tên vài quốc gia khác xuất sắc trên mặt đó, nhưng số lớn hơn rất nhiều chỉ là những kẻ giả vờ có tài và làm vui bệnh nhân bằng những câu ước- đoán khoe- khoang, những ý nghĩ tự- phụ và mơ- hồ để gây- dựng niềm- tin vào tài- năng của họ trong việc tìm ra nguyên- nhân của căn- bệnh, và để lừa- bịp tiền bạc của những bệnh nhân nhẹ- dạ, và thường- xuyên ném sức khỏe của họ xuống đế giày.

Những người này không có Dược sĩ bào chế thuốc trong bọn họ, mỗi người đều có nghệ thuật tự chính mình làm việc đó, bao gồm - như tôi đã nói - trộn lẫn cây cỏ và rễ cây, nấu trong nước.

Bệnh dịch hạch và bệnh gút khó được biết tới trong những quốc gia này. Sốt cao, sốt rét, bệnh lỵ, bệnh vàng da, đậu mùa... thống trị nơi đây nhất, mà bọn họ điều trị bằng các phương thuốc như đã nói trên. Đôi lúc chúng đưa đến thành- công (ngoài) mong muốn - mà hầu hết gán cho sự tự chăm sóc, nhịn ăn, kiêng- khem của chính bệnh nhân (về kiêng khem thì họ thân thuộc nhất, thường xuyên có thể vì nỗi sợ chết chung của bọn họ) hơn là tài -năng và sự phán- đoán của thầy thuốc.

Người quý tộc uống trà thảo mộc của TQ và Nhật Bản, nhưng loại này không được hâm- mộ lắm, họ thường dùng nhất là trà nội địa được họ gọi là trà bạng. Đây là lá của một loại cây nhất định và trà hoa - nụ và hoa của loài cây nhất định khác, sau khi phơi khô và nướng, họ nấu và uống thứ nước dung dịch nóng, nước cuối có vị ngon khá thích. Ngoài hai loại này, họ còn vài loại nước uống khác nấu từ đậu, rễ cây...

Tôi không cần mô tả ở đây về tính chất và phẩm chất của trà TQ và Nhật khi mà họ đã được biết tới phổ biến ở Anh và những hầu hết phần khác của châu Âu, tôi chỉ ghi chú ở đây ngài Taverniere đã sai lầm thô thiển như thế nào khi cho rằng trà Nhật tốt hơn trà TQ khi sự lựa chọn về chúng chênh lệch nhau hơn 30%.

Mở tĩnh mạch, hay còn gọi là trích máu, hiếm khi được thực- hiện giữa những người này. Và khi họ làm thì không theo kiểu như chúng ta làm ở tay với một lưỡi trích, mà ở trán, bằng xương của một loài cá cột với cái đũa nhỏ, có hình dáng như lưỡi trích máu ngựa ở Anh, là dụng cụ để áp lên mạch máu trên trán, sau đó họ búng một ngón tay lên và máu bật ra. Phương pháp điều trị quan trọng nhất của họ là lửa, tới mức hầu như khó chịu đựng nổi, nó được dùng khi họ thấy căn nguyên của bệnh, dù cho lúc đó chính xác là ngày hay đêm. Vấn đề ở đây là họ lấy lá của một cái cây, rồi phơi khô nó, sau đó giã nó trong cối cho đến khi nó trở thành giống như cây gai bị giã của chúng ta. Sau đó họ áp lên mọi chỗ cần đốt (họ làm ở nhiều chỗ trong một lúc), trát lên 1 đồng xu, đập lên mỗi miếng bằng mực TQ ở dưới để nó có thể dính lên da, sau đó họ đốt nó bằng một mảnh giấy. Rất nhiều ghi chép cho rằng đây là phương pháp điều- trị của riêng quốc gia này, tôi không thể khẳng- định. Tuy nhiên, tôi chắc- chắn rằng nó đem cho người bệnh sự hành- hạ lớn, và việc trích máu mà chúng ta sử dụng so với nó chỉ là vết bọ chét cắn.

Nhưng được sử dụng chung và thường lệ giữa bọn họ là giác hơi, vì nó rẻ và dễ hơn. Cách sử dụng của bọn họ cũng giống chúng ta ở châu Âu, mặc dù họ dùng quả bầu thay vì ly tách.

Họ không biết gì về giải- phẫu, như tôi đã nói trước, về mổ xẻ thì biết chút ít, vô cùng hâm mộ người châu Âu chúng ta về nghệ thuật này. Với xương gãy, họ áp lên một loại cây cỏ nhất định mà họ nói sẽ chữa lành trong vòng 24 ngày, gắn chúng lại mạnh khỏe như cũ. Họ còn có phương thức khác, lấy xương khô của con gà mái, giã thành bột, làm thành cao dán, dán lên những chỗ bị ảnh hưởng, họ nói rằng đây là phương thuốc của riêng quốc gia.

Những đứa trẻ của họ là mục tiêu của những căn bệnh tắc ruột nguy hiểm, tước đi của chúng đặc quyền tự nhiên, bao gồm cả đại tiểu tiện, khiến bụng chúng trương phình lên và tính mạng của chúng nguy- hiểm ngay sau đó. Phương- thức điều- trị của bọn họ ở đây là, nướng gián và hành, giã chúng chung với nhau, áp lên rốn của đứa trẻ, mà thường đem lại thành- công.

Những người này đoán chắc rằng những con Cua sẽ biến thành đá vì sức mạnh của mặt trời, và dùng chúng như một phương thuốc, trừ bệnh cảm sốt và kiết lị. Hơn nữa, họ lấy bên bờ biển một loại sò, giã thành bột, uống khi đau bụng.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG XI.

VỀ LỊCH SỬ, LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH


Không cần bất cứ tranh-luận nào rằng Bắc Hà là một quốc gia độc-lập khác biệt so với TQ - những người gọi họ là "man rợ" - hay man di, và quốc gia của họ là An Nam vì vị trí xa về phương Nam của nó, mỗi lần nhắc đến họ. Và cư dân có một sự tương đồng vô cùng lớn với những người Đông Ấn khác trong việc ăn trầu, nhuộm răng, đi chân đất, và ngón chân cái bên phải của họ chĩa ra xa so với các ngón chân khác - như đã thấy ở một vài người Bắc Hà. Nhưng đất nước này được cai trị thế nào trước khi trở thành một tỉnh thành của TQ thì không rõ, thì khó mà biết, khi mà trong những ngày đó họ không có chữ viết - kết quả là chẳng còn lịch sử nào còn lưu lại trong bọn họ. Những gì được biên soạn sau đó có thể xem là truyện kể hư cấu, được tạo ra để tự thỏa mãn, và tất nhiên, hầu hết trong chúng đều không có chứng cứ nào, nên chúng nên được xem là những giấc mơ và ảo tưởng hơn là tường thuật lại lịch sử, cũng như chúng chẳng có vẻ tỏ ra chân thực trong những liên hệ của chúng. Những câu chuyện này khiến con người trở nên dũng cảm, để họ không chỉ có thể đấu- tranh mà còn có thể đánh thắng những đội quân kinh- khủng của đế chế phi- thường Trung Hoa, bảo- toàn sự độc- lập của họ trong thù- hận trong rất nhiều năm. Nhưng đây là vì họ đem những khuôn mặt xuất- sắc nhất vào ghi chép, dựa trên hành động của họ, để họ không đem mình trở thành hậu thế của những kẻ lạ trong căn cứ sáng rõ - mà tôi xem đây là sự hèn-nhát và đạo đức tư cách tồi của họ.

Baron muốn nói là người Việt vốn rất giống các giống dân Đông Ấn khác, nhưng lại không chịu thừa nhận điều đó, ngược lại còn chỉnh sửa sử sách (theo ý Baron) để giống người TQ - nhận về mình cả văn hóa, chữ viết... của người TQ. Sự "thượng đội hạ đạp" xu thời nịnh thế vơ vào đó trong mắt Baron là rất hèn nhát]

Họ ra vẻ như mình đã dùng chữ viết của TQ giữa bọn họ trước thời cai trị của nhà Đinh - một trong những vị vua đầu tiên của họ - theo những sử gia của họ. Mà theo tính toán, không thể dưới 2.000 năm, nếu thế, tôi suy ra rằng bọn họ là một trước khi bị chinh phục hay là một thành phần tự-nguyện với đế chế đó, bởi vì luật pháp, lễ nghi, phong tục, chữ viết, vân vân... của TQ có thể đã từng tồn tại cổ xưa như thế trong bọn họ, hoặc được giới thiệu cho họ hoàn- toàn và tất- cả trong một lần, như chính lời chứng-nhận của bọn họ. Ngoài ra, điều này phù hợp với biên niên sử của TQ rằng trong cùng thời gian đó, đế chế ấy ở trong sự huy-hoàng vĩ-đại, gọi nó là đế chế chiến- thắng mà biên-giới của nó mở rộng xa đến Xiêm, vì thế chẳng có lý do nào để tin rằng vương quốc láng giềng này có thể không bị xâm-phạm, khi nó nằm như một chấn- song cản- trở và làm tắc quá trình của họ, mà đúng hơn, nó sẽ ngay lập tức bị sáp-nhập vào với đế chế ấy.

Nhưng, cũng có thể, người TQ không giữ sự chinh-phục trên quốc gia này lâu vào lần đầu tiên, mà bỏ họ vì cuộc xâm lược của người Tartar hoặc vì nguyên do nào đó, nên sau khi họ rời đi, Đinh trở thành vua. Bây giờ thì họ tạo nên ông ấy như thế hoặc ông ấy thật sự cướp ngôi vua bằng sự hỗ- trợ của một số lượng lớn dân lang- thang giang hồ và bọn hạ- đẳng khác của đất nước, cũng được kể lại khác nhau. Họ nói, ông vua Đinh ấy chỉ hưởng ngôi vua được một thời gian ngắn trước khi những kẻ có chức quyền khác xì-xào chống lại ông ấy, những kẻ bất- mãn thấy người dân không tuân phục, mà tình-cảm của họ thì ông ấy đã đánh mất bởi sự cai-trị tàn-nhẫn và hà-khắc, hoặc họ khinh-thị không muốn tiếp tục trở thành thần dân của một nông dân - như nó vẫn thường xảy ra với những người quen với tục nô lệ, không có khả năng sử dụng sự tự- do mới có (cùng với những động cơ khuất lấp và những ảnh hưởng thâm hiểm khác đã tạo ra sự quẫn trí này), họ rơi vào một cuộc nổi loạn công khai, vũ trang chống lại vua Đinh - người mà họ đã ám sát. Sau một cuộc nội chiến đẫm máu nhiều năm, đến khi trở nên mệt lử, họ chọn dựa trên sự ưng thuận số đông, một ông Chúa hùng- mạnh trong bọn, gọi là Lê Đại Hành, làm vua của họ.

[Ghi chép của Baron khá có ích, nó khẳng định lại một nghi vấn trong lịch sử: Vua Đinh Tiên Hoàng bị chính những người dưới của mình giết chết, nhận thức này vẫn còn được ghi nhận vào thời Lê Trung Hưng]

Trong thời cai trị của ông ấy, họ nói, người TQ tấn công đất nước - mà không nói đến lý do: Có thể chúng là những kẻ nổi- loạn ở TQ chạy đến đây, và rằng những người này đã đánh nhiều trận với chúng và thành công lớn. Nhưng trong cao- trào của cuộc chiến này, Lê Đại Hành chết, không chắc- chắn là vì chiến trận hay lý do nào khác, để lại người nối nghiệp là Lý Bát Vị (nguyên văn: Libatvie), một ông Chúa khôn ngoan và dũng-cảm, việc nối tiếp sau đó mà ông ấy tiếp tục chẳng kém dũng khí và thành công là gặp và đánh thắng người TQ trong 6 hay 7 trận chiến. Ông ấy dựng lại nền hòa bình yên ổn cho cả vương quốc, và dựng nên cung điện lớn lộng lẫy bằng cẩm thạch - mà bây giờ, qua năm tháng, bị hủy hoại rất nhiều, chẳng còn gì ngoài những cái cổng và vài bức tường của kiến trúc xa hoa ấy còn lại.

Họ nói, sau nhà vua này, hậu nhân của ông ấy truyền ngôi được 4 hay 6 đời thành công, và có nền cai-trị thịnh-vượng. Nhưng người cuối cùng để ngôi lại cho một người con gái, không có con trai nối dõi nên công Chúa nhận lấy vương miện, cưới một vị Chúa mạnh mẽ của gia đình nhà Trần, người hợp tác cai trị cùng cô ấy chỉ trong vài tháng, khi một quý tộc khác gọi là Hồ nổi loạn chống lại họ, đánh bại họ trong chiến trận, xử tử họ và tự đặt mình làm vua.

[Không rõ vì luật- lệ hay vì thói quen cộng đồng mà Baron tỏ ra không biết gì về nhà Trần, đến mức chỉ "nghe loáng-thoáng" về cuộc đổi ngôi của nhà Lý, rồi gộp luôn thời gian của nhà Trần và nhà Lê làm một. Sự không biết gì về thời đại tiền nhiệm và chỉ biết những vấn đề thiên-lệch về lịch sử của Chúa Trịnh của Baron nói lên khá nhiều điều]

Ông ấy cai-trị không lâu, vì mọi người hiệp sức chống lại ông ta - Lý do là gì thì tôi không tìm ra, chỉ có thể đoán là ông ấy đã dùng những cách xấu xa để duy-trì sự sở hữu bất-công của mình - Và bọn họ đã gọi người TQ giúp đỡ, giết chết được kẻ cướp ngôi và cũng vì thế mất cả sự tự- do của mình, khi người TQ tỏ ra là kẻ phụ-trợ để lấy luôn cả vương quốc làm tiền thưởng công lao động và chiến thắng của họ.

Tổng trấn hay Chúa người TQ sau đó được đặt ra trên những người này, cai trị họ như trước kia, tiếp diễn trong khoảng chừng 16 năm, khi họ trở nên mệt mỏi với sự đàn áp và sự xấc láo của người TQ, vì thế, tưởng nhớ tình trạng trước đây của mình, họ giải quyết bằng cách nỗ lực tự giải phóng mình khỏi ách TQ, đồng lòng vũ trang dưới sự lãnh- đạo của một viên tướng dũng -cảm tên là Lê (Lợi), đánh nhau với TQ, thắng họ trong nhiều trận chiến, giết rất nhiều trong số đó cùng với tổng trấn hay Chúa của chúng là Liễu Thăng. Tai- họa này, cùng với chi- phí cho cuộc chiến ngoại quốc và những cuộc nổi- loạn nội địa, và số tiền ít ỏi mà mảnh đất này nộp thuế, có lẽ là động cơ tại sao nhà vua TQ Hồng Vũ nghĩ rằng thích hợp rời bỏ nó lần nữa, cách đây khoảng 450 năm.[Baron nhầm- lẫn về thời gian Lê Lợi đánh đuổi quân Minh].

Từ đó, dựa trên tình trạng nhất-định của họ và để bảo-toàn chắc chắn cho hoạt động trung- thành của họ (như hàng 3 năm một lần đến thủ đô Bắc Kinh với vài món quà mà họ gọi là đồ cống, bày tỏ lòng kính-trọng với hoàng đế trong nhận biết rằng vương quốc và sự tự- do của họ chỉ nằm trong ơn-huệ và lòng hào-phóng của ông ấy), ông ấy rút quân đội khỏi Bắc Hà và tình-trạng này vẫn đúng như thế cho đến hiện nay.

Trong những món quà, họ mang đến những bức tượng vàng và bạc được tạo thành dựa trên hình- dáng của những tên tội-phạm, biểu thị rằng họ là như thế với nhà vua TQ vì đã giết Liễu Thăng-viên tướng được nói trước, và họ đời -đời van-xin cho sự xâm-phạm đó. Nhà vua Bắc Hà tựa có chiếu, hay là ấn, của nhà vua TQ, như dấu hiệu cho sự độc-lập của họ. Và dù nghi-lễ này chỉ là một mảnh của sự kiêu ngạo TQ, họ nhọc sức không ít vì nó. Năm nay (1683), một sứ thần từ triều đình Bắc Kinh đến đây, mang theo một danh-hiệu cho nhà vua mà đã được tấn- phong 8 hay 9 năm trước. Ông ấy đón nhận nó với tất cả sự phô-trương long-trọng và huy-hoàng mà vị Chúa có thể nghĩ ra, hoặc có khả- năng thực-hiện được, nó không phải là vì tình-cảm mà chỉ là sự khoe-khoang, cho nhà vua Tartar thấy sự cao quý và hùng mạnh của ông ta. Họ trình diễn trong tầm mắt số lượng to lớn quân đội, mặc trang-phục bằng vật phẩm Anh và Hà Lan xa hoa, hầu hết voi và kỵ binh của họ có yên cương tốt nhất, thuyền mạ vàng... Nhưng với tất cả điều này, viên sứ-thần lại chẳng có ý định đến thăm nhà vua, và tất nhiên là chẳng có sứ thần nào của đế chế ấy làm thế, khiến cho họ trở thành chẳng khác hơn những thường dân cướp ngôi, mờ mịt tăm tối so với hoàng đế của bọn họ [sứ thần].

Nhưng đổi lại: Người TQ đã buông tha cho đất nước này, Nhà Lê tuyên bố làm vua, cai trị vài năm, và gia đình ông sau đó hưởng uy quyền không dứt trong khoảng thời gian trên 200 năm, và sau đó Mạc [Đăng Dung] cướp lấy ngôi báu. Người này là một cư dân cấp-thấp và đê-hèn, sinh ra ở Batshaw [có lẽ là xã Bát], một làng chài tại cửa sông nơi mà thuyền châu Âu đi vào. Ông ấy là một đô vật chuyên-nghiệp và rất khéo léo ở đó, ông ấy đã tự đưa mình lên chức một đại quan, hay Chúa. Nhưng tham-vọng của ông ấy còn phát-triển xa hơn, không thể bằng-lòng với bất cứ tình-trạng nào ngoại trừ chính vương triều, và ông ấy âm-mưu đồng-lòng chống lại nhà vua, và ảnh hưởng ý định của ông ta bằng những hoạt động mánh-khóe và mưu-mẹo hơn là vũ lực.

Đã cướp được ngai vàng, ông ấy củng cố lại Batshaw và những nơi khác, bởi vì nhiều kẻ thù của ông ấy, đặc biệt là họ Nguyễn [Nguyễn Kim] , một vị Chúa kiêu-hãnh và mạnh-mẽ ở trấn Thanh Hóa, người mà ông ấy luôn sợ hãi vì đó là kẻ chống lại công khai kẻ cướp ngôi. Họ Nguyễn này gả con gái cho họ Trịnh [Trịnh Kiểm], một người có sức-mạnh và lòng dũng-cảm phi thường, trước kia là một kẻ cắp nổi-tiếng xấu và trở thành một viên tướng trong quân đội của ông, và khi ông chết đã để anh ta bảo hộ, hướng dẫn người con trai duy nhất của ông, vào lúc đó khoảng chừng 14 hay 15 tuổi. Trịnh đã cống-hiến cho quân đội của cha vợ quá cố, mở cuộc chiến công khai chống lại Mạc, và sau nhiều cuộc đụng độ nhỏ với nhiều thành công, đã vượt qua ông ta. Kẻ cướp ngôi thấy mình ở tình trạng bế- tắc, vì cần thiết phải chạy đến Cao Bằng - một vương quốc ở trên biên giới với TQ và phục tùng vương quốc này, trước kia cư dân là một loại người hoang dã. Nhưng Trịnh [Ở đây Baron dùng Hoatrin để chỉ các Chúa Trịnh, nên lúc này có thể là Trịnh Tùng chứ không phải Trịnh Kiểm] đuổi theo ngay lập tức sau chiến thắng ở Kẻ Chợ, và đầu tiên là hủy-hoại thành trì mà Mạc xây nên, tuyên bố rằng, nếu còn bất cứ người thừa-kế nào của nhà Lê, người đó có thể tự ra-mặt, hứa-hẹn sẽ đưa người đó lên ngôi của tổ tiên, cam đoan rằng ông ấy chỉ dùng vũ- lực quân sự cho đến khi đạt được kết quả đó. Và khi một thanh niên của nhà Lê được đưa đến cho ông ấy, ông ấy bày tỏ sự vui-mừng vô cùng, hăng-hái sẵn-sàng đặt anh ta lên ngôi, và sở-hữu luôn vương triều của anh ta, yêu-cầu mọi người phải vâng lời nhà Lê, nhà vua hợp pháp của Bắc Hà... Và cho chính mình, ông ấy nhận lấy tước danh Chúa, hay thống-lĩnh của mọi lực-lượng. Đây là sự bất-mãn vô kể với học trò của ông ta, thanh niên họ Nguyễn [tức Nguyễn Hoàng, ở đây viết là Hoawing cho tất cả dòng họ Nguyễn], người không mơ tới rằng người anh rể sẽ biến đổi tất cả đường-hướng của quân đội và lực-lượng của cha anh ta, với sự thành-công hoành- tráng vì thuật dùng quân, sự vĩ đại và sự tiến bộ của ông ta, trong khi trừ bỏ người con côi [ ý nói việc Trịnh Kiểm giết con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông] Nhưng về phía mình, anh ta cũng lừa-gạt. Khi Trịnh trước đây làm những dự phòng cần thiết cho sự ổn-định của chính quyền, anh ta gửi cho anh rể một lá thư quả quyết yêu cầu sự tuân-phục với hoàng tử này của nhà Lê, hoặc nếu không, sẽ tuyên bố người đó là kẻ phản-loạn, là kẻ thù của đất nước. Điều này tạo cơ hội cho một cuộc nội-chiến, gây ra sự chia rẽ trong vương quốc Bắc Hà, vì với họ Nguyễn trẻ, dù anh ta không chống lại nhà Lê, anh ta cũng không chịu chấp nhận Trịnh tự lập mình làm Chúa, cho là vị-trí ấy vốn thuộc về anh ta. Nhưng thấy rằng mình quá yếu để chống lại sức-mạnh của Trịnh, và thấy mình ở quá gần khi Thanh Hóa là thành trấn của Kẻ Chợ, anh ta nghĩ cách an toàn nhất là rời đi đến Nam Hà, nơi mà anh ta được đón tiếp hân hoan bởi những lãnh đạo và quân lính, những người ngay lập tức tôn anh ta làm Chúa, hay tướng quân của nhà Lê - nhà vua đúng-đắn của họ, tuyên bố rằng Trịnh là kẻ phản-bội và phản-loạn. Cho nên từ ấy đến nay, hơn 220 năm, vương quốc này tiếp tục bị chia-cắt dưới quyền hai tướng quân thống-lĩnh với quyền-lực hoàng gia, cả hai thừa nhận Lê là vua và lãnh đạo theo luật-lệ, phong tục cổ xưa và sự chính-nghĩa, nhưng cả hai là kẻ-thù truyền-kiếp, liên tục gây chiến với nhau.

Giờ tôi trở lại với Trịnh, và thấy tại sao, dù là người chiến thắng, ông ấy đã không chiếm lấy ngai vàng và lấy cho mình tước hiệu cùng danh nghĩa của nhà vua. Chắc chắn đây không phải là ý-hướng của tham-vọng, cũng như không phải vì khiêm-tốn và tính công-bằng mà ông ấy không nhận lấy tước hiệu cao hơn là Chúa, mà có thể cân-nhắc vì hai lý-do rất đặc-biệt sau: Nếu ông ấy nuốt lấy cả ngai vàng và tước hiệu cho mình, ông ấy sẽ bị xem là kẻ cướp ngôi, là phơi mình ra trước sự ghét-bỏ cùng ghen-tức của cư dân, và đặc- biệt hơn là sự khủng-bố của họ Nguyễn, người sẽ có thể với những lý do không thành-thật có vẻ chính-nghĩa và hợp- ý nhất khiến cho ông ta phải bị hủy-hoại và trừ- diệt. Động- cơ khác là sự sợ- hãi của ông ta, rằng hoàng đế TQ sẽ chống lại ông khi biết rằng ông ta là kẻ ngoài dòng dõi hoàng tộc của Bắc Hà, từ đó Trịnh sẽ bị cuốn vào một dòng lũ rắc rối, và có thể trở thành sự diệt vong của ông ta. Vì thế Trịnh nghĩ rằng cách an- toàn nhất là lập một người nối dõi của họ Lê, chỉ có danh nghĩa là Vua, và chuyển đổi sức mạnh vương quyền về cho chính ông ta. Và tất nhiên, mọi thứ thuộc về vương triều này đều ở trong tay Chúa, ông ta có thể gây chiến hay hòa-hoãn nếu ông ta thấy thích- hợp, ông ấy tạo- ra và bãi- bỏ luật lệ, tha tội và xử phạt tội phạm, lập hay phế các quan tòa và quan lại trong quân, đánh thuế và sắp xếp tiền phạt tùy theo ý thích của mình, tất cả người nước ngoài phải trình diện với ông ấy, ngoại trừ các sứ thần TQ, và nói ngắn gọn, quyền lực của ông ấy không chỉ là vương quyền, mà là không giới hạn, vì thế người châu Âu gọi ông ấy là Vua - Nhà vua Thật sự được gọi để phân biệt với Hoàng đế - khi Vua (Boua) phải im lặng trong cung điện của ông ấy, được theo hầu bởi chẳng ai khác ngoài những gián điệp của Chúa, không được phép ra ngoài hơn 1 lần mỗi năm ngoại trừ vào nghi- lễ lớn cúng tế thường niên của họ... Với tất cả mọi người, ông ấy tồn tại chỉ để gào khócAmenvới tất cả những gì mà Chúa làm, và để phê- chuẩn - vì lễ nghi cơ bản - bằng chiếu của ông, tất cả các hoạt động và chiếu chỉ của kẻ kia, tranh cãi dù chỉ là vấn đề nhỏ nhất cũng không an toàn cho ông ấy. Và dù mọi người tôn trọng Vua, họ còn sợ Chúa hơn nhiều, Chúa được xu nịnh nhất vì quyền lực mà ông ấy có.

[Đoạn này Baron miêu- tả rất chính- xác những việc họ Trịnh lấn át vua Lê]

Nơi ở của Chúa cũng giống như Vua, theo cha truyền con nối, người con trai lớn nhất nối nghiệp cha, nhưng thường tham- vọng của những anh em tạo cơ- hội cho các cuộc bạo- động nướng lẫn nhau, hướng tới hất- cẳng nhau, vì thế có câu nói thường lệ giữa bọn họ là, một trăm cái chết của Vua cũng không nguy- hiểm cho đất nước dù nhỏ nhất, nhưng khi một vị Chúa chết, tâm trí mọi người bị sự run rẩy khủng khiếp cùng kinh hoàng nặng nề thao- túng, chờ đợi những thay- đổi đáng- sợ trong đất nước và chính quyền.

Vương quốc này được chia đúng thành 6 tỉnh, không bao gồm vùng đất Cao Bằng, một phần nhỏ của Bowes, được duy trì như phần thuộc địa bị chinh phục. Người ở đó có ngôn ngữ và phong tục khác với người Bắc Hà. Và 5 trong 6 tỉnh được cai- trị bởi người cai- trị riêng của họ, mà hiện nay tất cả đều là thái giám, với quyền lực rất lớn. Nhưng người cai- trị ở sông Gianh, biên giới với Nam Hà, tỉnh thứ 6 của vương quốc, là một dạng tổng trấn – hoặc trung tướng, và quân đội dưới quyền ông ta không ít hơn 40.000 quân. Quyền lực của ông ta thuộc- dạng tuyệt- đối, không thể kháng- cáo phán quyết của ông ta tới tòa án tối cao của vương quốc, ngoại trừ những trường hợp mưu- phản đặc- biệt nguy hiểm. Tổng trấn này thường là người được ủng hộ rất lớn, đặc biệt là vị Chúa, nếu không ông ta sẽ phản bội về với Nam Hà.

Ở thời trước, họ cũng dùng hoạn quan để cai trị vùng đất này. Nhưng từ khi Nam Hà bày 1 trò lừa-đảo với họ, họ đã không còn đặt bất cứ hoạn quan nào làm người cai trị chính. Chuyện ấy là thế này: Người Nam Hà, vốn ghét bỏ những loại người (hoạn quan) này, không bao giờ dùng bất cứ ai trong bọn họ trong công việc quan trọng, đặc biệt là trong quân đội – biết rằng Tổng trấn – Gà Trống Thiến của tỉnh này được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh cho cuộc tấn công Nam Hà. Họ liền gửi cho ông ta, với sự khinh- thường sâu- sắc, một cái yếm lụa thường được phụ nữ của họ mặc, như một món quà và hy vọng ông ta dùng nó. Qua đó để hiểu rằng loại trang phục gần như loại dành cho nữ này tốt cho ông ta hơn là chỉ huy quân lính hoặc cai trị vùng đất.

Các vị quan cai trị tỉnh đều có một viên Nho quan cấp dưới, hoặc luật sư, để hỗ -trợ họ trong cai trị dân sự và quản trị theo luật pháp. Người này ngồi chung với quan cai trị trong những tòa án công-cộng. Ngoài ra, mỗi tỉnh còn có các tòa án Tư- pháp cấp dưới, và 1 trong số đó độc-lập với quyền-lực của quan cai- trị. Những thẩm phán ở đó có những người nằm ngay dưới quyền trực-tiếp của tòa án tối cao Quan Phủ Liêu ở Kẻ Chợ. [Xem ra thời ấy Luật pháp còn hơn bây giờ, ít nhất là sự độc lập Tư Pháp]

Với các tranh-chấp nhỏ về đất đai, nhà cửa, nợ nần hoặc tương tự, họ tiến hành như sau: Người khởi kiện người kia sẽ gửi đơn kiện đến “Ông già”, hoặc trưởng làng ấy, người sẽ nhận đơn kiện về vấn đề này, và đưa nó đến trước Huyện Quan, người đứng đầu của khoảng 20-30-40 làng. Tại đây, các nguyên đơn và bị đơn sẽ được lắng nghe, và phán- quyết được đưa ra. Nhưng nếu 1 trong các bên không hài-lòng với kết quả này, anh ta sẽ kháng cáo với Phủ Quan, người đứng đầu 80-100-150 làng. Vụ án sẽ được xem-xét lại cùng với phán-quyết của Huyện Quan, và nếu thấy hợp -lý, ông ấy sẽ đưa ra phán-quyết của mình. Và trong trường hợp vẫn chưa thỏa- mãn, vụ kiện sẽ được đưa tới cho quan cai trị tỉnh và nhận được quyết- định cuối- cùng, không có thêm kháng-cáo nào nữa, nếu như vấn đề không có tầm quan trọng to lớn – như tôi đã nói trước đó. Nhưng nếu món nợ là đáng kể, hoặc có đòi hỏi cao, họ có thể kháng cáo từ quan cai trị đến Hình Khoa Hiến, một tòa án nằm ngoài thẩm quyền của các quan tỉnh. Trong tòa án này, một Tiến sĩ thuộc tầng lớp Nho sĩ hàng đầu luôn chủ trì, và có đặc quyền ban một số lệnh trừng phạt hoặc phạt vạ người kháng cáo, theo luật cho phép.

Những vụ án hình sự như trộm cắp hoặc tương tự, phụ thuộc hoàn toàn vào quan tỉnh, người sẽ ngay lập tức trừng phạt kẻ phạm tội lỗi nhỏ nhưng với những hình phạt như tử hình. Phán quyết của họ đươc chuyển tới cho Chúa, và được ông ta cho phép mới được tử hình.

Tranh chấp của những người quyền lực thường xảy ra ở Kẻ Chợ, nhưng tên của những tòa án và các biện pháp chi tiết trong quá trình, tôi không thể cam đoan chính xác.

Tuy nhiên, tôi nghĩ họ bắt đầu với tòa án gọi là Quan Kế Đô, rồi kháng cáo tới Quan Gay Chue [không xác định được Baron đang nói đến ai], và trong những vụ lớn hơn, vụ án cuối cùng sẽ được chuyển tới cho Quan Phủ Liêu duyệt lại. Ông ta sẽ triệu tập tòa đại hình trong cung phủ Chúa. Người tham gia tòa này hầu hết là Nho sĩ già, nổi tiếng thông thái, và đã từng là chủ trì của những tòa án Tư pháp, được biết tới hay được cho là có sự trung-thực và tính liêm-chính tuyệt- vời, xứng đáng trở thành quan chức và cố-vấn quan-trọng nắm giữ chính quyền dân sự và luật pháp của vương quốc.

Tranh chấp bất đồng khác về đất đai, nhà cửa… trong hoặc thuộc về thành phố, thuộc quyền tòa án gọi là Quan Phủ Doãn, nơi các bất đồng được quyết định, nhưng các bên còn có thể kháng cáo tới Quan Ngự Sĩ, rồi cuối cùng tới Quan Phủ Liêu bằng cách viết đơn thỉnh cầu.

Những kẻ phản loạn và âm mưu chống vị Chúa sẽ nằm dưới quyền xem xét của Quan Phủ Liêu, người cai trị thành phố sẽ đưa ra phán quyết hoặc mức độ tử hình – người này là chủ của sự sống chết và thẩm quyền xét xử trong thành phố. Nhưng phận sự lập tức của họ là xét xử và trừng phạt những vụ giết người, trộm cắp, và những án tương tự mà không cho chúng kháng án.

Những kẻ nổi loạn sẽ được đưa đến trước vị Chúa, trong miệng bị nhét một nùi rơm sau khi chết, và được tha thứ để chứng tỏ rằng với cuộc sống bất tuân của mình, chúng tự làm mình ngang bằng với dã thú - nhưng không phải là những kẻ phạm tội sát nhân như Taverniere khẳng định.

Luật Trung Quốc được dùng giữa họ, tất nhiên được coi là luật Dân sự và văn bản pháp luật của họ, nhưng “các sắc lệnh, quy chế, hiến pháp tạm thời” của các lãnh Chúa và các tiến sĩ đứng đầu của họ, pha trộn với phong tục cũ là quyền lực lớn nhất - và với cung cách của toàn bộ chính phủ, quy định để mọi người tuân theo, những gì được cam kết thành văn bản, chuyển hóa thành những cuốn sách là cốt yếu cho luật pháp của họ. Và công- bằng với những người này mà nói, họ tỏ ra có bản chất tốt và chân thành hơn người TQ, hoặc ngay cả chính Aristotle trong lĩnh vực này. Luật pháp của cả 2 bên này chịu đựng - không – yêu cầu phơi bày tất cả trẻ em gái tàn phế, biến dạng – mà những người này ghét cay đắng, coi là bất thường và tàn nhẫn.

Với không ít sự khinh- thường, họ từ chối luật khuyến- khích thói đồi bại ghê- tởm không đáng gọi tên đó của người hàng xóm,. Không nghi ngờ gì, những nhà lập pháp khởi thủy của họ là những nhà chính trị thông- thái và có ý định tốt, nhưng dù những bộ luật ấy đáng khen ngợi đến đâu, sự bất hạnh của loài người không hoàn hảo, bị thoái- hóa theo chiều dài của thời gian, được nhân lên bởi những luật sư, cùng với sự tăng lên hàng ngày những viên chức nhỏ- nhen khác, đã đưa công lý đến chỗ suy- đồi hiện tại mà tiền có thể giải- quyết tất cả các vụ án, mà chỉ có một vài người trong số thẩm phán của họ không nhận hối lộ.

Công lý bị phản- bội và xuyên- tạc ngay bởi những quan chức của nó, đã đưa đất nước này vào sự rối- loạn cùng- cực, và con người nằm dưới sự áp- bức khổng lồ, chịu đựng hàng ngàn sự đau- khổ. Và khốn- khổ cho người nước ngoài rơi vào mê cung luật pháp của họ, đặc biệt là vào nanh vuốt các quan lớn Gà Trống Thiến làm thẩm phán cho các vấn đề đặc biệt của anh. Thường xuyên xảy ra trong những vụ án như vậy là anh sẽ trông không hơn tàn tích cái ví của mình, và nên mừng nếu anh có thể thoát ra mà không bị tước đoạt đi cả ý thức của mình. Ở đây tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ dựa trên chính hiểu biết, kinh nghiệm đau khổ của tôi.

Đã nói đầy đủ về luật pháp của họ và cách thức tiến hành tố tụng của họ, bây giờ chuyển sang các mục khác đang hiện diện trong chính sách của họ. Mà điều rất đáng ghi nhận là sự tôn kính khổng lồ của họ trong các văn bản với dòng dõi nhà Vua hợp pháp hiện nay, người có ngai vị hoàn toàn trống rỗng. Vị Chúa được tán dương quá độ theo quan điểm tôn giáo của họ về việc duy trì dòng dõi hoàng tộc, và chẳng hề đổi- mới chút gì trong luật pháp cùng hiến pháp của vùng đất, trái ngược với lợi ích của kẻ cướp ngôi như họ.

Điều này chủ yếu vì chúng ta thấy rằng người nối ngôi được cho phép sống sau khi bị tước bỏ quyền lợi và quyền lực hoàng gia, một điều mà tôi tin rằng không có tiền lệ trước và không thể tìm thấy trong lịch sử của bất kỳ quốc gia nào, nghe có vẻ như một nghịch lý kỳ lạ với các nhà chính trị ở các quốc gia khác. Cũng không phải hoàn toàn vì sự sợ hãi TQ đã buộc tay vị Chúa không cho ông ta chống lại nhà Vua, không phải vì không hiểu biết về sức mạnh của ánh sáng vương quyền thôi thúc trong tâm trí, cũng không phải vì họ xa lạ với các mưu đồ của các triều đình phương Đông khác – những kẻ chiếm giữ quyền sở hữu bằng tất cả những gì khiến họ lấy được nó, ngay cả lật đổ và vi phạm tất cả các quyền của con người và thần linh.

Nhưng sự thật, chúng ta có thể nói, là những vị Chúa này có mức độ trong những phẩm chất thích hợp để làm bạo Chúa như tham vọng, tham lam, tàn ác – điều cuối không bao giờ là phần chủ yếu trong họ, với anh em họ, những người được tin tưởng giao các vị trí quan trọng như quan cai trị tỉnh, quản lý quân đội… là những bằng chứng xác thực lẫn lập luận hiển nhiên. Nói ngắn gọn, bọn họ quá hào phóng để tuân theo câu châm ngôn “phải giết để bảo đảm an toàn tưởng tượng của chính mình”.

Một Hoàng tử mà tôi biết, bị đầu độc bởi lệnh của vị Chúa anh trai mình, nhưng sự cần thiết (nếu có thể nói như thế) quá cấp bách, và không có cách nào khác trong điều bất ngờ đó để bảo vệ chính cuộc sống của ông ấy.

Phương pháp khuyến khích học sinh của họ đến những cấp độ theo quy chuẩn, như tôi đã nói trước, là thường lệ và là sự khuyến khích lớn để học, cũng như xứng đáng làm điều đó.

Sự thường xuyên di-chuyển các quan khỏi vị trí trấn nhậm của họ là sự khôn ngoan tốt để ngăn chặn mưu đồ và toan tính âm mưu, nhưng khi không có một chính quyền nào không có khuyết điểm và sự hoàn hảo của nó, nên triều đình này cũng không được mong đợi có cả 2 phẩm chất. Chắc chắn nó có điểm yếu to lớn trong chính sách, khi nó chi một khoản lớn không cần thiết cho cộng đồng, cho việc duy trì một đội quân quá nhàn rỗi trong thời bình – và nó trở thành gánh nặng đáng kể với thường dân, những người cảm nhận được nó sâu sắc nhất.

Vị Chúa hầu như thiển cận, không cung cấp đủ theo thời gian cho số lượng người quá lớn dưới quyền ông, và họ ngày càng tăng nhanh đến mức trở nên quá nhiều và không thể sống chung với nhau. Vì thế, cách giải quyết tốt là tìm nơi xả bớt những sự hài hước vô dụng này, e rằng họ sẽ tạo nên vài vụ bạo động trong nước, có thể lật đổ nó không cứu vãn nổi. Nạn đói gần đây đặc biệt đã quét sạch 2/3 cư dân, những người mà nếu như được cử ra trận chống Nam Hà, hoặc chống các nước thù địch khác, họ sẽ tàn phá quân địch chỉ bằng tay trần và răng.

Vị Chúa tự tin quá mức dưới bóng Gà Trống Thiến nói chung, mâu thuẫn với một chính sách tốt khi phải chịu đựng sự xấu xa chúng thường làm trong nước cho một lợi ích nhỏ nhoi, bất công mà ông ấy nhận được từ chúng.

Thói quen mua- bán hầu hết chức tước không gì khác ngoài việc trả tiền cho chúng, không quan trọng người đó có tình- trạng hay khả- năng gì, chắc chắn là một ngành thương nghiệp dơ- bẩn, và trong một cộng đồng hèn- hạ không phải lối, đặc biệt với những viên chức tư pháp. Vì nếu họ mua ghế, họ sẽ lợi dụng nó – với cái giá phải trả của công lý và lẽ phải.

Quân đội của họ cũng đông hơn nhiều so với mức cần thiết trong cuộc chiến phòng vệ (do được chỉ đạo nên trong nhiều năm họ nghĩ rằng phải tuân theo vì lợi ích của mình) hoặc để củng cố trong thời bình, nên có thể nó sẽ đưa đến hậu quả nguy hiểm, nếu chúng phiền hà. Vài năm trước, những quân lính này đã nổi loạn, và nếu họ tìm được người dẫn đầu, sẽ vô cùng khó khăn cho vị Chúa, người có thể đã từng trải nghiệm sự xấc láo và phá phách của họ - như thể hoàng đế Rome gặp hộ vệ của ông ta, hay người Thổ Nhĩ Kỳ với vệ binh của họ. Ông ấy làm tốt khi chuyển họ từ nơi này tới nơi khác, thay đổi thường xuyên chỉ huy của họ, giữ họ trong những công dịch và hoạt động thường trực. Nhưng điều tệ nhất trong tất cả là, những chỉ huy quân đội đều là hoạn quan, những kẻ nói chung đều hèn nhát. Và nghĩ xem, sự hèn hạ của chúng đã là nguyên do chính của rất nhiều thất bại của đất nước này với Nam Hà, và sẽ (nếu như chúng vẫn còn được dùng) luôn luôn là trở ngại cho việc chinh phục vùng đất đó – Nơi mà so với Bắc Hà, chỉ có một nhúm người.

Họ tin tưởng vào bộ binh hơn kỵ binh hoặc voi, vì đất nước này thấp, lầy lội, có nhiều sông suối, khiến cho họ chỉ dùng được những đội quân nhỏ.

Quân lính của họ là những thiện xạ tốt, và tôi tin rằng họ thua kém một vài – và vượt qua hầu hết quốc gia trong kỹ năng xử lý và sự nhanh chóng trong việc bắn súng hỏa mai.

Súng kíp không được họ dùng, nhưng cung là một thời trang hãnh diện mà họ là chuyên gia đáng ngưỡng mộ. Họ học hỏi nhanh những bài tập vũ khí, và thành thạo tốt. Nhưng trong việc cưỡi những con chiến mã thì họ coi không khá hơn cưỡi một con quái thú thông thường. Đất nước này sản sinh hầu hết ngựa nhỏ nhưng linh động.

Voi được họ huấn luyện cho chiến tranh, và được huấn luyện cho dạn với vài loại pháo và tiếng súng đến mức mà chúng còn chịu đựng được. Với pháo nhân tạo, họ thường bỏ qua hơn là cố công khéo léo.

Tài chính của họ, hoặc phát minh để đem tiền về cho kho bạc của Chúa nhiều hơn doanh thu bình thường của ông ấy, là bán hầu hết chức tước trong vương quốc, là khoản tiền phạt áp đặt cho các viên quan và người vi phạm, 1/10 kẻ buôn lậu, phần đáng kể trong tài sản của những viên quan đã qua đời nhưng là thái giám không có thừa tự, họ để hết lại. Thêm vào đó là doanh thu ngẫu nhiên từ những người ngoại quốc, thương nhân… (ít nhiều phụ thuộc vào tàu thuyền đến buôn bán ở cảng), thuế đinh hay thuế đầu người, chi phí dự phòng, và khoản thuế đặt trên buôn bán hàng hóa nội địa… Nên doanh thu của Chúa hẳn phải có một tổng số đáng kể.

Nhưng khoản tiền này hầu hết đều lấy từ kẻ này nuôi kẻ khác, sự giàu có của cộng đồng vì thế cũng chẳng khá hơn, chỉ có tệ hơn. Vì đó là máu và nước mắt của những kẻ siêng năng, trong khi những kẻ lười biếng, nhàn rỗi lại phung phí và thất thoát. Cũng như vậy với những khoản thuế quá nặng không ngừng (cùng với quy trình trong thương mại của họ mà họ nắm giữ như thể họ ghét những kẻ buôn bán, từ chối cơ hội biến đất nước họ trở nên giàu có và phát triển như các quốc gia được cai trị tốt khác trên thế giới), khiến phần đông trong số họ trở nên những kẻ cùng khổ và buồn bã.

Tôi đã ghi điều này chi- tiết hơn trong chương nói về thương mại của vương quốc. Để bổ sung, tôi sẽ nói tiếp một vài mô tả về vị Chúa đã mất, những nhà quý tộc và tòa án.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG XII.

VỀ CHÚA TRỊNH

Với những gì đã nói trong các chương trước, có thể hiểu được quyền lực của Chúa Bắc Hà đã mở- rộng tới đâu, và vị Chúa đã có quyền lãnh đạo trong tay, chúng ta hãy coi ông ấy như linh -hồn và cuộc- sống của vương quốc này.

Quyền-lực của ông ta, giống như hầu hết nhà vua phương Đông, là nền quân chủ quá mức, nhưng không đến mức độc- tài như nhiều nước trong số đó – những nước có luật pháp và phong tục cổ với sự tôn kính khủng khiếp và xử sự từng hành động của họ theo đó.

Vị Chúa hiện tại là thế hệ thứ 4 của họ Trịnh, [tức là Trịnh Căn] dòng chính, có thể nói là đã được phất vương trượng lên người. Gia đình của ông sớm được kiến lập trong chính phủ ngay khi kẻ nổi loạn họ Mạc bị dẹp yên, và đã đặt nền tảng cho sự cao -quý hiện tại của họ. Ông 53 tuổi, là một nhà chính trị sắc- sảo khôn ngoan – nhưng có thể -trạng ốm- yếu. Ông nối ngôi cha vào năm 1682, cùng với người đồng trị vì một vài năm. Ông có 3 con trai và số con gái tương đương, sinh bởi những thứ thiếp tạp- nhạp; nhưng con cả và con út của ông đang chết dần, người con thứ 2 vừa bị căn bệnh của ông nội, rơi vào điên cuồng hoặc bị mất tập trung, nhưng hiện đã hồi phục và có tước vị là Chủ tử nghĩa là vị Chúa nhỏ (tên gọi thường của người con lớn nhất còn sống). Ông có cung của riêng mình, cũng nguy nga như của Chúa cha, có quan lại, phục dịch và các viên chức có cùng tên tước – chỉ là quyền ưu tiên thuộc về người của cha ông. Nhưng ngay khi hoàng tử kế vị Chúa, những người theo hầu ông cũng sẽ lấy vị trí của những kẻ kia, ngoại trừ vài ngoại lệ cho những người có sự khôn ngoan và kinh nghiệm để giữ vững vị trí hiện tại của họ.

Nếu vị Chúa kết hôn (điều này hiếm khi xảy ra cho đến những năm sau này của họ, khi mà chỉ còn ít hy vọng con cái), quý bà này là vợ, cũng là chính trong những phụ nữ của ông, có tên và tước hiệu “Quốc mẫu" vì nguồn gốc của bà ấy luôn luôn là quý tộc. Nhưng những thiếp thất ông lấy trước đó không có số lượng giới hạn, đôi lúc là dưới 18, đôi lúc là 300, thường là 500 hoặc hơn nếu ông thích, vì đó là một vinh dự để được tuyển vào đây. Và trong việc tuyển lựa họ, sắc đẹp không được coi trọng nhiều như nghệ- thuật và tài- năng ca hát, nhảy múa, cũng như tài chơi nhạc cụ, và có sự thông minh để hướng vị Chúa khỏi sự xao nhãng của những môn thể thao thú vị. Trong bọn họ, người sinh ra con trai đầu tiên, được vinh danh ngay khi con bà được tuyên bố làm Thế tử rõ ràng, với tên và tước vị của người vợ thật sự và hợp pháp – dù không thật sự được tôn trọng lắm, nhưng được yêu hơn trước. Những hầu thiếp còn lại sinh ra con của Chúa được gọi là “Đức bà”. Con trai của Chúa, ngoại trừ con cả, được chào bằng danh hiệu “Đức ông”. Con gái được gọi là “Bà Chúa” tương đương với Công Chúa trong chúng ta (Anh quốc). Những tước hiệu này tương tự với anh chị em của Chúa, nhưng không truyền cho con cháu họ, ngoại trừ dòng dõi của con cả của ông.

Với những con cái mình, ông cung- ứng cho chúng rất tốt, nhưng anh chị em ông phải hài- lòng với khoản thu đươc ông cho phép họ lấy từ cộng đồng, khoản này giảm dần trong gia tộc khi họ hàng xa dần khỏi dòng máu Chúa, nên những người họ thứ 4 hoặc 5 không thể trông chờ có được khoản ứng này.

Vị Chúa hiện tại có nhiều anh chị em, nhưng ông không quá tử tế với bọn họ, tôi nghĩ việc này là bởi vì tâm tính đa -nghi và thể- chất yếu- ớt của ông.

Hầu hết người tiền- nhiệm của ông thì khác, họ đưa anh em vào những sự- vụ cộng đồng, trao cho họ những tước- hiệu và quyền- lực của tướng lĩnh, nguyên soái chiến trường, quan cai trị tỉnh, và với sự tin tưởng của nhiều quân sĩ, luôn đưa họ những bổn phận đáng kính, như trở thành anh em của Chúa.

Như tôi đã nói trước, tôi chưa bao giờ nghe hơn 1 ví dụ về việc tàn nhẫn giết chết anh em, và đó là vị Chúa vừa qua đời với hoàng tử Tiết chế Ninh, mà cân nhắc mọi lẽ, khó có thể cho là tàn nhẫn. Lịch sử chảy trôi như thế.

Tiết chế Ninh (nguyên văn :Checchening) (tức Trịnh Toàn) này là em trai thứ 2 của Chúa đã chết, một vương tử được phú cho rất nhiều đặc tính anh- hùng. Ông rộng- rãi, hào- phóng, có cung cách lịch- sự, và nổi- tiếng, được yêu- quý bởi binh lính, mà họ gọi ông là cha. Ông là một chỉ huy thận- trọng và không ít lòng dũng- cảm ưu- việt, đã đánh bại Nam Hà vài lần. Ông là đồn thủ vững chắc cực kỳ mà họ gọi ông là Tia chớp của Đàng Ngoài. Danh tiếng ông vì thế tăng hàng ngày trong và ngoài gia đình, đến mức nó đẩy ông lên bậc đá, vách núi ganh ghét và ghen tị của anh em ông. Một vương tử nhận biết được, cố gắng để đứng ngoài, nói thầm với ông rằng ông không nên làm gì ngoài những gì được lệnh. Và với thành công ông có trong tay – có được toàn bộ nhờ vào sự thông thái và phương hướng thận trọng của mình, ông đã phản đối, long trọng thề rằng ông sẽ không bao giờ, cũng không muốn thực hiện bất cứ điều gì phương hại nhỏ nhất đến ông. Và nếu quân lính hoặc đám đông ồn ào dám đề nghị ông tiếm ngôi, ông không chỉ từ chối và ghét bỏ nó, mà còn trừng phạt nặng nề nhất những kẻ đưa ra đề nghị ấy.

Câu tuyên thệ này trong lúc ấy đã đem lại chút hài lòng thỏa mãn cho vị Chúa. Nhưng vài năm sau, vì sự ghen tị và ganh ghét đã nói trước đó, hoặc vì ông đã làm điều gì đó để bị hiểu lầm hoặc nghi ngờ, hoặc đã bị buộc tội sai, hoặc bất cứ điều gì – vì chúng được báo lại một cách hờ hững - vị Chúa đã lệnh cho ông cùng quân đội của ông ấy đến biên giới với Nam Hà. Vâng lệnh, ông đến phủ Chúa, và bởi lệnh của Chúa, ông đã ngay lập tức bị xích, và giam vào nhà tù gần cung điện.

( đoạn này kể lại việc Trịnh Căn lừa gạt Trịnh Toàn, Giữa lúc chiến trận ở Nghệ An đang ác liệt thì Trịnh Tráng bệnh nặng,Trịnh Tạc được phong làm Tây Đô Vương thay cha cầm quyền điều- hành. Ngờ Trịnh Toàn có ý tranh ngôi, Trịnh Tạc bèn cho Trịnh Căn làm Phú quận công, mang quân vào Nghệ An, vừa để tăng viện chống quân Nguyễn vừa để phòng ngừa Trịnh Toàn làm loạn. Theo lệnh cha, Trịnh Căn vào Nghệ An, đóng ở huyện Hưng Nguyên nghe ngóng tình hình. Lúc đó quân của Trịnh Toàn đóng đồn ở Quảng Khuyến, Trịnh Căn đóng đồn ở Bạt Trạc đều bắt quân đào hào đắp lũy, chia nhau phòng giữ nơi hiểm yếu. Toàn cảm thấy băn khoăn, bèn dẫn quân về An Trường. Trịnh Căn cũng đem quân về Phù Long để quan sát động tĩnh của Toàn.

Tháng 4 năm 1657 Chúa Trịnh Tráng qua đời, Tây Đô vương Trịnh Tạc chính thức lên ngôi, sai người tới trách cứ Trịnh Toàn vì cha chết mà không về chịu tang, rồi triệu về kinh. Các tướng dưới quyền Trịnh Toàn lo sợ bị hỏi tội bèn chạy sang đầu hàng Chúa Nguyễn. Trịnh Toàn thế cô, đến cửa doanh trại của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn lấy lẽ thuận nghịch thuyết phục rồi ép chú về kinh. Trịnh Toàn miễn cưỡng trở về kinh, bị Trịnh Tạc bắt giam, lấy cớ không chịu tang cha rồi tra hỏi tội và giết đi.)


Ông tiếp tục tình -trạng này trong vài năm, bởi có vẻ như lỗi của ông vốn không quan hệ lớn, hoặc ít nhât là không có chứng cứ nào khiến ông phải bị lấy mạng. Nhưng trong thời gian đó, như số phận an bài, vào năm 1672, quân lính là dân của vài làng đến trước cửa cung điện kêu than, nhưng vẫn còn đủ tôn trọng để không xông vào. Họ không đem theo vũ khí nào ngoài miệng lưỡi và tay chân, la hét vô lễ những ý nghĩ ngẫu nhiên của họ chống lại vị Chúa, bằng thứ ngôn ngữ lăng -mạ về sự vô- ơn của ông ta với họ, sự lãng phí của thê thiếp ông ta, những người được ông ta cho phép lãng phí và tàn phá của cải của đất nước, trong khi họ đang sắp bỏ mạng vì mong mỏi và đau buồn, như thể ông ta đã cố tâm tạo ra sự hủy hoại và hoang mang của họ bằng những khó khăn, không thể chịu đựng được của nạn đói và cùng khổ. Họ thổi phồng giá trị phục vụ của mình với ông ấy, đe dọa sẽ cho vài bài học nghiêm trọng nếu ông không tăng lương và tặng thưởng tiền cho một số người trong họ. Họ tuyên bố điều này khi một ngàn kẻ tàn ác vô lễ đang lượn vòng quanh cung, đóng trại tại vài đại lộ gần đó, như thể họ đang định bao vây vị Chúa – và kết quả là không ai có thể ra vào mà không được họ cho phép. Giữa những kẻ cực đoan mạnh mẽ này, vị Chúa tham khảo ý kiến của Quan Phủ Liêu và những tư vấn riêng khác về những gì phải làm.

Một trong số họ, một Nho sĩ lớn, có ý kiến “tốt nhất là cho các binh lính những gì chúng cần. Khi đã ôn hòa, chúng có thể dễ dàng được xoa dịu, có lý lẽ. Để dập tắt người trong nước nổi- loạn thì phải dùng lính, nhưng để làm im lặng những tên lính nổi loạn, tiền là phương- sách duy nhất.”

Nhưng một Nho sĩ khác, tên là Ông Trangdume (không rõ ai), nổi tiếng vì sự thông thái và được tôn trọng rất cao vì nhân phẩm có bản chất bạo lực kiên quyết, đã phản đối ý kiến đầu. Ông nói, đó là thiếu thận trọng, và sẽ có hậu quả tai hại nếu cho phép một nhóm nổi loạn đi quá xa. Thêm vào đó, giải pháp tốt hơn là bắt giữ những kẻ lãnh đạo tổ chức này, và giết chúng. Điều này sẽ khiến những kẻ còn lại ngạc nhiên sửng sốt, khiến chúng quay đầu lo cho an toàn và yên bình của chúng.

Vị Chúa đồng ý với ý kiến cuối cùng vì tình yêu của ông dành cho tiền, nhưng nghi ngờ giải pháp này. Những quân lính có gián điệp trong cung điện (cũng như vị Chúa có gián điệp giữa họ), đã nhận ra những gì đang diễn biến, khiến họ càng tăng cường chống lại Trangdame. Thấy ông ta đi từ cung điện về nhà, họ ngay lập tức bắt giữ ông ta, và xử ông ta bằng hình phạt tàn nhẫn man rợ nhất mà một đám đông phẫn nộ có thể phát minh: Đánh đập ông ta một cách vô nhân tính bằng nắm đấm, đầu gối, cùi chỏ, đầu quạt… và họ giẫm đạp ông ta đến chết bằng chân. Sau đó, khi ông đã chết, họ diễu ông ta một cách đê- tiện qua con đường đến đảo cát gần kho vũ khí. Tại đây, họ cắt xé thi thể ông thành nhiều mảnh nhỏ.

Sự bạo -gan tàn -ác này, cùng với sự sỉ -nhục tai tiếng đưa đến cho những viên quan khác cùng lúc ấy, khiến vị Chúa và các quan của ông chìm vào lúng túng, dâng ngập trong họ nỗi sợ chết. Và như thế, hầu hết bắt đầu trốn vào hố sâu, góc tối để tránh cơn cuồng nộ kinh khủng này, để chủ của họ cô độc.

Những kẻ thận trọng trong quân lính thấy rằng họ đã vượt qua Rubicon (không hiểu là gì), nghĩ rằng không còn đường thoái lui, vì thế khuyên đồng đội mình tìm một người đứng đầu có thể hướng dẫn và sắp xếp tiến trình bất thường và biến động của họ - Họ đề xuất vương tử Tiết chế Ninh phù hợp với mục đích này. Họ nhất trí giải thoát ông khỏi nhà tù và tôn ông làm Chúa. Nhưng đêm đó, những gì xảy ra đã cản trở sự nghiệp này, khiến họ phải dời nó đến sáng hôm sau. Nhưng vị Chúa biết ý định của họ, đã tự tay chuẩn bị một liều thuốc cho Tiết chế Ninh, đưa đến cho ông vào khuya bởi một thái giám thân tín, yêu cầu ông phải uống tất cả số thuốc. Gà Trống Thiến, ngay khi đến chỗ vương tử, sau khi ông đã thực hiện 4 lạy, tuyên bố mục đích của hắn và món món quà của vị Chúa, mà vương tử có thể đoán ra được nó là gì. Nhưng những gì ông nói thì tôi không được biết, chỉ là ông ấy đã lạy 4 lạy về phía cung điện của Chúa, sau đó uống cạn một hơi, qua đời vài giờ sau. Đây là kết thúc của vương tử Tiết chế Ninh, người mà đạo đức cũng chính là tội lỗi lớn nhất của ông, tình yêu trái mùa của quân lính gây ra cái chết tuyệt đối cho ông.

Sáng hôm sau, Chúa yêu cầu đưa một số lớn bạc và tiền đồng cho những kẻ nổi loạn, dập- tắt ngay lập tức ngọn lửa của sự nổi dậy, nhưng vài người trong số họ bỏ mạng sau đó, ít ai biết tại sao.

Bây giờ chúng ta hãy quay lại với sự lạc đề trước, để nhìn về các vị vương thân, quan lớn và những quan tòa dân sự hoặc sĩ quan quân đội, những người mà nếu ở trong thành thì mỗi buổi sáng sớm sẽ đến triều để đợi Chúa và Thế tử. Vị Chúa được họ chúc mừng trong ngày 1 và 15 mỗi tháng, trong những bộ quần áo tím hoặc xanh, mũ theo kiểu chế tác của họ mà họ rất biết ơn khi mặc vào. Vị Chúa đón họ trong trạng thái tốt nhất, ngồi cách một khoảng cực kỳ xa để phô bày (trừ phi trong một số dịp trang trọng) vô số vệ sỹ trong đội quân của cung phủ, bao quanh bởi nhiều kẻ phục dịch Gà Trống Thiến – những người đưa yêu cầu và mệnh lệnh của ông tới cho các quan, và đưa câu trả lời của họ - hoặc bản tấu tùy theo cách nói chuyện – quỳ dâng cho Chúa. Lúc này, hầu hết những vấn đề của quốc gia được xử lý, giải quyết ở đây, các lệnh và nghị quyết của Quan Phủ Liêu hoặc tòa án tối cao (có buổi họp trong cung điện này) được trình cho Chúa để Chúa phê duyệt. Thế tử có cố vấn của anh ta gần Chúa (vì Thế tử chỉ đến triều chừng 1 lần trong tháng) để báo cáo cho anh ta những gì đang xảy ra để anh ta nắm bắt tình hình chính xác. Không có việc gì được yêu cầu hoặc thỉnh nguyện trong triều này, ngoại trừ nếu nó được bôi- trơn bằng quà cáp đáng để trả lời so với tầm quan trọng của vấn đề.

Đó là quang cảnh tốt đẹp khi nhìn thấy một đám đông lãnh chúa như thế, và mọi thứ diễn ra ở đây thật chính trực đàng hoàng, khiến người xem phải thán phục. Và sẽ có vẻ đường hoàng lộng lẫy nếu họ bỏ qua, hoặc bãi bỏ, thói quen đi chân đất có tính nô lệ. Vị Chúa thỏa mãn cho những quan lớn của mình, đối xử với họ tôn trọng và nhẹ nhàng khi họ sống, và hiếm hoi thì họ mới gặp nguy hiểm – chỉ với tội phản quốc. Với những tội lỗi khác thì họ bị phạt tiền hoặc hạ cấp, không được dùng nữa hoặc bị cấm vào triều.

Khi 1 viên quan xin giúp cho bạn bè hoặc thân nhân phạm lỗi của họ, họ đến phủ phục trước Chúa, bỏ mũ ra, lạy 4 lần – đây là một cách để tôn kính, hay đúng hơn là tôn thờ. Trước tiên là quỳ xuống trên đất bằng đầu gối, sau đó rạp cơ thể chạm đến mặt đất theo kiểu TQ. Họ xin Chúa thượng tha tội, và quy tội cho người xin - đã sẵn sàng đứng đây, mà trong những trường hợp như thế này thì cũng là nói chính ông ta.

Chừng 8 giờ sáng, vị Chúa rút lui khỏi cung họp triều và những viên quan cũng ra khỏi triều, ngoại trừ chỉ huy cảnh vệ, vài quan chức trong triều là hoạn quan, những người phần lớn là phục dịch hầu hạ từ nhỏ, cùng với các nô tì trong nhà là những kẻ duy nhất được vào những gian nhà cấm và hậu cung nơi ở của phụ nữ và thiếp thất.

Những hoạn quan này là sâu- bọ của loài người, những kẻ ký- sinh, bợ đỡ và làm lầm lạc các vương tử, chúng có không hơn 4 hoặc 500 người thuộc về triều đình, thường là bọn người quá kiêu- ngạo, hống- hách, vô -lý khiến chúng bị cả nước ghét bỏ và kinh- tởm hơn là sợ -sệt. Tuy nhiên, vua Chúa tin chúng nhất, trong cả những công việc gia đình và nhà nước, bởi vì sau chừng 7,8 năm phục vụ trong nội cung, chúng dần quen thuộc với quản trị và có phẩm giá trong xã hội, nên được phong những chức tước tôn kính nhất của những nhà cai trị tỉnh và chỉ huy quân sự. Trong khi vài người xứng đáng hơn trong các quan chức quân sự và tầng lớp nho sỹ bị từ chối và đau khổ vì ham muốn. Nhưng chắc chắn, vị Chúa coi trọng lợi ích hiện tại của ông ta (dù cho có hậu quả là gì) để sử dụng chúng. Và khi chúng qua đời, sự giàu có mà chúng đã vơ vét được qua những hành vi dơ- bẩn, ăn- cướp và tống- tiền, cũng rơi tất vào tay vị Chúa như người thừa- kế của chúng. Và mặc dù cha mẹ chúng còn sống, nhưng họ cũng chẳng đóng góp gì cho chúng được sống trên thế giới ngoại trừ thiến chính con mình – việc mà họ bị thúc đẩy bởi sự bần cùng – và hy vọng cung phủ yêu thích chúng, từ đó họ có thể giả vờ không có nhiều hơn vài căn nhà và khoảng đất nhỏ mà họ không thể nào có được nếu không có sự ưa thích và thỏa mãn của vị Chúa.

Tuy nhiên, không thể nào tránh một sự thật rằng vài người trong số hoạn quan này có những phẩm chất phi thường, và có 3 người đặc biệt trong số họ là Ông-già Tu-Lea, Ông-già Ta-Foe-Bay, Ông-già How-Foe-Tack (Không biết tác giả nói đến những hoạn quan nào), những người là niềm vui của Bắc Hà. Nhưng họ là những người mất bộ phận sinh dục một cách tình cờ vì bị heo hay chó cắn. Kiểu hoạn quan này được những người Bắc Hà mê- tín tin là có định mệnh thăng- tiến khổng lồ và ưu việt. Người cuối trong số họ vẫn còn sống, và đang là quan cai trị hiện tại ở Phố Hiến, tỉnh thành lớn nhất trong nước, là đô đốc của toàn bộ thủy quân và là bộ trưởng chính cho các vấn đề với người ngoại quốc. Ông là một lãnh đạo thận- trọng, một nhà cai trị thông- thái, một viên thẩm phán không tham- nhũng, nên ông được ngưỡng mộ bởi những người ngoại đạo và là nỗi xấu hổ cho những người Thiên Chúa giáo – những kẻ dù đã được phù hộ bằng ánh sáng của Tin Mừng, hiếm khi đến được mức độ tuyệt vời này, cũng như khó có thể vĩ đại, tốt đẹp và nghèo khổ cùng một lúc.

Đáng chú ý là những gì liên quan đến Ông-già Tu-Lea, nổi tiếng vì bộ não sắc bén và những phần phi thường, cũng như sự thăng tiến đột ngột cùng thất bại lạ lùng và bi kịch của ông. Lịch sử của ông như sau:

Trong số ít người của nhà Trịnh (họ gọi như vậy, từ trước khi nhà ấy trở thành lãnh đạo chính quyền), vị Chúa đang trị vì có nhu cầu rất lớn cho chính khách có khả năng làm việc (những người có thể chia sẻ một phần gánh nặng vấn đề với ông) và bị ảnh hưởng bởi quá trình lúng túng kéo dài trong vấn đề này, ông đã mơ thấy gặp một người trong buổi sáng hôm sau, người mà ông có thể tin- tưởng sử dụng. Và điều đó đã xảy ra, người đến triều đầu tiên vào buổi sáng là Tu-Lea, người giống hệt như hình ảnh tưởng tượng trong giấc mơ của Chúa kể từ thân hình, tầm vóc, diện mạo. Vị Chúa nói chuyện với ông ta, và sau một vài câu chuyện, Chúa thấy ông có năng lực tuyệt vời, và phù hợp chính -xác với nhu cầu bí mật của hoàng đế. Vì thế Chúa cấtnhắc ông ta ngay lập tức, và chỉ trong thời gian ngắn, tăng cường quyền lực cho ông ta lớn đến mức khó có sự khác biệt nào giữa chủ và tớ. Nhưng Tu-Lea còn được tôn trọng, ve vãn và đáng sợ hơn cả chính vị Chúa. Không rõ đây có phải là nguyên nhân sự bất mãn của Chúa với ông ta hay không, hoặc cái nấm ấy (được cất nhắc trong 1 đêm) quên mất nghĩa vụ của mình, bị thôi thúc bởi thành công quá lớn đã có, âm mưu định hủy diệt chủ nhân (như lời đồn đại thường nghe), hoặc đây chỉ là một cái cớ tạo ra bởi vị Chúa ghen tức với sự lớn mạnh quá mức của ông – tôi không chắc. Nhưng ngắn gọn là ông đã bị Chúa ra lệnh xé xác bởi 4 con ngựa. Thân thể chân tay đã bị xé rời của ông bị cắt thành từng mảnh, sau đó thiêu cháy, ném tro xuống sông.

Mọi năm kết thúc vào khoảng tháng 1 của chúng ta, và lúc tháng cuối năm của họ, tất cả các quan lớn, quan lại và người trong quân đội thề trung thành với vua và Chúa, và rằng họ sẽ không che giấu các âm mưu phản nghịch chống lại người của họ, nếu không sẽ bị mất mạng. Các quan lớn tuyên thệ tương tự như vậy cho vợ, tùy tùng và gia đình họ. Người tiết lộ tội mưu phản được thưởng cao khoảng 30 đô la, và được một chức quan nhỏ - rất ít so với tính toán của tác giả của chúng ta.

Họ có cuộc tập trận hàng năm cho những quân lính tuyển ở khắp vương quốc – mà họ lựa chọn dựa rất lớn vào chiều cao. Những người cao ngoại hạng được phân bổ để làm hộ vệ cho Chúa, những người khác được sắp xếp tùy theo cơ hội. Những người có trình độ học vấn và thợ thủ công được loại khỏi buổi tập trận này.

Họ đào ngũ như thế nào thì tôi không thể cam đoan, nhưng chắc chắn là người Bắc Hà không biết treo cổ nghĩa là gì, họ chặt đầu theo lối của họ, chỉ những hoàng thân mới bị thắt cổ. Tôi cần phải nói là họ chẳng tàn nhẫn lẫn tinh tế trong các phát minh kiểu này.

Với những người nước ngoài, họ chẳng sử dụng ai, tin rằng không có ai thông thái hơn chính họ. Tuy nhiên, khi tôi trở về từ Xiêm, tôi đã được hỏi về vấn đề của quốc gia này và Nam Hà, liên quan tới chuyến đi của tôi ở Sing Ja (không rõ ở đâu) của Bắc Hà, và xem những chiếc thuyền ấy có thể chở binh lính qua biển khơi hay không, để tìm được câu trả lời mà tôi cho là hợp lý. Sau đó tôi được hỏi sẽ ra sao nếu vị Chúa cho phép tôi chỉ huy 2 hoặc 300 quân đi đánh Nam Hà? Và tôi trả lời rằng, tôi với nghề nghiệp là thương nhân, thường xuyên bỏ qua các vấn đề quân sự và vì thế không có khả năng phục vụ Chúa thượng trong mặt này. Cái cớ từ chối này tốt cho tôi trong thời gian ấy, nhưng nó lại được dùng chống lại tôi khi tôi bị người TQ buộc tội.

Những quý tộc của đất nước này, như tôi đã nói đâu đó, rằng dòng dõi quý tộc chỉ truyền cho hậu duệ của vua và Chúa tới dòng thứ 3. Nhưng tất cả còn lại, dù họ nhận được nó bằng con đường quân đội, học hành hay tiền thì nó cũng chỉ tồn tại trong đời họ. Với cách đầu thì chỉ có số ít người được cất nhắc, cách thứ hai thì có một vài, nhưng cách thứ 3 thật sự là cục nam châm thu hút mọi sự quan tâm.

Cung phủ của vị Chúa đóng ở Kẻ Chợ, hầu như là ở giữa một thành phố chết. Nó rất rộng, và có tường bao quanh, có hoặc không có dãy nhà nhỏ dành cho tiện nghi của quân đội. Những nhà này có 2 tầng, hầu hết mở rộng để lấy không khí. Các cổng rất lớn và trang nghiêm, tất cả đều bằng gỗ cứng như phần lớn của cung điện. Những tòa nhà của vị Chúa và thê thiếp ông là những kiến trúc trang trọng và tốn kém, bề mặt đầy những công trình điêu khắc, mạ vàng, sơn mài. Trong khu vực đầu của cung phủ có chuồng dành cho những con voi lớn nhất và ngựa tốt nhất của Chúa. Trong cấm địa là nhiều vườn, rừng, đường đi, lùm cây, ao cá, và bất cứ gì đất nước này có thể làm để ông vui vẻ vui chơi giải trí, bởi vì hiếm khi nào ông bước ra khỏi đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

adidas_hn_man

Xe tăng
Biển số
OF-176031
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
1,274
Động cơ
351,228 Mã lực
hay quá tiếp đi cụ. xin phép copy nhé cụ!!!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
DESCRIPTION OF TONQUEEN, em cứ tưởng là Mô tả Tôn Quyền :D
Tonqueen là tên các thương nhân nước ngoài gọi Thăng Long hồi ấy cụ ơi, tạm dịch là Đông Kinh, sau này Pháp gọi là Tonkin, không hiểu sao lại dịch là xứ Bắc Kỳ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong sách của mình, S.Baron còn kèm thêm những hình vẽ minh-họa, tất nhiên, hồi ấy chưa xuất hiện máy ảnh.
Tranh về các quan trong phủ chúa Trịnh

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top