[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên và Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mảng Lịch sử trên OF được nhiều cụ quan tâm và ủng hộ. Lúc rảnh, em hay xem lại các bản dịch đã cũ, bổ xung, chỉnh lý cho phù-hợp đển post hầu các cụ yêu sử.
Lịch sử là chủ đề khá phong phú, tuy nhiên, cũng rất gây tranh-cãi, cá nhân em muốn dịch sách nhiều hơn để phục vụ các cụ có sở thích tìm tòi Lịch sử dân tộc ta từ hàng ngàn năm trước, xem xét chế độ, đời sống, địa lý...ra sao.

Nhân đây, em xin giới thiệu đến các cụ bản dịch của 2 cuốn sách khá cổ, là Thủy Kinh chú 水經注 Lịch Đạo Nguyên và Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ.
Vậy sách Thủy Kinh chú là gì?

Thủy Kinh chú, hiểu nôm na là chú thích, giải thích về dòng chảy của những dòng sông ở Trung Quốc thời Tam Quốc đến sau nhà Bắc Ngụy.

Đầu tiên là sách Thủy Kinh 水經 là một bộ chuyên trước viết về hệ thống sông ngòi thời Cổ đại của Trung Quốc. Sách do người thời Tam Quốc biên soạn nhưng đến nay chưa biết tên đích thực của tác giả. Sách gồm 3 quyển, ghi chép 137 con sông. Nội dung sách rất sơ lược. Mỗi con sông được viết thành 1 thiên, dài ngắn không đều nhau.

Khoảng 100 năm sau, tác giả Lịch Đạo Nguyên đã bổ xung, sửa đổi, chú thích, thành ra 1 cuốn sách rất hoàn chỉnh gọi là Thủy Kinh chú, viết về 1.252 sông suối và chứa khoảng 300.000 từ. Cuốn sách này cũng lập bản đồ và mô-tả các sông suối cùng với lịch sử, địa lý và văn hóa của khu vực xung quanh.

Trong thời gian trước thời Tam Quốc, có 3 cuốn sách rất hay về nước ta là: Giao Châu Ký, Giao Châu ngoại vực ký, Giao Chỉ dị vật chí, rất tiếc, những cuốn này đến nay đều đã không còn, chúng chỉ được trích dẫn lại trong các sách về sau, đặc biệt trong cuốn Thủy Kinh chú này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về sau, đến thời hiện đại, Trung Quốc cho xuất bản cuốn Thủy Kinh chú sớ, dày kinh khủng, chú thích rất chi tiết, nhưng em không dịch, vì, cuốn này rất khó đọc, lại trích dẫn, căn cứ vào hàng ngàn sách cổ, không phải ai cũng hiểu hết được.

Nên, em quyết định dịch Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên, nó sát với nguyên gốc, và cũng cho ta những hiểu biết thú-vị về đất nước ta, Chăm Pa, Chân Lạp ...thời Tam Quốc và hậu Tam Quốc.
Thủy Kinh chú không phải là sách về Lịch sử, nên dữ liệu về sử rất ít, nhưng nó cung cấp một nét riêng về sông ngòi, địa lý của những con sông, mà thời cổ, thì con người chủ yếu sinh sống dọc các ven sông lớn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong phạm vi có thể, em chỉ dịch những phần liên quan đến nước ta, Chăm Pa, Chân Lạp.
Vì văn bản là tiếng Hán cổ, rất khó dịch, trình độ em vô cùng ngu dốt, nên dám xin các cụ, các cao nhân lượng thứ cho những sai sót.

Các cụ nào giỏi về bản đồ sông ngòi, cùng giúp em xác định các địa danh cổ và hiện tại xem sao.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài nét về tác giả

Lịch Đạo Nguyên 酈道元 sinh năm 466 hoặc 472 tại huyện Trác, quận Phạm Dương; nay là Trác Châu, Hà Bắc, tự Thiện Trường, là một nhà địa lý, nhà văn và chính khách Trung Quốc trong thời Bắc Ngụy. Ông được biết đến như là tác giả của Thủy kinh chú 水经注, một tác phẩm đồ sộ về địa lý Trung Quốc thời cổ đại.

Phụ thân ông là Lịch Phạm [郦范, 428-489], từng đảm-nhận các chức-vụ Bình Đông tướng quân, Thanh Châu thứ sử và được phong làm Vĩnh Ninh hầu. Có thuyết cho rằng ông sinh năm Thiên An thứ nhất [466] thời Bắc Ngụy Hiến Văn Đế, nhưng cũng có thuyết cho rằng ông sinh năm Duyên Hưng 延興 thứ hai [472] thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế 北魏獻文帝. Sau khi cha mất, ông được tập tước, nhưng theo quy chế thì giảm một bậc, nên đổi từ Vĩnh Ninh hầu xuống thành Vĩnh Ninh bá. Tuy nguyên quán là huyện Trác nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thanh Châu.

Ban đầu làm quan tại kinh thành [Bình Thành và Lạc Dương 洛陽] nhưng nhiều lần được cử đi làm quan tại địa phương. Ông từng nhậm chức Đông Kinh Châu thứ sử. Là vị quan cương-trực, hà-khắc nên ông không ngại đắc tội với hoàng thân, quốc thích. Kết quả là ông bị bãi miễn chức quan. Mười năm sau, triều đình lại ban cho ông làm doãn Hà Nam. Năm Hiếu Xương 孝昌 thứ nhất [525] thời Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế ông được triều đình cử đem quân đến Bành Thành thảo bình cuộc phản-loạn của Nguyên Pháp Tăng [455-537], nhân có công được thăng làm ngự sử trung úy [chức quan đứng đầu ngự sử đài].

Do bắt giam bộ hạ được sủng-ái của Nhữ Nam vương Nguyên Duyệt [494-533] là Khâu Niệm và đàn hặc ông này nên đã gây thù chuốc oán với ông ta. Năm 527, thứ sử Ung Châu là Tiêu Bảo Dần [483-530] âm mưu phản-loạn. Lợi-dụng cơ-hội này Nguyên Duyệt tấu xin triều đình cử Lịch Đạo Nguyên làm Quan Trung đại sứ, cùng em trai là Lịch Đạo Tuấn, hai con trai ông và 100 binh sĩ đến phủ dụ Tiêu Bảo Dần. Kết quả là Lịch Đạo Nguyên bị Tiêu Bảo Dần cử bộ tướng là Quách Tử Khôi dẫn trên 2.000 quân tới sát hại tại dịch trạm Âm Bàn [nay là phía đông bắc quận Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây].

Lịch Đạo Nguyên sử dụng vị trí của ông là một quan chức với công việc thay đổi nhiều nơi để thực hiện việc điều-tra thực địa. Ông đã từng có mặt ở những nơi ngày nay thuộc các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây và Giang Tô.

Một nguồn kiến thức khác của ông là nghiên-cứu các sách địa lý cổ mà ông có thể tiếp cận, như Sơn Hải Kinh được biên soạn vào thời kỳ đầu Tây Hán và Thủy kinh do Tang Khâm viết trong thời kỳ Tam Quốc và sau này được Quách Phác thời Tấn chú giải. Lịch Đạo Nguyên đã bổ sung và mở rộng rất nhiều cho Thủy kinh bằng nghiên cứu và công việc thực-địa của chính ông. Bản gốc của Thủy kinh không còn nhưng nó đề cập tới 127 sông suối và chứa khoảng 10.000 từ; trong khi Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thảo luận về 1.252 sông suối và chứa khoảng 300.000 từ. Cuốn sách này cũng lập bản đồ và mô-tả các sông suối cùng với lịch sử, địa lý và văn hóa của khu vực xung quanh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
SÔNG GIANG

Sông Giang 江水 lại chảy qua huyện Vũ Dương quận Kiện Vi, sông Thanh Y và sông Mạt Thủy từ phía tây nam tới, hợp lại đổ và sông Giang.

Huyện vốn là nước Đại Dạ Lang 大夜郎國 cũ, năm Kiến Nguyên 建元 thứ 6 đời Hán Vũ Đế 漢武帝 [135 TCN] mở đặt quận huyện. Năm Thái Sơ 太初 thứ 4 [101 TCN], thứ sử Ích Châu 益州 là Nhâm An 任安 cho xây thành Vũ Dương 武陽, thời Vương Mãng王莽 đổi tên thành Tây Thuận 西順, huyện gọi là Tập Thành 戢成, Quang Vũ 光武 gọi đấy là quận Sĩ Đại Phu 士大夫.

Có sông Thù 𨞪江 chảy vào sông Giang, sông [Thù này] phát nguyên từ huyện Giang Nguyên 江原, đầu nhận nước từ sông Đại Giang 大江, chảy về hướng đông nam, đến huyện Vũ Dương 武陽, đổ vào sông Giang. Ở phía dưới huyện và trên sông Giang, trước đây có một cây cầu lớn, rộng chừng 1 lý rưỡi [còn gọi là dặm, 1 dặm = 576m], gọi là cầu An Hán 安漢橋, nhiều năm nước chảy [ mạnh] đến mức hỏng cầu, người dân phải khổ sở góp công sửa chữa. Về sau, Thái thú Lý Nghiêm 李嚴 đào núi Thiên Xã 天社山, tìm sông để thông đường [đi cho thuận tiện], cầu ấy bèn bỏ hoang phế.

Huyện có sông Xích Thủy 赤水, chảy xuống sông Giang [ ngày nay thuộc phía Tây Bắc tỉnh Quý Châu, thuộc địa phận thành phố Xích Thủy, sông Xích Thủy là 1 nhánh nhỏ chảy vào sông Dương Tử], năm Kiến An 建安 thứ 29, có rồng vàng hiện ra ở sông này, 9 ngày mới [bay] đi. Huyện này dựa vào sông Giang mà làm đập lớn, có 6 cửa đập mở ra để lấy nước tưới ruộng trong quận. Có núi Bắc Sơn 北山, là núi mà ngày xưa Vương Kiều 王喬 đã lên. [Vương Kiều là người huyện Vũ Dương, quận Thục, làm quan huyện lệnh, sau đắc đạo mà thành tiên].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Giang lại hợp với sông Văn Tỉnh 文井江 [ nay vẫn là sông Văn Tỉnh, thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên] là sông mà Lý Băng 李冰 khơi ra, từ Tạc Đạo 莋道 phân dòng với khe Mông Khê 濛溪 đến huyện Lâm Cung 臨邛 huyện Thục 蜀郡 hợp với sông Bố Bộc 布僕. Sông chảy ra từ quận Trầm Lê 沈黎郡 ở phía tây Thành Đô 成都 ngoài biên giới. Hán Vũ Đế năm Nguyên Phong 元封 thứ 4 [103 TCN] lấy miền Tây quận Thục đặt Cung Tạc [ theo Hán Thư thì đúng ra phải là năm Nguyên Đỉnh 元鼎 thứ 6 đời Hán Vũ Đế, tức 111 TCN] quản lý đạo Mao Ngưu 旄牛道.

Năm Thiên Hán 天漢 thứ 4 [ 97 TCN] [ Nhà Hán] đặt chức Đô Úy, coi giữ ngoại Khương ở ngoài núi Cung Lai Sơn 邛崍山 [nay vẫn là dãy núi Cung Lai ở Tứ Xuyên] từ miền tây quận Thục sang tới Cung Tạc đường xá rất hiểm-trở, từ bờ sông này sang bên kia phải đi qua 8 bến đò, rất khó-khăn khi đi đường sạn đạo [ đường mở men theo vách núi] ở Dương Mẫu.

Sông Bố Bộc 布僕 từ phía tây huyện chảy tới, chia làm 2 dòng chảy, một dòng đi theo đường lộ, [một dòng] chảy về phía đông qua huyện Lâm Cung 臨邛縣 [nay là thành phố Cung Lai, thuộc Thành Đô] đổ vào sông Văn Tỉnh, sông Văn Tỉnh lại chảy về phía đông qua huyện Giang Nguyên 江原縣 [nay là thành phố Sùng Châu, Tứ Xuyên]. Huyện gần sông Văn Tỉnh, trên sông có đê họ Thường dài hơn 40 dặm, phía nam có núi Thanh Thành 青城山 [thông tin khá chính xác: núi Thanh Thành là một ngọn núi nằm ở thành phố Đô Giang Yển, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó nằm cách thành phố Thành Đô 68 km về phía đông, và cách công trình thủy lợi Đô Giang Yển 10 km về phía tây nam. Đỉnh chính của nó là Đỉnh Lão Tiêu cao 1600 mét so với mực nước biển], trên núi có giống lúa tốt 嘉穀 [Gia Cốc nghĩa là giống tốt, có lẽ in lầm, trên núi không thể có giống lúa tốt được, người dịch đoán có thể là: có ruộng trồng lúa tốt], dưới núi có khoai sọ 蹲鴟 [ nguyên tác là Tồn Si: 蹲鴟 Tồn là ngồi xổm, Si là con cú, đây là từ biểu hình, hình dáng củ khoai sọ giống con cú ngồi xổm]. Người ta nói rằng vì dưới núi có khoai sọ, nên đến già không lo đói, bởi thế họ Trác mới vui vẻ dời đến đó [ở] [ Tổ tiên họ Trác vốn người đất Thục nước Triệu, nhà Tần đánh Triệu, họ Trác dời đi đến cánh đồng Ốc Sơn ven núi Ốc Dã [là núi màu mỡ, cánh đồng màu mỡ].
 

omavn

Xe tải
Biển số
OF-456468
Ngày cấp bằng
27/9/16
Số km
339
Động cơ
-539,307 Mã lực
em hóng nước ta thời kỳ này
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Văn Tỉnh lại đi về phía đông đến dưới núi Thiên Xã 天社 huyện Vũ Dương 武陽縣, nhập vào sông Giang. Một dòng của sông này đi về phía nam qua miền tây huyện Cung Đô 邛都, quận Việt Tủy 越巂 rồi đi về phía đông nam đến huyện Thanh Linh 青蛉縣 quận Vân Nam 雲南郡, quận vốn là đất Vân Xuyên đặt vào năm Kiến Hưng thứ 3 đời nhà Thục.

Sông Bộc Thủy lại đi về phía nam qua huyện Tà Long 邪龍縣 quận Vĩnh Xương 永昌郡 [nay thuộc Vân Nam] rồi nhập với sông Tham Thủy 貪水. Sông chảy ra từ huyện Thanh Linh 青蛉縣 [nay là huyện Đại Diêu, thuộc châu tự trị dân tộc Sở Di Hùng, Vân Nam], phía trên tiếp nhận [ nước] sông Thanh Linh 青蛉 đi qua huyện Diệp Du 葉榆縣 [nay thuộc khu vực Hồ Nhĩ Hải, một hồ trên núi cao ở miền tây nam Trung Quốc, trong địa phận tỉnh Vân Nam, cách Côn Minh khoảng 265 km về phía tây tây bắc, tính theo đường chim bay. Hồ Nhĩ Hải còn được biết đến dưới tên gọi Diệp Du Trạch, Côn Di Xuyên, Tây Nhị Hà] lại đi về đông nam đến Tà Long chảy vào sông Bộc. Sông Bộc lại chảy qua quận Kiến Ninh của Ninh Châu [ nay là huyện Lục Lương tỉnh Vân Nam] châu này vốn là đồn đô đốc Lai Hàng cũ cho nên người phương Nam gọi là Đồn Hạ 屯下, năm Kiến Hưng thứ 3 đời vua [Thục Hán] Lưu Thiện 劉禪 chia quận Ích Châu 益州郡 đặt ra quận này [ đúng ra là quận Ninh Châu được đặt vào năm Thái Thủy thứ 6 đời nhà Tấn, còn năm Kiến Hưng thứ 3 Gia Cát Lượng bình định đất Nam Trung, đổi quận Ích Châu thành quận Kiến Ninh] sông ấy đi suốt huyện Song Bách 雙柏縣 [nay vẫn là huyện Song Bách, thuộc châu tự trị Sở Di Hùng, Vân Nam] có sông Tức Thủy 即水 chảy vào, sông này [bắt nguồn] ra từ núi Ngưu Lan 牛蘭山 huyện Tần Tang 秦臧縣 [ nay là thành phố Lộc Phong, Vân Nam] chảy về phía nam đến huyện Song Bách, đi về phía đông chảy vào sông Bộc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại đi về phía đông đến huyện Lai Di 來唯縣 nhập vào sông Lao Thủy, sông ra ngoài biên giới [Trung Quốc] đi về phía đông qua huyện này, hợp với sông Bộc Thủy 僕水, sông Bộc Thủy đi về phía đông đến huyện Mê Linh 𥹆泠縣 thuộc Giao Châu, quận Giao Chỉ 交州交趾郡 [ ý nói đến sông Hồng và các phụ lưu], đi về phía nam rồi chảy ra biển. [ Tuy nhiên theo sách Hán Chí thì sông Lao Thủy chảy ra biển chứ không phải sông Bộc Thủy, đây vẫn là các nhánh và phụ lưu của hệ thống sông Hồng xưa] Nhà Hán đặt huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ, thời Ngô [Tôn Quyền, Đông Ngô] lấy làm lỵ sở huyện Tân Hưng, thời Tấn làm lỵ sở huyện Tân Xương [nay thuộc Phú Thọ và 1 phần Vĩnh Phúc], thời Tống bỏ, huyện ở trong địa hạt phủ Lâm Thao.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
SÔNG DIỆP DU HÀ 葉榆河 [Sông Hồng]


Sông Diệp Du Hà 葉榆河 ở ích Châu 益州 ra từ biên giới phía bắc của huyện ấy, sông Diệp Du Hà ra từ biên giới phía bắc huyện Diệp Du của ích Châu, [Thời Hán huyện thuộc quận Ich Châu, thời Hậu Hán thuộc quận Vĩnh Xương, thời Thục thuộc quận Vân Nam, thời Tấn y theo, sau thuộc quận Đông Hà Dương, các thời Tống, Tề, Lương y theo, sau thời Đại Bảo thì bỏ] cong theo huyện chảy về phía đông bắc. Sông Diệp Du Hà ra từ huyện Diệp Du, tức là sông Tây Nhĩ Hà ngày nay, qua huyện Bất Vi, ra ích Châu, vào Tây Tuỳ của huyện Tường Kha, qua huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ chảy ra biển. Tức là sông Dương Giang của huyện Mông Hoá ngày nay, chảy về phía đông nam gọi là sông Đại Xưởng Hà, sông Lễ Xã Giang, sông Nguyên Giang, sông Hà Để, đến Giao Chỉ làm sông Long Môn Giang, vào sông Phú Lương [sông Cầu] rồi chảy ra biển.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Huyện là nước Diệp Du Điền Tri xưa 滇池葉榆之國 [nay có hồ Điền Trì ở Vân Nam]. Năm Nguyên Phong 元封 thứ 2, Hán Vũ Đế sai Đường Mông 唐蒙 mở đất này, lấy làm quận ích Châu [năm Nguyên Phong thứ 2, Vũ Đế sai Tướng quân là Quách Xương, Trung lang tướng là Vệ Quảng, đem quân Ba Thục đánh dẹp nhũng người Di ở tây nam chưa phục lấy đất đặt quận Ích Châu, Ích Châu thời đầu Nguyên Đỉnh thuộc Việt Tuỷ, Tường Kha] Quận Ích Châu đóng lỵ sở ở Điền Trì, quận có huyện Diệp Du ở phía tây bắc huyện 80 dặm, có núi Điếu Điểu Sơn 弔鳥山 [còn gọi là núi Phượng Vũ Sơn, ở phía tây nam huyện Lãng Khung 30 dặm, tên cũ là núi La Phù Sơn].Chim đông đến hàng trăm, hàng ngàn con, kéo thành đàn đến tụ tập, tiếng kêu riu rít. Hàng năm đến tháng 7, tháng 8, chim đến tụ họp 16, 17 ngày mới thôi. Một năm chim đến sáu lần, chim sẻ non đến viếng, ban đêm người ta đốt lửa đế bắt, thấy con nào diều lép không ăn, hình như thương quá, vì cho nó là chim có nghĩa, thì không bắt. Theo tục truyền, chim phượng hoàng chết ở núi này, cho nên chim đến viếng hàng đàn, vì vậy có tên là Điếu Điêu 弔鳥 [弔 điếu nghĩa là phúng viếng].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ở phía đông huyện có đầm Diệp Du 葉榆澤 [nay là hồ Nhĩ Hải, vì nó trông giống như một cái tai, hồ trên núi cao ở trong địa phận tỉnh Vân Nam, cách Côn Minh khoảng 265 km về phía tây tây bắc, tính theo đường chim bay. Hồ Nhĩ Hải còn được biết đến dưới tên gọi Diệp Du Trạch, Côn Di Xuyên, Tây Nhị Hà]. Nước sông Diệp Du tụ lại mà thành cái đầm hồ lớn này.

[ Sông Diệp Du Hà chảy] Qua huyện Bất Vi 不韋縣 [nay là địa cấp thị Bảo Sơn保山市, Vân Nam]. Huyện là nước Ai Lao 哀牢 [nay là 1 phần của Vân Nam và Myanmar, nơi đây là đất tổ của người Thái] ở đất Cửu Long 九隆 ngày xưa. Có núi Lao Sơn 牢山 [nay là núi Cửu Long Sơn. Núi này ở cách phía tây Bảo Sơn 5km].

Ngày xưa, có người phụ nữ tên là Sa Nhất 沙壹, núi sâu trong núi Lao Sơn. Khi đi bắt cá ở sông, chạm phải cây gỗ chìm dưới nước, hình như có cảm ứng, vì vậy mà mang thai, sinh ra 10 đứa con. Sau cây gỗ chìm hóa thành rồng, chui từ dưới nước lên, chín đứa trẻ kinh sợ, bỏ chạy, đứa bé nhất không chạy được, ngồi tựa lưng vào rồng, rồng nhân đây liếm nó. Mẹ cậu bé nói tiếng như tiếng chim, nói chữ Bối 背 là lưng thành chữ Cửu 九 là chín, chữ Tọa 坐 là ngồi thành chữ Long 隆 là long trọng, vì vậy mới đặt tên cậu bé là Cửu Long 九隆. Sau khi lớn lên, các anh bèn cùng nhau suy tôn Cửu Long làm vua nước Ai Lao, về sau ở dưới núi Lao Sơn có một đôi vợ chồng sinh được 10 người con gái. Cửu Long đều lấy [10 cô gái này] làm vợ, rồi sinh con đẻ cái đông đúc, đều vẽ thân mình giống vân rồng, áo mặc đều có đuôi. Sau khi Cửu Long chết, đời này qua đời khác không qua lại với Trung Quốc nữa. Năm Kiến Vũ 建武 thứ 23 [năm 47] thời Hán, vua Ai Lao điều khiển binh tướng đi bè xuống phía nam, tiến công bộ tộc Lộc Đa 鹿茤民 [đang] dựa vào nhà Hán [Hậu Hán thư viết: năm Kiến Vũ thứ 23, vua nước ấy là Hiền Túc đem quân đi bè tre xuống phía nam đến vùng Giang Hán đánh dân Di Lộc Đa ỏ vùng biên giới]. Dân Lộc Đa lực yếu thế nhỏ, sắp bị bắt sống. Lúc đó, trời nổi sấm to, mưa dữ, gió nồm noi lên, làm cho nước sông chảy ngược, sóng dâng trào hơn 200 dặm, bè tre chìm nghỉm, [làm quân Ai Lao] chết đuối đến vài ngàn người. Vài năm sau, vua nước Ai Lao lại sai Lục Vương 六王 đem khoảng vạn người đi đánh Lộc Đa. Vua Lộc Đa ra giao chiên, giết chết Lục Vương. Các cụ kỳ lão耆老 [kỳ lão là các cụ già trên 60 tuổi, có tài biện luận] nước Ai Lao cùng nhau chôn Lục Vương. Tôi hôm đó, hổ bới mộ lên ăn thi thể của Lục Vương. Sáng hôm sau, chỉ còn lại một đống xương, người Ai Lao hoảng sợ bỏ đi. Sợ hãi, tiểu vương Ai Lao nói với các cụ kỳ lão:

- Nước Ai Lao xâm phạm nơi ngoài biên giới, từ xưa vẫn có. Lần này đánh Lộc Đa lại bị trời phạt. Trung Quốc có quốc vương chịu mệnh trời chăng? Tại làm sao trời giúp họ thì đã rõ.


Rồi sai sứ giả đến Việt Tuỷ 越巂 dâng cống phẩm, xin nội thuộc Trung Quốc, bảo đảm an toàn lâu dài cho vùng biên giới. Năm Vĩnh Bình 永平 thứ 12 đời Hán Minh Đế 漢明帝, đặt đấy làm quận Vĩnh Xương 永昌郡, lị sở của quận đóng ở huyện Bất Vi. Có lẽ Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 đem đày con cháu Lã Bất Vi 呂不韋 ra ở đây, nên mới lấy Bất Vi để đặt tên huyện chăng? [ tác giả có nhầm lẫn, huyện Bất Vi là nơi đày họ hàng tông tộc của Lữ Gia, tên hiệu là Bảo Công là Thừa tướng của ba đời vua nhà Triệu nước Nam Việt. Ông là người nắm chính trường nước Nam Việt những năm cuối và cuối cùng thất bại trước cuộc xâm lăng Nam Việt của nhà Hán].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phía bắc huyện ấy cách huyện Diệp Du hơn 600 dặm, sông Du không đi qua huyện này, từ phía bắc huyện Bất Vi chảy vào chỉ có sông Lô Thương 盧倉, sông Cấm Thuỷ 禁水.

Sông Diệp Du Thuỷ 葉榆水 chảy từ phía nam huyện, đi qua phía đông huyện Toại Cửu 遂久, lại đi qua phía tây huyện Cô Phục 姑復縣, hợp với sông Yêm Thuỷ 淹水, lại chảy về phía đông nam, đi qua huyện Tà Long 邪龍縣, quận Vĩnh Xương 永昌. Năm Kiến Hưng 建興 thứ 3, Lưu Thiện 劉禪 chia quận này lệ thuộc vào quận Vân Nam 雲南, đối với huyện Bất Vi, huyện này là phần đông bắc.

Chảy về phía đông nam, ra khỏi địa phận Ích Châu. Sông Diệp Du từ huyện Tà Long 邪龍縣 chảy về phía đông nam qua huyện Tần Tang 秦臧縣 đi về phía nam, cùng sông Bộc Thuỷ chảy vào đầm Điền Trì ở huyện Song Bách 雙柏縣, huyện Liên Nhiên 連然. Sông Diệp Du Thuỷ từ đầm lại chảy về phía đông bắc đi qua phía nam huyện Điền Trì, lại chảy về phía đông đi qua phía nam huyện Đồng Tịnh 同竝縣, lại chảy về phía đông đi qua huyện Lậu Giang 漏江縣, chảy ngầm dưới núi, rồi lại chảy ra ở cửa Phúc Khẩu 蝮口 gọi là sông Lậu Giang [sông Lậu Giang ở Kiến Ninh, có đường nước chảy ngầm vài dặm, rồi quay trở lại, cho nên gọi là sông Lậu Giang].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thục Đô phú 蜀都賦 của Tả Tư 左思 nói: sông Lậu Giang nước chảy xoáy làm vỡ bờ, nước chảy ào ào như sóng lớn ở Thang Cốc 湯谷 [nơi mặt trời mọc], chảy ồ ồ như sóng trào ở Mông Dĩ 濛汜 [nơi mặt trời lặn]

Lúc Gia Cát Lượng 諸葛亮 bình định Nam Trung 南中, đánh nhau ở phía nam sông này [Thục chí, Gia Cát Lượng truyện: mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 3, Lượng dẫn quân đội nam chinh, mùa thu năm đó, dẹp yên tất]. Sông Du Thuỷ lại đi qua phía bắc huyện Bôn Cổ 賁古縣 [ nay thuộc châu Hồng Hà, Vân Nam] chảy về phía đông, hợp với sông Bàn Giang. Sông Bàn Giang 盤江 ra từ núi Bàn Đinh ở phía đông nam huyện Luật Cao 律高縣 [nay là trấn Nam Trúc Viên, huyện Di Lặc, Vân Nam] chảy về phía đông đi qua phía bắc quận Lương Thuỷ 梁水郡 [nay là thành phố Khai Viễn, châu tự trị dân tộc Cáp Nê, di Hồng Hà, Vân Nam] phía nam huyện Bôn Cổ [ nay là Mông Tự, Vân Nam]. Sông rộng hơn 100 bộ, chỗ sâu đến 10 trượng, có nhiều khí độc [phía bắc huyện 300 dặm có sông Bàn Giang rộng vài trăm bộ, sâu hơn 10 trượng, sông này có khí độc]. Xưa Chu Bầu 朱褒 làm phản, Lý Khôi 李恢 đuổi đến Bàn Giang là chỗ này [Thục ký, Lý Khôi truyện: Tiên Chúa mất, Chu Bầu làm phản ở Tường Kha, Ung Khải hống hách ơ Kiến Ninh. Khôi theo đường đến Kiến Ninh, bị vây ở Côn Minh. Khôi xuất kích, phá được, đuổi quân thua trận chạy trốn về phía nam, đến Bàn Giang, là Nam Bàn Giang ngày nay].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm Kiến Vũ 建武 thứ 19 [năm 43, niên hiệu của Hán Quang Vũ Đế, đây là năm Mã Viện đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng], Phục ba Tướng quân 伏波將軍 Mã Viện 馬援 dâng thư [cho vua Hán] nói:

- Từ Mê Linh 𥹆泠 [chữ hán 𥹆: đọc là Mê, hoặc Mi, chữ này rất hiếm trong tiếng Hán, người dịch tạm thời phiên âm là Mê] ra Bôn Cổ, đánh Ích Châu, thần 臣đem hơn một vạn binh tướng người Lạc Việt 駱越 [Theo Từ Hải, Lạc Việt là một chi của người Việt cổ, là bộ phận phía tây của Bách Việt. Thời Tần-Hán chủ yếu sống ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và miền bắc nước ta ngày nay. Có quan hệ mật thiết về nguồn gốc với các dân tộc: Choang, dân tộc Lê ngày nay], quân lính quen chiến đấu trên 2.000 người, cung khoẻ tên sắc, tẩm đầy thuốc độc [chỉ cần toàn bộ cung thủ] bắn mấy phát, tên bay ra như mưa, người bị trúng tên thì nhất định chết, ngu thần cho rằng hành quân bằng con đường này là tiện nhất, vì dùng lợi thế về đường thuỷ mà nhanh chóng chiến thắng như thần 神 [chữ Thần ở đây nghĩa là thần thánh, không phải lời Mã Viện tự xưng, ý nói chiến thắng nhanh] vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Bàn Thuỷ 盤水 lại chảy về phía đông đi qua huyện Hán Hưng 漢興縣 [ nay thuộc Quảng Tây]. Trong khe núi mọc nhiều cây cung trúc 邛竹 [loài tre có đốt ngắn, mập] cây quang lang 桄榔樹 [Cây báng, các tên gọi khác: đác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng, Cây Tà vạt, Cây rượu trời, Cây dừa núi, danh pháp khoa học Arenga pinnata, là giống cây lâu năm thuộc họ Cau, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm Cao Bằng, Lạng Sơn, chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh], cây quang lang cho bột, mà người Di nhờ vào đấy để tự cấp. Cho nên “Thục Đô phú” viết: cây cung trúc mọc ven theo núi, lại nói có cây quang lang. [Trong đất Thục có loài cây gọi là cây quang lang, trong vỏ của nó có bột cám như bột mỳ, dùng làm bánh để ăn, gọi là bột quang lang. Cây quang lang mọc ở nước Hưng cổ, cây cao 7, 8 trượng, cây to có thể cho 100 hộc bột, vỏ ngoài của cây quang lang có lông giống như cây cọ dừa. nhưng mọc phân tán, lấy xơ bẹ bện giấy. ngâm vào nước không mục. Ba quận Lương Thuỷ, Hưng Bình. Tây Bình ít ngũ cốc, có cây quang lang có thể lấy bột, trộn với sữa bò làm bánh xốp để ăn, người dân dùng làm lương thực].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Bàn Thuỷ 盤水 chảy về phía bắc vào sông Diệp Du Thuỷ 葉榆水, Gia Cát Lượng vào miền nam, đánh nhau ở Bàn Đông 盤東 là chỗ này. Sông Diệp Du đi vào phía bắc huyện Tây Tuỳ 西隨縣 quận Tường Kha 牂柯郡 làm sông Tây Tuỳ Thuỷ 西隨水, [Thời Hán, huyện thuộc quận Tường Kha, thời Hậu Hán y theo, thời Thục thuộc quận Hưng Cổ, sau thuộc quận Lương Thuý. Sông Bộc Thuỷ đến Lai Duy nhập và sông Lao Thuỷ, chảy về phía đông đến huyện Mê Linh rồi chảy ra biển; nghĩa là sông Diệp Du chảy vào huyện Tây Tuỳ đi qua huyện Mê Linh rồi ra biển, có lẽ huyện Tây Tuỳ, thói thường người dân lấy tên huyện để đặt tên cho sông, gọi là sông Tây Tuỳ Thủy. Chỉ có điều là huyện ở xa về phía đông của sông, không thể nói là vào phía bắc huyện] lại chảy về phía đông đi ra cửa Tiến Tang Quan 進桑關.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Huyện Tiết Tang 進桑縣 [nay là huyện tự trị dân tộc Miêu Bình Biên 屏邊苗族自治縣, là một huyện tự trị thuộc châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, tỉnh Vân Nam. Huyện lỵ là thị trấn Ngọc Bình玉屏镇. Huyện tiếp giáp với Mông Tự ở phía tây bắc, Hà Khẩu ở phía Nam, Kim Bình châu Hồng Hà ở phía Tây, Mã Quan châu Văn Sơn ở phía Đông. Trước đây, vùng đất này đã từng thuộc về nước ta]. Thời Hán, huyện thuộc quận Tường Kha, thời Hậu Hán y theo, thời Thục thuộc quận Hưng Cố, sau bỏ, ở địa phận Giao Cương [nay là Lào Cai] của Giao Chỉ, là lị Sở của Đô úy miền nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan, cho nên gọi là Tiến Tang Quan [khu vực cửa khẩu Hà Khẩu bây giờ]. Cho nên Mã Viện nói:

- Theo đường sông Mê Linh [mà tiến quân] ra vương quốc Tiết Tang 進桑王國 đến huyện Bôn Cổ Ích Châu, việc vận chuyển [sẽ] thông suốt tiện lợi.

Có lẽ là con đường mà binh xa vận chuyển phải đi qua [theo Hán chí: phía tây sông Mê Thủy ở huyện Tây Tùy quận Tường Kha nhận nước ở ngoài biên giới, chảy về phía đông, đến huyện Mê Linh vào khe Thượng Long Khê, qua hai quận, đi 1.106 dặm, ở huyện Đô Mông, sông Hồ Thuỷ chảy về phía đông nam đến huyện Mê Linh vào khe Thượng Long Khê qua 2 quận đi 1.160 dặm. Sông Lao Thuỷ ở huyện Lai Duy quận Ích Châu ra ngoài biên giới, chảy về phía đông đến huyện Mê Linh, chảy vào Nam Hải, qua hai quận, đi 3.560 dặm, đều gọi là đường của sông Mê Linh, mà độc nhất sông Hồ Thủy là không nghe nói. Mã Viện theo sông Mê Linh ra khỏi Tiến Tang, là do đi ngược lên đường sông Phú Lương Giang, song đến Bôn Cổ Ích Châu, ỏ giữa ngăn cách với sông Ôn Thủy, có lẽ kiêm dùng đường bộ để vận chuyển, cho nên nói binh xa vận chuyển phải đi qua]. Từ Tây Tuỳ 西隨 đến Giao Chỉ 交趾, núi cao liên tiếp và hiểm trở, đường thuỷ dài 3.000 dặm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Diệp Du lại chảy về phía đông nam, vượt qua sông Ôn Thuỷ rồi đi về phía đông nam chảy vào quận Giao Chỉ. Qua phía bắc huyện Mê Linh quận Giao Chỉ, chia làm 5 con sông, chằng chịt trong quận Giao Chỉ, đến địa giới phía đông thì hợp trở lại làm 3 con sông, rồi chảy về phía đông ra biển.
Thượng thư Đại truyện 尚書大傳 viết: vua Nghiêu 堯 ở phía nam vỗ về nước Giao Chỉ, nước ấy ở biên thuỳ phía nam của Kinh Châu 荊州 trong Vũ Cống 禹貢, ở ngoài cõi hoang vu xa xôi, là nước Việt cũ 故越也. Theo sách Chu Lễ 周禮, ở phía nam có: Nam Bát Man 南八蠻 [tám giống người dân Man], Điêu Đề 雕題 [xăm trán], Giao Chỉ 交趾 [giao ngón chân], có người không ăn ngũ cốc, không thấy chép ở kinh Xuân Thu? không qua lại với Hoa Hạ, [có bộ tộc] ở ngoài hải đảo, dân nói tiếng như tiếng chim.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 mở mang miền Lĩnh Nam 嶺南 đất Việt, lập các quận Thương Ngô 蒼梧, Nam Hải 南海, Giao Chỉ 交趾, Tượng Quận 象郡 [ tác giả có chút nhầm lẫn, theo Sử ký Tư Mã Thiên, Thuỷ Hoàng bản kỷ: năm thứ 33, Tần chiếm đất Lục Lương lập ba quận là Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải.Việc lập quận Thương Ngô, quận Giao Chỉ là do Hán Vũ Đế lập]. Năm Nguyên Đỉnh thứ 2 đời Hán Vũ Đế, bắt đầu thôn tính Bách Việt, mở 7 quận [Hán thư, Vũ Đế kỷ: bình định đất Việt, lập ra chín quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (năm 111 trước Công nguyên)]. Vì vậy, đặt chức Thứ sử Giao Chỉ 交趾刺史 để quản lĩnh họ, lúc đầu lị sở đặt ở Quảng Tín 廣信 [nay là thành phố Ngô Châu thuộc Quảng Tây, 1phần huyện Phong Khai thuộc địa cấp thị Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông], cho nên chỉ có Giao Chỉ không gọi là châu. Lúc đó lại đặt quận Sóc Phương 朔方 [tức Ung Châu] [Hán Vũ Đế xua đuổi người Hồ, người Việt, mở mang bờ cõi, ở phía nam đặt châu Giao Chỉ, ở phía bắc đặt châu Sóc Phương. Hán đã bình định đất Nam Việt, đặt chức Thứ sử Giao Chí, khác với các châu khác, sai quan cầm phù tiết cai trị Thương Ngô, chia Ung Châu để đặt Thứ sử Sóc Phương], rõ ràng là đã bắt đầu mở mang biên thùy phương Bắc, bèn mở mang đất Giao Chỉ ở phương Nam, làm cái gốc sự nghiệp cho con cháu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top