[Funland] Dịch sách cổ thời Đường: Lĩnh Biểu Lục Dị

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chim Chá Cô 鷓鴣 [chim Đa Đa]: chim Đa Đa xuất hiện ở khắp các vùng hoang dã thuộc khu vực Ngô và Sở (nay là khu vực sông Dương Tử). Loài chim này đặc biệt phổ biến ở khu vực Lĩnh Nam嶺南, thịt chim Đa Đa trắng và giòn, ngon hơn nhiều so với thịt gà và chim trĩ. Thịt chim Đa Đa có thể giải độc nếu ăn phải nấm độc, Ngực chim Đa Đa có một đốm tròn màu trắng, lưng có những mảng lông màu tím đỏ, kích thước tương đương với gà lôi. Chim Đa Đa thường hót theo cặp. Sách Nam Việt Chí viết南越志: Chim Đa Đa tuy bay lượn theo nhiều hướng, nhưng khi bắt đầu sải cánh bay, nó nhất định sẽ bay về hướng Nam trước. Đây là hành vi bản năng của Đa Đa, thể hiện sự gắn bó của chúng với quê hương phương Nam. Tiếng kêu của chim Đa Đa nghe như đang gọi tên "Đỗ Bạc Châu杜薄州". Sách “Bản Thảo” thì cho rằng tiếng kêu của Đa Đa là: Câu Chu Cách Trích鉤輈格磔 [đúng ra tiếng kêu chim Đa Đa là: Tiếc rổ tép đa đa]. Lý Quần Ngọc 李群玉 trong bài “Sơn hành văn Chá Cô thi” 山行聞鷓鴣詩 viết rằng:
方穿詰曲崎嶇路, [Phương xuyên cật khúc khi khu bộ]
又聽鉤輈格磔聲. [Hựu thính câu chu cách trách thanh]
Nghĩa là:
Vừa mới vượt qua con đường quanh co, khúc khuỷu,
Lại nghe tiếng kêu “câu chu cách trích” 鉤輈格磔 của chim Đa Đa.
[ 2 câu còn lại là:
駐足林間窺細草,[ Trú túc lâm gian khuy tế thảo,]
不知何處是鳴禽。[ Bất tri hà xử thị minh cầm]
Nghĩa là:
Dừng chân giữa rừng, ngó vào bụi cỏ mịn,
Không biết tiếng hót từ đâu vang lên].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân Giao Chỉ nhiều người nuôi chim Khổng Tước孔雀 [con Công], họ thu thập lông vũ màu vàng kim và xanh ngọc bích của chim Khổng Tước để làm quạt. Cái đuôi xanh biếc của chim Khổng Tước tuy đẹp nhưng lại khiến nó trở nên nặng nề, khó di chuyển, so với gà trống tự cắt đi cái đuôi của mình, chim Khổng Tước không có gì đáng khen ngợi.
Tê giác ở Lĩnh Biểu, Đại khái giống trâu, nhưng đầu heo, chân như móng voi, có ba lớp giáp. Trên đầu có hai sừng, một ở trán gọi là Hủy Tê兕犀 [tê giác sừng sảu], một ở mũi nhỏ hơn gọi là Hồ Mạo Tê 胡帽犀 [tê giác mũ Hồ]; sừng ở mũi đều ngắn và ít đốm hoa, nhiều hoa văn kỳ lạ. Tê giác đực cũng có hai sừng, đều là tê giác lông, đều có hoa văn màu hung, có thể làm [trang trí] thắt lưng. Trong hàng ngàn, hàng trăm con tê giác, mới có thể gặp được một con có sừng đặc biệt, kích thước và hình dạng của các đốm hoa trên sừng rất đa dạng và không có quy luật nhất định, [gồm có]: sừng có đốm hoa trải dài khắp thân; sừng có đốm hoa tập trung ở phần đầu, kích thước lớn và có phần gốc rõ rệt; sừng có đốm hoa nhỏ, được gọi là sáp thông 插通. Hai loại này cũng có năm màu không cố định. Nếu sừng tê giác có màu trắng đen phân minh, đốm hoa kỳ lạ, thì giá trị lên đến hàng vạn, là báu vật hiếm có trên đời. Lại có tê giác Đọa La 墮羅犀, là loại tê giác sống ở rừng sâu, một cái sừng có thể nặng đến bảy tám cân, người ta nói đây là tê giác đực. Trên trán có hình trái tim, hoa văn đa dạng, màu sẫm thì có thể làm đồ dùng cưỡi ngựa, màu nhạt và hoa văn loang lổ thì được dùng để làm đĩa, chén. Lại có loài Tê Giác gọi là Hãi Tê Kê [Tê Giác dọa gà?] (nguyên chú: gà thấy nó thì chạy tan tác); loài Tê Giác Bích trần tê 辟塵犀 [Tê tránh bụi] (nguyên chú: dùng sừng tê làm trâm cài tóc cho phụ nữ thì bụi bẩn không bám vào) [lấy sừng tê làm trâm cài đầu gọi là] Trâm Bích Thủy Tê 簪辟水犀 [Trâm có màu xanh lục như ngọc bích, trong suốt như nước, có khả năng tránh nước, không bị ướt khi tiếp xúc với nước] (nguyên chú: Loại tê giác này sống trong nước. Khi lấy, hãy mở sừng ra và đặt vào sương mù, sẽ không bị ướt); Quang Minh Tê光明犀 [Tê giác Quang Minh] (nguyên chú: Khi đặt trong phòng tối, nó sẽ phát sáng) [tôi] chỉ nghe nói về những con tê giác này, không thể nhìn thấy chúng. (Xét: theo Trương Thế Nam張世南 trong sách "Du hoạn ký văn"游宦記聞, nói rằng: "Tê giác có hai sừng, một sừng trên trán gọi là Chú Tê 咒犀, một sừng trên mũi gọi là Hồ mạo Tê 胡帽犀. Tê giác đực cũng có hai sừng, đều là Mao Tê 毛犀. So với đoạn văn này, thông tin có chỗ chi tiết, chỗ tóm tắt khác nhau).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồng Phi Thử紅飛鼠 [Chuột bay đỏ; đúng ra là sóc bay] thường xuất hiện nhiều ở Giao Chỉ và Quảng, Quản, Lung Châu 廣管瀧州. Lưng và bụng có lông dày rậm, chỉ có đôi cánh bằng thịt màu đen nhạt, thường ẩn nấp giữa hoa chuối đỏ. Người bắt chuột nếu bắt được một con, thì sẽ không bắt thêm con nào nữa. Phụ nữ phương Nam đều mua và mang theo nó, coi nó như một vật may mắn.
Quỳnh Châu [đảo Hải Nam] không có ngựa hay la, người dân thường cưỡi bò vàng, cũng trang trí bằng yên cương, thêm dây cương và lưỡi hãm. Những con bò có thể cưỡi được đều được tập luyện bước đi từ nhỏ, cũng có nhiều con rất khỏe mạnh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
QUYỂN HẠ
Cá nhảy: một loại cá nhỏ ở biển, là món ăn ngon. 1 cân cá 鯔魚 (cá mòi? hoặc các chình nhỏ) được ướp muối, có thể lên đến hàng nghìn con. Cá được ăn sống, chấm với dấm, dùng kèm rượu rất ngon. Tôi hỏi về ý nghĩa tên gọi "nhảy", người ta giải thích:
- Loại cá này được đánh bắt vào đầu mùa xuân. Nhìn từ xa, ta thấy đàn cá như những đám mây dày đặc, rộng 2-300 bước, dày dặn như nhau. Khi phát hiện ra đàn cá, ngư dân chèo thuyền tranh nhau tiến đến. Thuyền lao vào đàn cá, không cần lưới, chỉ cần cá tự hoảng sợ nhảy vào thuyền, chật kín. Do cách đánh bắt này mà gọi là "cá nhảy".
Lại dặn:
- Khi rời đi, không nên đi vào giữa đàn cá vì sợ cá nhiều đè chìm thuyền. Qua đó có thể biết được số lượng cá rất dồi dào.
Cá Gia嘉魚 có hình dạng giống cá hồi chấm鱒, được tìm thấy ở cửa sông Giang Thủy江水口, thuộc huyện Nhung Thành戎城縣, thành Ngô Châu梧州. Cá rất béo ngậy, thơm ngon, không con cá nào có thể sánh được. Cá Gia rất thích hợp để làm cá ướp muối. Khi nướng, cần dùng lá chuối lót giữa cá và lửa để đề phòng mỡ cá chảy xuống làm tắt lửa. Ở Ngư Dương漁陽 cũng có loại cá này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
鱟魚 Hấu ngư [con Sam], vỏ của nó sáng bóng và mịn màng như bát sứ xanh, có màu vàng óng ả trên lưng, mắt nằm trên lưng, miệng nằm ở mặt bụng, [toàn thân] có màu xanh đen. Bụng hai bên có sáu chân, có đuôi dài hơn một thước, ba cạnh như thân cây cọ rừng [nguyên văn là tông hành棕莖, chỉ một loại cọ rừng] con cái thường chở con đực mà đi [Bản thảo: Chữ "負" “phụ” (nghĩa là: chở) ban đầu là sai, nay tham khảo chữ"附" “phụ” (nghĩa là: dính liền, bám lấy). Nay dựa theo sách 玉篇 Ngọc Thiên, 廣韻 Quảng vận và 西陽雜俎 Tây Dương Tạp Củ mà sửa lại]. Người ta bắt ắt sẽ bắt được cả hai con. Nếu tách con đực ra, con cái sẽ tự ngưng việc chở con đực trên lưng mà di chuyển. Bụng nó có những con non to bằng hạt đậu xanh. Người phương Nam bắt nó, nghiền nát thịt và chân, trộn với nhau làm nước mắm để ăn. Đuôi nó có viên ngọc màu vàng nâu như hạt dẻ. Con cái nhỏ hơn, thả vào nước thì con đực nổi lên, con cái chìm xuống.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàng Lạp ngư 黃臘魚 [cá chim vây vàng? hay cá chình vàng] còn gọi là cá Ngang ở sông hồ. Đầu và miệng dài, vảy cá vàng óng, người miền Nam thường tẩm ướp nướng, tuy ngon nhưng lại có độc. Hoặc là chiên rán, hoặc phơi khô, ban đêm sẽ phát sáng như nến. Một người phương Bắc sống ở phương Nam, mua loại cá này về ăn, sau đó vứt đầu cá vào sọt rác. Đến đêm, bỗng thấy có ánh sáng. Nhìn kỹ càng, càng thêm sợ hãi, lấy nến soi vào, chỉ thấy đầu cá! Tắt nến lại sáng, cho là điềm gở. Lấy hộp đựng thức ăn ra, nhìn vào những miếng cá còn lại, cũng phát sáng như đom đóm. Hỏi thăm người dân địa phương, mới biết đây là đặc điểm bình thường của loại cá này. Lo lắng và nghi ngờ tan biến.
Cá Trình tre竹魚 sinh sống ở sông suối, có hình dạng giống cá Chuối hoa鱧魚, to và ít xương, màu xanh đen. Vảy cá xen kẽ những đốm đỏ, có thể nuôi làm cảnh hoặc nấu canh, thịt béo ngậy và ngon.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cá Mực chỉ có một cái xương sống mỏng manh như sống rồng, nhẹ và rỗng ruột. Dùng móng tay cạo sẽ ra "禾" lúa [một loại rong biển]. Mực không có vảy, và ở phía trước thân có bốn cái chân. Mỗi khi thủy triều lên, mực sẽ dùng hai cái chân dài bám vào đá, nổi mình trên mặt nước. Khi có cá cơm nhỏ bơi qua trước mặt, mực sẽ phun ra nước bọt để dụ cá đến ăn. Người dân ven biển Quảng Châu thường bắt được những con mực lớn, to bằng quạt蒲扇 bồ phiến [quạt đan bằng lá cây bồ quỳ hoặc cây lá lác]. Họ luộc chín mực với gừng và dấm để ăn, vị rất giòn và ngon. Hoặc họ có thể ướp muối, phơi khô và đập dập như脯 phủ [thịt phơi khô], cũng rất ngon. Người dân ở vùng Ngô [nay là Tô Châu] rất thích ăn mực. Nhà thơ Tả Tư trong tác phẩm 吳都賦 Phú đô thành Ngô có câu: "烏賊擁劍" Ô Tặc Ủng Kiếm [con mực ôm kiếm].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thạch đầu ngư 石頭魚 [cá đầu đá, tên khoa học là: Synanceia verrucosa là một loài cá mặt quỷ. Đây là một con cá vây tia ăn thịt với các gai độc. Chúng sinh sống trên đáy rạn đá ngụy trang như một tảng đá. Chúng là cá độc nhất được biết đến trên thế giới] có hình dạng giống như cá chép, kích thước thay đổi theo độ lớn. Trong não cá đá có hai viên đá nhỏ, to bằng hạt kê, màu trắng trong như ngọc. Nhiều người tò mò thường mua những con cá đá nhỏ, cho vào dụng cụ tre để cá tự phân hủy. Sau đó, họ lấy ra hai viên đá nhỏ trong não cá để làm quân cờ rót rượu, trông rất tao nhã.
Bỉ mục ngư比目魚 [Cá Thờn bơn], cá bơn được người phương Nam gọi là cá đế giày, người miền Giang Hoài gọi là cá kéo cát.
Kê Tử ngư 雞子魚 [Cá con gà, có lẽ là cá Chuồn], có miệng nhọn như mỏ gà, có vây nhưng không có vảy, đuôi nhọn và dài. Khi có gió lớn, cá con gà sẽ bay trên biển, trông giống như cá thu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cá Sấu鱷魚 có thân hình màu vàng đất, có bốn chân, đuôi dài và hình dạng giống như ếch. Tuy nhiên, cá sấu di chuyển nhanh nhẹn và hung dữ, miệng đầy răng cưa, thường gây hại cho con người. Ở phương Nam, có nhiều hươu nai, và chúng sợ hãi cá sấu nhất. Hươu nai thường chạy lên vách đá, nhưng cá sấu sẽ rống gọi ở dưới, khiến hươu nai sợ hãi và rơi xuống vực thẳm, trở thành con mồi cho cá sấu. Đây là [ví dụ] về việc các loài vật khắc chế lẫn nhau [trong tự nhiên] [câu này tác giả khá chính xác về khoa học]. Chuyện kể rằng, Lý Thái Úy李太尉 tên là Đức Dụ德裕 bị giáng chức xuống Triều Châu. Khi đi qua Ngạc Ngư than鱷魚灘 [Vũng cá Sấu], thuyền của ông bị hư hại, khiến nhiều bảo vật, sách cổ và tranh bị chìm xuống nước. Sau đó, ông cho người xuống biển vớt, nhưng chỉ thấy rất nhiều cá sấu, không dám tiến gần. Đây chính là hang ổ của cá sấu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cá chình con䱤魚, theo người phương Nam, là loài cá giúp các loài cá khác sinh sản, cá cái muốn sinh con cần cá chình con dùng đầu đụng vào bụng để kích thích sinh sản, do đó, người ta thường gọi cá chình con là生母魚 "cá sinh mẹ".
Cáp Ngư 鮯魚 [Cá Diếc trắng] [xét sách Loại Thiên 類篇 nói đến Cáp䰼 là một loại cá nhỏ; di chuyển theo hàng và tạo thành những đường tơ, có lẽ chữ Cáp Ngư 鮯魚 viết lầm thành 䰼魚 Kìm Ngư (cá diếc) chăng], cá diếc trắng có hình dạng giống cá chép, nhưng thân hình ngắn hơn và đuôi không cong. Loài cá này phổ biến ở khu vực sông Dương Tử và không sinh sống ở biển. Người Quảng Đông thường dùng cá trắng để làm món gỏi cá. Cá trắng không tanh và có hương vị thơm ngon, vượt trội so với các loại cá khác.
Lộc tử ngư鹿子魚 [Cá Nai], có đuôi dài và mảnh, có những đốm màu nâu đỏ giống như hươu nai, Theo sách 羅州圖 La Châu Đồ: Ở Biển Nam của Châu La [nay là quận Cao Lượng, Quảng Châu] có một hòn đảo, mỗi mùa xuân hè, cá nai sẽ nhảy ra khỏi đảo và biến thành hươu nai. Có người từng nhặt được một con cá, đầu đã biến thành hươu nai nhưng đuôi vẫn là cá.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xương Ngư 䱽魚 [một loại cá bơn] nhìn giống cá Bơn vỉ [xét sách Tự Thư字書 nói: cá Xương 鯧魚 (loại cá mình cao và giẹp, màu tro bạc, đầu mắt miệng đều nhỏ, đuôi xòe ra như đuôi chim én); người Mân nhầm chữ 䱽魚, chữ 䱽 e là các gọi theo phong tục của người Lĩnh Nam chăng?] nhưng có phần đầu nhô cao nối liền với lưng, thân tròn và thịt rất dày. Thịt cá xương trắng như mỡ đông và chỉ có một chiếc xương sống. Dùng gừng, hành lá và gạo nếp nấu cháo để làm mềm xương cá, khi ăn, người ta không bỏ đi phần nào của cá. Người dân gọi cá xương là 狗瞌睡魚 Cẩu khạp thụy ngư "cá chó ngủ gật" [lý do là vì khi luộc cá khá lâu, chó thường nằm dưới mâm, khó lấy được xương cá, đến buồn ngủ cả ra, do đó gọi là "cá chó ngủ gật"].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[huyện] Toàn Nghĩa ở vùng Tây Nam dãy Ngũ Lĩnh [ban đầu "全義" Toàn Nghĩa bị chép sai thành "金義" Kim Nghĩa. Tra cứu trong 唐地理志 Đường Địa Lý Chí, ta thấy có huyện Toàn Nghĩa, cùng với huyện Linh Xuyên được ghi chú trong phần chú thích, đều thuộc Quế Châu, nay sửa lại] Có núi Bàn Long 盤龍, trên núi có hang động nhũ thạch, chéo qua một khe suối, gọi là khe suối Linh Thủy靈水溪 [nguyên chú: ngày nay ở Quế Châu桂州 có huyện Linh Thủy 靈川縣], trong khe suối có cá, tất cả đều có đuôi dài và bốn chân, bụng đỏ, bơi lội tự nhiên, ngư dân không dám bắt. Sách Nhĩ Nhã 爾雅 nói rằng: Cá Nghê 鯢 giống như cá chạch, có bốn chân và kêu như trẻ em. Ngày nay, trong các khe suối ở Thương Châu商州, cũng có loài cá này, gọi là cá Tháp 魶. [xem xét, trong sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký太平寰宇記, chữ 魶 được viết là 納 “nạp”. Tra cứu sách Bác Cổ thấy rằng: 鯢 “nghê” cũng là 魶 “tháp”. Sách Loại Thiên ghi chép rằng: 魶 cũng là 鯢. Do đó, việc viết 魶 trong sách Lĩnh Biểu Lục Dị là chính xác].
[Cá nghê 鯢 tên khoa học: Andrias, còn có tên là oa oa ngư 娃娃魚, vì tiếng nó kêu nghe như trẻ con khóc]
[ngày nay Linh Xuyên là một huyện thuộc địa cấp thị Quế Lâm, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Huyện Linh Xuyên có diện tích 2.288 km², dân số 350.000 người, huyện lỵ ở trấn Linh Xuyên. Huyện Linh Xuyên nổi tiếng với phong cảnh đẹp]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hải Tỗn海鱒 [cá chày, cá rói; nhưng không đúng lắm, có lẽ tác giả miêu tả cá nhà táng hoặc cá voi] là loài cá lớn nhất trên biển, con nhỏ nhất cũng dài hơn nghìn thước. Truyền thuyết về việc cá nuốt chửng thuyền buồm không phải là hư cấu [bản gốc, hai câu này không có, nay dựa theo sách Thái Bình Quảng Ký mà bổ sung vào]. Mỗi năm, Quảng Châu thường phái thuyền đồng đi qua An Nam安南, buôn bán hàng hóa, đi qua eo biển sâu rộng thuộc vùng đất Điều Lê調黎 [địa danh: núi nằm giữa biển, ngăn chặn sóng biển Đông hung dữ và gấp gáp, cũng là cửa ngõ phía tây của sông Hoàng Hà], thỉnh thoảng nhìn thấy mười mấy ngọn núi, hoặc xuất hiện rồi lại chìm nghỉm, thoắt ẩn thoắt hiện. Thợ lái thuyền nói:
- Đây không phải là đảo núi, mà là lưng của cá nhà táng.
Mắt cá lóe sáng, tóc tung bay như phất cờ đỏ, ban trưa bỗng dưng mưa rào rào. Người lái thuyền nói:
- Đây là cá phun khí, nước bắn lên trời, gió thổi đến, giống như mưa vậy.
Khi đến gần cá, thuyền bỗng rung chuyển và ồn ào, rồi vụt một cái đã biến mất [nguyên chú: Cá sợ tiếng trống, vạn vật đều sợ hãi lẫn nhau]. [Ta] quay trở về từ Giao Chỉ, bèn bỏ thuyền đi Lôi Châu, theo bờ biển mà về. Không ngại gian khổ, chỉ vì trốn tránh hiểm nguy của cá nhà táng. Rồi lặng lẽ suy ngẫm mà nói:
- Giả sử con cá này trợn mắt há miệng, thì thuyền ta chẳng khác gì chiếc lá rơi xuống giếng! Chẳng lẽ không bạc đầu vì sợ hãi sao?
Người Nam thường mua những con tôm nhỏ, thái sống và trộn với các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, kinh giới, tía tô, v.v. [tra cứu trong sách như Tự Lâm 字林, ta thấy Trác thái 倬菜 là rau cay. Cây cỏ ở phương Nam có hình dạng giống Xước lai 綽萊 (một loại rau giống cỏ dại), có thể do chép sai mà thành (tác giả tỏ ra khá rành về rau cỏ phương Nam, ngược lại người biên tập sách lại khá mù mờ)]; Dùng nước mắm đậm và dấm, trước tiên tưới lên tôm sống, đậy nắp bằng nồi nóng, tôm sẽ bò ra khỏi miệng nồi, hoặc nhảy ra khỏi đĩa dấm, gọi là "gỏi tôm sống". Người dân bình dị coi trọng món này, xem là món ăn ngon lạ miệng. [tác giả không hề coi thường người Nam, nên dùng từ鄙俚 “bỉ lý” tạm hiểu là người dân quê, người thuộc lớp bình dân]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tôm biển海蝦 [tôm Hùm], có vỏ mỏng manh và có màu đỏ tươi, phần đầu và hai chân trước của tôm có càng, và màu sắc của những phần này cũng là màu đỏ như son. Ta [tác giả] cũng thường đi biển, bỗng nhìn thấy hai chiếc vỏ tôm khổng lồ được treo trên vách cửa sổ. Hai chiếc vỏ tôm này còn nguyên vẹn cả phần đầu, đuôi, càng và chân. Chiều dài của mỗi chiếc vỏ tôm lên tới bảy tám thước, phần đầu tôm chiếm khoảng một phần bảy tổng chiều dài của con tôm, miệng tôm nhọn như lưỡi dao và có những chiếc râu dài khoảng hai ba thước, có màu đỏ giống như gân máu. Hai chân trước của tôm có càng, được sử dụng để bắt mồi, càng to bằng ngón tay người lớn và có chiều dài hơn ba thước. Trên bề mặt của càng tôm có những gai nhọn như gai hồng, có màu đỏ và rất cứng, không thể chạm vào bằng tay. Sau khi được nướng chín, vỏ đầu tôm có màu vàng ươm và cong thành hình vòng tròn, có chiều dài hơn một thước, kích thước lớn hơn cả chén bát.
[Sách Thái Bình Quảng Ký 太平廣記" ghi chép lại một đoạn trích từ sách 北戶錄 Bắc Hộ Lục (tác giả: 滕恂 Đằng Tuân, Thứ sử Quảng Châu). Một vị khách nói với Đằng Tuân:
- Có loại tôm biển có râu dài tới một trượng, có thể dùng làm gậy chống.
Đằng Tuân không tin.
Vị khách đi ra biển Đông, lấy về một đoạn râu tôm dài bốn thước để cho Đằng Tuân xem, lúc này Đằng Tuân mới tin lời vị khách].
[Sách 海錄碎事 Hải Lục Toái Sự cũng ghi chép về loại tôm biển có râu dài có thể dùng làm gậy chống, tuy nhiên chiều dài râu được ghi chép là hơn một trượng, khác với nội dung "râu dài hai ba thước" trong sách 太平廣記 Thái Bình Quảng Ký].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mực ống石矩 cũng thuộc giống cá Mực章舉, thân nhỏ mà chân dài, tẩm muối và nướng khô, ăn rất ngon. Ngoài ra còn có loại nhỏ hơn, hai chân bình thường, sau khi phơi khô thì giống như Xạ Đạp Thủ 似射踏子 [bàn đạp bắn cung]. Do đó, người Nam gọi nó là "bàn đạp bắn cung".
[xét thơ Hàn Dũ 韓愈: 章舉馬甲柱,闕以怪自呈: chương củ mã giáp trụ, khuyết dĩ quái tự trình; nghĩa là: loài Mực như Bạch Tuộc, có cách tự di chuyển quái lạ;]
[ Khảo dị 考異: loài Mực có tám chân, trên thân có thịt, hình dạng giống cối giã, cũng được gọi là "bạch tuộc" “馬甲柱" (Mã Giáp Trụ) thường được dùng để chỉ Mực, nhưng trong trường hợp này nó có thể chỉ một loại mực khác. "石矩" Thạch Cử cũng là một loại Mực, do đó cần có một mục riêng để ghi chép về "章舉" (Chương Cử, tức là loại mực), vì mục này đã bị mất trong quá trình sao chép].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tử Bối 紫貝 [con Bạng tím] tức là loài Nhạ Loa砑螺 [ốc hương tím] [theo Tăng Tháo曾慥 trong sách Loại Thuyết類說, nội dung ghi chép trong sách thì: Nhạ Loa砑螺 cũng là Tử Bối 紫貝, cùng ý nghĩa nhưng khác cách diễn đạt]. Dân tộc Lê ở Trấn Hải, Hải Nam kiếm sống bằng cách hái lượm các sản vật từ bờ biển.
Ốc Anh Vũ 鸚鵡螺, loài ốc biển có vỏ xoắn ốc, phần chóp nhọn cong và có màu đỏ, giống như mỏ vẹt nên được đặt tên như vậy. Phần chóp nhọn cong và có màu đỏ, giống như mỏ vẹt. Vỏ có hoa văn đốm xanh lục. Con lớn có thể chứa được ba thăng 升 [khoảng 1,5 lít], bên trong vỏ sáng bóng như ngọc trai, có thể dùng làm ly rượu, độc đáo và thú vị. Ốc đỏ có kích thước tương tự vỏ Ốc Anh Vũ, mỏng và màu đỏ, cũng có thể dùng làm đồ đựng rượu. Dùng ốc nhỏ khoét lỗ làm chân, gắn bằng sơn ta, càng độc đáo và quý giá.
Ngõa Ốc 瓦屋子 [Ốc mái ngói, tức là Ốc móng tay; loại ốc biển có vỏ hình nón xoắn ốc, có móng tay nhọn và sắc, thường sống ở vùng nước nông ven bờ biển]; giống như sò điệp và các loại sò khác, ở phương Nam, trước đây người ta gọi nó là Ham Tử đầu 蚶子頭 [ một loại sò Con sò vỏ cứng, có đường vằn và góc cạnh như mái ngói nên tục gọi là ngõa lăng tử 瓦楞子, cũng gọi là: khôi cáp 魁蛤, ham tử 蚶子]. Vì Lư [Tuấn] làm Thượng thư cai quản nơi đây, nên nó được đổi tên thành Ngõa Ốc 瓦屋子, lý do là vì vỏ của nó có các đường gờ như ngói lợp trên mái nhà, do đó mà có tên như vậy. Bên trong vỏ có thịt, màu tím và đầy ắp, người Quảng Đông rất coi trọng nó. Họ thường nướng nó để ăn kèm với rượu, thường gọi là Thiên Luyến Chích 天臠炙. Ăn nhiều sẽ dẫn đến đầy hơi, đau lưng và vai gáy, vẫn chưa rõ bản tính [nguyên nhân] của nó.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cua Biển水蟹, càng cua bên trong đều chứa đầy nước muối, tự có vị mặn. Người Quảng Đông thường bắt cua, hấp chín, rồi hút lấy nước muối để nhấm nháp cùng rượu.
Bên trong [con cua biển] có những con cua nhỏ, bé xíu như hạt đậu nành nhưng đầy đủ cả tám chân. Khi [con vật] đói, những con cua nhỏ sẽ bò ra ngoài để kiếm ăn, khi cua no thì quay trở lại bụng [con vật], và [con vật] cũng no. Tôi từng mua được vài con, và thử bằng cách nung nóng nó, ngay lập tức những con cua nhỏ bò ra ngoài, rời khỏi ruột và chết ngay. Hoặc tôi mổ nó sống, thì thấy những con cua vẫn còn sống trong bụng, nhưng sau một lúc cũng chết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con Hào蠔 tức là con Hàu 牡蠣 [nguyên văn: Mẫu Lệ; vỏ nó gọi là lệ phòng 蠣房, thịt gọi là lệ hoàng 蠣黃, người phương Nam lại gọi là hào 蠔, tục gọi là hào sơn 蠔山, vỏ nung vôi gọi là lệ phấn 蠣粉], ban đầu chúng sinh ra ở ven đảo biển, nhỏ như nắm tay và dần dần phát triển về mọi phía, có thể cao tới một hai trượng, gồ ghề như núi. Mỗi một "phòng" bên trong [con hàu], có một mảng thịt hàu, kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo vị trí sinh trưởng. Mỗi khi nước triều lên, tất cả hàu đều mở "phòng", và đóng lại khi thấy người. Dân biển thường dùng rìu đập vỡ vỏ hàu, nướng trên lửa lớn, và hàu sẽ tự mở "phòng”, lấy thịt ra, cho vào giỏ tre nhỏ, mang ra chợ đổi lấy rượu [nguyên chú: Lư Đình盧亭 thích rượu, dùng thịt hàu đổi rượu]. Thịt hàu to thì tẩm ướp để nướng, thịt nhỏ thì xào để ăn. Thịt hàu có hương vị đặc biệt, ăn vào dễ đầy bụng và khó tiêu.
Mỡ cua màu vàng? 黃膏 [nguyên văn: Hoàng Cao]; bên trong vỏ cua [biển] có phần mỡ vàng như mỡ gà, thêm gia vị vào, trộn đều với vỏ cua và nấu chín. Ăn cũng có hương vị thơm ngon.
Cua đỏ赤蟹, bên trong vỏ cua đỏ có phần gạch đỏ như lòng đỏ trứng gà vịt, thịt trắng, trộn đều với gạch, nhồi vào vỏ cua, tưới nước sốt gia vị, và phủ một lớp bột mỏng, để làm món Giải Thác 蟹飥 [người dịch chưa rõ món này] rất ngon và quý giá.
Cua huỳnh đế: Vỏ cua có màu đỏ thẫm, con lớn có thể dùng làm chén rượu.
Cua vỏ đỏ 紅蟹殼, vỏ cua có màu đỏ thẫm, con lớn có thể dùng làm chén rượu.
Cua hổ虎蟹: Cua hổ là loại cua có kích thước lớn, vỏ có đốm vằn như hổ. Vỏ cua hổ dày và cứng, có thể dùng làm dụng cụ đựng rượu hoặc đồ trang trí.
Cua Gai 蝤蛑, là một loại cua khổng lồ và khác biệt, càng cua nhỏ thì xào để ăn. Thịt có hương vị đặc biệt, ăn vào dễ đầy bụng và khó tiêu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bàng Hoạt 彭螖, người Ngô 吴 [tức là người Hán ở vùng Lưỡng Quảng, bắc Phúc Kiến] gọi là 彭越 Bàng Việt. Có lẽ do cách phát âm sai lệch. Chân không có lông, có thể ăn được. Vùng吴越 Ngô Việt thường dùng muối lạ để bảo quản hàng hóa tại chợ.
Cua Dừa 竭朴 [nguyên văn: Kiệt Phác], to như con Bành Kì 蟛蜞 [con cáy], vỏ có đốm đen, có hai càng, một to một nhỏ. Càng to thường dùng để bắt mồi, càng nhỏ dùng để tự ăn.
[những danh từ riêng chỉ các loài động vật, cá, giáp xác, tôm, cua …. trong nguyên tác được viết bằng chữ Hán cổ thời Đường, có chút khác biệt với chữ Hán từ đời Tống, Minh về sau]
Cua vẫy Thủy triều 招潮子, cũng là một giống cua Man Kì 蠻蜞 [các loại Cua ở nước Man, ý nói các loại cua ở các quốc gia ngoài Trung Quốc], vỏ có màu trắng, thường sống ở ven biển. Khi thủy triều sắp đến, tất cả đều chui ra khỏi hang và giơ càng lên cao như đang vẫy chào. Do đó, dân gian gọi là 招潮 Chiêu Triều [chiêu triều 招潮: vẫy chào thủy triều].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sứa Biển 水母, Quảng Châu gọi là "水母" (Thủy Mẫu), Phúc Kiến gọi là "蛇原" (Xà Nguyên). [Chú thích: Nghi ngờ đọc là "駕切" (Giá Thiết)]; Hình dạng của nó là một khối, có màu tím nhạt hoặc trắng, lớn như cái mũ úp, nhỏ như cái bát. Phía dưới bụng có thứ giống như tua rua, dân gian gọi là chân, nhưng không có miệng và mắt [Sách 類說 Loại Thuyết của Tăng Tháo曾慥 ghi chép rằng sứa biển "có miệng nhưng không có mắt", khác với mô tả trong văn bản này]. Sứa biển thường có hàng chục con tôm sống ký sinh ở mặt dưới bụng, hút ăn nước bọt của nó. Nó nổi bập bồng trên mặt nước, người đánh bắt cá đôi khi gặp phải, lập tức chìm xuống, đó là do những con tôm nhìn thấy. Sách Việt Tuyệt Thư越絕書 ghi chép rằng, Hải Kính海鏡 [Gương Biển] là cua làm bụng, sứa biển là mắt của cua. Người Nam thích ăn sứa biển. Nói rằng nó có tính ấm, trị được những căn bệnh [mắc phải khi đi đánh bắt] cá sông. Tuy nhiên, sứa biển rất tanh, cần dùng tro củi rắc lên dầu sống, rửa đi rửa lại nhiều lần, cho đến khi trong suốt như pha lê tím ngọc bích, thịt dày đến hai tấc, chỗ mỏng cũng hơn một tấc. Trước tiên, đun sôi ớt quế, hoặc thảo quả, gừng thái sợi và luộc chín, hoặc dùng nước mắm chua cay, hoặc dùng dấm tôm như nộm, ăn rất ngon. Nước mắm tôm cũng là ví dụ về "vật lấy vật chế" vậy! [câu này khó dịch cho chính xác, ý tác giả nói là món ăn nào thì phải có loại gia vị phù hợp mới ăn được]. Sứa biển vốn là vật do âm khí trong biển ngưng tụ lại, lý do [gây ra triệu chứng này] của nó vẫn chưa rõ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top