[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Sứ Giao Kỷ Sử của sứ thần nhà Thanh

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
LỄ TẾ CHÚA TRỊNH TẠC

[Ngày 22 tháng 10, cử hàng lễ tế chúa Trịnh Tạc, là cha Trịnh Căn đã cầm quyền được 14 tháng, việc này chỉ là việc tư, nên phái đoàn sứ nhà Thanh chỉ sai các viên tiền-lộ và gia nhân làm lễ mà thôi, tuy vậy, buổi tế lễ vẫn được tổ chức trọng-thể, Kỷ sự chép bài văn tế]

Ngày 22, chúng tôi cử bọn Binh bộ sai-quan 兵部差官 là Lý Văn Xán 李文贊 đi tế viên phụ chính họ Trịnh nước ấy, văn tế như sau:

“Năm Khang Hy thứ 22, [Quý Hợi, 1683] tháng 10, ngày Sóc Mậu Tuất, ngày tế Kỷ Mùi, Khâm sai sách-phong chánh-sứ Hàn lâm viện thị độc 欽差冊封正使翰林院侍讀, ban Nhất phẩm Minh Đồ班一品名圖; dụ tế chánh sứ 諭祭正使, Hàn lâm viện thị độc 翰林院侍讀, ban nhất phẩm Ô Hắc 班一品烏黑; phó sứ Lễ bộ lang trung 副使禮部郎中, ban nhất phẩm Chu Xán 頒一品朱贊. Kính cẩn tế vong linh 敬慎祭亡靈 An Nam Quốc vương 安南國王, phụ quốc chính 輔國正, Trịnh thái lão Tiên-sinh 鄭太老先生. Lời rằng:

“Ô hô! Trời thương nước ngươi, đã sinh chủ nay được hưởng lộc, ắt sinh bầy tôi giỏi hiếm để giúp truyền ngôi lâu dài. Mà con cháu ngươi ấy cùng hưởng âm-trạch mãi mãi. Ấy gọi là: nối lòng trung-trinh thì cả nước đều vui. Cứ xem truyện tiên-sinh ông già họ Trịnh phò quốc chính nước An Nam, thì đủ tin lời ấy.

Trộm nghe rằng: nước An Nam vào cuối đời Minh mấy đời nối việc trung-hưng để được thấy nhà Vương tái lập, luôn luôn dốc lòng ủng hộ, giúp rập trong ngoài. Phàm những công lớn lập ở cõi Nhật Nam là bởi [công sức] Can, Cố, Ông [của] Tiên sinh là phần lớn, đến khi triều Thanh ta lên ngôi thống-nhất cơ đồ, thì nghe tin [đến] quy-phụ xin làm phên-dậu bờ Nam. Nếu không phải là Tiên sinh có [lòng] trung giúp Chúa, có [đạo] hiếu nối nhà, có sáng biết cơ, có dũng định mưu, thì không làm nổi việc ấy.

Rồi sau khi Vương trước mất, Tiên-sinh đã giúp ủng [hộ] [mà] lập vị [vua] nối ngôi ngày nay, lần nữa nhiều lần, như thế đã chịu di-mệnh 4 đời Chúa, xứng huân-nghiệp của tổ-tiên, không những ở nơi hoang-địa xa xăm, mà xét trong các sử cũ chép truyện các thế-thần của triều đại lớn cũng ít thất như vậy.

Bọn [Minh] Đồ chúng tôi, kính xem ngưỡng-mộ, không chỉ hôm nay, rày vâng mệnh nhà Vua, xe sứ sang Nam, mong thành-công, quên đói mệt. Ngày vào cửa Quan [ải] thoát hay tin dữ, kẻ hiền đã mất, thương xót không thôi. Vậy bày lễ mọn, mong tỏ lòng thành. Ý để nhắc kẻ nối Tiên-sinh là chủ-chốt giúp-rập Quốc vương luôn luôn trung-kiên hiếu-thuận để tỏ rõ lòng thành thờ bề trên, lũy-hưởng ân vua, nhiều phen ban tứ. Giúp một người ở phải đạo, được thăng-bình mãi nghìn thu, như thế thì Tiên- sinh nơi Chín suối cũng được ngậm cười.

Mời hưởng!

Quốc vương nước này và họ Trịnh đưa trả tiền lễ 190 lạng, chúng tôi thu nhận.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Lược Biên chép rõ hơn]

Ngày 22 tháng 10, Triều-sứ sai quan kính-tế bài vị Thanh Vương trước, về tế vật, đã sai cấp 30 lạng bạc. Quân lính các đội dàn bày, các quản-quan, các ban nhã-nhạc, các quan hầu và những kẻ cầm lọng, cầm tàn đều [phải] mặc áo màu trắng tang, ngoài miếu thờ thì dùng áo mão màu đen, quan quân bày trí như sau:

- Sân Phủ Đường ngoại: bên tả có các đội Thị hậu, Kỵ tả, Kỵ tiền, Dực tả và cơ Thị nội tả. Bên hữu có các đội Thị hậu, Kỵ nhị, Kỵ hữu, Kỵ hậu, Dực hữu và cơ Thị nội tả.

- Sân Miếu thờ và trong miếu: bên tả ở trong có các đội Thị nội trạch, Trạch nhưng, Thị trạch. Bên ngoài có các đội Kiệu tả, Kiệu nhất, Trạch hữu tiền, Dực hậu, Mã tả, hữu và tiền, hậu. Bên hữu có: phía trong thì các đội Thị hậu, Nội nhất, Nội nhị và Thị trạch; phía ngoài thì có: Nội cản, Kiệu tả hậu, Trạch hữu hậu, Cự uy, Nội mã tả, Nội mã hữu.

- Từ ngoài cửa Các đến cửa Nanh, 2 bên đường có: Kính trung, Kính hữu, Dực hữu, Trạch ưu hữu, Trạch ưu tả, Nội uy hữu, Nội uy hậu, Trạch ưu hậu.

- Đường cái ở ngoài [cửa Nanh] 2 bên có: Kính tiền, Nội uy tả, Tả nhất, Hữu nhất, Tiền nhất, Hậu nhất.

- Các Thân vương, Vương tử, Vương tôn đều mặc đồ tang theo hàng mình mà đứng, các quan văn võ đều mang áo mão bằng vải tang trắng.

- Đọc lời cáo [khấn hay văn tế]: Thái tể Liêm quận công 太宰廉郡公.

- Đón tiếp từ Công quán đến bến đò: quan cai cơ Tiền-thắng 管該機 前勝, đô đốc Thiêm sự Hộ quận công 都督 添事 護郡公 với các đội quan binh Nội mã, Trạch mã, ngựa 12 con.

- Đốc-điều [đôn đốc-điều động] lính và nghi trượng để rước từ Công quán đến miếu thờ: quan Phó tri Thủy sư ti 官副知水師司, Lễ giám thiêm thái giám 禮監添太監 Thưởng lộc hầu 賞祿侯, viên phó câu-kê tướng thần lại Thông phó Thạch sơn tử員副 鈎稽將臣吏 通副 石山子 và viên Tự thằng Khanh diễn tử 卿衍子.

- Hương án: 1 tòa; Tàn vàng: 1 chiếc; Trượng sơn son: 30.

- Đưa sang sông: đội Thị bồng với 5 chiếc thuyền Hải đạo Họa man.

- Nghênh tiếp từ bến sông đến Miếu thờ: quan võ có Hoằng Quận công 弘郡公, Hà Quận công 河郡公 và quan binh; quan văn có Nguyễn Công Thước 阮公爍 và Hoàng Xuân Thì 黃春時; ngựa đội Lục kỵ 12 con.

- Nghênh tiếp từ cửa Nanh đến Miếu thờ và tiếp đãi yến tiệc: quan văn là Nguyễn Đăng Tuân 阮登遵 và Lê Hùng Xứng 黎雄稱.

- Đáp lễ bằng 2 vái: quan văn Lê Sĩ Cẩn 黎 仕謹.

- Sáng sớm, quan phụng-sai Thưởng-lộc hầu đốc-điều binh đón và nghi-trượng (1 hương-án, 1, tàn vàng, và 30 trượng sơn son) tiến vao Công-quán., các triều-sứ hội tại quán Ô Hắc. Đặt tế-văn trên hương án rồi sai 5 viên quan với 6 tùy-nhân lên ngựạ, giờ Thìn [7-9 giờ] đi ra khỏi quán. Quan quân rước tới ngoài cửa Nanh đợi. Được lệnh rước vào đến Miếu thờ. Lấy tế-văn trên án bưng lên. Nghe xướng:

- Lễ tế quan tựu vị!

5 viên sai-quan tiến lên, đứng ngang hàng trước hương-án, làm lễ 1 lạy 3 cúi đầu. Rồi quì xuống đễ làm lễ dâng hương. Sai-quan nâng hương ngang trán, rồi trao lại cho triều-quan tiến lên đặt lên án. Nghe xướng:

- Tế tửu!

1 viên sai-quan tới chỗ đặt rượu, trở về chỗ, quì xuống, nâng chén rượu ngang trán, rồi trao cho triều-quan để dâng lên. Lại nghe xướng:

- Tuyên đọc tế-văn!

Triều-quan đọc văn tế. Cuối cùng nghe xướng:

- Phủ phục!

Các sai-quan làm lệ 1 qùy 3 cúi đáu. Lễ xong, lui đứng sang bên trái hương-án. Các Vương thân và bách quan vào lạy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lễ xong, mời các sai-quan tới ngồi trong Xuyên-đường [nhà hình cầu để ngồi nghỉ] phía tả Miếu thờ, các văn-quan Nguyễn Đăng Tuân và Lê Hùng Xứng tiễp yến: 5 sai-quan mỗi người 1 mân, những kẻ tùy-nhân 2 mâm, các quan tiếp yến 1 mâm, cộng cả thảy 8 mâm. Mời uống rượu và trà xong, mới ban cho khách số tiền 'thay trà', mỗi sai-quan 10 lạng bạc phong-bao và mỗi tùy-nhân 5 quan tiền sứ cộng tẫt cả 50 lạng bạc và 30 quan tiền sứ [tiền sứ tính 100 tiền 1 quan, còn tiền gián tính 60 tiền 1 quan]. Ban tiền xong, các sai quan nhờ Thưởng-lộc hầu đợi lệnh để tạ ơn Chúa [Trịnh Căn]. Có chỉ [của Chúa] bảo chước lễ lạy và truyền bảo rước các sai-quan trở về Quán. Thưởng-lộc hầu tiễn ra khỏi cửa Nanh, đến đường cái, các sai-quan đều lên-ngựạ mà trở về. Lúc đi và lúc về, đều theo thứ tự sau đây mà tiễn:

+ Lính Hậu khuông -------Trượng son -------Trượng son

+ Lính Cơ

+ Hậu Khuông---- Tàn vàng ----hương án----ngựa-----trượng son …

+ Lính Hậu khuông---lính cơ----Nội hậu.

Ngày ấy, Vương-thượng có thư kính tạ.

[Việc Trịnh Căn xin sứ tế cha và việc sứ nhận lời quả là một việc bất-thường và tế-nhị. Đối với nhà Thanh, thì chúa Trịnh chỉ là, một viên quạn phụ-chính. Chúa không tham dự trực-tiếp lễ đón sứ. Thế mà sứ không những không lấy lam trái lệ mà còn đem tặng-phẩm biếu hậu hơn biếu vua Lê, có lẽ vì sứ và Thanh-triều cũng hiểu rằng nước ta bấy giờ thực quyền ở tay chúa Trịnh. Chúa Trịnh tuy muốn vươn lên hàng vua Lê khi xin sứ tế cha, nhưng trước chế độ sách-phong, Chúa không thể tiếm hẳn ngôi vua được, sứ Thanh cũng biết vậy, cho nên cũng nhận lời tế cho, mà không giấu vua Thanh]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
XỬ LÝ CÁC VIỆC LINH TINH TRƯỚC RA VỀ

[Các nhiệm-vụ của hai sứ-bộ như thế là xong, chỉ còn một vài việc linh-tinh chưa giải-quyết như việc ấn cũ chưa trả và việc tặng tống các sứ-bộ tiền và quà qui-tẫn歸贐 [tiền biếu cho sứ giả lên đường về] chưa ưng ý. Trước đã định ngày 25 là ra về, nhưng đến chiều 26 mới rời Công-quán Gia Quất. Những việc làm trong ba ngày rưỡi trước khi lên đường được Lược biên ghi lại một số, phía sứ giả không ghi chép gì]

Ngày 23 tháng 10, [Lược biên chép 2 truyện]

1-Tạ ơn

[Theo lệ thì sau lễ sách-phong và dụ-tế, phiên-quốc thường sai sứ theo Triều-sứ mang lễ-vật sang tạ ơn. Nếu kì tuế-cống không xa, thì thường hoãn lễ tạ ơn dễ cùng làm một chuyến]

Ngày 23 [vua Lê] có đưa đơn nói:

- Về lễ tạ-ân thì xin đợi kì cống sẽ sai bồi-thần mang tạ-nghi 謝儀 [lễ vật cảm tạ] cùng phương-vật tuế-cống sang tiến một thể.

2. Thết Yến tiệc

Ngày 23, các quan văn phụng-sai là Uông Nhuệ 汪睿 và Nguyễn Đăng Long 阮登隆 tới tiếp yến. Viên nội-sai 內腮 Cẩm-trạch hầu錦澤侯 mang 30 mâm cỗ với trà rượu tới Công-quán, chia biếu 3 vị sứ. Sai thông-sự đem công-văn vào trình mà dâng. Khâm-sứ có giản-văn cảm tạ.

3. Học hỏi-Điều tra

Nhân ngày rỗi, có vị sứ [có lẽ là Chu Xán] đặt một số câu hỏi về địa-lý nhân-vật, phong-tục [về nước ta], các quan ban- tống có trả lời sơ-lược, phần lớn trích từ những sách cũ mà đáp. [Lược biên chép vào ngày 23 tháng 10 như sau]

1.Phép tính lịch, thời-tiết, khí-hậu ở nước tôi cũng như ở Trung Quốc.

2.Cách đặt quan ở phủ, châu, huyện thuộc 13 đạo ở nước tôi cũng như ở Trung-Quốc.

3. Nước tôi, phía Đông giáp biển, phía Nam giáp Chiêm Thành, phía Tây giáp Lão Qua, Mỗi phía cách đô-thành xa không biết bao nhiêu dặm? [phía ta cố ý giấu vì thấy sứ giả đang muốn điều tra]

4. Nước tôi có những núi: Phật Tích 佛跡 ở đạo Kinh Bắc, Câu Lậu 句漏 ở đạo Sơn Tây, Hạ Lĩnh夏嶺 ở đạo Hưng Hóa, Tam Phong 三峰 ở phía đông-bắc Đô-thành, Yên Tử 安子 ở phía Đông đô-thành, Tản Viên 傘圓 ở phía tây-bắc Đô-thành, các danh sơn khác thì chưa dễ đếm hết.

5. Nước tôi có những tên sông: Phú Lương, Cầu Giang, Thương Giang, Tam Giang, sông Tuyên Giang thì ở đạo Tuyên Quang. Ngoài ra thì khó lòng kể ra hết. [có ý giấu]

6. Nước tôi có đất Ái 愛 và đất Hoan 驩, phưng đó là tên xưa. Nay, Ái là đạo Thanh Hoa 清化, Hoan tức là đạo Nghệ An乂安. Các đất này đều ở phía nam Đô-thành. Người hai đất ấy có tài lỗi-lạc tuấn-kiệt, có học thông-suốt bao-la, cớ sao lại phân chia bên thì thích-thảng [không chịu ràng-buộc] bên thì văn-nhã [chắc rằng sứ hỏi ý-kiến về thành-kiến chép trong-các sách Trung Quốc như: Hoan Diễn nhị châu, đa văn-học; Giao Ái nhị châu đa thích-thảng sĩ 歡演二州,多文學;交愛二州多戚嘗士]

7.Nhân-vật nước tôi xưa nay có kẻ nổi tiếng về lí học, có kẻ nổi tiếng về kinh-tế [kinh bang tế thế], có kẻ nổi tiếng về văn chương. Người có tài nhiều, không thể chép hết [có ý khoe khoang]

8.Nước tôi, ở Kinh có trường Quốc Học, ở ngoàị có trường Hương-học, còn những vị Hiền được phối-hương [thờ tự cùng với Khổng Tử] thì cũng như ở Trung-Quốc [phía Trung Quốc nghĩ nước ta vẫn còn kém Nho Học, cho rằng chỉ thờ mỗi Chu Văn An]

9. Nước tôi mở khoa chọn sĩ, thi Hương thì chọn những năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu; thi Hội thì dùng những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Như vậy, ba năm thi một lần. Lệ-ngạch [số người đậu] tùy theo văn mà lấy, nhịều ít không định hạn số. Khảo-thí thì dùng phép thi 4 kỳ: trường Nhất thi Kinh Nghĩa, trường Nhì thi Tứ-lục, trường Ba thi Thi phú, trường Tư thi Sách-vấn. Thi Hội đậu rồi còn thi Đình. Phép thi rất nghiêm cũng như ở Trung Quốc.

10. Ở nước tôi, các chức kinh-quan, ngoài những chức thuộc Ngũ-phủ, Lục Bộ, Ngự Sử Đài, lại có Lục Khoa, Đông Các, Hàn Lâm, Đề Hình, Giám-sát 13 đạo. Về quan-chế thì cũng gần giống như ở Trung Quốc.

11. Ở nước tôi, về Y-quan, Lễ-nhạc cũng có thường-hành.

13.Tang-lễ ở nước tôi theo Chu Công Gia lễ. Về tang phục, quan quách, lăng-mộ cũng phỏng theo phép Trung Quốc.

12.Hôn lễ ở nựớc tôi cũng có thường-hành cũng kiêng kết-hôn vơi người cùng họ.

14. Về chuyện Hi Thúc làm nhà ở Nam Giao [có lẽ sứ giả hỏi về Nghiêu điển có câu: Thân mệnh Hi Thúc trạch Nam Giao 身命喜叔宅南郊] thì là chuyện đời Nghiêu. Nay cách lâu đời, không thể tìm được di-tích.

15. Thuế điền [thổ] ở nước tôi thường dùng phép 10 phần lấy 1.

16.Tiền tệ ở nước tôi dùng niên-hiệu cua từng đời mà đúc. Muối thì nấu ở các bãi biển.

17. Về tang-tề, nước tôi không theo phép Nhị thị 二氏 [có lẽ phép Phật Giáo và Lão Giáo], còn sự cạo tóc, đổi để làm Tăng, thì nước tôi có lệ nghiêm cấm. Gián hoặc có Tam Tăng 三 僧(?) tu giấu, thì đó là con đường tu ngoài phép-luật mà thôi [người dịch chưa hiểu ý câu này, có lẽ đang nói về đạo Thiên Chúa chăng?].

18.Chim công và chim trĩ trắng ở nước tôi vốn có, nhưng thường chỉ thấy chim công mà thôi, trĩ trắng ít thấy. Ngoài ra, chỉ có những loài chim vụn-vặt mà thôi [cố ý giấu vì sợ về sau Trung Quốc sẽ đòi cống].

19. Các loài thú như tinh tinh猩猩, phí phí 狒狒 [khỉ đầu chó], mông quý 獴貴 [con cầy] đều là vật ở núi rừng. Chúng tôi chưa từng thấy, còn ngoài rạ, thì đềụ là những thú-vật hèn mọn, còn như gây cỏ nước tôi thì khác ở Trung Quốc ít thôi. Chỉ là cỏ thường thôi [cố ý giấu vì sợ đòi cống tiến]

[Ta thấy ngoài việc đi sứ, các sứ giả Trung Quốc kiêm luôn cả phần điều tra, dò xét tình hình, nhưng bên phía Việt thì toàn tìm cách giấu diếm, những câu trả lời đều mang tính sơ sài và chủ yếu dựa vào sách vở mà thôi]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[Kỷ sự chép]

Ngày 24 [tháng 10], vì phó-sứ Tôn Trạc đã bi bệnh mất dọc đường, Quốc-vương đem tiền 100 lạng bạc để phúng, chúng tôi đã nhận.

Quá trưa hôm ấy, Quốc-vương gửi tới một ống tư-văn và một tờ cam-kết [về việc trả ấn]. Trong thư nói rằng:

- Tiên-vương chúng tôi đạ giữ trọn tiết trung-trinh, Hoàng-thượng cũng đã thấu lòng. Thế mà nay lại bắt gói trả ấn cũ, không ngờ rằng khi sống thì ban cho, sau khi chết lại đòi thu. Mà xét trong điển-lệ, xưa nay không có lệ '' khi ban ấn mới thì thu ấn cũ, vậy mong đình việc đòi lại ấn, để tỏ rõ lòng ân-tín của Triều-đình.

Ở cuối tờ cam kết, lại nói:

- Ấn này là chứng của điều khi sống đã hay cẩn-thận giữ [phận làm] phiên-phong; sau khi mất lại là của quý trong nhà truyền đến muôn đời. Về cái ấn cũ, chúng tôi sẽ làm sớ riêng tâu xin cho giữ lại. Vậy làm tờ cam-kết này!

[Tờ cam-kết này cởi hết trách-nhiệm của các sứ. Vì vậy các sứ đành phải nhận lời]

--------
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TIỀN TẪN-NGHI VÀ LỄ TIỄN-HÀNH

[Ngày xưa, khi tiễn khách phương xa đến đều có lệ đưa tiền tặng để giúp vào chi-ghí trên đường, tiền ẩy gọi là tiền quỹ-tẫn. Đối với sứ-bộ, việc này công-khai thành một nghi-thức, cho nên cũng gọi là tẫn-nghi. Tẫn-nghi cũng gồm cả những tặng-phẩm ngoài tiền bạc nữa]

Ngày 25 [tháng 10], Quốc-vương đưa [tiền] tẫn-nghi gồm 360 lạng bạc, 10 tấm quyến, 4 tấm vải, một tấm vải vũ tự羽緒 [vải dệt bằng tơ lông chim, nhưng có lẽ là một loại vải nỉ của các thương nhân châu Âu đem bán ở nước ta lúc ấy mà thôi] một cây đà-la-nỉ. Chúng tôi từ chối không nhận. Viên phụ-chính họ Trịnh lại đưa biếu [tiền] tạ-nghi, chúng tôi chưa nhận. Lại đưa lễ tẫn gồm: 140 lạng bạc, cùng khí-dụng bằng bạc và khí-giới như đao, súng. Chúng tôi cũng chưa nhận.

Ngày_26, Quốc-vương ủy nhiệm cho bọn quan hộ tống Nguyễn Trạc Dũng đến làm lễ tiễn-hành, viên Phụ-chính họ Trịnh lại biếu tiền tẫn-nghi, các sứ-thần họp bàn-bạc rồi chỉ nhận đao, súng, nỉ đa-la, một hộp nhỏ, còn vật khác thì chưa nhận, hồi chúng tôi ra đi.

[Sứ nhà Thanh ghi chép vậy để dễ bề bẩm báo với vua và tỏ ra liêm-khiết, sự thật thì không phải thế, họ hạch sách và đòi thêm tiền, thêm quà, về chuyện này, Lược biên phía bên nhà Lê chép rất rõ, sự việc vòi vĩnh đã bắt đầu từ ngày 24 tháng 10]

Ngày 24 [tháng 10] lại có giản-văp báo:

- Đem 120 lạng bạc để kính đáp các sứ [theo sau thì là lễ của Chúa Trịnh]

Ngày 25, Khâm-sứ có giản-văn trả lời, tạ sự để hoàn toàn trả lại lễ ấy. Vương [chúa Trịnh] lại có giản - văn xin nhận lễ cho.

Ngày 26, quan phụng-sai đem lễ quĩ-tẫn tới. Lễ gồm:

- Chánh-sứ Minh Đồ: 360 lạng ngân-tư [bạc rời], lụa sống, vải thâm, đa-la xanh, binh-khí bằng đồng. Những quà tặng cho thuộc hạ [nhóm] chánh-sứ Minh Đồ:

+ gia-nhân (20 tên): 60 lạng ngân-tử, lụa sổng, vải thâm. ,

+ Binh-bộ sai-quan (1 viên): 100 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm.

+ Bổng cáo quan (1 viên): 80 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm.

+ Quan-binh bộ long-kỳ hoàng-tán (16 viên): 54 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm.

+ Lễ-sinh (1 viên); 10 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm. ,

+ Tả-giang đạo sai-quan (1 viên); 5 lạng ngân-tử, Lụa sống, vải thâm.

+ Thông-sự (1 tên): 5 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm

+ Quân-lao, nhã-nhạc, khiêng kiệu (24 tên); 72 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm.

+ TÙy-dịch (11 tên): 22 lạng ngân-tử.

- Chánh-sứ Ô Hắc và thuộc-hạ thì số người và các vật biếu cũng như trên, trừ hai hạng sau:

+ Gịa-nhân (19 người): ngân-tử và các vật như trên.

+ TÙy-dịch (13 tên): ngân-tử và các vật như trên.

- Phó-sứ Chu Xán: ngân-tử và các vật như trên.

+ Gia-nhân (25 người): ngân-tử va các vật như trên.

+ Binh-bộ sai-quan (1 viên): ngân-tử và các vật như trên.

+ Thông-sự (1 tên): ngân-tử và các vật như trên.

+ Quân-lao, nhã-nhạc, khiêng kiệu (42 tên): 80 lạng ngân-tử, lụa sống, vải thâm.

+ TÙy-dịch (5 tên); 10 lạng ngân-tử.

CÓ thư riêng gửi cho các sứ.

Ngày ấy, các quan phụng-sại bạn-tiếp là Vĩnh-ngạn nam 永彥男, Lại-sơn nam 賴山男, thiêm-đô Nguyễn Đình Cổn阮廷袞, tham-chính Hoàng Công Trí 黃公智, nội sai Thưởng-lộc hầu 內差賞祿侯, và các quan tiểu-từ, tiểu-dịch tới Công-quán mở bày các đồ quĩ-tẫn. Khiển thông-sự đem 7 đạo giản-văn vào trình. Khâm-sứ mời viên nội-sai thiêm-thái-giám Thưởng lộc hầu vào Công-quán. Khâm-sứ Minh [Đồ] trao giản-văn nói cung tiến 3 thùng đồ sứ và biếu quà từ giã, viên nội-sai Thưởng-lộc hầu 1 cuốn sa, 1 cuốn lụạ hồng-trừu 絹紅抽 [tơ gỗc nhuộm đỏ]. Viên nội-sai đem vật các sứ tiến về nộp. Được lệnh lại đem lễ-vật ấy kính-cẩn trả lại. Có giản-văn gửi giải đáp. Khâm-sứ Chu [Xán] biếu quà tư-giã 4 viên bạn-tiếp [là] 4 cuốn vải thưa.

Ngày ấy, giờ Tị [9-11 giờ], ba vị khâm-sứ sai thông-sự đem các vật tặng riêng vào gồm mỗi vị:

- 140 lạng ngân-tử và khí -giới như súng, [phủ] việt, gươm.

Các khâm-sứ mỗi vị lấy 8 vật, còn dư đều tiễn trả. Quà riêng biếu ba viên Binh-bộ sai-quan gồm:

- Mỗi viên 60 lạng ngân-tử và các vật.

Biếu riêng hai viên bồng-cáo và bồng-dụ mỗi viên 30 lạng ngân-tử và các vật. Tật cả 5 người này đều thu nhận các quà. Hai khâm-sứ Ô Hắc và Chu Xán có giản-văn kê khai những vật biếu đem tiến lại. còn khâm-sứ Minh Đồ thì tự tay mình viết thẳng vào thư gửi đến mẩy chữ [ lấy 8 cái], các sứ không có giản-văn nói trả lại các vật qũy-tẫn cả, và cũng chịu nhận các đạo giản-văn đã gửi tới.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các quan phụng-sai nhắn viên nội-sai trở về đợi lệnh. Chúa truyền cho quan phủ-liêu viết thư báo [lấy] thêm ngân-tử với 3 tấm đa-la thơm, 3 cây binh-khí bằng đồng rồi sai đem vào công-quán, các sứ lại không nhận. Viên nội-sai lại trở về đợi lệnh mới. Chúa lại truyền bảo viết thư báo lấy thêm tặng-vật, đưa đến công-quán, sai thông-sự đệ vào cho các sứ.

Như vây, về quĩ-tẫn và quà riêng, số ngân-tử đã hơn 3.000 lạng [chừng 120 kg], mà các sứ chưa chịu nhận, rồi lại ra bộ dọa-dẫm, các sứ giục-giã lên đường về
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TRÊN ĐƯỜNG CÁC SỨ THẦN TRỞ VỀ

[Lược Biên chép hơi hài]

Buổi sáng ngày 26 tháng 10, công-quán Gia Quất rộn-ràng tấp-nập. Đã đến ngày các sứ-bộ sắp-sửa ra về; tùy-nhân xếp gọn hành-trang, bạn-tiếp nhóm họp phu ngựa, Lại thêm triều-quan chuyển lễ vật tiễn đưa, mà còn bị sứ-thần hạch sách, phải vượt sông qua lại nhiều lần để tăng số Iễ-vật. Mặc dầu [triều đình đã phải] tăng lễ tặng, các sứ cũng không nghe. Rồi quá trưa ngày hôm ấỵ, đòan hai sứ-bộ ra về. Mỗi ngày đi một trạm. Chiều ngày mồng 3 thang 11, đen trấn Lạng Sơn. Sai-quan bạn-tống phải đem các lễ tặng-biếu đi theo nằn-nì xin nhận, nhưng không hiệu-quả. Các sứ lưu lại Lạng Sơn một ngàỵ, phần để đợi tin-tức về, dự-bị đón tiếp ở cửa Nam Quan, phần đễ các tùy-nhân mua sắm các mặt hàng của nước ta sản-xuất, nhất là để đòi thêm tiền lễ quĩ-tẫn. Đôi bên điều-đình suốt ngày mồng 4 mà cũng không xong. Ngày hôm sau, về đến trạm Đồng Đăng cũng còn vẫn cò kè thêm-thắt. Ngày sau nữa, mồng 6 tháng 11, hai chánh-sứ vào cửa quan trước, các sai-quan ta bèn điều-đình với phó-sứ Chu Xán mới ổn-thỏa xong. Chính nhờ vị này mà sứ-bộ còn giữ được ít nhiều danh dự. Vì vốn là người Hán, lại có khoa-bảng, ông đã xướng họa với các sai-quan bạn-tống hoặc lạm thơ vịnh dọc đường. Chắc rằng ông ta cũng biết thái-độ các chánh-sứ [người Mãn Châu] khó chịu, nhưng cũng không dám ghi lại trong báo-cáo.

[KỈ sự chỉ vỏn-vẹn ghi về 11 ngày ra về như sau]

Ngày mồng 3 tháng 11, về đến phủ Lạng Sơn, sai tùy nhân đi hỏi viên đồng-tri phủ Tư Minh [Trung Quốc, nay là khu vực Bằng Tường] đã soạn-sửa phu và ngựa đầy đủ đễ đón chưạ? Thì [phải] cấp-tốc gửi thư phúc-báo. Lại sai thông-sự đi thám-thính cửa Nam Quan.

Các sai-nhân đi xong, ngày mồng 4, chúng tôi trú tại Lạng Sơn. Thông-sự trở về bẩm rằng các phu và ngựa đã đến đủ ở cửa Quan.

Ngày mồng 5, chúng tôi đến châu Văn Uyên [Lạng Sơn] Quốc-vương lại sai các quan hộ-tống là Trịnh Thực 鄭植, Trần Lương Quí 陳良貴. đến xin yết-kiến. Chúng tôi cho mỗi ngươi vải sa và lụa dày.

Ngày mồng 6, chúng tôi tiến lên cửa Quan. Nước ấy lại đem lễ quỹ-tẫn trước tới. Chúng tôi thu-nhận, các di -quan theo nghi-thức lạy đễ tiễn. Chúng tôi bèn về.

[Rất may mà tập Lược biêp còn giữ được một số ít chi-tiết những sự việc đã xảy ra dọc đường, và, nhất là vấn đề tiền quĩ-tẫn. Điều đáng quý là có một tài-liệu rất hiếm còn lưu đến ngày nay là tờ báo-cáo bằng chữ Nôm] của các quan bạn-tống gửi từ Lạng Sơn về cho chúa Trịnh Căn. Lời chép trong Lược Biên, có lẽ là của Nguyễn Công Nho, một văn-quan trong phái-đoàn bạn-tống]

Ngày 26 tháng 10, giờ Mùi [13-15 giờ], ba vị khâm-sứ sai cac viên tiền-lộ và thông-sự đôn đốc phu và ngựa lên đường. Những quan phụng-sai gồm bên văn lễ-đô Nguyên Trạc Dụng, binh-đô Nguyên Công Nho, bên võ Thiều quận-công [Trịnh Thực], Hoằng quận-công [Trần Lương Quý] với binh lính, voi, ngựa đi hộ-vệ tiễn sứ. Những vât, lễ quĩ-tẫn mà các sứ chưa thu thì giao cho quan trấn-thủ Kinh Bắc, sai lính lĩnh lấy và hộ-vệ chở theo. Lại truyền cho các viên Vĩnh ngạn nam, Lại Sơn nam và viên nội-sai tiểu-từ Tuyển nghĩa hầu coi-sóc các lễ vật ấy, va theo các sứ khẩn nài xin thu nhận cho. Giờ Thân [15—17 giờ] tiễn đến trạm Lã Côi, dừng lại nghỉ đêm. Cung-đốn đã có các huyện lân-cận nộp.

Có viên thông-sự của Thượng-quốc [Trung Quốc] là Lê Phương Minh黎方明 trọ đêm ở nhà dân xã Yên Thường 安常, trong đêm bị trộm lấy mất các đồ vật: đoạn, lụa và tiền, bởi vậy bắt chủ nhà trọ đem theo. Quan trấn thủ Kinh Bắc bắt nó bồi-thường 20 quan tiền sứ. [trạm Lã Côi không có Công quán, chỉ có sứ được ngủ ở đình làng, còn tùy tùng ngủ ở nhà trọ của dân, nên bị trộm lột đồ]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rạng ngày 27, lên đường. Giờ Mùi [13-15 giờ] đi đến trạm Thị Cầu. Cung-đốn đã có các huyện mang tới nộp.

Ngày 28, sáng sớm khởi hành qua sông Thị Cầu. Đã có sẵn 5 thuyền Nội-sai hộ-tống đón sứ. Giờ Mùi đi đến trạm Thọ Xương, các quan phụng-sai lại trình thư xin các sứ thu nhận lễ-vật trước chưa nhận. các sứ lại chối từ không chịu thu, các quan phụng-sai [3 viên nội-sai nhỏ đ theo lễ-vật] bèn từ-giã mà trở về Kinh thành còn lễ-vật thì giao phó cho quan trấn-thủ Kinh Bắc hộ-tống để đưa đến trạm Tiền-lệ, giao cho quan lưu-thủ Lạng Sơn sẽ sai mang đến cửa Nam Quan đễ tiễn-tống các sứ.

Rạng ngày 29, lên đường qua sông Thọ Xương [sông Thương]. Đã có thuyền Nội-sai đón đưa. Giờ Mùi [13-15 giờ] đi đến trạm Dinh Cần.

Ngày 30, sáng sớm lên đường. Giờ Mùi [13-15 giờ] đi đến trạm tìên-lệ. Trạm này ở địa-phận Ôn Châu, thuộc xứ Lạng Sơn, ở đó đã có phu, ngựa chực sẵn để ban-giao.

Rạng ngày mùng 1 tháng 11 lên đường. Giờ Mùi [13-15 giờ] đi đến trạm Chi-Lăng.

Mồng 2 sáng sớm, khởi hành. Giờ Thân [15-17 giờ] đến trạm Nhân Lý. Bấy giờ, đạo Tả Giang thuộc Thiên-triềụ có một ống công-văn vừa đưa tới. Bèn phó cho các trạm dọc đường chuyển đệ về Kinh tiến nạp.

Đúng một tháng truớc, khi các sứ thần tiến qua cửa ải Chi Lăng, mà người Trung Quốc gọi là Quỉ Môn Quan vì thế đường rất hiểm-trở ở và quân Bắc đã tử-trận ở đó mấy phen, phó– sứ Chu Xán có bài thơ đề: [tạm dịch]



Qua cửa Quỷ Môn

鬼門關上石嶙峋,

秋氣淒涼暮色昏。

自復天朝恩澤厚,

山河安樂頌皇恩。

Cửa đá cheo leo gọi Quỷ Môn,

Gió Thu ảm đạm bóng hoàng hôn.

Từ khi [nhà Lê] quy phục thiên triều lại,

Khắp chốn an nhàn chịu Thánh ơn.


Lúc về qua cửa ải [Quỷ Môn Quan], Chu Xán cho rằng tên cửa ải không được hay ho cho lắm, bèn tự ý đổi tên cửa ải là Thiên Uy [sợ uy Trời] [có ý buộc nước ta phải sợ uy của nhà Thanh]. Chu Xán lại có thơ:

Lại qua của Quỷ Môn

衣冠文物重南邦,

何故雄關名不彰?

應是威天昭義烈,

千秋堅鎮守邊疆

Y quan văn vật trọng Nam Bang

Sao cửa mang tên rất chẳng [tỏ] tường?

Đề gọi Uy Thiên nêu nghĩa tận,

Muôn năm thề vững chốn biên-phươ
ng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rạng ngày mồng 3 lên đường. Giờ Thân [15-17 giờ] đi đến trạm thành Lạng Sơn. Bấy giờ có sai-quan của đạo Tả Giang thuộc Thiên-triều đem đến một ống công-văn đưa nạp ba vị Khâm-sứ.

Đêm đến, các quan phụng-sai hộ-tống đem thư xin các sứ thu nhận các lễ-vật. Triều-sứ hỏi:

- Có tin gì từ Quốc-đô gửi đến không? có gia [tăng] thêm lễ-vật thế nào không?

Các triều-quan đưa đơn xin ba vị ở lưu lại một ngày tại Lạng Sơn để đợi tin.

Ngày mồng 4, các quan phụng-sai hộ-tống thấy các sứ ra vẻ tức giận, bèn đem 4 thanh gươm thiếp vàng đến biếu nhưng chánh-sứ Minh Đồ không nhận và bảo:

-Bán đi lấy tiền hay đổi lấy vật khác, cho minh-bạch rồi mới nhận. [theo luật triều Lê và cả nhà Thanh, súng và gươm không được đem qua biên giới, nên sứ nhà Thanh mới nói vậy]

Các quan phụng-sai, cố là làm cho xong việc, nên cũng nghe theo, và vẫn biếu 2 viên quan võ [Binh-bộ sai-quan] 2 tấm đoạn và 2 tấm lụa dày.

Rạng ngày mồng 5 [tháng 11] rađi. Giờ Ngọ [11-13 giờ] đến trạm Pha Lũy [Đồng Đăng) dừng nghỉ. Bấy giờ mới thấy có 3 đạo công-văn của nước ta từ Kinh đệ tới. Quan Phụng-sai đem thư tới trình 3 vị khâm-sứ. Mở xem thấy nói:

- Tăng lễ-vật phần mỗi vị thành 500 lạng ngân-tử, bớt phần chung kê trong các thiệp trước mỗi vị 50 lạng. Phần mỗi người có giữ nguyên, có thêm, có bớt.

Các sứ thấy có sự bớt phần kẻ dưới để thêm phần kẻ trên, thì giận mà không nhận. Các quan phụng-sai nhờ thông-sự nhiều lần xin các khâm-sứ lấy cho. Các Khâm-sứ bảo các quan phụng-sai đem lễ-vật bày chia ra từng phần riêng rồi bảo các viên tùy-tùng lĩnh lấy phần chúng, còn ba vị khâm-sứ với các quản-gia thì không lấy. Các quan phụng-sai lại có lời xin lĩnh thư trả lời, các khâm-sứ không nghe, các quan phụng-sai lại trình rằng nếu không có thư trả lời thì không dám tự-tiện để các người tùy-tùng lấy phần, các khâm-sứ lại nói sẽ thu theo cam kết cũ ngày còn ở Kinh, các quan phụng-sai không chịu. [tức là mỗi sứ 360 lạng như ngày 26 tháng 10]

Khâm-sứ Minh Đồ trở về quận, các quan phụng - sai lĩnh lấy những khí-gịới đễ đưa vào cho sứ Minh Đồ, nhưng sứ Ô Hắc và sứ Chu Xán không cho phép. Những khí - giới ấy gồm có súng, 2 thanh gươm, 4 việt 鉞 [một loại vũ khí thời xưa, giống cái búa lớn, làm bằng kim loại, thường dùng trong lễ nghi, tượng trưng cho uy quyền của đế vương] và 2 cái đòng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sáng sớm ngày mồng 6, các khâm-sứ khiển thông - sự đôn đốc phu ngựa, lên đường đi vào cửa Quan. Chánh-sứ Minh Đồ đi trứơc. Giờ Tị [9-111 giờ] chánh-sứ. Ô Hắc đi thứ hai. Còn phó-sứ Chu Xán chưa đi, và sai thông-sự gọi triều - quan ' vào họp mặt để thương-nghị. Chu bảo:

- Lễ kia cũng phải bác. Không thể bớt dưới thêm trên, như thế là trái lẽ.

Y lại bảo triều-quan làm đơn kê lễ-vật y như trong giản viết hôm trước tại Kinh rồi hãy đem lễ-vật vào cửa quan để thu-nhận. Xong rồi, phó-sứ Chu mới tiến đi lên cửa Quan. Y lại dự-bị bọn sai-nhân tạm trú ở cửa quan để kiểm lễ-vật rồi bấy giờ mới trao thư trả lời nói chiếu y giản cũ mà thu nhận. Các quan phụng-sai bèn cùng đem tất cả các lễ-vật đến ngoài cửa Quan để tiễn-tống, giao phó minh-bạch mới từ-giã ra về cho xong công-việc. Ba vị khâm-sư có giản-văn cảm-tạ.

Bấy giờ, ngoài cửa Quan có các qụan tham-tướng phủ Thái Bình thuộc đạo Tả Giang cùng thủ bị 2 phủ châu Bằng Tường, Tư Minh họp để nghênh tiếp 3 vị sứ đi về.

Các quan ấy đòi lễ-vật theo phép cũ, mỗi vị đòi tiền đưa đón là 80 lạng ngân-tử và tiền mở cửa Quan. Quan phụng-sai thấy ta không chuẩn bị trước việc ban lễ-vật về các việc ấy, bèn chỉ lấy món bạc nguyên dành 15 nén để tặng riêng, nhưng chưa đưa cho khâm-sứ, đem biếu mỗi vị kia mỗi vị 1 nén, các quan đạo Tả-giang thấy lễ ít thì không nhận, các quan phụng-sai thấy-sự thể như vậy, lưỡng-lự, nhưng lại sợ làm vậy không đúng phép, bèn lên voi mà trở về Đồng Đăng. Các quan đạo Tả Giang lại sai người cùng thông-sự người Bắc đuổi theo đến Đồng Đăng đòi thu số bạc theo lệ cũ. Các quan phụng-sai lấy 4 nén nộp cho kẻ sai- nhân, lại cho người mở cửa Quan và viên thông-sự bạc “khai quan lệ” [nghĩa là công mở cửa] là 1 nén lẻ 3 lạng: Cộng hết 5 nén 3 lạng. Lúc ấy bọn chúng nó lại đột-nhập vào nhà quan tham – đốc Kinh-xá hầu, là phiên-thần, cướp khí-giới và tiền mà đem về. [có thể thấy bọn quan lại nhà Thanh rất khốn nạn, tham lam và hung hãn]

Ngày mồng 7 [tháng 11], sáng sớm, các quan phụng-sai lên đường về thành Lạng Sơn, ở lại đó hai hôm, viết tờ khải cho đệ về triều-đình.

Ngàỵ mồng 8, viết xong tờ khải, giao cho [ngựa] trạm chạy chuyển về Kinh tiến-nạp. Lại thấy quan thủ bị sai 2 người, họ Đặng và họ Trình [quan nhà Thanh] mang tới 2 ống công-văn. Một ống thì giao cho trạm lĩnh và đệ về dâng Quốc vương. Một ống thì lưu lại ởLạng Sơn, đợi các sai-quan mang đi về Kinh mới dâng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tờ Khải được viết bằng chữ Nôm như sau:
1735902670715.png

1735902683003.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phụng-sai TRỊNH THỰC, TRẦN LƯƠNG QUÍ, NGUYỄN TRẠC DỤNG, NGUYÊN CÔNG NHO đẳng cẩn — Khải: [啟 nghĩa là Kính trình, thưa trình]

Dộng lạy [Dộng là từ cổ, nghĩa là Tâu]— Đức Vương [chúa Trịnh] muôn muôn năm Ngự hay:

Chúng tôi vâng tiễn Triều-sứ, mồng 3 đễn Thành Đoàn. Sáng mồng 4, đem giản vào. Họ Minh [Đồ] mắng rằng:

- Nước sao ở ngụy-quái 偽怪 [trái phép làm bậy]. Hoàng Đế sai quan ấy [Ô Hắc] ra sách phong đặc-ân tứ-tuất, các việc đã rồi. Sự lễ tẫn [lễ quỹ tẫn] sao khinh dễ quan ấy nhèn-mọn [tức hèn-mọn], mà đem bấy nhiêu lạng bạc. Xua-xẩm [từ cổ, nghĩa gần như cò-kè, hoặc bên đẩy đi bên đưa đến] từ ngày 26 đến rày, lại đem vào! Nào quan ấy có khó bẩy nhiêu lạng bạc ru! Dễ [nghĩa là vì hoặc hay là] quan ấy là người Mãn Châu, đãi thậm khinh-bạc.

Lại mắng đển sự sứ năm trước, Triều-đình chọn của cống-vật khinh-bạc xấu-xa [như là]: hương nát, vàng xấu, lụa thưa. Khiển bác hoàn [nghĩa là từ chối, không nhận mà đem trả lại], nhưng sợ lòng Hoàng Đế [Khang Hy] khong [từ cổ có nghĩa là khen] khen nước Nam văn-hiến cung-thuận chi quốc, chẳng có lòng khinh-bạc. Hãy tạm thu lấy; sẽ cho người thám xem, vì vậy, phải sai quan ấy là ngươi Mãn Châu, triều-đình nhĩ- mục [thời nhà Thanh, quan người Mãn được coi trọng hơn quan người Hán, triều đình nhĩ mục nghĩa là tai mắt của triều đình, ý nói Ô Hắc tuy kém tài nhưng vẫn làm Chánh sứ], dòm xem hậu bạc lòng nước Nam thể nào? Chẳng ngờ khinh-bạc ngụy-quái. Thật chẳng biết công ơn quan ấy vạn lí trường trình, đa thiều phong sương lao-khổ, nhân tử, mã tử [nghĩa là: đi đường xa vạn dặm, dãi dầu sương gió, người chết ngựa chết mới đến được nước Nam]. Lại mất một phó-sứ họ Tôn. Kìa họ Chu thì hết 4 người. Họ Ô thì hết 2 người với 3 ngựa. Họ Minh hết 3 con la. Ma cho bấy nhiêu của đã đủ chi!

Thấy vậy, chúng tôi nói rằng:

- Bần-quốc một lòng cung-thuận; lục niên lưỡng cống [6 năm 2 lần cống], chẳng có khinh mạn thất lễ. Nhược bằng lễ này, vốn [căn] cứ cựu-lệ [lệ cũ], trong ấy so đã còn phần hơn [nghĩa là so với lễ cũ đã là nhiều hơn]. Ngài dạy rằng những lời thể ấy, bằng dường [từ cổ: nghĩa là hình như] chửa cam [lòng].

Quan ấy rằng:

- So với năm trước, họ Lý [Lý Tiên Căn, sang sứ nước ta năm 1669, mục đích bảo vệ nhà Mạc, có yêu cầu vua Lê trả lại đất cho nhà Mạc ở Cao Bằng, Tiên Căn không sang sách phong, người sang sách phong cho vua Lê Huyền Tông là Trình Phương Triều 程方朝, năm 1667] sang sách phong, họ Ngô sang [làm lễ] [tức là Ngô Quang 吳光, chánh sứ nhà Thanh sang làm lễ Dụ tế vua Lê Thần Tông năm 1664] tứ-tuất, hai ấy là nghĩa anh em. Quan ẩy trẩy ra, đã đến nói cùng hết mọi lời sự lễ-nghĩa làm vậy. Bây giờ chẳng tày một phần [cách hành văn cổ rất khó hiểu, đại ý là với 2 viên quan trước là Lý Tiên Căn và Ngô Quang, người Hán, nên so với quan triều đình ta là ngang hàng, thân thiết, còn Ô Hắc là người Mãn Châu, to hơn, 2 quan trước đưa lễ thế nào cũng được, còn Ô Hắc phải đưa nhiều, trọng vọng hơn]. Quan ấy chẳng khó bấy nhiêu của, một hai chẳng lấy mà thoái. Thấy vậy chúng tôi lại nài [nỉ] rằng:

- Luận thửa [từ cổ nghĩa là: xét công sức của các sứ vất vả] công trình vạn lý, biết ra cơ nào [chừng nào] cho xứng-đáng? Song le, lễ bất túc, kính hữu dư 禮不足, 敬有餘 [nghĩa là: lễ thì ít nhưng tấm lòng kính trọng thì nhiều], xin ngài nhậm 任 lấy cho kẻ tùy tùng vậy.

Nhưng quan ấy cũng chẳng nghe. Đến ngày mồng 4, quan ấy cho người quản-gia bảo chúng tôi rằng:

- Làm đơn thân khất xin quan ấy ở lại, ắt chịu lấy giản cho! [nghĩa là chỉ bảo mình quan ấy ở lại, phải gia tăng thêm lễ vật tiền bạc thì mới nhận cho]

Vì vậy, chúng tôi làm y như vậy, đem lễ vật vào, lại bác ra. Đến ngày mồng 5, ở [trạm] dịch Đồng Đăng, phụng thấy giản lên [nghĩa là kính cẩn nhận được thư từ Kinh thành lên], đem vào, quan ấy chịu lấy, [bèn] đem lễ vật vào nạp. Phân đã việc rồi [tưởng là việc đã xong rồi], lại khiến chúng tôi vào, mắng rằng:

- Giản sao điên-đảo, bớt của đầy tớ cho thầy! Công [chúng] nó khó nhọc. Phỏng thu [thu theo số] những lễ đầy-tớ, còn lễ quan [thì] đình lại, bác ra.

Đến ngày mồng 6, họ Minh [Đồ], họ Ô [Hắc] trẩy khỏi, chúng tôi vào cùng họ Chu [Xán], trần-tình rằng:

- Cũng tư đạo, xin có lời cùng hai quan ấy! [tư đạo 咨道 như chữ tư văn 咨文, ý nói Chu Xán là người có học thức, cũng như các quan bên ta, nên nhờ Chu Xán nói giúp, vì Minh Đồ và Ô Hắc thực tế không có khoa bảng gì]

Thấy vậy, chúng tôi cứ viết đơn thân [thưa với các sứ] ủy sai tiễn tống phụng Quốc-vương mệnh, kê khai quĩ-tẫn lễ, theo lên cửa ải. Người nhà họ Minh ra đòi 2 nén bạc với một cái súng. Song le súng [là] cấm-vật, chẳng dám. Nhân vậy, Trịnh Thực, Trần Lương Quí đẳng [cả nhóm cùng] thể [thay thế bằng] 4 cái việt, 2 cái đòng, 2 cái gươm, với 2 nén bạc dư cho nó, mới trọn thu lễ. Lại cho thông-sự nước người hết 1 nén 3 bạc. Bấy giờ mới chiếu đơn thân, thu tẫn-lễ.

Cho đến khi việc rồi, chúng tôi xin nộp tấu bản thân văn, cống-kì tạ-ân, tĩnh tiếp dẫn Ngụy-Mạc [nghĩa là hoãn việc lễ tạ ân đến kỳ cống sau, hôm nay chỉ nhận những người nhà Mạc bị quân Thanh bắt giao cho mà thôi] các giản. Quan ấy rằng:

- Chỉ tri nhất sự; chẳng chịu lấycho. [nghĩa là quan Thanh mắng rằng các người chỉ biết một việc có lợi mà thôi]

Lại thêm có quan tham-tướng, đốc-bị Tả Giang đạo Tư Minh phủ, 4 vị ra ngồi đấy, đòi lễ chí-kiến 摯見 [lễ gặp nhau, ra mắt người dưới với người trên] mỗi vị là 8 nén. Chúng tôi thưa rằng:

- Vốn lệ chẳng có! Đến hai ba lần.

Người hai một chẳng nghe. Bất đắc dĩ phải nộp cho 4 nén. Bấy giờ cũng có Cậu Chu vệ-tống tẫn-lễ đấy. Cậu ấy cũng có xem sóc. [có lẽ là một viên quan trẻ, thân cận của Chúa Trịnh]

Ấy bấy nhiêu việc dường ấy. Bằng [nghĩa là: còn như] sự cam-kết, giao- phó [thư trình bộ Lễ xin giữ Ấn An Nam Quốc Vương] đã có Tham Ninh [tham đốc Ninh Xá hầu] cùng đẳng quan giữ ải.

Các việc hoàn-tất, khải về Triều.

Chính Hòa Qúy Hợi tứ niên, thập nhất nguyệt, sơ bát nhật. 正和癸亥四年 十一月 初八日. [Năm Quý Hợi niên hiệu Chính Hòa thứ 4, tháng 11, ngày mồng 8]

-------------------
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
THƠ TIỄN BIỆT CỦA HAI BÊN

[Bài thơ của Chu Xán tiễn các quan Nguyễn Lương Chánh (Nguyễn Trạc Dụng) và Nguyễn Hành Nham (Nguyễn Công Nho); ngoài ra còn có các quan như: Nguyễn Di Hiên (tức Nguyễn Đình Trụ), Vũ Bá Am (tức Duy Khuông), Tống Hán Hiên (tức Nho), Trần Nhuận Phủ (tức Thọ)]

Bài thứ nhất

Lễ bộ lang trung Chu thảo lưu biệt hai vị quan triều An Nam

禮部郎中朱草留別安南朝二位官

關開朝日照南邦,

別路山深雨霧長。

千裏山河情誼重,

相看欲去淚沾裳

Mở [cửa] Quan [thấy] tỏ rạng mặt trời,

Nhìn ra thấy được con người Nam bang.

Đêm kia mưa gió ngút rừng,

Cảm [thông với] người đi cạnh vượt vùng Trà Sơn.

Núi đèo dằng dặc nghìn trùng,

Ân cần xướng họa suốt chừng tháng nay.

Người khôn gặp gỡ quý thay

Quay nhìn sẽ nhớ chốn này xa xăm.


Bài thứ hai

兵部阮公儒雅送朝使


科名光耀賢良家,

使節文章展韻華。

十道天恩敕命重,

鸞車萬里定安邦。

日麗旌旗映彩輝,

禮樂雍容萬眾歸。

何以贈君傳永業

功名千古永芳徽。

Binh bộ Nguyễn Công Nho tiễn triều sứ

Khoa danh rạng mặt hiền lương,

Bày ra trong các thi chương sứ thần.

Mười hàng Chiếu ngự khâm ban,

Xe loan vạn dặm định An Nam thùy.

Mặt trời rạng rỡ tinh kỳ,

Ung dung lễ nhạc dân thì tranh coi.

Lấy chi đem tiễn tặng người?

Kính mong huân nghiệp muôn đời lưu danh.


-------------

Thơ của Lư Anh Nhân, cháu phó sứ Chu Xán


[Như ta đã biết, phó sứ Chu Xán là người Hán, có tài văn, tính tình nho nhã, quê ở Lệ Sơn, Quan Trung, Thiểm Tây, đỗ tiến sĩ năm 1659, khi sang sứ nước ta năm 1683, họ Chu mới “kim niện cận bán bách今年近半百” (năm nay gần 50 tuổi), Lư Anh nhân xưng là “thân tôn” 親孫,có nghĩa là cháu ngoại, nhưng có lẽ là cháu gần hoặc cháu họ mà xưa gọi là “điệt”姪, Lư Anh Nhân trẻ tuổi, hào hoa, làm thơ hay và có cảm tình với nước ta, ngoài những bài thơ trong “ Giao Hành thập tuyệt, Lư còn làm một số bài thơ khác tặng lại các quan người Việt, trong đó có tặng thơ trên quạt cho một vị phò mã là Trịnh Quận công 鄭郡公駙馬, vị quan Nguyễn Công Nho đã kể:

- Lễ bộ Lang trung Chu Xán có người cháu là Lư Anh Nhân, theo mình làm quản gia, y khá thông văn-lý [văn học-lý số], khi về đến trạm Đồng Đăng, y biếu tôi một cái quạt và đề 2 bài thơ, trong đó có 1 bài gửi riêng cho vị phò mã Trịnh Quận công, lại có biếu tôi 1 tập 10 bài tứ tuyệt, ấy cũng chỉ vì chúng tôi cùng ngồi nói chuyện tại Càn Môn [trạm Cần Dinh], đến bây giờ y thuật lại tình ý cũ.]

Thơ tặng Nguyễn Công Nho

茗山駐馬任悠遊,

遇見才高勝荊州。

陽春白雪聲聲雅,

瓊花朗苑句句幽。

道同千里心相近,

一夕奇緣勝百秋。

匆匆何物相贈別?

梅花扇贈嶺頭丘。

Núi Trà dừng ngựa dạo chơi,

Gặp ông [Nguyễn Công Nho] tài điệu hơn người Kinh Châu.

Dương Xuân, Bạch Tuyết làu làu,

Quỳnh hoa, lãng uyển nhiều câu hữu thần [khen ngợi tài văn thơ của Công Nho]

Đạo đồng, xa cách cũng gần [ý nói cùng học đạo Nho],

Kỳ duyên một bữa cũng gần [bằng] nghìn thu.

Lấy gì vội vã tặng nhau?

Hoa mai này quạt trao đầu đồi cao.

Thơ gửi phò mã Trịnh Quận công

[lời nhắn gửi của Lư Anh Nhân: “từ lâu đã được nghe tiếng ngài, chưa có cách gì được nghe lời dạy, tình cờ trước khi dừng xe, may gặp được người, tôi rất muốn nắm tay ngài để trò chuyện cặn-kẽ, nhưng khốn nỗi việc quan thúc giục, cho nên mới gặp liền lìa, khiến lòng tôi bồi hồi không yên, nay chủ ý nhớ đến phong-thần (phong cách-thần thái) ngài, mừng vì tâm đầu ý hợp, vậy tôi cố gắng làm một bài thơ trên quạt để hiến, lại đem 10 bài Giao Hành Tứ Tuyệt chép lại, thơ quê mùa chỉ để mua cười, mong ngài xét chữa cho, thế là may mắn lắm vậy]



星旗燦爛耀南天,

山水相隔幾萬年。

夢斷雲霧空相憶,

露冷霜寒欲控鞭。

隔關猶共文章會,

銅柱分開氣益堅。

相約唱和何處是?

煙籠千柳染青天。

Tinh kỳ rực rỡ trời Nam,

Nước non từng cách đã vàn muôn năm.


Mộng lìa mây nguyệt luống xâm,

Sương mai như lệ toan cầm dây cương.

Cách quan hà, hợp văn chương,

Cột đồng chia rẽ, khí càng vững cao.

Hẹn nhau xướng họa chốn nào?

Khói che ngàn liễu nhuộm vào trời xanh.

Thơ của Nguyễn Công Nho tiễn Lư Anh Nhân

驛路相逢一笑間,

風流才調冠文壇。

清音吟趣無窮味,

明珠照影更生寒。

此去天涯千里隔,

相思一刻勝三年。

離情難盡何由訴?

借筆相贈祝平安.

Trên đường dịch lộ quen nhau,

Thấy ngài từ điệu [dáng điệu-lời nói] đứng đầu văn nhân.

Khiến người ngâm thú vô ngần,

Minh châu bày tỏ thêm phần sáng trong.

Rồi ra cách biệt muôn trùng,

Tương tư một chốc nghĩ cùng ba thu.

Bày tình quyến luyễn dễ đâu?

Tiễn đưa mượn bút chúc cầu bình an.

------------------------------------------


 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản dịch của em đã gần như xong, sau đây, cụ nào cần sách giấy, sách được trình bày đẹp, em sẽ scan rồi tặng các cụ. Hẹn mai sẽ có bản PDF tặng các cụ yêu Lịch sử và những cuốn sách em dịch.
Screenshot (105).png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top