[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Sứ Giao Kỷ Sử của sứ thần nhà Thanh

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày mồng 1 tháng 10 [tháng 9 thiếu], bọn Tống Nho và viên tri-phủ Lạng Sơn [Trường Khanh] Vi Đức Thắng 韋德胜 khẩn-khoản xin lưu lại. Chúng tôi bằng lòng, rồi cùng định gửi cho Vương-tự nước ấy 3 ống công-văn báo các việc sau này:

- Một là: Chữ ngự-thư [tự tay vua viết] ban cho là một đặc-ân. Đáng lẽ phải làm lễ ban và nhận riêng ra một ngày. Phái-bộ ta nghĩ nên theo lòng, nhân của Vua mà làm giản-tiện, vậy sẽ làm lễ ban cùng ngày với Sách phong.

- Hai là: Bộ Lễ đã đúc ấn mới, vậy phải gói ấn cũ để tiện mang về.

- Ba là: Phó-sứ bộ Sách phong, là Hàn-lâm viện biên tu Tôn Trác, khi đi đến Quảng Tây đã bị bệnh mất trên đường.

Rồi chúng tôi truyền cho bọn Tống Nho vào bảo rằng:

- Vừa rồi trông thấy dân-cư có nhiều kẻ ra vẻ kinh-sợ lắm, Viện-bộ ta vâng mệnh tới đây, kính theo lòng Vua mến kẻ ở xa, ban nhân ra khắp, không đâu không ban đến. Chúng tôi không dám làm những trái lễ nghĩa để người ta đồn-đại làm sợ hãi như thế chút nào. Các ngươi phải yết-thị dọc đường để cho dễ hiểu-dụ.

Ngày mồng 2, đi 60 dặm đến trạm Nhân Lí 仁里 thuộc An Châu 安州.

Ngày mồng 3, đi 30 dặm đến của quan Quỷ Môn 鬼門關, có lệ tế tại miếu thờ Mã Phục Ba [Mã Viện], ở đó có bài văn tế như sau:

- Kính thấy: Sao xuống Tây-Tần, danh vọng sang lòa Bắc Đẩu; giá cao Đông-Hán, tiếng tăm để mãi trời Nam. Xa gần đều thấy, thần, người được nhờ. Kính nghĩ đại tướng quân xưa:
Nghìn năm chính-khí,
Một đời vĩ-nhân.
Ngao-du giữa khoảng hai vua [hai tôn-thất nhà Hán chống Vương Mãng], chỉ theo chân Chúa [Hán Quang Vũ]; Quắc thước theo lời khen ngợi, y trọng lão-thần. Khi trẻ lên đàn, thét mắng chùn gan lũ dữ, lúc gia cầm búa, chỉ-huy tan vía gái Man [nói Hai Bà Trưng]. Đồng trụ dể danh, sáu chữ chia đôi Trung-Ngoại [Đồng-trụ chiết, Giao-chỉ diệt 銅柱折-交趾滅]. Qủy-Môn vạch đất, đèo heo chia rẽ trời người. Chúng tôi:
Mộc-mạc thiếu tài,
Kém hèn chúc mọn.
Suy mình xét phận,
Thẹn cùng vẽ hổ câu xưa. [vẽ hổ không thành, lại thành chó; lời của Mã Viện]
Vâng mệnh ra ngoài,
Chỉ sợ diều rơi khí độc. [Mã Viện ở hồ Lãng Bạc có than: dưới khí độc, trên mây mù, ngoảnh trông lên thấy chim diều hâu đang bay rơi xuống chết]
Buộc ràng vùng Việt-Hữu,
Ngóng uy phong bên bến sông Li.
Rong ruổi cõi Nhật Nam,
Ngắm linh sảng ở An-Châu lạ.
Kính hiến hoa quả một cỗ,
May bày quỳ chứng lòng thành
Rất mong:
Đức như nhật nguyệt,
Chiếu khắp nơi không chút riêng tây.
Công bằng núi sông,
Giúp ngôi báu vững bền mãi mãi.

Tế xong, đi đến cửa quan Chi Lăng.

Ngày mồng 4 tháng 10, đi 40 dặm đến Tiên Lệ, thuộc huyện Bảo Lộc. Mưa to suốt ngày; giờ Thân [17 đến 19 giờ] mới tạnh.

Ngày mồng 5, bọn Tống Nho lại xin tạm nghỉ một ngày. Chúng tôi phát tờ yết cấm các phu dịch, tùy tùng, va hiểu-dụ các dân-cư không được qua lại buôn bán để rồi nhòm ngó mà sinh sự. Ai dám sai lệnh sẽ bị tội nặng
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ghi chép hành-trình qua địa-phận Kinh Bắc
Ngày mồng 6, đi 50 dặm đến trạm Cần Dinh 廑営, cũng thuộc huyện Bảc Lộc; lại có tên là Trà-Sơn 茶山. Thổ dân nói tên là 甘搰 [đọc là Cam Cô, không rõ nghĩa tiếng Việt lúc ấy là gì?] Trong những ngày trước, chúng tôi luôn luôn đi đường qua hết núi cao lại xuống lòng khe, xuyên qua rừng rậm, cây dày che kín cả mặt trời, thế núi đến đây mở rộng, tựa như có cánh cửa mở toang ra. Người Giao Chỉ gọi cánh cửa là Cam Cô 甘搰 [có lẽ tác giả phiên âm tiếng Hán từ: cánh cửa). Từ đây về Nam, đồng ruộng bằng phẳng rộng rãi, lúa chín đã vàng rực, mùi thơm nức, xuông cả lên đường, quấn lấy chân khách bộ hành.

Qua các thôn xóm, chợ búa tấp nập, thì dân-cư vây bọc đi xem, nối đuôi dài dằng-dặc, vỗ tay vui cười. Hỏi thông dịch thì nó trả lời rằng sứ giả Thiên triều ít khi tới qua đây, nay được thấy, cho nên dân chúng lấy làm vui thích.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày mồng 7, đi 40 dặm đến trạm Thọ Xương, cũng thuộc huyện Bảo Lộc, Vương tự An Nam sai các viên quan sau đây:

1. Đại-lí Tự-khanh Uông Nhuệ 汪銳
2. Lễ-khoa cấp-sự-trung Nguyễn Trạc Dũng 阮櫂勇 [hoặc Dụng 用]
3. Lại-khoa cấp-sự-trung Nguyễn Đăng Tuân 阮登遵
4. Binh-khoa cấp-sự-trung Lê Hùng Xứng 黎雄稱

Uông Nhuệ và Nguyễn Đăng Tuân nghênh tiếp bộ Sách phong, Nguyễn Trạc Dũng [Dụng] đón tiếp bộ Tứ tuất

Họ đem cờ, giáp, trượng đến đón. Trước hết, chúng tôi bảo tới tham-yết Long Đình, xong tới chào ba sứ. Chúng tôi tặng quà chúng rồi cho lui về.

Ngày mồng 8, qua sông Thương, đi độ 40 dặm, lại qua sông Cầu, đến trạm Thị Kiều thuộc phủ Từ Sơn.

Ngày mồng 9, đi 40 dặm, đến trạm Lữ Côi, thuộc phủ Từ Sơn, huyện Gia Lâm嘉林. Có Quốc-tử giám tu nghiệp là Nguyễn Đăng Long 阮登龍 và Hình-khoa cấp sự trung Nguyễn Công Thước nghênh tiếp sứ bộ Sách phong, Phụng-thiên Phủ doãn Nguyễn Danh Nho 阮名儒 và Binh-khoa cấp sự trung Nguyễn Công Nho nghênh tiếp sứ bộ Tứ tuất. Các quan mang lễ vật tới, nhưng chúng tôi kiên quyết không nhận mà đi thẳng tới Gia Quất.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Di-quan 夷官 [Di nghĩa là mọi rợ, cách mà bọn sứ Trung Quốc khinh miệt gọi dân các nước khác] đem binh tượng nghiêm-chỉnh đứng đợi dọc đường. Lại đi hơn 10 dặm nữa. Lại có Di-quan, đem binh tượng chực đón nghiêm-chỉnh dọc đường, quỳ tiếp Long Đình. Khi đến Công Quán tại làng Gia Quất có các viên quan sau đây đợi để đưa tờ bẩm:

1.Đông-quân đô-đốc Trịnh Thực 鄭實
2. Trung-quân đô-đốc thiêm-sự Nguyễn Quang 阮光
3. Binh-bộ thị-lang Nguyễn Công Vọng 阮公望
4. Công-bộ hữu thị-lang Lê Hy 黎熺
5. Ngự-sử đài thiêm đô ngự-sử Trần Đình Cổn 陳庭滾
6. Hưng Hóa tham-chính Hoàng Công Trí 黃公致

Chúng tôi bảo chúng lạy Long Đình. Xong bảo lui về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
IV.NĂM NGÀY CHUẨN BỊ CÁC LỄ
Tối ngày mồng 9 tháng 10 năm Quí Dậu [27/11/1683] ba vị sứ Thanh ngủ đêm đầu trong Công-quán, đợi ngày sau mới chuẩn-bị mọi việc phải làm: hẹn ngày Sắc-phong va ban ấn, hẹn ngày Dụ-tế, ban Ngự-thư, trao quà tặng, va thu-hồi ấn cũ.

Các việc ấy tưởng chừng khá đơn-giản, nhưng sứ-thần lại bị khó-khăn, vì một vài vấn-đề bên An Nam sẽ nêu ra để tỏ lòng tự-trọng đối với Thanh-triều:

1. Việc đầu tiên là đón Long Đình. Theo điển-nghi Trung Quốc, vua An Nam phải quỳ lạy Long Đình khi ra đón ở ngoài Nội-điện. Nhưng [vua Lê] chỉ chịu lạy sau khi Long Đình đã an-tọa trong điện. Hai bên cãi-cọ việc này trong ba ngày liền mà các sứ thần không chịu nghe. Khi hành lễ thì ra sao?
2. Việc thứ hai là việc thu-hồi ấn cũ. Về việc này An Nam thoái-thác không chịu nghe, mặc dầu các sứ-thần thúc-giục.

Ngày mồng 10 tháng 10, Nguyễn Công Vọng và Hoàng Công Trí xin gặp để trình hai sách ghi chép những lời [giải] thích về Lễ Phong và Lễ Tế theo tục nuớc An Nam và một ống tư-văn của Vương-tự nước ấy. Trong tư văn có nói rằng:

- Vì không am-thuộc lệ Thiên Triều, vậy xin chiếu theo nghi thức của nước tôi mà hành lễ.

Chúng tôi đều dụ rằng:

- Chế-độ Thiên-triều, khắp mọi chốn trong ngoài không đâu không theo. Nước các nguơi đã qui-mệnh Thiên-triều, xin phong, xin tế, thì tự-nhiên phải kính tuân theo lệ ấy để làm rạng Đại-điển. Cớ sao lại cứ xin miễn lôi-thôi như vậy?

Bọn Vọng cố biện bạch giờ lâu. Đến khi không biết nói thêm gì mới lui. Chúng tôi bèn phát trả lại nguyên sách và nguyên-văn đã trình.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11, bọn Nguyễn Công Vọng lại bẩm xin gặp để trình một ống tư-văn. Trong thư nói:

- Kẻ thánh nhân không đổi tục-lệ [của] người [ta], mà cứ theo tục lệ người. Quốc vương tôi nhận phong và hai Tiên vương được tế, ấy là những Đại-điển bất-thường mới có. Cac quan và các hào-mục lớn nhỏ trong nước tụ họp lại, đông có đến hàng nghìn hàng trăm. Chúng có kẻ giỏi người dốt không đều nhau. Nếu làm theo lệ Thiên-triều thì sợ có sự lầm-lỗi, nó sẽ làm nhục quốc thể và gây nên tội không nhẹ.

Chúng tôi dụ rằng:

- [Học] Tập nghi lễ chỉ là việc dễ mà thôi. Hai nguời nước ngươi năm ngoái đi tiến-cống tới Kinh [đô], đã làm theo lệ Thiên-triều mà không sai lầm. Như thế thì sao? Và vừa rồi, ở của quan Nam Lăng và ở huyện Thọ Xương, và cả ở đây Công-quán, các di quan cũng đã làm sáng rõ lễ-nghi. Xem thế thì những quan lại kia, há lại đều ngu xuẩn cả hay sao?

Bọn Vọng không biết trả lời làm sao, bèn lui về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 12, chúng tôi gửi tờ tư cho Vương-tự nước An Nam. Trong tờ nói rằng:

- Bộ-viện ta kính-cẩn vâng mệnh đi sứ, phải đi suốt đêm ngày, vượt hơn vạn dặm. Ngày mồng 9 tháng này, dựng cờ tiết ở Sứ-quán đã bốn ngày rồi, việc làm quan-hệ đến Đại-điển, không dám đợi lâu. Nay chọn ngày 15 tháng này để làm lễ Sách-phong, và ngày 16 để trước sau làm hai lễ Dụ-tế.

Bọn Nguyễn Công Vọng lại xin gặp, nói rằng:

- Mấy ngày liền vừa qua, chúng tôi thỉnh-cầu về việc nghi tiết, mà chưa được thấy chuẩn cho. Vậy hôm nay, chúng tôi đặc-biệt tới xin nhận lời giúp.

Vì đã không thấy tư-văn gì của Vương-tự An Nam, mà lại thấy bọn dị-quan tới xin [ những chuyện] nhảm-nhí, ba sứ thần giận lắm, bèn biện bác một phen sôi-nổi. Bọn Vọng nhiều lần đuối lí, phải im miệng không nói được gì nữa. Chúng tôi đều bảo rằng:

- Các ngươi này! Ta đã bảo [mấy lần] cũng như không. Hôm nay cụt lí hết lời thì phải lui. Rồi ngày mai lại tới nói lải-nhải quấy rầy. Chúng ngươi rồi có ngày sẽ bị xấu-hổ đó.

Bọn Vọng nhìn nhau, bàn-bạc với nhau hồi lâu. Cuối cùng không trả lời được. Chúng mới nói rằng:

- Không phải nước tôi dám chống lại. Thật là chúng tôi không am hiểu điển lệ cho nên mấy ngày liền đã tới khấn-khoản xin miễn. Thiên sứ đã không bằng lòng cho thì từ nay chúng tôi xin cứ theo lệ Thiên-triều mà làm, không dám trở lại quấy rầy nữa.

Chúng nói xong, thì hôm ấy, tuy trước sau giờ Ngọ [11-13h], sắc trời đang trong suốt và nóng bức đến nỗi mặc áo Sa-cát [áo lụa mỏng] còn thấy phát sốt, thế mà sau khi di-quan lui về thi gió bấc nổi lên, mây đen đặc phủ kín, hơi lạnh buốt người. Đến giờ Thân, Dậu [ 15 đến 19 giờ] thời tiết càng dữ, khí lạnh càng tăng, mưa rào ập tới như mùa đông rét ở Trung thổ [Trung Quốc].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 14, buổi sáng, ba sứ thần, hội-họp, bàn chuyện đến cơn mưa gió hôm kia, cho đó là một sự là rất đáng mừng. Lạ là bởi các sứ thần ngày trước từng thuật lại rằng: thường khi người Giao [Chỉ] cố chấp, sứ-thần giận mắng, thì gió cuốn sét đánh, khí lạnh buốt người, ý cho rằng đó là bởi quỷ thần phù hộ. Xưa vốn rất tin như vậy, mà nay thì thấy đúng. Mừng là vì thấy Hoàng thượng là bậc bề trên sáng suốt, hơi thở ra vào mà cũng thông đến Thượng đế, khiến cho bầy tôi, tuy ở xa ngoài vạn dặm nơi đất lạ mà chẳng khác chi gần-gũi mặt vua, cho nên tự thấy có nơi trông cậy và không lo gì. [đoạn này sứ thần tán tụng Khang Hy quá mức].

Một chốc sau, các di-quan gồm Đô ngự-sử Nguyễn Danh Thực 阮名實, Lại bộ tả thị-lang Vũ Duy Hài 武惟 諧 và hai thái giám họ Nguyễn và họ Đặng, tới gặp. Họ Đặng bẩm rằng:

- Hôm qua Nguyễn Công Vọng dám tới quấy rầy Thiên sứ. Vậy Quốc-vương chúng tôi sai quan đến xin lỗi. Quốc-vương chúng tôi một lòng cung-thuận Thiên-triều, thì tất nhiên sẽ theo Điển-lệ thi-hành, không dám trái Nhưng mà nước chúng tôi có nhiều kẻ ngu-lậu [ngu si hủ lậu]. Tuy có tập diễn trước, nhưng thực tế khi vào việc chưa thể tránh khỏi sai-lầm. Xin Thiên sứ hay tha thứ.

Chúng tôi dụ rằng:

- Tha-thứ vốn là lòng Hoàng-thượng mà chúng ta sẵn nghĩ tới. Mọi khi các nước ngoài tới chầu, nếu có lỗi nhỏ, Hoàng-thượng cũng chỉ ngậm cười mà thôi, chứ không hỏi tội. Nay nước ngươi làm lễ, nếu có sai lầm lớn thi bộ-viện chung ta sẽ bắt làm lại mà thôi. Chúng ta sẽ theo lòng nhân của Hoàng-thượng mà lượng-thứ cho. Sao phải oán-trách lam gì?

Bọn Đặng cảm ơn rồi ra về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Giờ Thân [ 15 đến 17 giờ] tiếp được tự-văn của nuớc ấy. Trong văn nói:

- Đã kính nhận được văn gửi tới có những lời này: "Đã chọn ngày 15 tháng này làm lẽ Sách phong và ngày 16 làm lễ Dụ-tế. Vậy xin mời sáng sớm mai cùng tới để làm rạng Thịnh-điển [Điển lễ thời Thịnh trị].

Chúng tôi lập tức truyền giao cho bọn Nguyễn Công Vọng những văn tự [của] bản Cáo-mệnh và bản Dụ-tế, để tiện cho việc sửa soạn [luyện] tập tuyên-đọc. Và chúng tôi phát những bạc và lụa Vua ban để tiện cho sự sắm-sửa những thứ cần-thiết. [Theo lệ (nhà Thanh) khi sứ tới Kinh đô phiên quốc, vua nuớc ấy phải tới làm lễ đón Long-đình ở Sứ-quán, làm lễ 3 quỳ 9 cúi. Nhưng đối với An Nam, vì Sứ-quán dựng ở cách sông, lệ ấy phải thay đổi: vua đón Long-đình trước của Hoàng Thành và phải làm lễ 3 quỳ 9 cúi ở đó. Vua An Nam đợi đón Long-đình trước của Tam Môn, vái chào khâm-sứ mà thôi. Các sứ ở sở Công-quán mới làm, mỗi sứ có phòng riêng. Triều-đình lại phái một viên quan cao cấp ở luôn bên cạnh tại Công-quán cũ. Gọi tắt là quan lưu-thủ].

Ngày mồng 10 tháng 10, quan Khâm-sứ [Ô Hắc] đi ra khỏi nhà, đến giờ Tị [9-11 giờ] tới hội-quán của Chánh sứ Minh, ngồi cùng giường với quan Sách-phong. Phụng-sai quan [tức Nguyễn Công Vọng] bảo thông-sự đem thư đệ vào quan Khâm-sứ. Quan Khâm sứ mời quan phụng-sai vào công-đường làm lễ chào và đứng sang bên tả. Đối-đáp xong, quan phụng-sai đi ra.

Một chốc, các quan Khâm-sai đều vào quán phó-sứ Chu [Xán], rồi sai thông-sự tới bảo quan phụng-sai cấp thêm cho: mật, thóc, đậu, lúa nếp và lúa vừng? [ nguyên văn là Lộ Vựng 璐暈, có lẽ đây là chữ Hán phiên âm tiếng Việt thời ấy, vì theo từ điển của Alexandre de Rhode, hạt vừng thời ấy gọi là Vựng, còn lúa gọi là Lồ]. An Nam cấp cho. Trưa ngày ấy có Nhã-nhạc. Đêm ấy cũng có nhạc. Lại có bắn ba phát sáng với ba khẩu.

Hai bộ khâm-sứ chuyển trao cho quan An Nam các nghi-chú về lễ Sách-phong và lễ Dụ-tế. Vua An Nam sai tra cứu nghi-lễ cũ ở trong nước trước kia, xem có chỗ nào khác nhau gì không. Bèn viết tư văn trả lời xin theo nghi-lễ thường của nước ấy chứ đừng thay đổi. Bấy giờ có các quan tham-tụng Đồng Tồn Trạch 同存澤 và Thân Toàn 申全 dâng khải xin châm chước các Nghi-chú.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11, các quan Khâm-sứ viết bốn tờ hiểu-thị lời giống nhau đưa tại nhà quan lưu-thủ, bảo treo ra các nẻo đường để niêm yết các điều cấm.

Ngày 12, quan phụng-sai đem các đồ bạc nộp vào để các quan Khâm-sứ dùng. Nhưng các quan Khâm-sứ cố từ chối nói rằng bởi vì An Nam chưa trả lại ấn cũ, cho nên chưa nhận đồ. Giờ Thìn [7-9 giờ] hai bộ khâm-sứ sai thông-sự đem thư niêm [phong] đòi thêm thức ăn: mỗi bộ thêm 80 người. Lại đòi lúa vừng, mật trắng và than củi, giờ Tị [9-11 giờ] quan phụng sai đem 30 mâm cỗ yến tới đãi ba vị khâm-sứ, mỗi vị 10 mâm cỗ và 1 vò rượu. [Sứ] lại đòi mâm nhỏ và trà ngon. Lúc mới đưa cỗ tới, khâm-sứ sai thông-sự đi ra trước để xem cỗ-bàn. Rồi khâm-sứ ra nói:

- Quốc-vương cho hậu như thế này! Tuy thật là hậu đó, nhưng công việc bản-sứ chưa làm xong. Nếu nhận yến này thì hoa ra bạc-tình???

Rồi viết thư nói:
- Chưa giao ấn-tín thì chưa nhận yến.

Quốc vương [ An Nam] lại phải viết thư mời nữa. Đến chiều tối mới chịu nhận, Khâm-sứ cho 4 viên quan ban-tống 6 tấm vóc; cho thông-sự 3 lạng bạc; cho lính khiêng kiệu 6 lạng bạc và lính canh dinh Lưu-thủ 4 mâm cỗ. Có lệnh cho những người mang cỗ đem ba cái dù che mưa và lọng để che cỗ trên bến đò dọc đường sông và trên thuyền chở. Khâm-sứ lại có thư cảm ơn.

Hai bộ khâm-sứ lại giục rằng:

- Từ ngày mồng 9 tháng này, đã dừng cờ tiết ở Sứ-quán được bốn ngày, việc quan hệ đến Đại-điển, không dám đợi lâu. Nay chọn ngày 15 làm lễ Sách-phong, ngày, 16 và 17 lam lễ Dụ-tế.

Nhà vua có tư văn trả lời:

- Xin nhận ngày 15 làm lễ Sách-phong. Còn hai lễ Dụ-tế thì xin cùng làm vào ngày 16.
Ngày 13, làm lễ tế ở các điện, miếu, đền: tại điện Kính Thiên 敬天殿, đền Thái Miếu 太廟, đền Chính Cung 正宮và Tự Miếu 祀廟.

Ngày 14, sai hai vị trọng-thần, hại vị cận thần tới Công-quán để thương-lượng. Xong rồi trở về nhận lệnh dàn quân, bày lính bộ và lính thủy theo đội ngũ. Giờ Thân [15-17 giờ] quan Khâm-sứ sai thông-sự tới dinh Lưu-thủ truyền cho bốn viên ban-tiếp vào Công-quán lĩnh đồ tế-vật gồm:

- 4 đề bạc khối hình móng chân ngựa cân 200 lạng.
- 4 hòm, mỗi hòm đựng 25 tấn [vải] quyến, cộng 100 tấm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
V.NGÀY Lễ SÁCH PHONG
Đúng như dự-định, ngay rằm tháng 10, sứ-bộ Sách-phong làm lễ phong vua tước An Nam Quốc Vương.

Vua [Lê] sai quan quân tới Công-quán rước Sắc-mệnh và các sứ tới bến Đông Tân 東津 [tức là bến đò làng Ái Mộ ở ngay bờ Bắc sông Hồng. Tên xa xưa của làng là Lâm Hạ. Làng tiếp giáp với làng Bồ Đề hay làng Phú Viên, có bến Bồ Đề, là trung điểm của hai làng và là địa bàn quan trọng, chính yếu của huyện Gia Lâm xưa, từ bến này có cầu phao bắc quan sồng Hồng để vào Kinh thành Thăng Long. Ái Mộ là làng và điểm cuối cùng của con đường Thiên lý từ Mục Nam Quan để vào Kinh đô Thăng Long]. Có thuyền thủy quân chở qua sông Nhị đến bến Chùa Mọc 㕑𠚐 [nay là chùa Bụt Mọc, Thổ Quan, Đống Đa]. Ở đó, có đại -thần làm lễ đón tiếp, rồi tiếp-tục rước Sắc-mệnh và cùng đoàn các sứ qua phố để vào Hoàng-cung. Lối đi dọc Bắc ngạn sông Tô Lịch 蘇瀝 đến ngã Ba [nay là ngã ba Hàng Vải] rồi tiến dọc phía Đông thành [Thăng Long], tới [phố] Cấm Chỉ 禁止 rồi vào qua của thành ở phía Nam gọi là cửa Đại Hưng大興. Vua [Lê] đón ở trước cửa Tam Môn 三門, rồi theo sứ vào điện Kính Thiên để chịu lễ Sách-phong và nhận sắc, ấn và ban vật.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Buổi lễ diễn ra long-trọng như thế nào?

Ngày 15 tháng 10, các quận bộ và thủy quân giàn bày theo các trận đồ thứ quân. Hai bên đường sứ đi, bày lính, voi, Long kì 龍旂 [cờ của nhà vua, giữa vẽ rồng], Ngũ kì 五旂 và vải mầu, từ của Tam Môn trở vào thì dùng áo và mũ bằng nỉ đỏ [nguyên văn là 爹儸 Đa La, vì loại nỉ này có nguồn gốc Châu Âu, nên chữ Hán phiên âm từ tiếng Pháp là Feutre hay Drap]; từ ngoài cửa Tam Môn trở ra thì dùng áo vải cát-bá xanh và mũ nỉ đỏ. Các quan quản-binh thì từ thị vệ trở lên đã có phẩm-phục, còn những người hầu nội-điện từ Tả hiệu điểm [chức quan nhỏ, hàm lục phẩm] trở xuống thì mặc áo mũ cát-bá xanh, để đứng sắp hàng.
Trong điện Kính Thiên có 180 lính đứng trực. Sẽ [cùng] lạy với vua thì bên võ có các vị Tam Thái 三寀 [Thái Sư 太師, Thái Phó 太傅, Thái Bảo 太保], Tam Thiếu 三少 [Thiếu Sư 少師, Thiếu Phó 少傅, Thiếu Bảo 少保] và tạm thay thế bằng chức-viên Đô-đốc 都督, bên văn có các vị Thượng thư 尚書, Đô đài [quan làm ở Ngự sử đài] và tạm [thay] thế bằng chức-viên Thị-lang 侍郎. Đứng hầu về phía Nam có các quan Đề-đốc Quận-công 提督郡公 và Tham-đốc Quận-công 參督郡公. Trên sân điện Kính Thiên, có 560 lính đứng 2 bên, mỗi bên 4 hàng. Cùng lạy với vua thì tạm dùng các chức-viên Đô-đốc đồng-tri 都督, Đô-đốc Thiêm-sự 都督僉事 về bên võ, còn các viên-chức Tham-chính 參政, Hiến-sát 憲察 [chức vụ trưởng quan của Hiến Sát sứ ty, còn được gọi tắt là Hiến ty. Theo quan chế thời Hồng Đức, chức Hiến sát sứ 憲察使, Hiến sát phó sứ chức vụ là đàn hặc, xét hỏi, khám đoán, hội đồng kiểm soát, khảo khoá, tuần hành…] thì tạm [thay] thế bằng các chức-viên Thiêm-đô 僉都, Tế-tửu 祭酒 [Chức vụ về nghi-lễ triều đình cũng là chức vụ dạy học tại Quốc Tử Giám 國子監 ngày trước, coi như vị Hiệu trưởng của trường này], Tự-khanh 嗣卿 [Quan viên đứng đầu các Tự là một viên Khanh thường gọi là Tự-khanh, cấp dưới gồm Thiếu khanh, Chủ bộ…] , Tư-nghiệp 司 業 [là chức quan sau Tế tửu, làm phó cho Tế tửu, giúp Tế tửu trong việc rèn tập sĩ tử. Tế tửu, Tư nghiệp đều là những bậc đại khoa, nổi tiếng về tài năng], Phủ doãn府尹 [Chức quan đứng đầu một phủ, nơi đặt kinh đô], Đô-khoa 都科 [chức quan phụ trách các khoa thi cử] về bên văn…
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong sân điện Thị Triều có 760 lính đứng hai bên, mỗi bên 4 hàng, Những quan văn cùng lạy với Vua ở đây thì chia làm hai ban Tả 左 và Hữu 右: ban Tả tạm dùng các viên Đề-hình 提刑 [quan coi việc hình ngục], Tổng-binh 總兵 [ quan võ coi việc quân tại 1 vùng], Thông-sứ 聰使, Thiêm-sự 僉事 [chức quan xử án], Thông-phó 聰傅, Thiếu-thiêm-sự 少僉事, Tham-nghị 參議 [ quan dự bàn việc, đưa ra ý kiến tham mưu], Hiến-phó 憲傅; ban Hữu thi tạm có các chức-viên Cấp-sự-trung, Hàn-lâm 翰林, Cai-đạo 該道 [quan phụ trách vùng biên, hoặc đường đi] , Lang-trung 郎中 [chức quan đứng đầu 1 Ty, như kiểu giám đốc sở bây giờ] , Thiếu-khanh 少卿 [là chức quan cấp phó của Khanh 卿 trong một cơ quan Cửu tự,sau là Ngũ tự], Thông-tằng, Viên-ngoại 員外 [những chức quan nhỏ giữ việc sổ sách, hoặc là những người giàu có hào phú muốn mua phẩm hàm để oai] . Đứng chực ở phía Nam thì dùng những viên Tri-phủ 知府, Tri-huyện 知縣, vị nào diện-mạo cũng khá đẹp và áo mũ cũng đẹp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong sân của Đoan Môn có 1064 lính đứng hai bên, mỗi bên 4 hàng. Những quan văn cùng lạy với Vua ở đây cũng chia làm hai ban: ban Tả có những chức-viên: Tự-thăng, Đô-quan 都官 [ các quan võ coi việc an ninh ở kinh đô], Tư-thiên [ hay Tư Thiên giám 司天監 là chức quan thuộc cơ quan Tư Thiên đài 司天臺 chuyên lo việc dự-đoán Khí hậu, mặt Trời, mặt Trăng, tinh tú…]; ban Hữu có Điển-nghi 典儀 [quan lo việc nghi lễ], Bình-sự 平事 [quan phụ tá cho tể tướng, các quan cao cấp], Tư-vụ 司務 [ là một chức lại viên, tại các tự, bộ, hoặc tỉnh, phủ, coi giữ giấy tờ trong các cơ quan…], Chiếu-khảm 曌坎 [quan phụ trách các chiếu chỉ, giấy tờ của vua] , Y-viện 醫院 [tức Thái Y viện 太醫院]

Trong sân điện Triều Nguyên có 792 lính đứng 2 bên, mỗi bên 3 hàng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ cửa Tam Môn 三門 đến cửa Đại Hưng 大興, bộ binh sắp hàng hai bên đường, mỗi bên hai hàng, từ cửa Đại Hưng đến dinh Tả Lý 左里 ở Cấm Chỉ 禁止 cũng như vậy. Từ Cấm Chỉ đến Hàng Vải giàn 15 cơ đội bộ-binh: Hậu Khuông, Tả Dực, Tả Hòa, Hậu Nội, Trung Kính, Tiện Khuông, Hậu-Nội quân-dinh [Hữu-tượng, Hậu-tượng, Trạch-thủy, Tả-oai], Tả Nội Quân-dinh [Hữu-thắng] Hữu Nội quân-dinh [Tiền-dực]. Từ ngã ba Hàng Vải đến sông bên Chùa Mọc giàn 27 cơ đội thủy-binh: Hậu Nội-thủy, Nội Lung-tam, Hậu Nhất mành, Tả Dũng-thủy, Hữu Dũng-thủy, Hữu Mành-nhị, Trung Tả thủy, Tả Nhuệ-thủy, Hữu Nhuệ-thủy, Nội Trung-mành, Hữu Nội-thủy, Tả Nhất-mành, Tả Nhị-mành, Hữu Trung-thủy, Nội Hữu-mành, Nội Tiền-mành, Tiền-Dũng-thủy, Tả Kính-thủy, Tiệp Nhất-thuyền Nội Hậu-thuyền, Tiền Nhất-mành, Tiền Hùng-thủy, Hữu Hùng-thủy, Trung Nhất-thủy, Trung Nhị-thủy, Trung Hữu-thủy và Trung Tiền-thủy.

Cắt 60 quân đội Tả-xa 左車 và Hữu-xa 右車 để canh giữ ba cửa: Đoan Môn端門, Tam Môn 三門 và Đại Hưng 大興, mỗi cửa 20 người đứng hai phía Tả-Hữu ở trong và ngoài cửa.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bên Phủ Chúa [Trịnh] cũng bày các binh-đội trực mọi nơi: Nhung Tả đường va Nhung Hữu đường, ở Gác Tía có các đội Nội-nhung, Kiệu-nhất, Nội-nhất, Nội-trạch, Nội-nhị, Trạch-nhung; trong Phủ-đường có đội Tứ-nhung; tại Xuyên Đường Tả và Hữu có đội Tứ Kiệu; ngoài Phủ-đường có cơ Thị nội tả; ở cửa Chính Bả có cơ Tả Hùng và các đội Khuông Hậu, Ưu Nhất; ở cửa Tả Bả, phía trong có đội Tả Mành; ở Điếm Thị kiệu và ở Điếm Hậu-hành-lang thì có các đội Tuợng Binh; ở Ngự-Lâu-đường va Trai-đường thì có hàng thuyền Cát-chử 吉渚 và các hàng thuyền khác. Những viên quan phụ-trách đưa đón trong ngày 15 là:

1. Nghênh tiễn, đệ tiếp đi về có 4 văn-quan Ban-tiếp, do thái-giám Thưởng-Lộc-hầu phụ-trách.
2. Đón tiếp từ trạm Gia Quất đến bến Đông Tân [Ái Mộ] thì có những quan-binh sau: cơ Hữu-nội do Tham-đốc Diễn Quận-công cai quản, đội Thị-tiếp do Đề-đốc Khương vũ-hầu và 21 ngựa của đội Nội Mã và đội Trạch Mã, quan thì mặc triều-phục, binh lính thì áo cát-bá xanh và mũ nỉ đỏ.
3. Đốc-áp [đi rước] Long-đình, huơng án, nghi-trượng tại trạm đón tiếp thì có Thạch Sơn-tử và Khánh Diên-tử quản 270 lực sĩ thuộc các đội: Bả Du Tả, Bả Du Hữu, Nội-tiền, Nội-hậu, Nội-tả, Nội-hữu, Nội-nhất, Nội-nhị, Tiền-nhất, Tiền-nhị, Hậu-nhất, Hậu-nhị, Hữu-nhất, Hữu-nhị.
4. Nghi-cụ có: 1 tòa Long-đình, 1 tòa hương-án, 1 tòa kết gia [giá để lụa ngũ-sắc kết lại], 6 cây tàn vàng, 200 trượng sơn son.
5. Chỉ huy quan-binh, nghi trượng, nhã-nhạc tiếp đón tại bến Chùa Mọc, Long-đình và sứ thần có ba viên đại-thần: võ quan là thiếu-phó 少傅 Lộc Quận-công Đinh Văn Tả 丁文左, văn-quan là bồi-tụng 陪從 Đô-đài Ngự-sử 都台御史 Hải Sơn-nam Nguyễn Danh Thực 阮名實 và bồi-tụng 陪從 Lại-bộ tả Thị lang 吏部左侍郎 Thư Trạch-tử Vũ Duy Hài 武維諧.
6. Nghênh-tiếp từ bến sông đến Nội-điện có Tham-đốc cai đội Nhiệm An-hầu coi cơ Thị Nội-hậu và 21 ngựa thuộc đội Thị-hậu Nội-kị.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phía An Nam có tư-văn thông báo sự chuẩn bị như sau:
Trước hai ngày, vua phải ăn chay, cáo tế Trời Đất ở điện Thái Miếu 太庙 [thờ các vua trước], điện Chỉ Kính 址敬 [kính cáo trời đất]. Trước một ngày, 36 phố trong Kinh thành điều kết hoa ở đường, dùng 50 tấm lụa vàng, đỏ, trắng với cột sơn có ngù nhọn, từ bến sông đến của Đông Tràng An, đường sá đều dọn-dẹp sửa-sang. Sáng sớm hôm làm lễ, các quan vào bái ở đền Dao Trì 瑤池. Dự-sai ba viên trọng thần đôn-đốc các tướng tá, binh mã, giáo-phường, nhã-nhạc, nghi-truợng ra bài-trí ở bến sông, mặc phẩm-phục, đợi khi Long-đình đến thì làm lễ 5 lạy 3 cúi. Lễ xong, các trọngthần đi trước, rồi lần-lượt đến giáo-phường, nghi-trượng, nhã-nhạc, đến hương án, Long- đình, kiệu sứ thần, rồi cuối là người ngựa tùy-tùng. Khi đến của Nam [Đại Hưng] người tùy-tùng xuống ngựa. Đến ngoài của Đông Tràng An, viên thông-sự mời sứ thần xuống kiệu. Vua đội mũ Xung Thiên, mặc áo Hoàng-bào, đeo Đai ngọc, đứng đón bên phải đường, ngòai của Tam Môn, các quan theo thứ tự đứng hầu. Vua gặp sứ thì vái chào. Long-đình tiến vào cửa giữa, khâm-sứ vào của bên trái, vua vào cửa bên phải.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phía sứ thần nhà Thanh:

Sáng sớm ngày 15 tháng 10. Thuởng-trung-hầu đốc thúc đem Hương-án, Long-đình, Kết-giá, Tàn vàng, Trượng son và các lực-sĩ cầm dù qua sông; lại đôn-đốc cac quan-binh thuộc đội Thị-tiệp và cơ Hữu Nội-thủy cùng với ngựa của các đội Nội Mã, Trạch Mã giàn bày. Chọn 5 ngựa thuần để mang Ấn và Cáo. Rồi tiến vào Công-quán: đầu đến cửa trạm mà cuối ở Trường Bắn [còn gọi là Giảng Võ trường, nay là khu vực Ngọc Khánh-Giảng Võ], trong trạm, quan Lưu-thủ đã sai lính các xứ sắp bày.
Các quan phụng-sai va ban-tiếp đều mặc triều-phục, đều tới Trường Cung với 44 lực-sĩ và 21 ngựa, chia phần như sau:
- Phần chánh-sứ Minh Đồ: 12 người và 6 ngựa, để cầm nghi-vật 8 người.
- Phần chánh-sứ Ô [Hắc]: 12 người 5 ngựa.
- Phần phó-sứ Chu [Xán]: 12 người 5 ngựa.
Các triều-sứ hội-họp tại nhà quán chánh-sứ Minh [Đồ], bảo đem Long-đình vào Công-quán, đặt sắc và ấn vào trong, giờ Thìn [7-9 giờ], từ trạm tiến ra. Lệnh truyền trương cờ mà rước tới bến đò Ái Mộ. Rồi 5 chiếc thuyền nhẹ của đội Thị-trạch và 5 chiếc thuyền Hải-đạo Hoa-màn của đội Thi-bồng tề-chỉnh cùng qua sông, Long-đình đặt trên thuyền Trạch-nhất. Chánh-sứ Minh ngồi thuyền Trạch-tả. Chánh-sứ Ô [Hắc] ngồi thuyền Trạch-hữu. Phó-sứ Chu [Xán] ngồi thuyền Trạch-tiền. Các tùy-tùng phân-tán ngồi các thuyền. Quan Thao Lộc-hầu phát hiệu-lệnh cho thuyền qua sông. Đến Bến Mọc, rước Long-đình lên chính-lộ.
Các quan phụng-sai: thiếu-phó Lộc Quận-công Đinh Văn Tả, Đô-đài Ngự-sử Hải Sơn-nam Nguyễn Danh Thực và Lại-bộ Tả-thị-lang Thư Trạch-tử [Vũ Duy Hài] tiến đến trước án. Triều-sứ đứng bên phải án. Các quan định làm lễ 5 lạy 5 cúi, nhưng triều-sứ không chịu, bảo làm lễ 1 lạy 3 cúi. Các quan lại xin theo Quốc-tục [lễ trước đây của Đại Việt] mà làm lễ, triều-sứ không bằng lòng. Các quan sai lễ-sinh [ người chuyên hô và bê, sắp lễ] xướng để làm lễ 5 lạy 3 cúi, triều-sứ cũng không chịu. Vẫn xin châm chước để tiến đến điện đã [đây vẫn là cuộc đấu gay go giữa các quan và sứ Thanh, ý chừng sứ Thanh vẫn muốn đích thân Vua Lê đến tận nơi làm lễ, nên mới không bằng lòng để các quan thay Vua lạy cúi, nhưng các quan Đại Việt vẫn nằn nì, là để vua lạy khi đến Nội Điện, cuối cùng sứ Thanh cũng phải chịu].
Triều-sứ tiến đến ngoài cửa Đại Hưng. Ai nấy đều xuống ngựa, những nghi-trượng và các người tùy tùng, chấp-sự đều dùng lại đó. Cac sứ thần lên kiệu; những viên quan phụ trách mang Ấn, mang Cáo và các viên quan tiền-lộ [ quan đi trước dẫn đường] tổng cộng 21 viên đều đi bộ, theo kiệu ba vị triều-sứ tiến tới ngoài của Đông Tràng An 東長安. Đặt kiệu xuống giữa đường, các sứ thần xuống kiệu đứng đợi. Quan phụng-sai chuyển lời tâu báo tin vào.
Lúc này, chúng tôi thấy Hoàng-thượng đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng Bào, đeo Đai ngọc, đi Hia thêu rồng vàng, đi ra ngoài của Tam Môn, các quan hộ tống vào đứng ở điện Tiếp Thụ 接受殿. Các sứ thần đi bộ qua cửa Đông Tràng An vào đến ngoài cửa Tam Môn rồi đứng lại không chịu tiến. Hoàng-thượng sai quan mời vào, Triều-sứ bảo rằng:
- Thấy Long-đình mà không quỳ, ấy là bất-kính.
Hoàng-thuợng lại sai quan Tham-tụng 参從 Lễ bộ Thượng-thư 禮部尚書 An Giang-hầu 安江侯 cùng các viên bồi-tụng, với quan Nội-sai Tham-đốc Tài Quận-công 才郡公 ra đối-đáp với triều sứ, nhưng không chịu nghe. An Giang-hầu sai thông-sự trình bày với các sứ thần rằng:

- Nay được Hoàng-đế ban cho làm An Nam Quốc Vương, ấy là làm điều vẻ-vang. Bây giờ triều-sứ lại bắt quỳ giữa đường cái để cả nước trông thấy, ấy la làm nhục, xin triều-sứ châm chước đi cho.

Triều-sứ tiến vào cửa chính. Hoàng-thượng với chào hai vái, rồi vào của bên phải, cùng tiến đến điện Kính Thiên 敬天殿.

Ngày 15, sáng sớm, trời mưa phùn, đã hơi lo. Khi ra đi, trời dần tạnh. Hai bên đường có nhiều người đứng nối liền nhau, cầm trượng son nối tiếp. Hàng ngoài, có lính bồng súng Cách-sơn [ phiên âm từ tiếng Anh Carson, là một loại súng trường kiểu Anh do các thương nhân Anh bán cho chúa Trịnh] và súng Điểu thương [súng hỏa mai] đứng sắp hàng đều-đặn trông như thể những hàng cột ban công, quan binh cầm khí-giới sắp hàng làm mấy tầng. Chúng tôi qua đò Phú Lương 富良 [ở đây chắc sứ thần nhầm lẫn, vì đò Phú Lương hay sông Phú Lương là sông Cầu, còn sứ qua đò là sông Nhĩ Hà hay sông Hồng], 3 viên di-quan tới đón tiếp. Bấy giờ, thình-lình trông lên trời xa vạn dặm không một chút mây, mặt trời sáng chói. Trên đường sá tấp nập, người đi xem đông không kể xiết. [đoạn này viết thêm để tâng bốc Khang Hy]

Vương-tự An Nam, Lê Duy Chân [vua Lê Hy Tông 黎熙宗] đi bộ ra đứng đợi ở bên phải. Chúng tôi ra lệnh làm lễ nghênh-tiếp Long-đình. [chưa vào điện Kính Thiên nhưng bọn sứ Thanh đã bắt vua Lê làm lễ ở ngoài đường, ý vẫn muốn gây khó dễ]
Bọn Nguyễn Danh Thực trở vào trình với [Lê] Duy Chân. [Duy] Chân không nói gì, chỉ thấy ra dáng gật đầu, chịu làm. Đặng thái giám nói rằng:

- Đến điện rồi mới làm lễ. Đây không phải là nơi.

Chúng tôi dụ rằng:

- Đến điện lễ làm là lễ Tham-kiến 參見 [điển lệ xưa, Tham kiến nghĩa là người dưới thăm hỏi, vào gặp người trên, nhà Thanh còn 1 loại lễ nữa là Bão Kiến thỉnh an 抱見請安, nghĩa là gặp người trên được ôm lấy hỏi thăm, đây là Điển lệ đặc-biệt dành cho bậc Vương tử, vua nước dưới, chính vua Quang Trung đã làm lễ này với Càn Long, nhưng sử nhà Nguyễn xuyên tạc thành Bão Tất thỉnh an 抱膝請安 nghĩa là ôm đầu gối để hỏi thăm, hòng bôi nhọ vua Quang Trung]. Ở đây là làm lễ Nghênh-tiếp [Long-đình].

Hoàng-thượng đã im làm lễ vái và cúi đầu. Bọn di-quan không dám nói lại điều gì nữa. [đây là cách xử-sự rất khôn-ngoan của vua Lê, không muốn làm mất mặt Đại Việt, tuy nhiên cũng không để bọn sứ Thanh phải lải nhải nhiều, ông chọn cách cúi đầu vái đón Long-đình cho êm chuyện].

Khi vào điện rồi, chánh-sứ Minh Đồ đem Cáo-mệnh với các tư-vật đặt lên trên án. Rồi chúng tôi đều đứng bên trái mà chầu. Vua Lê Duy Chân dẫn các di-quan theo nghi-thức mà làm lễ Tham-kiến. Xong lễ, bắt đầu mở bức Ngự bút. Thấy bốn đại tự Trung Hiếu Thụ Bang 忠孝授邦, tất cả quan-viên trong điện đều kinh-ngạc, mừng-rỡ. Tiếng than khen vang đến dưới đài. Vua Lê Duy Chân ngắm đi ngắm lại, miệng đọc tay chỉ, ra vẻ quyến-luyến không lui. Chúng tôi hỏi thông-sự, thì trả lời rằng:

- Tân Quốc-vương nói rằng: Ngự-bút có thần, có phép, nay chúng tôi nhìn vào như thể thấy mặt vua. Ấy là vật quý của nước, An Nam sẽ truyền lại muôn đời, vì vậy không nỡ rời tay.
Hồi lâu, Duy Chân mới trở lại chỗ mình.

Rồi quỳ xuống để nghe tuyên đọc Cáo-mệnh 誥命.
Cáo rằng:

Vâng Trời nối vận, Hoàng-đế ngỏ rằng:
Gần yên xa phục, tỏ Trời yêu lòng kẻ hướng-minh [ hướng về ánh sáng, ý nói nhà Thanh],
Đạo một thói chung, theo đất kính nghĩa tôi tới cống.
Vì tôn trên biết giữ, đời dốc trung-trinh,
Nên sông núi huởng thề, phúc truyền con cháu.
Này!
An Nam Quốc Vương tự [là] Lê Duy Chân!
Nhà ở miền Nam, lòng quay cung Bắc.
Nghìn năm chức-tuớc, hằng theo thanh-giáo ban ra,
Vạn dặm xa-thư, từng hưởng tôn-vinh nhiều hội.
Nay đáng nối tước; Xin mệnh tại Triều,
Đã làm rạng đạo Phiên thần, càng nên ban Đức,
Vậy cho gia nhiều ơn mới, bèn giáng sách khen.
Đặc sai Hàn-lâm viện Thị-độc Minh Đồ, Biên-tu Tôn Trác sang phong ngươi làm An Nam Quốc Vương.
Ngươi hãy:
Gắng giữ bờ rào; bền làm phên-giậu,
Kính-cung chớ biếng, kẻo mà phí uổng công xưa.
Trung hiếu gìn tay, sẽ được ban ân mãi mãi.
Kính đấy!
Chớ quên lời Trẫm.

Tuyên đọc xong, chánh-sứ Minh Đồ bèn đem Cáo Mệnh, Ấn mới, bức Ngự-bút, hết thảy trao cho vua Lê Duy Chân. Duy Chân quỳ, nhận lấy, chuyển giao cho viên quan hầu, rồi theo lệ làm lễ tạ ơn. Lễ xong, vua trở về ghế ở phía trái để làm lễ chào.
Ba sứ-thần chúc mừng y và bảo rằng:

- Theo lệnh bộ Lễ đã định, như đã tin cho quí-quốc được hay, nay đã nhận Ấn mới, thì phải gọi trả Ấn cũ.

Duy Chân nói:

- Hôm nay đã được nhận Sách Phong của Thiên-tử, thì là ngày vui chung: Cả nước được nhuần ơn. Nếu trao-đổi Ấn lập tức, thì hầu như không được, tôn-kính. Xin để hôm khác sẽ đưa lại.

Ba sứ-thần bằng lòng bèn trở ra về. Duy Chân tiến đến của Chu Tước 朱雀 [cửa có vẽ hình con chim sẻ màu đỏ, là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, và triết học phương Đông. Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu 朱鳥, là linh vật thiêng liêng, là màu của hành Hỏa. Chu Tước đại diện cho yếu tố Hỏa, hướng Nam và mùa Hạ], muốn lưu các sứ thần lại để mời trà, nhưng chánh-sứ Minh Đồ đau chân, nên từ-chối. Y lại tiễn đến cửa Đoan Môn, bèn từ-biệt.

Nha-môn bộ Lễ An Nam mời các sư ăn yến tiệc; cũng chối-từ. Di-quan đưa đến bờ sông. Chúng tôi đem lời dịu-dàng bảo trở lại.

Chúng tôi qua đò, về đến Công-quán, thì đã đến giờ Tuất [19- 21 giờ].
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,906
Động cơ
4,184,165 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tên sách là Sứ giao kỷ sự chứ ạ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top