[Funland] Dịch sách cổ: Nhật ký hành trình đến xứ Nam Hà [1749-1750] của Pierre Poivre

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mảng dịch sách cổ em vẫn rất tâm huyết, coi như một đóng góp nhỏ cho cộng đồng OF và các cụ ham đọc sách, sau một thời gian dịch, chú thích, hiệu đính, em xin giới thiệu đến các cụ bản dịch hoàn chỉnh cuốn:
Nhật ký hành trình đến xứ Nam Hà [1749-1750] của tác giả Pierre Poivre.
Nguyên tác tiếng Pháp là:
JOURNAL DE VOYAGE - PIERRE POIVRE EN COCHINCHINE, 1749-1750.
Sách được viết bằng tiếng Pháp cổ, tức là cách hành văn của giai đoạn thế kỷ 14-19, chịu ảnh hưởng nhiều của ngôn ngữ kể-tường thuật và mô tả sự việc tương đối dài.
Như em vẫn quan niệm, là chỉ dịch những sách nào trước nay chưa có ai dịch hoàn chỉnh, hoặc có bản dịch nhưng mình đọc thấy không ưng ý, hoặc cũng không muốn vi phạm bản quyền người dịch.
-----------------------
Có nhiều quan điểm, nhưng đa số vẫn cho rằng, Đàng Trong [hoặc Nam Hà] thời các chúa Nguyễn là một vùng đất phát triển, các chúa Nguyễn cai trị tài giỏi, buôn bán với nước ngoài rất phát đạt, rồi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã tàn phá Đàng Trong...
Thực sự thế nào?
Qua cuốn sách này, tác giả dường như có cái nhìn ngược lại, thời điểm tác giả đến Đàng Trong là năm 1749, lúc này Đàng Trong đã bắt đầu đi xuống rõ rệt. Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát trở nên tự đắc. Ông say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa, bọn quan lại hoành hành độc ác, nạn tham ô tràn lan khắp nơi.
Tác giả đã gặp trực tiếp chúa Nguyễn, các quan lại Đàng Trong, thậm chí, ông còn nằm cùng Chúa, đến nhà tất cả các quan lại trong triều đình, cuốn sách như một đoạn phim sống động về Đàng Trong thời đó, đặc biệt,tác giả bị Trương Phúc Loan, một quyền thần lúc đó đang được chúa sủng ái cao độ, tác giả bị Phúc Loan gây khó dễ, vòi vĩnh, lừa lọc ác liệt, và, có một chi tiết rất thú vị là Phúc Loan có lẽ là người lai Chân Lạp hoặc Chăm Pa, vì trong nguyên tác, tác giả luôn mô tả hắn là "người hầu cận da đen".
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cả triều đình chúa Nguyễn được mô tả rất chân thực, đa số tham lam vô độ, ăn hối lội công khai, tác giả và phái đoàn Pháp của công ty Đông Ấn Pháp gần như bị triều đình chúa Nguyễn lột sạch, mua bán không sòng phẳng và phải ôm đầu rút chạy thảm hại....sau khi bán hàng cho triều đình mà không thu được xu nào.
Tác giả, với tư cách là đại diện một Công ty thương mại, nên có cái nhìn và đánh giá tình hình kinh tế, hàng hóa, giá cả ở Đàng Trong rất chính xác, điều mà chưa có sách nào trước đây đề cập.
------------------------
Cuối cùng, do trình độ tiếng Pháp cực kỳ dốt nát, văn phong quê mùa, kiến thức nông cạn, bản dịch của em chắc chắn còn nhiều hạn chế, mong các cụ lượng thứ.
Cụ nào thích đọc sách giấy, sau khi thớt xong em xin gửi.

Screenshot (64).png
 
Chỉnh sửa cuối:

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,425
Động cơ
53,257 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Cả triều đình chúa Nguyễn được mô tả rất chân thực, đa số tham lam vô độ, ăn hối lội công khai, tác giả và phái đoàn Pháp của công ty Đông Ấn Pháp gần như bị triều đình chúa Nguyễn lột sạch, mua bán không sòng phẳng và phải ôm đầu rút chạy thảm hại....sau khi bán hàng cho triều đình mà không thu được xu nào.
Tác giả, với tư cách là đại diện một Công ty thương mại, nên có cái nhìn và đánh giá tình hình kinh tế, hàng hóa, giá cả ở Đàng Trong rất chính xác, điều mà chưa có sách nào trước đây đề cập.
------------------------
Cuối cùng, do trình độ tiếng Pháp cực kỳ dốt nát, văn phong quê mùa, kiến thức nông cạn, bản dịch của em chắc chắn còn nhiều hạn chế, mong các cụ lượng thứ.
Cụ nào thích đọc sách giấy, sau khi thớt xong em xin gửi.
Screenshot (64).png
Em đã bấm "theo dõi". Khi nào xong cho em xin 1 bản sách điện tử nhé.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
TÁC GIẢ
Pierre Poivre (sinh ngày 23 tháng 8 năm 1719 tại Lyon, Pháp - mất ngày 6 tháng 1 năm 1786 tại Saint-Romain-au-Mont-d'Or, Pháp) là một nhà làm vườn, nhà thực vật học, nhà nông học, nhà truyền giáo và nhà quản lý thuộc địa người Pháp. Ông là con trai cả của Hilaire Poivre, một thương nhân lụa, và Marie Pompallier. Gia đình Poivre thuộc tầng lớp thương nhân khá giả. Sau khi hoàn thành học tập tại quê nhà, Pierre Poivre theo học tại trường dòng của các tu sĩ truyền giáo Saint-Joseph ở Croix-Rousse. Nhờ thành tích xuất sắc, ông được cử sang Paris theo học tại chủng viện truyền giáo hải ngoại. Năm 1741, sau khi học thần học tại Paris, Pierre Poivre lên đường truyền giáo ở Viễn Đông, Pierre Poivre lên tàu sang Trung Quốc để tham gia công việc truyền giáo. Sau hai năm lưu trú tại Quảng Châu trải qua một giai đoạn bị giam cầm, ông trở thành người được quan Phó Vương [nhà Thanh] che chở và được phép đi khắp nơi trong đất nước. Sau khi ghé thăm Macao, ông đến định cư tại Hội An ở Đàng Trong. Tuy nhiên, Pierre Poivre nhanh chóng quên đi mục đích ban đầu của chuyến đi và đam mê với hoạt động thương mại và nông nghiệp. Do thiếu sự nhiệt huyết với công tác truyền giáo, ông bị cấp trên buộc phải trở về Pháp.
Tuy nhiên, niềm đam mê phiêu lưu trong Pierre Poivre vẫn mãnh liệt hơn cả. Ông quay trở lại châu Á trên một con tàu của Công ty Đông Ấn Pháp. Tàu của ông bị quân Anh tấn công, và một viên đạn pháo đã mang đi bàn tay phải của ông. Sau khi được chăm sóc trên tàu Anh, ông buộc phải cắt bỏ cẳng tay phải. Vì không thể làm phép lành hay vẽ tranh bằng tay trái, Pierre Poivre buộc phải từ bỏ chức linh mục và niềm đam mê hội họa vốn có của mình. Sau khi được thả tự do vào năm 1746, ông đến Pondichéry và gặp gỡ La Bourdonnais.
Sau đó, Pierre Poivre trở về Pháp để thuyết phục Công ty Đông Ấn Pháp thực hiện ý tưởng của mình. Sau nhiều gian nan thử thách, ông được giao nhiệm vụ phát triển thương mại gia vị. Tuy nhiên, do một vụ đắm tàu, ông buộc phải lên một con tàu Hà Lan bị tấn công bởi tàu cướp biển Malouin. Chiếc tàu này sau đó lại bị tàu Anh tấn công. Pierre Poivre bị giam giữ tại Guernsey. Năm 1748, ông trở về Pháp và được Bộ trưởng Hải quân giao nhiệm vụ. Năm 1749, ông đến Đà Nẵng và được triều đình chúa Nguyễn tiếp đón, nhưng không thể xin được giấy phép thành lập cơ sở buôn bán.
Năm 1753, Pierre Poivre quay trở lại đảo Isle de France và tìm thấy nơi đây lý tưởng để trồng trọt các loại gia vị. Ông lén lút mua được cây giống Nhục đậu khấu và Đinh hương và giao cho Jean Baptiste Christian Fusée-Aublet (1720-1778), giám đốc vườn thí nghiệm của hòn đảo, chăm sóc. Năm 1754, ông lại lên đường đến Moluccas nhưng không đến được nơi đây nên chuyển hướng đến Timor và thành công mua được cây giống Nhục đậu khấu. Khi trở về Isle de France vào năm 1755 với 3.000 quả nhục đậu khấu và các loại cây gia vị, trái cây khác, ông phát hiện những cây Nhục đậu khấu đầu tiên mình trồng đã chết. Khi những cây giống mới cũng chết, một cuộc điều tra cho thấy Fusée-Aublet, người đã khẳng định rằng Nhục đậu khấu không thể thích nghi với Isle de France, đã cố ý giết chết những cây non bằng cách tưới nước sôi vào chúng. Trước tình hình đó, Pierre Poivre quyết định trở về Pháp. Vào năm 1755-1756, ông quay trở lại Lyon. Là người đã có quan hệ trao đổi với Viện Hàn lâm Khoa học thông qua Antoine de Jussieu, ông được Viện Hàn lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật Lyon tiếp nhận vào ngày 23 tháng 1 năm 1759 và tham gia tích cực vào các buổi họp của Viện. Viện này, cởi mở với mọi ý tưởng mới, là một trung tâm hoạt động trí tuệ sôi nổi. Hầu hết các vấn đề triết học và xã hội lớn đang thu hút sự quan tâm trong thế kỷ này đều được thảo luận và đôi khi dẫn đến những tranh luận sôi nổi tại đây. Pierre Poivre thường tham gia vào các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, đặc biệt là thương mại hàng hải.
Năm 1766 ông được bổ nhiệm làm Intendant (quan cai trị) của Isle de France và Bourbon, Poivre đóng góp vào sự phát triển kinh tế của hòn đảo bằng cách giới thiệu các loài thực vật mới. Ông trở về Pháp năm 1772 và qua đời vào năm 1786.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
LỜI NGƯỜI DỊCH

Cho đến cuối thế kỷ XVII, những công ty Đông Ấn của các cường quôc thương mại Anh [EIC], Hà Lan [VOC] đều rời bỏ Đàng Ngoài, trong khi Pháp [CIO] vẫn tiếp tục có 'đại diện' ở đây [người Anh rời Đàng Ngoài năm 1697, người Hà Lan năm 1700. Người Bồ vẫn còn đi lại giữa Macao và Đàng Ngoài nhưng cũng rất hạn chế]. Trên bình diện chung, ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, quan hệ thương mại với các nước phương Tây giảm đi rõ rệt, chỉ còn thấy những đoàn tàu tình cờ đến rồi lại đi. Nguyên nhân của sự đình trệ như nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là do phía Đại Việt. Theo đó, khi mà lòng tham, thói hà lạm của quan lại địa phương ngày càng vượt quá lợi ích thương mại mà những lái thương phương Tây có được, cùng với nhu cầu thương mại không được quan tâm đúng mức [từ 1674-1774 là giai đoạn hòa bình giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong] thì tất yếu dẫn đến sự ra đi chóng vánh của mỗi chuyến hàng buôn. Tuy nhiên, cũng phải thấy thực tế là sự nổi lên của giới Hoa kiều sành sỏi gây ra một sức hút thị trưòng. Còn bản thân trong nước, giữa người Âu với nhau cũng- không phải là không có chuyện, cũng như với ngưòi bản xứ [các cuộc ẩu đả giữa một người Pháp với một người Bồ Đào Nha, thư từ cùa Anh và Hà Lan cũng đề cập đến cuộc tranh cãi thậm chí với những người cùng thương điếm]. Trong những thập niên đầu thế kỷ XVIII, lợi ích thương mại của Pháp được gia cố mạnh đến vùng Đông Ấn, nhất là Pondichéry - một cơ sở đặc biệt quan trọng của Pháp ở Đông Nam Ấn Độ. Người sáng lập thương điếm Francois Martin [1634- 1706] từ đầu thế kỷ XVIII cũng đã rất quan tâm đến Batavia [đã bị người Hà Lan chiếm] nhưng chẳng "có lúc nào" có thể đưa ra dự án thương mại ở các xứ Đông Ấn này. Còn người Pháp, theo tính toán, năm 1721 cộng đồng người Pháp ở Batavia chỉ có khoảng 32 người... Nhìn chung, mặc cho những người đảm trách ở chính quốc Pháp và hải ngoại cùng giới thương nhân có quan tâm đến tình hình của công ty nhưng chưa đề ra kế hoạch thực sự hiệu quả.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đối với Đại Việt, mặc dù ngưòi Pháp vẫn để những 'đại diện' ở Đàng Ngoài, nhưng trong xu thế chung, người Pháp cũng đã chuyển hướng mạnh hơn vào Đàng Trong. Ngoài ý nghĩa tranh giành ảnh hưởng với người Anh, từ cuối thế kỷ XVII, Pháp đã chú ý tối các địa điểm ở đây. Năm 1686, nhân viên thương mại Véret đã khuyên Công ty nên 'chiếm đóng Côn Đảo. Theo báo cáo gửi về thì ngoài ý nghĩa thương mại, vị trí Côn Đảo thuận lợi như hai eo biển Sonde (Sunda) và Malacca [trong một bức thư gửi từ Xiêm đề ngày 5 tháng 11 năm 1686. Đọc đoạn thư đó nói chung Véret đánh giá rất cao về Côn Đảo trên cả hai phương diện lợi ích kinh tế (nguồn hàng buôn bán) và vị trí địa lý]. Tuy nhiên, người Anh đã nhanh hơn đặt chân lên đảo này vào năm 1702. Đầu thập niên 1720, CIO cử Renault đi xem xét lại việc có thể lập một cơ sở trên đảo hay không. Trái ngược với Véret, bản báo cáo gửi về năm 1723 lại cho rằng "đáng bỏ hơn là đáng chiếm". Năm 1744, De Rothe và Friel [cháu của Tổng trấn Pondichéry F. Dupleix] đã phần nào thu được thành công sau chuyến đi thương thuyết thương mại ở Đàng Trong. Võ vương Nguyễn Phúc Khoát cho phép công ty hoạt động buôn bán ở đây. Thành công của chuyến đi khiến De Rothe đề nghị xin Pondichéry cấp tiền cho chuyến đi mới tới Đàng Trong. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh 7 năm [1756-1763] đã làm người Pháp mất mát rất lớn [ở Đông Ấn chỉ còn lại Yanaon, Chandernagor, Karikal, Mahé và Pondichéry], khiến cho chuyến đi đến Đàng Trong như dự tính (đã được Dupleix tán thành) của De Rothe, Friell bị trì hoãn.
Như vậy, trong 4 thập niên đầu, các thương nhằn Pháp tỏ ra rất tích cực trong nỗ lực tìm một địa điểm đặt cơ sở ở Biển Đông, điều này phần nào phản ánh thất bại của Pháp ở Quảng Châu, thay vào đó là nhu cầu tìm đến Đàng Trong hòng khỏa lấp tình trạng ảm đạm này. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, các dự án thương mại đã thất bại hoặc đình trệ. Mặc dù vậy, Dupleix ở Pondichéry vẫn ủng hộ và tìm cách vào Đàng Trong. Trong khi đang chuẩn bị cho một chuyến đi mới, thì song song với đó, tại Versailles, triều đình Pháp cũng xúc tiến cho một dự định thương mại tương tự đến Đàng Trong. Người đề xưởng và được cử đi sau đó là Pierre Poivre.
Tháng 6 năm 1748, Poivre xúc tiến gặp đại diện lãnh đạo của CIO. Được tiến cử, Poivre đã được đích thân trình bày dự định trước các đại diện cao cấp trong triều đình Pháp. Kết quả là, qua Bộ Hàng hải, Poivre được cử đến Đàng Trong với hai nhiệm vụ: 1. Xúc tiến buôn bán ở Đàng Trong và lập một chi điếm ở đó; 2. Tìm cây hương liệu cho đảo lie de France [tức Mauritius, Maurice] và làm cho Hà Lan mất độc quyền buôn bán các hương liệu tinh như quế, hồ tiêu, gừng, đinh hương và nhục đậu khấu (xin nói thêm là dựa án của Poivre chỉ là để tìm cây hương liệu để chuyên chở đến He de France và Bourbon [La Réunion] chứ không nói tới việc tranh giành với ngưòi Hà Lan. Theo như P. Poivre đây là hai điểm quan trọng hiện tồn từ thời J.B. Colbert dưới triều vua Louis XIV [1638-1715]. Xét trên thực tế lúc đó, dựa án thứ hai là hết sức khó khăn bởi người Hà Lan đã cấm xuất cảng và phạt rất nặng những cây và hạt giống của thứ hương liệu lãi rất cao và thích hợp cho thổ nhưỡng ở Isle de France, một nơi cùng với Bourbon mà theo tính toán đương thời, nếu mất chúng, thủy thủ Pháp phải ghé sang Braxin hay Mũi Hảo Vọng thuộc quyền cai quản của nước khác, và cực kỳ cần thiết cho nền ngoại thương của Pháp ở châu Á. Ngay từ chuyến đi Viễn Đông [Trung Quốc] năm 1741, trên đường từ Trung Quốc trở về, Poivre đã dừng lại ở Đàng Trong khoảng 2 năm [1742-1743]. Sau này, Poivre đã có những mô tả về xứ Đàng Trong nói riêng. Bản ghi chép (thứ nhất này) được gửi lên những người có trách nhiệm trong triều đình năm 1744. Ngoài nội dung cụ thể, rõ ràng bản báo cáo đã giúp ích rất lớn cho dự định sau đó của Poivre.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Poivre rời Pháp tháng 10 năm 1748, trên tàu Montaran [trọng tải 900 tấn, trang bị 22 khẩu đại bác, 181 người, thuyền trưởng Jolif du Colombier, khởi hành từ Orient ngày 23 tháng 10] tới Isle de France tháng 3 năm sau. Poivre rời Isle de France tháng 4 năm 1749 trên chiếc thuyền buồm "tồi tàn" Sumatra đã được viên Tổng trấn ở đây chuẩn bị cho Poivre. Do không thể đến được trên một chiếc tàu nhỏ như vậy, Poivre đã phải dừng lại Pondichéry vào tháng 6 năm 1749, không như kế hoạch vào Đàng Trong sớm như Poivre dự kiến. Tại Pondichéry, do một số lý do về lợi ích thương mại cũng như một chuyến ghé thăm không được báo trước, Dupleix, vị đại vương quyền uy nhất Ân Độ, tỏ thái độ không hài lòng, ngay sau đó gửi một tờ khiếu lại về Pháp. Lúc này, Friel là ủy viên Hội đồng Tối cao của Công ty một mặt không cho Poivre biết về tờ đơn kia, mặt khác không đưa lại cho Poivre giấy phép mà Võ Vương trước đây, hay đúng ra Poivre phải trả một khoản tiền trong mơ để có được giấy phép đó [Friel đòi 5.000 pagoda=17.500 rupi]. Rốt cuộc, Dupleix cũng phải cấp cho Poivre chiếc Machault [trọng tải 600 tấn, trang bị 300 khẩu đại bác, chở 180 người, thuyền trưởng Christy de la Paltière], khởi hành từ Pondichéry tháng 7 năm 1749, đến Đà Nẵng tháng 8 năm 1749.
Tại Đàng Trong, trước hết Poivre xin trực tiếp gặp Võ Vương và được đón tiếp nồng nhiệt. Nhưng thực tế buôn bán phũ phàng đã phủ bóng đen lên dự định kỳ vọng của Poivre, nhiệt huyết dần tan biến, thay vào đó là chuỗi ngày ảm đạm tuyệt vọng. Chỉ tháng 2 năm sau [tức chỉ nửa năm ở Đàng Trong], tàu Machault rời Đàng Trong, và có vẻ như Poivre không đặt lại vấn đề trở lại Đàng Trong nữa!
Cuốn hồi ký này được Poivre hoàn thành ở Quảng Châu, 2 năm sau khi rời Đàng Trong. Một cuốn hồi ký mô tả đời sống thực, con người Đàng Trong thực, nếp sinh hoạt thực của người dân thời ấu. Nó cho thấy sự thật là người Việt Nam trong giai đoạn các Chúa Nguyễn được gọi chung là La Cochinhchine, Đàng Trong so với xứ Tonkin, Đàng Ngoài. Lúc này, tình hình chung của Đàng Trong cũng đến hồi tàn tạ, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) tài năng kém cỏi, theo Poivre thì:
“…hình dáng bề ngoài của Võ Vương là bình thường, có cái mũi quặp, đôi mắt đẹp, nước da tương đối không đen như phần đông dân chúng. Giọng nói dễ nghe, vui vẻ, nhưng có vẻ hơi tầm thường. Nói nhưng chuyện tầm phào…
Việc buôn bán với nước ngoài cũng suy giảm, do việc chúa Nguyễn đánh thuế tàu buôn quá nặng và tệ nạn đòi ăn hối lộ quan chức, chưa kể thuế bến đậu tùy theo trọng lượng của tàu, nhất là nguồn gốc của tầu. Không có lễ vật, coi như việc buôn bán không thành. Lễ vật đút lót từ trên xuống dưới không trừ một người nào. Phải chăng nó trở thành một thứ triết lý sống, một thứ văn hóa trong một xã hội còn kém cỏi mọi mặt. Các quan được đút lót theo thứ bậc, ngay cả họ hàng, quan lại, tùy chức vụ và ai cũng có phần của mình. Việc “đánh thuế” rất tùy tiện, tùy theo tàu nước nào. Tàu ở Hải Nam, ở Ma Cao, ở Siam, ở Java chịu thuế khác tàu từ Tây Phương đến. Chưa kể các chúa Nguyễn cấm xuất khẩu các gỗ quý, kim loại quý, gạo và muối. Đường bộ hầu như chưa có, mọi sự di chuyển đều bằng tàu bè, thuyền đủ loại, phái đoàn Pháp phải mất bốn ngày đường để đi từ Đà Nẵng ra Huế, lúc dùng đường bộ, lúc dùng đường biển, rồi đường sông khi vào đến Huế
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Poivre là một trong số những người có cái nhìn khá sắc sảo về cái gọi là sự thịnh vượng Đàng Trong mà nhiều người huyễn hoặc, ngộ nhận, hay tài năng, đức độ của các chúa Nguyễn, rằng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã tàn phá Đàng Trong…. Mặc dầu cuốn hồi ký của ông viết cách đây cả ba thế kỷ mà nhiều sự việc được nêu ra đọc thấy sống động, linh hoạt mà ngày nay ta vẫn có thể mường tượng được lối suy nghĩ, lối sống của chúa Nguyễn. Nhiều khi ông đã không ngần ngại phơi bày trắng trợn nhiều tính nết xấu của các quan và của Võ Vương. Cái cảm tưởng còn đọng lại nơi người viết là thấy tính cách vô tích sự, vô trách nhiệm của một thể chế vua chúa, quan lại. Họ chỉ lo tích thu hưởng thụ trên cái lưng khốn khổ của người dân thường trước nạn đói, nạn lụt lội, mất mùa. Họ tỏ ra bất cần. Mình Chúa đã có đến 300 cung phi, cung nữ để hầu hạ cung phụng. Chúa đam mê tửu sắc nên phần đông các thế hệ Hoàng Tử, Công Chúa được sinh ra thường yểu mệnh. 30-40 người hầu chỉ lo truyện ăn uống, tắm rửa, đấm bóp, lo áo quần và vệ sinh cho mình nhà Chúa. Nhà Chúa chỉ có mỗi công việc ăn và ngủ. Mọi công việc triều chính giao vào tay hai ba vị quan và những người này mặc tình thao thúng vơ vét thêm một lần nữa.
[Vị hoàng tử này là thứ vô tích sự, dốt nát, lười biếng, hà tiện, mê tín và mải mê phụ nữ. Ông có cả thẩy 300 nàng hầu nên không bao giờ ông ra ngoài. Công việc triều chính không làm ông bận tâm; ông phó mặc cho ba hoặc bốn vị quan, những vị này lợi dụng quyền thế có được trong tay hà hiếp dân chúng]
[Thú chơi như săn hổ, săn voi của ông thì có hàng trăm người phục dịch. Khi biết có con hổ thì một đám người lo giăng lưới. Đám người khác lo đánh trống, gõ mõ, nổi lửa để con mồi hoảng sợ chạy về phía có chăng lưới, ở đây đã sẵn có đám người túc trực giăng lưới bắt hổ]

Poivre cũng dành một số cơ hội nói về dân tình. Theo ông, nhiều người dân quá khốn khổ đã bỏ xứ mà đi, nhiều người trốn sang xứ Cam Bốt hay Xiêm La. Có người đi đến tận đảo Pulo-Condor [Phú Quốc thì đúng hơn]. Tuy nhiên, đàn ông lại có quyền lấy nhiều vợ nếu có đủ tiền cấp dưỡng. Đa thê được cho phép. Nếu cần phải ly dị, người đàn ông chỉ cần mời viên quan và họ hàng đến chứng kiên đến dự một bữa tiệc, rồi tuyên bố bỏ vợ là xong. Con thì chia, nếu một con thì người chồng được giữ đứa con, hai con thì chia đôi, nếu ba con thì người chồng giữ hai đứa. Nếu người đàn bà ngoại tình thì bị kết án tử hình. Họ bỏ người đàn bà vào một cái rọ với một con heo và cho trôi sông. Người ta cũng dùng những con voi để trừng phạt người đàn bà phạm tội bằng cách cho voi giày.
Phú Xuân là thủ đô, nằm trên một cánh đồng rộng và đẹp được vây quanh bằng những rặng núi và một con sông cắt ngang thành phố. Đường phố thì hẹp và lầy lội khi vào mùa mưa. Khu phố người Hoa tương đối rộng và sạch sẽ hơn. Dân số trong thành phố tương đối đông đảo, khoảng 60 ngàn người. Mùa mưa ở Phú Xuân kéo dài ngày nọ sang ngày kia, kéo dài vài tháng, gây lụt lội khắp nơi. Mọi sinh hoạt đều đình trệ. Mái nhà ẩm mốc mọc rêu xanh. Việc ngập lụt như thế kéo dài hàng bao thế kỷ và cho đến nay cảnh đó cũng vẫn diễn ra hàng năm. Người dân họ có những hủ tục man rợ. Chẳng hạn, con gái làm điếm công khai và những người có tiền cũng như quan lại thường lấy những người này về làm vợ. Hoặc dùng những người đàn bà này làm quà tặng như thể người ta mời uống một tách trà hay ăn một miếng trầu. Trong khi người đàn bà có chồng mà ngoại tình có thể bị tử hình. Trong khi những cô gái điếm có thể công khai ngủ với bất cứ ai. Tuy nhiên, người thụ hưởng có nhiều phần liều lĩnh vì có thể mắc bệnh. Luật phát cũng lỏng lẻo trong việc ăn trộm, ăn cắp. Việc cho vay lãi nặng nề bằng 100% vốn vay. Chưa kể hàng ngàn hủ tục độc hại khác nữa và được tuân thủ do thành kiến và sự ngu dốt. Cổ tục còn cho phép cha mẹ có quyền tuyệt đối trên những đứa con của mình. Con cái chỉ được phép ăn chung với cha mẹ khi đã trưởng thành. Sự tùng phục đi đến chỗ tuân thủ như một sự tôn thờ. Những lời nói cuối cùng của người cha trở thành lời trối trăng linh thiêng. Anh em thường không yêu thương nhau mà kèn cựa nhau, nghi ngờ nhau. Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu lợi những gì họ không lấy cắp được. Dù cho giàu có, họ ăn uống hà tiện chỉ có cơm và cá mặn. Họ chỉ ăn thịt khi có dịp lễ lạt hoặc chỉ ăn thịt khi con vật già ốm yếu, hoặc chết. Thay vào đó, họ thích ăn thịt chó. Việc ăn uống rất mất vệ sinh….
Ngoài ra, Chúa Nguyễn còn có tính tò mò quá thô kệch và quê mùa như khi nhà vua hỏi Poivre các cung điện ở đây có to lớn và đẹp hơn ở cung điện của vua bên Tây không? Dĩ nhiên, Poivre nói khéo là các cung điện ở đây cũng đẹp, nhưng không thể so sánh với cung điện bên Tây vì hai lối kiến trúc khác nhau. Ngoài ra Chúa cũng như hàng quan lại đều có tính tham lam vô độ, việc tráo trở mua bán không sòng phẳng.
Cuốn sách của Poivre tuy có cái nhìn thiếu thiện cảm về Đàng Trong giai đoạn mạt vận ấy, tuy nhiên, là một tư liệu đáng tham khảo về một giai đoạn Lịch sử, đáng để dịch và suy ngẫm.
Trong nguyên tác, có khá nhiều địa danh, tên chức quan, tác giả viết bằng cách phiên âm tiếng Việt, tuy nhiên rất khó để hiểu chính xác được, người dịch xin phép để nguyên văn và chú thích nếu biết rõ. Ngoài ra, người dịch xin phép giữ lại tất cả các danh từ chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ của Pháp thời đó đúng theo nguyên văn và chú thích đầy đủ. Trong nguyên tác, rất nhiều lần tác giả gọi chúa Nguyễn bằng danh vị là Hoàng tử [Le prince], gặp trường hợp này xin dịch là nhà vua cho hợp lý, các địa danh như Cambodia dịch là Chân Lạp cho hợp với lịch sử.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
BẢN DỊCH

PHẦN MỘT
TỪ NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1749, NGÀY CHÚNG TÔI ĐẾN,
ĐẾN NGÀY 11 THÁNG 2 NĂM 1750
1. ĐẾN HẢI CẢNG ĐÀ NẴNG
Chúng tôi đã đến vịnh lớn Đà Nẵng và neo đậu ở độ sâu tám sải, đáy bùn, gần như ở giữa vịnh. Hướng đi vào cảng là Nam một phần tư Tây Nam - năm độ Tây. Vịnh dễ dàng đi vào, có hai cửa khẩu được ngăn cách bởi một hòn đảo nhỏ có cây cối. Cửa khẩu nằm ở phía nam hòn đảo nhỏ có dạng vòm và rộng rãi, cửa khẩu phía bắc rất hẹp và cả hai đều không nguy hiểm.
Lối vào vịnh cách ba dặm về phía bắc hòn đảo Chăm, thường được gọi là Chiam Pelo Verdadeiro [bán đảo Sơn Trà]. Hầu như đối diện với cửa vịnh, ở phía sau vịnh, là cửa sông nhỏ của con sông lớn Hội An [Faïfo]. Tất cả những ngọn núi hình thành vịnh và bao quanh nó đều có nhiều cây cối và mang đến một khung cảnh đẹp mắt.
Vừa thả neo, chúng tôi đã thấy một viên quan nhỏ mà người Nam Hà gọi là On Doi [ông Đội], nghĩa là trưởng quan thuế, đến trên tàu.
Viên quan nhỏ này rất niềm nở với chúng tôi. Ông hỏi chúng tôi đến đây để làm gì, ghi lại câu trả lời của tôi và lập tức cử người đưa thư về triều đình. Tôi trao cho ông hai hoặc ba lá thư, một lá cho các giáo sĩ người Pháp, một lá cho những người thông ngôn Nam Hà mà tôi quen biết, theo lời ông quan thì họ đang ở triều đình. Trong những lá thư này, tôi yêu cầu các giáo sĩ người Pháp tư vấn và cập nhật tình hình hiện tại của vương quốc. Khi thông báo cho những người thông ngôn về sự xuất hiện của tôi, tôi bảo họ thông báo cho nhà vua, giới thiệu chúng tôi và đến gặp tôi. Viên quan hứa sẽ gửi những lá thư này vào cùng ngày.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
50140557911_602978a79c_o.jpg


Tranh vẽ tác giả và phái đoàn công ty Đông Ấn Pháp gặp gỡ quan chức Đàng Trong tại Đà Nẵng
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 30 tháng 8:
Tôi đến thăm quan viên quan, ông ta đã ra lệnh cung cấp lương thực cho chúng tôi, đề nghị đổi tiền nước họ cho chúng tôi, tặng chúng tôi một con bò, một số gia cầm và trái cây các loại.
Ngày 1 tháng 9:
Tôi đi đến Hội An để thăm vị quan lớn phụ trách giám sát các tàu nước ngoài. Tôi được vị quan này tiếp đón nồng nhiệt và đã trình bày cho ông ta danh sách quà tặng mà tôi mang đến cho nhà vua và danh sách hàng hóa mà chúng tôi có trên tàu. Ông ta hỏi tôi về kích thước con tàu, số lượng sĩ quan và thủy thủ đoàn, số lượng pháo và các loại vũ khí khác mà chúng tôi có trên tàu, ghi lại câu trả lời của tôi và giao cho một người đưa thư để gửi ngay về triều đình. Tôi đã được phép mua lương thực và mọi loại đồ ăn nhẹ cho thủy thủ đoàn của chúng tôi và được phép xây dựng một ngôi nhà bằng tre trên hòn đảo lớn ở Đà Nẵng cho những người bệnh của chúng tôi.
Ngày 3 tháng 9:
Chúng tôi đã được cung cấp bò, gia cầm, rau củ và trái cây các loại. Trước đây, người Nam Hà không dám lên tàu vì lệnh cấm chung đối với tất cả các tàu thuyền không được quan địa phương kiểm tra trước, vì sợ rằng lấy cớ bán hàng hóa mà họ lén lút buôn lậu và làm thiệt hại cho nhà vua, người có quyền ưu tiên mua hàng hóa trên tàu. Để ngăn chặn việc buôn lậu này, thông lệ là ngay khi một con tàu Trung Quốc đến, lính Nam Hà ven biển sẽ lên tàu để ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp. Đối với chúng tôi, họ đối xử với chúng tôi tôn trọng hơn, chỉ cử hai hoặc ba chiếc thuyền độc mộc tuần tra xung quanh tàu vào ban đêm ở cự ly nửa tầm súng đại bác. Việc tuần tra này được thực hiện bởi người dân của một ngôi làng ven biển. Nhờ đó, ngôi làng này được miễn mọi corvée [lao dịch] và không phải nộp thuế cho nhà vua.
Ngày 4 tháng 9:
Chúng tôi dựng lán trại trên bờ.
Ngày 5 tháng 9:
Tất cả các quan lại đã lên tàu và mang đi hai con ngựa của Công ty được tặng ở Pondichéry [Ấn Độ] để mua sắm từ người dân bản địa. Chúng tôi đã bàn giao chúng trong tình trạng rất tốt. Các quan lại còn mang theo bốn hoặc năm con lợn, một con gà tây và một con gà sao mà họ cho là xứng đáng để nhà vua tò mò. Những con vật này được đón nhận trên bờ với sự quan tâm chu đáo, thậm chí với sự tôn kính thể hiện mức độ nô lệ của dân tộc này đối với nhà vua, họ đã cúng tế cho sức khỏe của những con vật này, cúi đầu trước chúng và quan chức đã giao nhiệm vụ chăm sóc và canh gác cho một trăm lính.
Ngày 6 tháng 9:
Quan đại thần phụ trách các tàu thuyền, được gọi là On Caïbo Tao [ông Cai Bộ Tào], đã đến. Ông ta đến theo lệnh của nhà vua để giải phóng việc dỡ quà tặng cho nhà vua và hàng hóa của chúng tôi, và để tôi lên đường đến triều đình. Cùng với quan chức này, hai thông dịch viên Nam Hà mà ông Friel trước đây đã đưa đến Pondichéry và sau đó gửi trở về quê hương bằng tàu Macao cũng đến. Trong số hai thanh niên này, một người tên Damase Hieu chỉ có chức danh thông ngôn, người kia tên Miguel Ruong được nhà vua cử đến để chúc mừng tôi và đảm bảo sự bảo vệ của nhà vua, người đã được thông báo về chúng tôi theo như tôi đã viết cho ông ta. Miguel này trước đây đã tận dụng thời gian tôi ở Pondichéry trong chín tháng để học vẽ và tranh từ tôi. Vì anh ta có nhiều năng khiếu và tôi hết lòng dạy cho anh ta những gì tôi biết, anh ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong một thời gian ngắn. Khi trở về quê hương, anh ta mang theo tài năng vẽ vời và không gì khác. Tò mò muốn nghe một người Nam Hà nói chuyện hiểu biết về các nước ngoài, nhà vua đã triệu tập hai du khách này đến triều đình, hỏi họ về các quốc gia khác nhau mà họ đã nhìn thấy. Một người không đáp ứng được sự tò mò của nhà vua vì anh ta đã đi du lịch mà không nhìn, và anh ta bị đuổi đi. Người kia được lòng nhà vua bởi kiến thức và đặc biệt là tài năng hội họa của mình. Nhà vua yêu quý anh ta và anh ta đang được hưởng sự sủng ái này khi tôi đến đất nước này.

Khi thanh niên này lên tàu, anh ta đã dành cho tôi tất cả tình cảm mà lòng biết ơn sâu sắc nhất có thể mách bảo. Anh ta thú nhận với tôi rưng rưng nước mắt rằng anh ta nợ tôi tất cả những gì anh ta đang có, và thề sẽ giúp đỡ tôi trong mọi việc trong khả năng của anh ta. Tôi lập tức đưa cho anh ta danh sách tất cả những gì chúng tôi có trên tàu và gửi anh ta đến Huế để mang tin tức cho nhà vua và chuẩn bị cho chúng tôi ngày càng thuận lợi hơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 7 tháng 9:
Quan chức đã cho ngựa và những con vật khác được định hướng để dâng lên nhà vua lên đường đến triều đình. Việc đập đầu và cúng tế lại bắt đầu. Tôi đã cử một người dắt ngựa người Ấn Độ đi cùng.
Ngày 8 tháng 9:
Chúng tôi đã dỡ xuống kho hải quan 13 chiếc rương lớn chứa đựng quà tặng dành cho nhà vua.
Ngày 9 tháng 9:
Buổi sáng, chúng tôi tiếp đón vị quan lớn, ông ta rất hài lòng với sự tiếp đón của chúng tôi. Ông chỉ được chào bằng 3 phát súng đại bác vì ông không cho phép bắn nhiều hơn và tôi nhận ra rằng trong tất cả những phép lịch sự mà chúng tôi dành cho vị quan này, điều khiến ông ta ít hài lòng nhất là màn chào bằng súng đại bác của chúng tôi. Những người này không thích tiếng ồn ào và có ác cảm chung với các nhạc cụ quân sự và mọi thứ có vẻ ngoài chiến tranh. Vị quan lớn này đi cùng với 8 vị quan nhỏ khác, trong đó có một viên cai đội của nhà vua và thư ký của một viên quan được [vua] sủng ái, là tổng quản các công trình xây dựng hoàng gia. Vị quan lớn dành nhiều sự quan tâm và kính trọng cho hai người này, vì cả hai đều là mật thám của triều đình để theo dõi hành vi của ông ta. Cần lưu ý rằng tất cả các sĩ quan và thậm chí cả binh lính đơn giản tiếp cận người của nhà vua đều được các quan lớn nhất mà họ thường xuyên chơi những trò đùa đẫm máu bằng cách buông ra vài lời châm biếm chống lại họ, điều này đôi khi khiến họ mất điểm trong mắt nhà vua.
Vì tôi biết rằng theo luật lệ của đất nước, món quà của chúng tôi sẽ bị tiếp nhận tồi tệ nếu không kèm theo thư, nên tôi đã cẩn thận chuẩn bị sẵn một lá thư phòng trường hợp có người yêu cầu. Tôi buộc phải viết lá thư này nhân danh Công ty. Bức thư này ca ngợi sức mạnh của nhà vua, nhân danh quốc gia, yêu cầu nhà vua cho phép buôn bán tại các cảng biển Nam Hà, nói tóm lại là đề xuất một hiệp ước thương mại giữa hai quốc gia.
Tôi rất vui vì đã chuẩn bị sẵn lá thư này, vì sau khi xem các kiện quà, quan đại thần hỏi tôi xem tôi có thư giải thích ý định của những người gửi quà hay không. Tôi trả lời rằng tôi đã được thông báo về ý định của họ và tôi sẽ giải thích cho nhà vua. Ông ta nói thêm rằng điều đó không đủ và ông ta tin rằng ở châu Âu, người ta quá lịch sự để gửi quà mà không có thư. Sau đó tôi nói với ông ta rằng tôi có một cái. Ông ta muốn xem nó và hỏi tôi nó từ đâu. Tôi trả lời rằng nó từ Công ty Hoàng gia ho uha vua [của nhà vua] [thuật ngữ Compagnie Royalle trong tiếng Nam Hà dịch như vậy], vì vậy quan đại thần đã hiểu nhầm lá thư là thư của nhà vua chúng tôi vì theo thiên hướng của tiếng Nam Hà để nói vua, người ta nói: nhà vua; để nói một quan đại thần nào đó, người ta nói nhà của quan đại thần đó, nhưng cách diễn đạt này không áp dụng cho dân chúng. Vì tôi nghĩ rằng sự nhầm lẫn này có thể hữu ích cho chúng tôi, nên tôi đã để cho quan đại thần, người không khỏi tâng bốc khi thấy chủ nhân của mình nhận được quà tặng và thư từ một vị vua châu Âu, tiếp tục hiểu lầm.
Ngoài ra, vì tôi không có bất kỳ ủy quyền nào ngoài ủy quyền từ Công ty, nên tôi đã không lợi dụng sự nhầm lẫn này và chỉ nói chuyện nhân danh Công ty hoặc quốc gia. Quan đại thần mời tôi xuống bờ để tham dự lễ khai mở các kiện quà. Vì vậy, tôi đã lên thuyền của quan đại thần, được hộ tống bởi nhiều thuyền buồm khác có bốn mái chèo và vô số thuyền nhỏ. Chúng tôi xuống bến. Ở đó, người ta mở một số kiện quà dành cho nhà vua và ngay lập tức chuyển tất cả chúng sang một chiếc thuyền lớn mà họ gọi là Sinh-ja để vận chuyển đến triều đình bằng đường biển. Đến trưa, mọi việc đều dừng lại vì theo những người Nam Hà mê tín, giờ này là giờ xấu. Đây là giờ sinh của nhà vua, người khi sinh ra đã cạn kiệt hết may mắn của giờ này.
Vào khoảng 4 giờ chiều, theo lệnh của triều đình, quan đại thần đã mở thư và nhờ ông Rivoal, một nhà truyền giáo người Pháp, với sự trợ giúp của một số học giả địa phương, phiên dịch.
Ngày 10:
Lá thư và bản dịch đã được mang đến cho tôi trên tàu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11:
Hai kiện quà nhỏ hơn và dễ mang vác hơn đã được vận chuyển bằng đường bộ. Chúng được giao cho một viên chỉ huy và một số binh sĩ canh gác.
Ngày 12:
Chúng tôi dựng lán trại bằng tre phủ lá dừa và bắt đầu che phủ con tàu để tránh những trận mưa lớn sắp bắt đầu vào cuối tháng chín và kéo dài đến hết năm. Việc che phủ tàu là tập quán của tất cả người Trung Quốc khi họ trú đông. Chắc chắn rằng lượng mưa lớn có thể làm mục nát phần trên của một con tàu, và trong thời gian trú đông, việc tiết kiệm một khoản chi phí nhỏ cho một lán trại bằng tre và lá cây là một điều rất tốt.
Ngày 13 và 14:
Dành cho việc chuẩn bị cho chuyến đi của chúng tôi đến triều đình.
Ngày 15:
Vào lúc 8 giờ sáng, chúng tôi đã lên thuyền sinh-ja gồm 12 người không kể 8 lính mà chúng tôi đã đặt vào một chiếc sinh-ja khác chở quà để hộ tống. Cùng lúc đó, con tàu có tên Saint-Louis, thuộc sở hữu của Louis Coello, nhà buôn tàu giàu có nhất ở khu vực này, đã khởi hành từ Ma Cao. Con tàu của ông ta khởi hành từ cảng Đà Nẵng với một lô hàng phong phú và để lại cho người quản lý tàu hơn 30.000 quan, một phần lợi nhuận từ thiếc mà ông ta thu được nhưng không thể sử dụng được vì con tàu đã quá tải.
Ban đầu, chúng tôi có gió thuận lợi từ hướng đông rồi sau đó là lặng gió. Ba giờ chiều, chúng tôi đến cửa hẹp tạo thành lối vào vịnh Đà Nẵng, khi đó một cơn gió nhỏ nổi lên khiến các thủy thủ Nam Hà của chúng tôi sợ hãi. Ban đầu, họ thả neo tin rằng có thể chống chọi được sức mạnh của gió theo cách này, nhưng do cấu tạo buồm và chất lượng dây thừng kém nên họ không thể chèo thuyền hoặc hạ cánh buồm; sức mạnh của gió thổi vào cánh buồm luôn cao khiến con thuyền bị trôi dạt khỏi neo. Sau đó, tất cả chúng tôi cùng nhau nhổ neo bằng sức mạnh của cánh tay và chuẩn bị chặt dây thừng để hạ cánh cánh buồm khủng khiếp này. Nhìn thấy điều đó, những người Nam Hà của chúng tôi đã quyết định quay đầu lại và khi quay đầu, họ suýt khiến chúng tôi chìm xuống vì trọng lượng khổng lồ của cánh buồm bị gió đẩy. Vì vậy, chúng tôi quay trở lại tàu bằng gió ngược và đến nơi vào khoảng năm giờ chiều. Chúng tôi đã dỡ xuống tất cả mọi người và hành lý của mình.
Ngày 16:
Tôi đến gặp quan lớn và thỏa thuận về việc đi bằng đường bộ thay vì mạo hiểm giao phó cho sự thiếu hiểu biết của thủy thủ Nam Hà. Do đó, tôi sai thuyền quay trở lại sông, để lại quà tặng của Nhà vua cho quan lớn quyết định.
Ngày 17:
Chúng tôi chuẩn bị mọi thứ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2. ĐƯỜNG ĐẾN PHÚ XUÂN
Ngày 18, 8 giờ sáng:
Chúng tôi khởi hành từ Đà Nẵng cùng 2 sĩ quan hải quân và bác sĩ của trạm giao dịch. Chúng tôi được khiêng trong võng, theo sau là 8 lính và 10 người giúp việc da trắng và da đen. Chúng tôi dừng chân ăn trưa tại một ngôi làng gần cửa vịnh. Tại đây, chúng tôi đổi phu.
Buổi tối, chúng tôi ngủ dưới chân một ngọn núi cao mà chúng tôi phải vượt qua. Nước này không thiếu nhà trọ. Lữ khách được tiếp đón khá tốt nhưng thức ăn tồi tệ và chỗ ngủ còn tệ hơn. Hầu hết các nhà trọ này được làm bằng tre, lợp tranh hoặc lá. Lữ khách có thể mua gạo, cá muối, thỉnh thoảng có trứng, gà, bơ và một tấm chiếu trải trên sàn nhà để ngủ, hoặc thường xuyên hơn là một loại giường tre đan.
Ngày 19:
Sáu giờ sáng, chúng tôi lên đường trở lại để vượt qua ngọn núi cao này. Chúng tôi tăng gấp đôi số người khiêng võng và đổi người như trưa hôm qua. Do đi theo lệnh của Nhà vua, nên tất cả các làng mà chúng tôi đi qua đều có nghĩa vụ cung cấp cho chúng tôi số người khiêng võng cần thiết. Tôi đi cùng hai lính Nam Hà, họ đánh mõ tre ngay khi tôi đến. Đây là phong tục ở xứ này, họ tập hợp dân làng bằng cách đánh vào một đoạn tre lớn. Ngay lập tức, trưởng làng dẫn mọi người đến nhà trọ của tôi, ước tính trọng lượng cần mang và phân chia theo sức của mỗi người. Hôm nay, chúng tôi đã thuê 100 người khiêng vác để leo núi.
Ngọn núi này cao và dốc đứng, nhưng đã có một con đường đi lại được xây dựng, địa hình đầy đá. Nơi đây có nhiều cây cối rậm rạp và trong rừng có đủ loại động vật quý hiếm. Tôi chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ của ngọn núi này, nghĩa là hai bên con đường mà tôi đi qua, nhưng thiên nhiên dường như đã ban tặng cho nơi đây những sản vật phong phú và mang đến cho du khách một cảnh tượng vô cùng phong phú. Ngọn núi này bị cắt ngang bởi những khe núi, nơi đôi khi có những cây cầu chông chênh và không vững chắc. Ngọn núi này thuộc về một dãy núi dài khác mà không ai biết điểm cuối, chỉ biết rằng chúng kéo dài đến Lào. Chúng tôi đã ăn trưa trong một ngôi nhà trọ nhỏ nằm ở trung tâm ngọn núi. Phần còn lại của ngày hôm đó, chúng tôi đã đi xuống. Buổi tối, chúng tôi đã vượt qua một con sông và một nhánh biển, và đến ngủ tại một ngôi làng ven biển, nơi chúng tôi bị quấy rầy bởi một nhóm gái mại dâm đang chờ đợi du khách.
[Tác giả vượt đèo Hải Vân và dừng nghỉ ở vịnh Lăng Cô, cùng vượt đèo Hải Vân nhưng những mô tả của Thái Đình Lan gần 100 năm sau hay hơn nhiều]
Ngày 20:
Sáng sớm, sau khi đổi người khiêng võng, chúng tôi khởi hành, đi qua một đồng bằng đẹp, được tưới tiêu và canh tác tốt. Khoảng 8 giờ sáng, chúng tôi đến làng Cho mehe, nơi dân làng nổi loạn đã bỏ trốn để không phải phục vụ cho Nhà vua và [phải tuân] theo lệnh của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã quyết định thuê người khiêng vác và trả tiền cao cho họ để đi đến làng lân cận.
Ngày hôm đó, chúng tôi chỉ đi được hai hoặc ba dặm vì trời mưa to và liên tục.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 21:
Sáng sớm, chúng tôi đã đi thuyền qua một nhánh biển nhỏ và leo lên hai ngọn núi nhỏ dốc đứng, phía sau là một đồng bằng dài được tưới tiêu bởi một con suối nơi nước biển dâng cao. Cuối đồng bằng này là cửa sông Huơng. Chúng tôi đến đó vào lúc mười giờ sáng. Chúng tôi dừng lại đến trưa để ăn tối và thuê thuyền. Vào buổi trưa, chúng tôi lên thuyền. Từ Đà Nẵng đến đây, chúng tôi chỉ đi dọc theo bờ biển và di chuyển từ mũi đất này sang mũi đất khác. Biển gầm rú gần như dọc theo bờ biển và tôi thấy việc xuống thuyền rất khó khăn ở mọi nơi, ngoại trừ cửa sông.
Chúng tôi thuê bốn chiếc thuyền lớn và lên thuyền cùng với tất cả mọi người, lấy người chèo thuyền theo phiên và đi suốt đêm.
Ngày 22:
Sáng sớm chúng tôi tiếp tục hành trình trên sông Hương, 10 giờ sáng đến Chot tiam, buổi trưa thì đến Chôlé. Sông Hương chia thành nhiều kênh nhỏ rất thuận tiện và đẹp mắt, hai bên bờ sông được viền bởi những hàng tre, cây cổ thụ, đền chùa và nhà thuyền, tất cả tạo nên một khung cảnh đa dạng và thú vị cho du khách tò mò. Lúc 12:30, tại Cho-Sâm, chúng tôi gặp nhiều thuyền của quan lại và các thuyền khác, bao gồm cả thuyền của triều đình. Đúng 15 giờ thì đến kinh đô Huế, nhìn thấy Toïta (cung điện mùa hè) được xây dựng trên mặt nước và cung điện lớn tên là Phu hing [cung điện có ba dãy tường bao bằng gạch; Bức tường bên ngoài được lót bằng hàng rào tre rất cao]. Chúng tôi gặp thuyền của Michel Ruong giữa vô số thuyền bè, anh ta đến đón chúng tôi. Anh đưa chúng tôi đến khu phố người Hoa, nơi anh đã chuẩn bị cho chúng tôi một ngôi nhà rộng rãi và tiện nghi. Anh cho chúng tôi mượn tất cả đồ đạc cần thiết và mang thức ăn từ nhà mình ở gần đó đến cho chúng tôi.
Sáng ngày 23:
Sớm mai, hai viên đội cận vệ của vua được cử đến mời tôi đến cung điện. Tôi đến đó vào khoảng 11 giờ sáng cùng với toàn bộ đoàn tùy tùng. Để thể hiện sự trọng thị và tăng thêm tầm quan trọng cho sứ mệnh của mình, tôi đã cho 8 binh lính đi trước, họ ăn mặc khá gọn gàng và thậm chí lộng lẫy, vai mang súng trường. Tiếp theo, tôi đi đầu cùng các sĩ quan, theo sau là đoàn tùy tùng của chúng tôi, bao gồm các giỏ đựng đồ hoặc túi xách theo phong cách của đất nước, giống như những gì những quan đầu triều đình được phép mang theo. Hai người giúp việc to lớn người Malabar [nay là Kerala, một bang thuộc miền Nam Ấn Độ] mặc trang phục lính đánh thuê và đeo gươm bên hông đi theo cùng với những người hầu khác.
Đầu tiên, chúng tôi đến trước cửa cung điện, gặp quan đại thần On Caï-doï tam [ông cai đội Tam], người quản lý nội vụ của cung điện. Quan đại thần này là người gốc Chân Lạp, có nhiều quyền lực và được vua yêu mến. Ông tiếp đón chúng tôi lịch sự, tỏ ra thân thiện và đề nghị giúp đỡ chúng tôi mọi việc. Vào buổi trưa, ông dẫn chúng tôi vào cung điện. Vua đã di chuyển đến khu vực bên trong cùng cung điện, gần cửa, trong một tòa nhà lớn gọi là uha vôî, nghĩa là "nhà voi", vì vua thỉnh thoảng cho voi cưng của mình đến đây để vui chơi.
Chúng tôi đi qua hai hàng lính, họ giơ cao thanh gươm, tựa vào vai. Mọi khu vực sân trong cung điện cũng đều có lính canh gác ở hai bên. Cách cửa cung điện 50 bước chân, chúng tôi gặp cửa lớn của phòng ngai vàng nơi vua đang ngự. Vị vua này đang ngồi trên ngai vàng, đội vương miện và khoác lên mình bộ trang phục hoàng gia. Khi chúng tôi cách ông mười bước chân, chúng tôi đã cúi chào theo phong cách Pháp và thông dịch viên Ruong cúi đầu ba lần.
Nhà Vua với vẻ mặt hiền hậu và tốt bụng đã hỏi tôi về mục đích của việc tôi đến gặp ông. Tôi trả lời rằng tiếng tăm về uy quyền và đức độ của ngài đã vang danh tận phương Tây, vì vậy tôi được cử từ Vương quốc Pháp, vương quốc hùng mạnh nhất châu Âu, đến yết kiến ngài để dâng tặng quà cáp và lập hiệp ước hữu nghị và thương mại thay mặt cho dân tộc Pháp. Vua hỏi tôi từ Pháp đến Nam Hà bao xa và tôi đã mất bao lâu để đến đây. Tôi trả lời rằng từ Pháp đến Nam Hà cách 6.000 dặm và tôi đã mất 10 tháng cho chuyến đi này [tôi rời Pháp vào ngày 23 tháng 10 năm 1748 và đến Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 8 năm 1749]. Vua tỏ ra rất vui mừng khi được biết đến và kính trọng ở một đất nước xa xôi như vậy. Ông hỏi tôi hàng ngàn câu hỏi khác về tuổi tác, sức khỏe, gia đình, phong tục tập quán, quân đội và hải quân của Pháp, v.v. Sau đó, ông đứng dậy khỏi ngai vàng và bảo chúng tôi lại gần. Ông muốn xem trang phục của chúng tôi từng món một, nhưng đặc biệt là bộ tóc giả. Tất cả trang phục của chúng tôi đều hợp với sở thích của ông, ngoại trừ thứ bột mà chúng tôi thoa lên đầu. Tôi cố gắng giải thích rằng thứ bột này giúp giữ cho tóc khô và sạch. Ông trả lời rằng nó chỉ làm bẩn thêm tóc và quần áo của chúng tôi và bắt đầu đùa giỡn, [không có dân tộc nào chăm sóc tóc nhiều như Nam Hà; họ không sử dụng bất kỳ loại phấn nào và tóc của họ rất sạch: họ gội và chải thường xuyên] dùng quạt gõ nhẹ vào tóc giả của chúng tôi để rũ bớt bột. Tôi không thể trả lời ông bằng cách nào khác ngoài việc lấy ví dụ về những người dân bản địa mà chúng tôi thường trách móc vì bôi nhọ mặt và cơ thể bằng lông vũ, sơn màu và ruột động vật: đó là phong tục và tập quán của chúng tôi, tôi trả lời ông. Vua trò chuyện thân mật với tôi như vậy trong khoảng nửa tiếng, trong lúc đó ông cười rất nhiều và tỏ ra là một người rất vui vẻ. Cuối cùng, ông hỏi chúng tôi xem chúng tôi có muốn ăn gì không. Chúng tôi khẳng định với ông về sự thèm ăn của mình và ông ra lệnh chuẩn bị thức ăn cho chúng tôi. Sau đó, ông tự đi ăn tối và quay trở lại bên trong cung điện.
Trong khi chờ đợi bữa tối, chúng tôi đã dành thời gian để quan sát những bộ trang phục khác nhau của lính canh cung điện. Sau khi vua rời đi, họ đã đến đông đảo và xếp hàng xung quanh chúng tôi để thỏa mãn sự tò mò của họ, nhìn chúng tôi kỹ hơn và có thể nói là xem xét chi tiết. Những người lính này rất tò mò, nhưng là sự tò mò thô lỗ. Họ muốn sờ mọi thứ, nhìn mọi thứ; họ tháo nút áo khoác của chúng tôi, nhấc tóc giả của chúng tôi, cởi giày của chúng tôi và nói một cách tóm tắt, họ phiền phức hết sức có thể. Chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về trang phục giữa những người lính này, chủ yếu thể hiện ở hình dạng mũ và các ký tự hoặc chữ cái thêu trên áo trước ngực và sau lưng. Những ký tự này khá lớn nên có thể đọc được từ rất xa và cho biết người lính thuộc loại binh nào.
Về mũ của họ, phần lớn được làm từ lông ngựa được thợ thủ công gia công tỉ mỉ. Có nhiều kiểu dáng khác nhau. Một số loại khác được làm từ bìa cứng sơn bóng hoặc màu đỏ với hoa bạc được vẽ cho lính thường và trang trí bằng các chi tiết bằng bạc cho quan chỉ huy. Loại mũ này có hình dạng giống mũ Flemish hoặc Hà Lan, chỉ khác là vành mũ tròn đều xung quanh và từ đỉnh mũ nhô lên một vật trang trí bằng cùng chất liệu với mũ và có hình dạng gần giống như núm táo. Những người lính này đều được trang bị một thanh kiếm lớn dài khoảng 4 pieds [đơn vị đo lường cổ của Pháp, 1 pieds bằng khoảng 30,48 cm], nhưng cần lưu ý rằng chuôi kiếm dài ít nhất 2 pieds. Phần lớn những thanh kiếm này được bọc bằng đồng thau với vỏ bằng gỗ sơn bóng, một số bằng bạc, và khoảng 40 thanh được bọc bằng vàng khá phong phú và được chế tác tinh xảo. Những người lính mang những thanh kiếm có chuôi vàng là lính canh bên trong cung điện.
Nhìn chung, tất cả những người lính này đều gầy gò, được tuyển chọn không đồng đều, mặc quần áo tươm tất nhưng không sạch sẽ, hầu hết đều có vẻ ngoài nhỏ bé, không có chút khí chất võ sĩ nào. Sau khi đã chán ngấy nhìn những khuôn mặt kỳ quặc và trả lời những câu hỏi ngu xuẩn và vô nghĩa của họ, chúng tôi thấy một chiếc bàn lớn bày đầy thịt và món hầm Nam Hà. Bốn người lính khiêng chiếc bàn này và đặt nó vào căn phòng nơi Vua đã ban cho chúng tôi khán thính. Chúng tôi bắt đầu ngồi vào bàn khi nhà vua xuất hiện và tuyên bố trước tiên rằng ông đến để giải trí và dành buổi chiều cùng chúng tôi một cách không nghi thức. Ông bảo chúng tôi ngồi xuống, ngồi cùng chúng tôi và mời chúng tôi ăn tối. Ông đã chu đáo chuẩn bị cho chúng tôi những chiếc muỗng và nĩa, nhưng ông muốn xem liệu chúng tôi có khéo léo sử dụng những chiếc đũa Nam Hà có hình dạng giống như đũa Trung Quốc hay không. Chúng tôi làm khá tệ và quay lại dụng cụ quen thuộc của mình.
Nhà Vua niềm nở mời chúng tôi nếm thử tất cả các món ăn, dạy cho các bạn đồng hành của tôi tên gọi của từng món ăn, hỏi ý kiến của chúng tôi về cách chế biến món ăn của người Nam Hà. Chúng tôi không ngần ngại khen ngợi tất cả mọi thứ, mặc dù thỉnh thoảng chúng tôi không thể kiềm chế được việc nhăn mặt khi ăn một số món hầm có thể khiến người ta ngộ độc. Phải thừa nhận rằng người Nam Hà là những đầu bếp tồi tệ mặc dù họ không tiếc tiền để nêm nếm thức ăn của mình. Trong khi chúng tôi đang ăn, một người trong chúng tôi hắt hơi, Vua liền nói với chúng tôi rằng điều đó không tốt và không có gì ghê tởm và bẩn thỉu hơn việc hắt hơi khi đang ăn. Nhìn chung, bữa trưa của chúng tôi diễn ra rất vui vẻ; Vua đặc biệt cười rất nhiều.
Sau bữa trưa, người ta mang đến chiếc kính viễn vọng, là một trong những món quà mà tôi đã tặng Vua; Vua bảo tôi lắp ráp và điều chỉnh nó để Vua có thể sử dụng, tôi đã làm ngay và hoàng tử rất hài lòng. Sau đó, Vua cho mang đến yên ngựa và dây cương, cũng là một phần trong số những món quà; Vua tỏ ra rất hài lòng và bảo các quý ông của chúng tôi hãy gắn nó vào một trong những con ngựa mà tôi đã mang đến từ Pondicherry. Chiếc yên ngựa vốn đã sang trọng và lộng lẫy, nay càng thêm nổi bật trên thân hình của con ngựa khá đẹp này. Mọi người gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hàm ngựa và dây cương.
Trong khi mọi người đang sửa soạn, Vua cho dâng trà lên. Trà được dâng trên một khay vàng, ở giữa có một chiếc bát vàng lớn đựng nước ấm để súc miệng trước khi uống trà. Vua nói với tôi rằng ông rất vui mừng về sự xuất hiện của tôi trong Vương quốc của mình, rằng ông sẽ không thu bất kỳ khoản thuế nào đối với tàu của chúng tôi, rằng nếu ai đó làm hại tôi, tôi chỉ cần báo cho ông biết và ông sẽ đòi lại công lý cho tôi, đồng thời ông còn đưa ra hàng ngàn lời đảm bảo bảo vệ và thiện chí. Tuy nhiên, đêm đã đến gần và Bệ hạ, nóng lòng muốn xem con ngựa không thể được đóng yên cương, đã mời một trong những quý ông của chúng tôi cưỡi nó với dây cương đơn giản. Vị quý ông này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và đã thực hiện nhiều vòng phi nước đại trong sân rộng lớn của cung điện. Vua cảm ơn chúng tôi và chúng tôi đã cáo lui.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Picture1.png


Tranh vẽ tác giả mặc lễ phục vào gặp chúa Nguyễn
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 24:
Chúng tôi dành cả ngày để sắp xếp nhà cửa, mua sắm hoặc mượn những đồ đạc cần thiết.
Ngày 25:
Tôi đã đến thăm vị quan lớn On Couo Touo, nghĩa là cha của Vương quốc, chú ruột của Vua và người thứ hai trong Vương quốc. Vị quan này đã tiếp chúng tôi với tất cả binh lính của ông xếp hàng hai bên. Ông ở trong một căn phòng rộng bằng gỗ rất sạch sẽ, theo phong cách của đất nước. Ông ngồi trên một chiếc ghế cao khá giống ngai vàng của Vua. Ông ta đội một chiếc mũ lông được làm tỉ mỉ, trang trí bằng những con rồng bằng vàng giả, ở giữa có gắn một chùm tua rua lụa đỏ được đeo trên một chiếc kim vàng như một chiếc tua rua. Ông đối xử với chúng tôi rất thân thiện, cho chúng tôi ngồi bên cạnh ông, dâng trà cho chúng tôi và đảm bảo sự bảo vệ của ông ta. Vị quan là một người đàn ông to lớn, đẹp trai, 64 tuổi. Ông được cho là một người có liêm chính và thông minh. Cho đến nay, ông đã cai trị Vương quốc một cách khéo léo; nhưng hiện nay, do tuổi cao sức yếu, ông bắt đầu nghỉ ngơi mặc dù Vua và bốn vị quan không làm gì mà không có lời khuyên của ông; ông thích đi câu cá và duy trì thể trạng tốt bằng cách ăn hai con chó mỗi ngày.
Ngày 26:
Tôi đã đến thăm người cậu ruột của vua, người có tước hiệu là "On tha ngoai", nghĩa là quan đại thần phụ trách các vấn đề đối ngoại. Vị quan này đã tiếp chúng tôi một cách long trọng và tỏ ra rất thân thiện. Ông ấy đã nói rất nhiều về sức mạnh của vương quốc, ca ngợi sức mạnh của quân lính trên các chiến thuyền, và kể cho chúng tôi nghe về những chiến công của những đội quân này. Tuy nhiên, tất cả những câu chuyện này đều cần được xác minh và có vẻ quá hoang đường để có thể lặp lại. Tôi nhận thấy ở vị quan này sự kiêu căng thô lỗ, sự lười biếng, sự quan tâm lớn đến việc ăn mặc chỉnh tề, nhưng lại thiếu đi phẩm giá và sự cao quý.
Nhà của vị quan này, cũng như nhà của "On couo touo", và nói chung là nhà của các quan đại thần, được gọi là cung điện ở đất nước này, một cách gọi không xứng đáng. Đó là những ngôi nhà lớn được xây dựng sơ sài và tập trung trong một khu vực khá chật hẹp. Đầu tiên, người ta gặp căn phòng của lính tráng đầy ắp dao kiếm, giáo mác, khiên, lao, cuốc, súng hỏa mai. Sau đó, người ta bước vào một khu vực thứ hai, nơi có phòng chờ dành cho người nước ngoài. Đây là nơi những người muốn được yết kiến chờ đợi. Căn hộ thứ hai này sạch sẽ hơn một chút, nhưng không có đồ đạc nào khác ngoài một vài chiếc chiếu để tiện cho những ai muốn ngồi bệt dưới sàn. Từ khu vực thứ hai này, người ta đi vào khu vực thứ ba qua một con đường vòng vèo và tìm thấy căn nhà của quan đại thần có cấu trúc tương tự như những căn hộ khác, nhưng được bảo quản tốt và được trang trí khá đẹp bằng các đồ vật Trung Hoa.
Nói chung, tất cả những căn nhà này đều được bao quanh bởi những hành lang và sân trong. Các sân được trang trí bằng đá cuội và bình gốm Trung Hoa chứa đầy hoa và cây quý hiếm. Những món đồ nội thất tò mò nhất mà tôi nhận thấy là những chiếc bàn, ghế đẩu và giường bằng đá cẩm thạch Trung Quốc được khảm vào một loại gỗ trơn đẹp và được gia công tốt. Tường hoặc vách ngăn không có bất kỳ thảm trang trí nào. Người Nam Hà chỉ treo trên đó một vài chữ lớn, được viết tay đẹp trên giấy hoặc khắc trên bảng và mạ vàng, thể hiện một số câu châm ngôn lấy từ sách đạo đức, hoặc là những bức tranh vẽ trên lụa hoặc giấy bằng mực tàu mà họ rất ưa chuộng mặc dù đó chỉ là những bản vẽ sơ sài mô tả núi non, đá tảng, chim chóc hoặc một số thần tượng.
[đây có lẽ là Thái bảo Phan quốc công Trương Phúc Phan cũng là cậu ruột của Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát]
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 27:

Tôi đã đến thăm quan On caï an tin [ông coi ấn tín???], chức vụ này tương đương với chức vụ Intendant des finances [Bộ trưởng Tài chính]. Ông ấy tiếp đón chúng tôi khá lịch sự nhưng không trang trọng, theo phong tục của đất nước. Ông ấy đã mời chúng tôi trà và trầu. Chúng tôi thấy vị quan này ít cởi mở và khó tính hơn những người khác. Ông ấy tức giận vì không được vua cử ra để kiểm tra tàu của chúng tôi, nhất là vì ông ấy cho rằng theo chức vụ của mình, ông ấy cao hơn On caï bo và là quan đầu tiên phụ trách các vấn đề tàu thuyền. Đây là một cuộc tranh cãi giữa những người cầm bút và những người cầm kiếm về việc ai có quyền ưu tiên, một cuộc tranh cãi sẽ không bao giờ được giải quyết vì lợi ích của vua là duy trì sự chia rẽ giữa hai nhóm này.

Quan On caï an tin trước đây là người hầu trong cung. Ông ta được vua yêu thích vì sự khéo léo pha trà. Vua đã trao cho ông ta chức vụ hiện tại, nơi ông ta nổi tiếng với sự tham lam vơ vét của cải của dân chúng. Vì tin rằng tàu của chúng tôi rất giàu có, ông ta rất tức giận vì không được kiểm tra tàu và vì vậy đã bỏ lỡ một cơ hội tốt để vơ vét. Tôi tin rằng vị quan này sẽ không bỏ qua bất cứ điều gì để cản trở chúng tôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 28:
Tôi đã đến thăm quan On Tha Tlaon, vị quan đại thần phụ trách các vấn đề nội bộ và đối ngoại trong cung. Vị quan này cũng là một trong những người cậu ruột của vua, nhưng ông ta ít được tín nhiệm hơn ba vị đại thần khác và cũng ít giàu có hơn. Ông ta tiếp đón chúng tôi trong một căn nhà nhỏ được dựng giữa sân nhà, mở bốn mặt và lợp bằng rơm. Ông ta tỏ ra rất lịch sự với chúng tôi, giới thiệu những đứa con còn nhỏ, xinh xắn, da trắng và có vẻ ngoài thông minh. Ông dường như rất quan tâm đến việc giáo dục con cái và đã bày tỏ mong muốn cho chúng đi du lịch để học hỏi và thoát khỏi sự thiếu hiểu biết sâu sắc mà người dân đất nước ông đang sống do không biết những gì đang xảy ra bên ngoài quê hương. Vị quan này nói chuyện có lý lẽ và dường như có một chút triết lý tự nhiên của riêng mình. Ông hài lòng với những câu trả lời của tôi cho những câu hỏi khác nhau của ông, và đã mời tôi đến thăm ông ta càng thường xuyên càng tốt. Những yêu cầu khác nhau mà ông đưa ra cho tôi đã cho tôi cơ hội hỏi ông có bao nhiêu vợ. Ông quả quyết rằng ông chỉ có một người vợ. Ngay lập tức, ông đã sai người đi mời bà ấy: vị phu nhân này xuất hiện một cách duyên dáng và với một vẻ trang trọng hiếm gặp ở những người phụ nữ bên ngoài châu Âu. Theo phong tục của đất nước, để tỏ lòng tôn trọng chồng, bà ngồi ở một chỗ khuất phía sau quan đại thần. Sau đó, bà đã hỏi tôi một số câu hỏi thể hiện sự tò mò và tâm trạng rất vui vẻ.
Tôi đã nói chuyện với quan đại thần về mục đích chuyến đi của tôi và đề nghị ông hỗ trợ tôi trước mặt vua để có được sự tự do và các đặc quyền cần thiết cho hoạt động thương mại của chúng tôi. Tôi đặc biệt nhấn mạnh với ông tầm quan trọng của việc biến tiền xu thành tiền tệ lưu thông trong cả nước đối với cả chúng tôi và lợi ích chung của vương quốc. Ông đã hứa tất cả mọi thứ với một vẻ chân thành khiến tôi hy vọng vào sự chân thành của ông.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top