[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau cuốn: Nhật ký hành trình đến xứ Nam Hà [1749-1750] của Pierre Poivre, nhiều cụ rất ham mê Lịch sử và các bản dịch của em, muốn em có một cuốn khác nói về Đàng Ngoài,hay Bắc Hà thời Lê-Trịnh, ngõ hầu có cái so sánh với Đàng Trong, vốn được nhiều người yêu nhà Nguyễn tự huyễn hoặc hay tâng-bốc quá mức là một xứ giàu có.
Nay em đã hoàn thành xong bản dịch sách cổ từ tiếng Ý-Latin nhan đề: Lịch Sử xứ Đàng Ngoài, hay Bắc Hà 1646-1658. Tác giả là giáo sĩ dòng Tên Giovanni Filippo de Marini, người Ý, là một trong những giáo sĩ đến miền Bắc sớm nhất và có 12 năm sống liên tục ở đây, ông còn gắn bó với Đàng Ngoài đến tận 1673, sau khi bị trục xuất vĩnh viễn.
Một cuốn sách rất dày, viết bằng tiếng Ý- Latin, trong đó mô tả rất cặn kẽ cuộc sống, lễ hội, văn hóa, kinh tế, sản vật, địa lý, và vua Lê chúa Trịnh [vua Lê Thần Tông và Trịnh Tráng, Trịnh Tạc] của Đàng Ngoài thời ấy.
Đặc biệt, tác giả dành 2 chương nói về đạo Phật, về Phật Thích Ca, tuy có những ngôn từ hơi tiêu cực, nhưng tác giả lại có những nhận xét, đánh giá, phân tích rất sâu về đạo Phật, về sự sa đọa của Tăng ni làm hỏng đạo, về những lý thuyết mơ hồ, về lợi dụng cúng dường, sư dâm ô.của sư và ni cô.
Với con mắt của một người đã sống ở Đàng Ngoài rất lâu, tac giả còn có những lời lẽ cực kì thâm- thúy về vua Lê.
Nguyên do em dịch cuốn này, là tình cờ có lần đọc cuốn: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII, tác giả Nguyễn Trọng Phấn, sách tái bản,thấy ngắn và không hay, em bèn tìm bản gốc tiếng Ý và Latin để đọc, rồi đối chiếu với bản tiếng Pháp [do chính tác giả dịch], thấy sách dịch bị cắt nhiều quá, dịch sơ sài, thậm chí sai cả nguyên tác.
Em bèn dịch lại, từ nguyên bản tiếng Ý là tiếng mẹ đẻ của tác giả.
Việc dịch sách, em thấy, hoặc là chuyển dịch sang tiếng Việt hiện đại, như thế thì dễ, nhưng sẽ mất đi văn phong của tác giả; hoặc giữ nguyên văn phong, như thế sẽ buộc người đọc phải đọc kỹ hơn mới hiểu, và sau cùng, em quyết định chọn cách thứ hai, giữ nguyên văn phong của tác giả.
-------------------------------
Cụ nào muốn đọc sách giấy, em tặng bản PDF

Screenshot (68).png

Link download sách:
 
Chỉnh sửa cuối:

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,852
Động cơ
-190,054 Mã lực
Cháu kê ghế ngay ngắn hàng đầu!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách gồm 2 phần chính, phần 1 nói về Lịch sử,xã hội, văn hóa, lối sống, sản vật, tình hình chính trị, quân sự Đàng Ngoài, phần 2 nói về công cuộc truyền giáo của tác giả, em chỉ dịch phần 1, còn phần 2 có quá nhiều thuật ngữ, sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, e là không phù hợp với nhiều cụ trên OF.
Do trình độ tiếng Latin cực kỳ dốt-nát, tiếng Ý thì đã lâu em không dùng, cũng gắng sức đưa một bản dịch quê mùa, kém cỏi, văn phong ngu dốt hầu các cụ đam mê Lịch sử, nên có thể không tránh khỏi sai sót, xin được lượng thứ.
Kèm theo là bản dịch ngắn dịch thêm của giáo sĩ Giáo sĩ Giuliano Baldinotti, người đến trước Marini một thời gian.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong sách, tác giả có đưa ra những danh từ tiếng Việt được phiên âm trực tiếp, gặp trường hợp này em giữ nguyên tác, có chú thích rõ ràng, chỗ nào không khảo cứu được, em đành thôi.
Các đơn vị đo lường kiểu La Mã cổ,em giữ nguyên và chú thích.
 
  • Vodka
Reactions: B52

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
KÝ SỰ ĐÀNG NGOÀI, 1626
Giuliano Baldinotti
Tác giả

Giáo sĩ Giuliano Baldinotti [?-1630], người Ý, sinh tại Pistoia [gần Florence], là giáo sĩ Dòng Tên đầu tiên đến Đàng Ngoài. Ông đi cùng với thày giảng Giulio Piani, người Nhật từ Macao ngày 2-2-1626 và tới Tunquim [Đông Kinh tức Thăng Long] ngày 7 tháng 3 năm 1626. Ngày 18 tháng 8 năm 1626, ông rời Thăng Long, về đến Macao ngày 16 tháng 9 năm 1626.

Baldinotti ở Thăng Long hơn năm tháng, nhưng ông không biết có vua Lê. Người mà ông gọi là Roi, chính là chúa Trịnh Tráng [1623-1657] con của chúa Trịnh Tùng [1570-1620]. Lúc này, vua Lê không còn vai trò gì cả, vì từ năm 1599, sau khi thông sứ với nhà Minh và nhường đất Cao Bằng cho họ Mạc, trong nước đã yên, Trịnh Tùng bèn tự xưng làm Đô-nguyên-súy, Tổng-quốc-chính, Thượng phụ Bình An Vương, cấp bổng cho vua Lê được thu thuế 1.000 xã, và cấp cho 5.000 lính để làm quân túc vệ. Còn những việc đặt quan, thu thuế, bắt lính, trị dân đều thuộc về quyền họ Trịnh. Chỉ khi thiết triều hay tiếp sứ mới cần đến vua.

Giuliano Baldinotti đến Đàng Ngoài bốn năm sau khi Cristoforo Borri rời Đàng Trong [1622].

Khi Baldinotti đến Đàng Ngoài năm 1626, Trịnh Tráng mới lên ngôi chúa được 3 năm. Trong bối cảnh Đàng Ngoài sửa soạn chiến tranh với Đàng Trong, Baldinotti là nhân chứng ngoại quốc đầu tiên để lại một tập tài liệu.

Việc Macao gửi Baldinotti đi Đàng Ngoài cùng với thày giảng Giulio Piani, người Nhật, là theo thông lệ lúc bấy giờ: Thày giảng Piani làm thông ngôn bằng cách viết chữ Nhật [tức chữ Hán đọc thành tiếng Nhật] cho người Việt đọc và trả lời bằng chữ Hán, rồi Piani dịch sang tiếng Bồ hoặc La tinh cho Baldinotti hiểu. Theo Baldinotti, thầy Giulio Piani còn có nhiệm vụ nghe xưng tội, vậy Piani còn biết cả tiếng Việt nữa. [Nhật Bản là nước đạo Chúa được truyền vào từ giữa thế kỷ XVI, và các giáo sĩ Tây phương đã nghĩ cách viết tiếng Nhật bằng mẫu tự La Tinh với các giáo sĩ Nhật Bản. Nhưng từ năm 1614, Mạc phủ cấm đạo rất ngặt, các giáo sĩ Tây phương và Nhật Bản phải chạy ra nước ngoài, với kinh nghiệm hơn 20 năm thành lập chữ quốc ngữ Nhật. Cho nên khi Macao gửi giáo sĩ đến Việt Nam, họ luôn luôn gửi thầy giảng Nhật đi kèm. Vì vậy, các thày giảng Nhật đã góp phần không nhỏ vào việc truyền giáo và thành lập chữ quốc ngữ. Riêng linh mục Pedro Marques, người Bồ lai Nhật, đã nhiều lần cầm đầu các phái đoàn giáo sĩ đến Đàng Trong và Đàng Ngoài, và là cha Bề trên ở Hội An, cơ sở đầu tiên của đạo Chúa ở Đàng Trong].

Qua 5 tháng, 10 ngày, ở Bắc Hà, Baldinotti đã quan sát đời sống ở đây, khi trở về Macao, ông viết bản phúc trình gửi Bề trên ở Roma, khoảng 4 trang sách in, rất cô-đọng và chứa đựng nhiều thông tin đáng chú ý, có tầm quan trọng không ngờ. Ký sự Đàng Ngoài tức bản phúc trình của Giuliano Baldinotti, là thư ông gửi cho Giáo trưởng Dòng Tên ở La Mã, đề ngày 12 tháng 11 năm 1626, tường trình công việc và kết quả chuyến đi Đông Kinh, một vương quốc ông "vừa khám phá" và được chúa Trịnh Tráng tiếp đãi hết sức tử-tế. Trong thư này, Baldinotti còn cho biết nguyện vọng muốn được trở lại Đông Kinh [Thăng Long, Đàng Ngoài]. Nhưng rồi không thấy ông trở lại. Và năm 1630, ông qua đời tại Macao.

Ký sự Đàng Ngoài của Baldinotti được đăng cả bản tiếng Ý lẫn tiếng Pháp [do bác sĩ Mario Carti dịch] ở Hà Nội, trong Bulletin de l'Ecole Française d'Extrême-Orient [Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ], quyển III, năm 1903, trang 71-78, trong mục Notes et Mélanges [Ghi chú và Tạp bút].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
GHI CHÚ VÀ TẠP BÚT

[Notes et Mélanges]

Ký sự Đàng Ngoài của cha Baldinotti

Lời giới thiệu của Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ:

Ta biết rằng Cha Giuliano Baldinotti, người Ý, sinh tại Pistoia, gần Florence, là giáo sĩ đầu tiên đến Đàng Ngoài. Ông Nocentini, là bạn một vị học giả rất thành thạo lịch sử Pistoia, nên đã có được một bản của cuốn sách trong có in bức thư ngắn của cha Baldinotti gửi cho Giáo trưởng Dòng Tên ở Rome, sau khi ông về Macao và mất ở đấy năm 1630. Bản ký sự này là một tài liệu rất hiếm. Ông Capponi trong Bibliografia pistoiese coi là chưa in ở đâu và Cha Zacaria cũng vậy (...) Tuy nhiên, lá thư của cha Baldinotti gửi cho bề trên ở Rome đề ngày 12 tháng 11 năm 1626, đã được những người thừa kế của ông Bartolomeo Zanetti in tại Rome năm 1629 trong một cuốn sách nhỏ, tựa đề Lettere dell' Ethiopia dell' Anno 1626 fino al Marzo del 1627, e della Cina dell' Anno 1625 fino al Febraio del 1626. Ông Nocentini đã tìm thấy một bản này ở thư viện quốc gia Florence, ông cho chép lại và trình bày tại Hội nghị Hà Nội, qua bản dịch tiếng Pháp của bác sĩ Mario Carti, mà chúng tôi có sửa lại chút đỉnh.

Ký sự về Vương quốc BẮC HÀ, vừa mới khám phá

[Relation du Royaume de Tunquim, nouvellement découvert]

Nhân dịp mấy thương nhân Bồ Đào Nha trù tính đáp một chiếc “galiote” [thuyền có cột buồm cao và thân hình thon tròn của Châu Âu] sang xứ Đông Kinh [tức là Bắc Hà, hoặc theo nghĩa hẹp hơn là Thăng Long] - hành trình mà chưa ai đi cả - các bề trên xét rằng nên phái tôi đi với thầy Giulio Piani người Nhật Bản, sang trông nom việc rửa tội và nhân thể xem dân xứ này có sẵn-sàng chịu lời Chúa hay không?

Chủ ý như vậy, chúng tôi ở Áo Môn đi ngày 2 tháng 2 năm 1626; mất 36 ngày, một phần vì dò hỏi đã không được kỹ-càng, hai là vì bão... Ngày 7 tháng 3, chúng tôi mới đến Đông Kinh, do một con sông ăn ngược lên đất 18 dặm [dặm La Mã, tương đương với 1km478m. Vậy 18 dặm là 26 km 604m]. Được tin Chúa [nguyên văn: Le Roi] cử 4 thuyền chiến ra biển đón và hộ-vệ chúng tôi suốt dọc sông để bọn cướp biển Trung Hoa đã rình sẵn khỏi cướp bóc.

Đến nơi, tôi đi cùng thầy Giulio và tất cả các người Bồ Đào Nha vào bệ kiến, Chúa hoan hỉ tiếp chúng tôi, khoản-đãi chúng tôi, cho ăn nhiều món khác nhau và hứa giúp chúng tôi mỗi khi chúng tôi cần nhờ việc gì. Khi chúng tôi cáo từ, ngài ban cho viên thuyền trưởng và tôi nhiều y phục bản xứ rất quý giá và truyền lệnh cho chúng tôi được ở những nhà tốt nhất tại kinh đô.

Trong thời kỳ chúng tôi lưu tại Đông Kinh, ngài hậu-đãi chúng tôi, sai mang các thứ giải khát cho viên thuyền trưởng và tôi hoặc ban cho chúng tôi đủ thứ tặng phẩm mỗi khi chúng tôi vào triều kiến. Ngài thường cho đòi chúng tôi vào xem các cuộc vui như đấu voi, đua ngựa hoặc đua thuyền. Ngài cưỡi voi xông vào đám quân lính rồi voi lấy vòi cướp lấy giáo gươm hay khí giới khác dâng ngài; ngựa cũng vậy [người cưỡi] cũng biết nhặt những giáo mác đưa cho quân kỵ. Chúng tôi còn được mời xem tuồng hát và nhiều hội hè: có vài nơi cần giữ phẩm-cách, tôi không đến [ý giáo sĩ nói là các quán Thanh Lâu hay Lầu Xanh]. Ngài ưu đãi chúng tôi như vậy hình như vì muốn thông thương với người Bồ Đào Nha đã được tiêng đồn là đem nhiều nguồn lợi bằng tàu thuyền đến xứ này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong suốt thời gian ở Đông Kinh, tôi hết sức khuyên-bảo người Bổ Đào Nha nên làm gương tốt cho dân trong xứ. Họ nghe theo tôi, nên Chúa đẹp lòng và, sẵn có ý tốt với đạo chúng ta, muốn lưu tôi lại: một vị “nội giám” [hoạn quan] và một pháp sư đã tâu ngài biết rằng tôi hiểu Toán học, nên ngài sai một quan thị vời tôi vào để giảng cho ngài rõ những lẽ thuộc về Thiên văn. (Vì một lần có một pháp sư? đến thăm tôi, tranh luận với tôi trong ba giờ đồng hồ về giáo lý, chịu phục tôi và đã tuyên bố trước thuộc hạ ông và những người Bồ Đào Nha rằng người Đông Kinh không biết nói năng, suy nghĩ và ở ăn như thú vật; pháp sư nài ép tôi ở lại để dạy dỗ chúng dân, gửi quà bánh biếu tôi và đi lại thăm tôi rất lịch thiệp) [có lẽ là Chiêm Tinh, nguyên văn là: che gli insegno le cose del cielo]. Khi quan thị đến, tôi thưa rằng:

- Bề trên sai tôi đi theo người Bồ Đào Nha lượt đi cũng như lượt về, tôi phải cai quản họ và hướng dẫn họ về việc đạo, tôi không được phép ở lại đây; nhưng khi về đến Áo Môn, tôi sẽ xin phép trở lại đây và sẽ ở Đông Kinh vĩnh viễn để phò Chúa. Được như thế tôi sẽ thỏa mãn lắm vì phận sự tôi ở Đông phương không phải là để thu nhặt bạc vàng nhưng là để dạy cho họ cần đến những việc Trời và nói cho họ hiểu đâu là vị Thượng đế chân chính đã tạo ra Trời Đất.

Chúa rất hài lòng về những lời trình bày của tôi nên mấy hôm sau cho vị pháp sư trên kia đến vời [tôi] vào chầu. Chúa ban yến tiệc cho tôi, hỏi tôi những câu hỏi về khối tròn, yêu cầu tôi sang năm lại sang, ban cho tôi một thẻ bài để được vào và cư trú ở khắp xứ, không phải chịu một điều khoản nào cả. Thế Tử là người sẽ lên kế vị ngài cũng ban cho tôi một thẻ bài giống như thế cùng nhiều quà cáp của Vương phi và của ngài.

Bà chính phi [Regina sua Madre, có lẽ là bà Trần Thị Ngọc Đài. Chúa Trịnh Tráng có hai chính phi: Trần Thị Ngọc Đài, cưới trước. Khoảng 1600, trở đi, khi Nguyễn Hoàng đã trở về Nam, để yên mặt Bắc, ông gả con gái là Nguyễn Thị Ngọc Tú cho con trai Trịnh Tùng là Trịnh Tráng. Ngọc Tú cũng là chính phi. Vậy bà chính phi bị "quỷ ám" ở đây, chắc là Trần Thị Ngọc Đài, mẹ Trịnh Căn, con thứ tư, sẽ lên nối ngôi Trịnh Tráng] bị Quỷ [Diavolo] ám mỗi đêm, bà nói: nếu tôi [tác giả] bảo đảm được rằng: bà theo đạo thì mỗi đêm con quỷ sẽ sợ, không dám đến quấy nhiễu bà nữa, bà sẽ theo đạo. Tôi trả lời rằng: tôi tin thánh Chúa, tôi hy vọng nếu bà theo đạo, con quỷ sẽ không dám sách-nhiễu, nó sẽ trốn khỏi bà, như nó đã trốn khỏi những người công giáo thuận thành, vì nó rất sợ, và tôi sẽ hướng bà theo hầu Thượng đế đích thực. Người thuyền trưởng kể lại cho tôi rằng từ khi bà đeo chuỗi tràng hạt quanh cổ, thì bà hết bị quỷ ám.

Nhưng con quỷ, tức giận vì bị đuổi khỏi xứ này, nó đã thấy ló dạng sứ mệnh truyền giáo,việc lập giáo đường đang tiến hành [thuận lợi] thì con quỷ bèn nhất quyết chống lại, qua một người Maure [Maure là người dân ở miền Mauritanie, Bắc Phi], tên này rêu rao nói xấu người Bồ bằng đủ loại vu cáo, bỗng nhiên đi nói xấu người Bồ Đào Nha và rêu rao lên rằng người Bồ Đào Nha làm do thám cho vua Đàng Trong là thù địch của vua Đàng Ngoài và viên thuyền trưởng Bồ Đào Nha đã nhận được một món tiền [nguyên văn:Denier, tiền thời La Mã và Pháp xưa] to về việc ấy. Bịa đặt ra như thê', tên Maure muốn trả thù mấy người Bồ Đào Nha có hiềm-khích với hắn và muốn chiếm lấy của cải chúng tôi khi chúng tôi bị trục ra khỏi xứ như quân do thám hay như quân bất lương. Chúng tôi có dâng biểu trần tình; lại được thêm một vị Hoàng thân đã hiểu biết người Bồ Đào Nha ở nhiều nơi nói cho Vua rõ [ở đây vẫn là Chúa Trịnh], nên ngài không tin những điều đồn bậy. Nhưng không yên tâm nên Chúa buộc chúng tôi thề sẽ không vào Đàng Trong và bao giờ cũng một lòng với ngài. Ngài cho đòi chúng tôi đến một ngôi chùa [pagode] để làm lễ Thề.

Để làm lễ thề này, họ dẫn chúng tôi đến một căn thờ phụ của một trong những Pagode [Đền] của Chúa, theo sau rất đông quần chúng. Một chiếc bình được đặt lên bàn trong phòng lễ, họ đổ rượu và nước vào. Họ dùng xẻng sắt, và mũi kiếm, để chạm vào bình. Sau khi đốt miếng giấy có ghi lời thề, họ để rơi xuống bàn và dập tắt lửa bằng cách nhỏ lên vài giọt máu gà vừa cắt tiết, giấy tan thành vụn.

Họ chỉ làm như thế, không có lễ nghi nào khác dành cho Pagode [Phật]. Mọi người đứng xung quanh bàn. Sau đó, họ bắt chúng tôi thề trước Pagode [Phật], trước bàn thờ và những cành nho vàng [le viti d'oro, có lẽ là vàng mã thì đúng hơn] cắm trên bàn thờ, thề rằng chúng tôi quyết tuân thủ lời thề [đã ghi trong giấy] và uống hết rượu vang này. Lúc bấy giờ tôi mới bày ra một tấm hình lớn của Chúa Cứu Thế, vì đã đoán trước mọi việc sẽ xẩy ra, nên tôi ngầm mang theo, tôi quỳ gối trước tấm hình này và nói rằng tôi không muốn thề trước bất cứ thần thánh nào, không phải là Đức Chúa của tôi, có hình ảnh trước mắt đây, vì chỉ Người mới là Đức Chúa có thẩm quyền để trị tội những kẻ bội thề.

Viên hoạn quan, rất quyền-thế trong triều, người thay thế Chúa trong lễ Thề này, không chấp nhận việc thề như thế, và muốn tôi phải thề trước Pagode [ông Phật] này. Tôi cố gắng giải thích với ông ta rằng, tập tục của tất cả mọi nước trên thế giới là ai thề trước Thánh thần của người nấy, và để cho người Bồ thề trước Chúa Cứu Thế của họ, vẫn có lợi hơn là bắt họ phải thề với Pagode [Phật] thì cũng như không, bởi họ chẳng sợ gì. Vị hoạn quan vẫn không bằng lòng, tôi nài nỉ ông báo cho Chúa biết quyết định của chúng tôi (ông sai thị đồng đi ngay) và chúng tôi sẵn sàng chịu chết, chứ không chịu thề như thế, không phải vì chống lại lệnh Chúa mà vì không chịu nhìn nhận một vị thánh không phải là thánh.

Chúa, với tính thận-trọng, hiểu ngay mọi sự, và gửi người tới bảo chúng tôi có thể thề theo lối đạo Ki-Tô như chúng tôi muốn. Lúc đó tôi quay lưng lại Pagode [tượng Phật] và trước mặt tôi có ảnh Chúa Cứu Thế, tôi quỳ xuống, hai tay đặt lên hình, to giọng phản đối rằng:

- Tôi không thề trước thánh của Đông Kinh và bất cứ thánh nào khác, bởi vì tất cả đều giả; mà tôi chỉ thề trước hình ảnh Chúa Cứu Thế, đích thực tạo ra trời đất, và thề rằng Người sẽ vật tôi chết, bằng nước, bằng lửa, bằng súng ống, với những hình phạt nặng nề nhất có thể mường tượng được, nếu tôi phản bội lời thề.

Cũng theo cách đó, thày Giulio, người thuyền trưởng và tất cả những người Bồ khác đều thề như thế. Người ngoại đạo đến xem rất bằng lòng vì buổi lễ thề hôm đó, duy có chúng tôi chỉ được toại nguyện một nửa, nửa kia cảm thấy đau đớn vì đã mất một cơ hội hiến thân mình để vinh danh Chúa Trời, Người đã hiến đời mình để cứu rỗi chúng ta. Lời thề này làm cho Chúa hết nghi ngờ và ông lại cấp quà, đồ giải khát, và đặc quyền cho chúng tôi lên bờ và giữ chúng tôi ở lại vài tháng nữa, quá thời hạn cần thiết, chỉ vì sợ chúng tôi lại vào Đàng Trong. Tuy nhiên khi bị giữ lại như thế, tôi lại dễ dàng tìm kiếm những thông tin, đúng như bề trên đã giao cho, về một số vấn đề của vương quốc này.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,216
Động cơ
491,522 Mã lực
Thời kỳ này xh ngoài Bắc phức tạp và phong phú hơn trong Nam; chắc là rất hấp dẫn. Em kê dép hóng!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xứ Đông Kinh gọi theo tên kinh thành là chỗ Chúa đóng đô; ở phía Bắc, xứ ấy tiếp giáp với Trung Hoa; ở phía Nam với Đàng Trong; ở phía Tây với Lào, ở phía Đông với biển Đông. Đất rộng trăm dặm vuông; có nhiều sông và lắm đồng bằng; sản xuất ra nhiều thực phẩm như gạo, thịt, gia cầm, thú rừng được nuôi và hoa quả, đất phì nhiêu nhưng thổ sản không rẻ vì dân cư đông đúc.

Người dân ở vương quốc này mê-muội thần thánh; một số theo ma thuật của người Chaldée; [có lẽ là Bái Hỏa Giáo, vì Chaldée hay Chaldea là một quốc gia tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 10 hoặc đầu thế kỷ 9 cho đến giữa thế kỷ 6 TCN ở Lưỡng Hà, sau đó lãnh thổ và dân cư của nó dần sáp nhập và đồng hóa vào Babylonia. Chaldea là đất nước nói tiếng Semit, nằm ở vùng đầm lầy cực đông nam Lưỡng Hà và có một thời gian ngắn cai trị Babylon] một số khác tin Tử vi; một số khác nữa theo môn phái Xích thể tiên [Gymnosophiste, Môn phái Xích thể tiên, gốc Ấn Độ, tu khoả thân, tham thiền, khổ hạnh] của Ấn độ, và rất nhiều người là môn đồ của một đạo sĩ trong xứ, gọi là Zinum [?] họ dâng nhiều lễ vật vì sợ. Họ kể rằng đầu ông đạo sĩ này, bị chặt, có phép làm khô héo cây cỏ, ung thối vườn tược và giết hại những súc vật mà đầu ông nhìn thấy. Người ta giữ cái thủ cấp này ở chỗ ngày trước vị đạo sĩ sinh ra, cách triều đình bốn ngày đường, nơi con cháu ông ta cư ngụ. Một số người khác lại khăng khít trung-thành với Pagode [Phật] đã nói ở trên.

Nói chung, họ ít đam mê thờ phụng ở nhà chùa (mà chỉ đến cầu hạnh phúc ở đời), hoặc do bởi họ thông minh, biết rõ sự giả trá của bè lũ này [tác gải nói đến các nhà sư], hoặc vì thiếu các vị Sư tăng đáng trọng, bởi vì lũ này không rành chữ, là những kẻ ghê tởm nhất, không đủ khả năng thuyết phục [nguyên văn: Sono tutti poco dediti al culto delle pagode, sia perché essendo intelligenti, conoscono la falsità di tutta questa generazione, sia per mancanza di monaci adatti, perché questi non fanno professione di lettere ed essendo i più sordidi, non sono capace di persuadere ]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân Bắc Hà vóc dáng cao lớn, tính tình táo-tợn và can-đảm, bận áo dài xẻ trước, dài xuống đến giữa ống chân; để tóc dài và đội một chiếc mũ. Họ thích nghề binh; sở trường về các loại súng nặng và súng hỏa mai, gươm và mã tấu đeo bằng dây ngang người. Họ dễ xúc-động, dễ bảo, có nghĩa-khí, vui tính, không có những thói xấu của người Trung Hoa hay người Nhật Bản. Bọn bần cùng hay ăn trộm ăn cướp: vì thế người ta khép bọn đạo tặc cũng như tội ngoại tình vào tội tử hình.

Chúa Đàng Ngoài trị vì 9 nước: 3 thuộc quốc phải cống ngài (vua Lào, vua Đàng Trong, và chúa Bầu). Ngoài lại phải cống vua Trung Hoa mỗi năm là 3 pho tượng bằng vàng, 3 pho tượng bạc. Ngài thu được chừng hai triệu đồng bạc lợi tức từ thuế, và trong tình trạng khẩn-cấp, ông có thể vận dụng đại quân đi chinh chiến, bởi vì có tới 600 quan đại thần, người thì 1.000, người thì 2.000 quân, do họ chi phí, bắt buộc xung vào chiến dịch, tới hết chiến tranh. Những vị đại thần này sở hữu hai hay ba thái ấp lớn Chúa cho khai thác. Chúa có 4.000 chiến thuyền [galères] đóng ở các nơi khác nhau, mỗi chiến thuyền có 26 tay chèo mỗi bên. Những chiến thuyền này, hầu như tất cả đều có đầu tầu mạ vàng rất đẹp, mỗi khi đi tuần phòng, mang theo, ngoài những khí giới pháo binh khác, còn có một súng đại bác 14 livres. Một lần tôi đã được xem 500 chiến thuyền hội tụ trong buổi lễ kỵ tiên đế [Trịnh Tùng], ông này, những năm trước đã bị người con út [Trịnh Xuân] ám sát, vì muốn tiếm ngôi; và [Xuân] đã bị người anh cả [Trịnh Tráng] giết, đó là vị Chúa đang trị vì, người nối dõi đích thực và kế nghiệp ngai vàng. Chúa rất hiếu chiến, ông tập dượt bắn cung, phi ngựa và cưỡi voi. Ông có nhiều ngựa đẹp. Ông thích múa chiến thuyền [danser les galères], làm chúng bơi lướt trên mặt nước theo nhiều cách, quay ngược, quay xuôi theo nhịp gõ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kinh thành ở 21 độ Bắc vĩ tuyến; khí hậu nóng bức, lại nhiều mưa, nhất là vào khoảng tháng Sáu. Không có hào, không có lũy. Cung điện lợp ngói, tường xây đá to chạm trổ đẹp; còn nhà cửa của dân làm bằng tre, lợp rạ và không có cửa sổ. Trong thành phố có nhiều vũng nước rộng, để dập tắt lửa cho dễ khi nào có hỏa hoạn. [Tôi chứng kiến một trận] Hỏa hoạn tàn phá 5, 6 nghìn nóc nhà thì 4, 5 hôm sau chỗ nhà ấy đã làm mới lại. Kinh thành chu vi 5, 6 dặm và dân cư rất đông; kinh đô nằm cạnh một con sông rộng, thuyền bè đi lại được và chảy ra biển xa 18 dặm. Nước sông đục, nhưng dân bản xứ dùng nước ấy ăn, bởi vì không có máy nước, giêng hay bể chứa. Mỗi năm sông tràn ra khỏi triền hai lần, đầu tháng Sáu và tháng Một, làm lụt một nửa kinh thành nhưng nước lại rút ngay.

Đó là những gì tôi có thể nói về vương quốc Đông Kinh. Bởi gió Nam đã ngừng thổi, chúng tôi rời thành phố ngày 18 tháng 8 [1626], được hai chiến thuyền của Chúa hộ tống tới biển. Sau bữa tiệc rất lớn, tiễn tôi, thày Giulio, thuyền trưởng và người Bồ, chúa còn tặng nhiều quà và cho chúng tôi xem kho tàng quý giá của ông. Nhờ ơn trên, chúng tôi cập bến Macao vô sự, ngày 16 tháng 9.

Thánh Chúa vui lòng mở đường cho sứ mạng truyền giáo mới, để chúng tôi có thể theo con đường này đến nước Trung Hoa (theo lời một số người Nhật, đã vào nước Trung Hoa, bằng đường này, nói với tôi, là rất dễ dàng, nếu đi qua vương quốc Kaidun [?], ở Trung Hoa, chỉ cách Đông Kinh có bốn ngày đường). Lại cũng tiện để đi đến vương quốc Lai [Lào], mà người Lai, như tôi đã nói, ở cạnh người Đông Kinh, cũng là một dân tộc sẵn sàng theo đạo Chúa của chúng ta, như lời cha A. de Rhodes đã đến đấy giảng đạo; và chúng tôi mong mỏi ơn trên độ trì, cho đạo Chúa được trồng sâu vào cả vương quốc lớn Đông Kinh, lẫn vương quốc Lai, để cứu vớt vô vàn linh hồn khỏi bị Quỷ ám, trước khi bị ác giáo của người Hồi xâm phạm.

Viết tại Macao ngày 12 tháng 11 năm 1626.

Trình cha đỡ đầu [Di Vostra Paternità]

Đứa con không xứng đáng là kẻ hầu cận của cha [Indegno figlio, e servo]

GIULIANO BALDINOTTI
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
GIOVANNI FILIPPO DE MARINI

LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI [1646-1658]

Tác giả

Giovanni Filippo de Marini [1608–1682] là một linh mục Dòng Tên người Ý truyền giáo tại Việt Nam, còn được biết đến vì những ghi chép có giá trị về các nước Viễn Đông.

De Marini sinh năm 1608 tại Taggia, vùng Liguria, nước Ý. Ông nhập học trường Thánh Andrea của Dòng Tên tại Roma năm 1625 và thụ phong linh mục năm 1637. Năm 1640, từ Lisboa ông khởi hành đi Viễn Đông truyền giáo. Ông dừng tại Goa, Malacca, Xiêm La và mãi năm 1643 mới cập bến Áo Môn. Vào cuối năm 1646, Marini tới Việt Nam. Ông truyền giáo tại Đàng Ngoài trong 12 năm, lúc này là thời vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng, chủ yếu ở xứ Đông [tức là trấn Hải Dương và các vùng lân cân phía Đông kinh thành Thăng Long], cho tới khi chúa Trịnh Tạc trục xuất ông cùng 5 tu sĩ khác vào tháng 7 năm 1658. Chuyến tàu đưa ông về Áo Môn bị đắm gần đảo Hải Nam nên mọi hành lý, rất nhiều bản thảo viết tay của ông, đều bị mất mát.

Ông làm Hiệu trưởng Đại học Thánh Phaolô của Áo Môn trong một thời gian ngắn rồi vào đầu năm 1659 được cử về Roma để dự Đại Công nghị lần thứ 11 của Dòng Tên họp vào giữa năm 1661. Trong thời gian ở châu Âu, là đại diện của Tỉnh dòng Nhật Bản, Marini vận động vua Bồ Đào Nha và Giáo hoàng ủng hộ công cuộc loan truyền Phúc Âm của Dòng Tên tại Đông Á và Đông Nam Á. Khi đó đang diễn ra tranh luận về những hạn chế trong quy chế Padroado của Bồ Đào Nha cũng như thách thức do sức mạnh hàng hải đang gia tăng của Hà Lan và Anh. Tháng 1 năm 1665, nhờ mối quan hệ bằng hữu với đại sứ Bồ Đào Nha tại London, Marini diện kiến vua Charles II của Anh cùng vương hậu Catherine nhà Braganza. Vương hậu hứa tiến cử ông với vua Afonso VI của Bồ Đào Nha, em trai bà. Marini cũng được sự nâng đỡ của tân Phó vương Ấn Độ João Nunes da Cunha, một người ưu tiên việc truyền giáo lên trên chính trị. Chuyến trở về châu Âu của Marini như vậy thành công với việc ông tuyển chọn được các nhà truyền giáo không phải là người Bồ. Ông cùng với các nhà truyền giáo đó, sáu người Ý và một người Bỉ, nhập đoàn với sáu vị khác người Bồ, rời Lisboa năm 1666.

Marini tới Áo Môn trong năm 1666. Năm 1671, ông đã là Giám Tỉnh Nhật Bản; ngoài ra, ông được Nhiếp chính Pedro II của Bồ Đào Nha chỉ định làm Giám mục Áo Môn nhưng Tòa Thánh không chuẩn nhận. Cũng năm đó, ông nhập với phái đoàn do Phó vương Ấn Độ gửi đi Đàng Ngoài. Con tàu bị đắm gần bờ do bão, không ai thiệt mạng nhưng riêng Marini bị chính quyền Đàng Ngoài bắt giam vì mặc áo tu sĩ. Sau 6 tháng ở tù, ông được thả nhờ sự can thiệp của một bà có thế lực ở kinh thành. Lúc này Đàng Ngoài đã có thêm sự hiện diện của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, và bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh giữa hai hội truyền giáo. Công việc truyền giáo của Dòng Tên tại Đàng Ngoài đã được ủng hộ vào năm 1665 nhưng rồi cả hai bên đều gửi các khiếu nại tới Thánh Bộ Truyền bá Đức Tin. Tranh cãi tạm lắng xuống sau khi chính quyền tống giam Marini lần nữa. Ông bị trục xuất vào tháng 9 năm 1673 và không còn có cơ hội trở lại Đàng Ngoài nữa.

Marini ở Xiêm La hơn 18 tháng rồi về đến Áo Môn tháng 12 năm 1675. Ngoài việc viếng thăm Trung Quốc và Nhật Bản, từ Áo Môn ông tiếp tục viết thư để bảo vệ vai trò của các tu sĩ Dòng Tên cho tới khi qua đời tại đây ngày 17 tháng 7 năm 1682.

Marini viết khá nhiều sách, bằng tiếng Ý, Latin và tiếng Pháp, trong đó quan trọng nhất là cuốn: Delle missioni de’ padri della Compagnia di Giesu nella Provincia del Giappone, e particolarmente di quella di Tumkino [Về sứ mệnh của những người truyền giáo Dòng Tên ở Nhật Bản, và đặc biệt là của Bắc Hà] xuất bản ở Rome năm 1663, về sau, ông viết tiếp 1 cuốn tiếng Ý và tự dịch sang tiếng Pháp.

  • Historia et relatione del Tunchino e del Giappone. Roma 1665.
  • Relation nouvelle et curieuse des Royaumes de Tunquin et de Lao (traduite). Paris 1666.
Marini là người nhận được thư và tài liệu viết bằng chữ Quốc ngữ do Igesico Văn Tín và Bento Thiện gửi năm 1659. Vì được biên soạn bởi người Việt nên đây là những văn bản viết tay rất quan trọng trong lịch sử chữ Quốc ngữ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chương I: NGUỒN-GỐC CỦA VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI

Nguồn gốc của Vương quốc mà tôi muốn mô-tả ở đây rất mơ-hồ và đầy nghi vấn. Do đó, những thông tin về vương quốc này cho đến nay rất khác nhau. Để có thể kể lại sự thật, cần có nhiều thông tin hơn và sự thống-nhất trong các dữ liệu được cung cấp. Mặc dù tôi đã nghiên cứu kỹ-lưỡng các tài liệu đáng tin-cậy nhất để tóm tắt những thông tin phổ-biến và đáng tin-cậy nhất mà người dân nơi đây truyền miệng, nhưng tôi vẫn không hài lòng và không dám tự tin rằng mình đã làm tốt hơn những người khác. Lý do chính là do những thay-đổi liên tục xảy ra trong vương quốc, những thay-đổi trong chính quyền và sự pha-trộn giữa những câu chuyện lịch sử và huyền thoại khiến cho việc ghi chép lại lịch sử chính-xác trở nên vô cùng khó-khăn. Tuy nhiên, từ những gì tôi thu thập được từ nhiều tác giả khác nhau, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi sẽ cố gắng làm sáng-tỏ những thông tin cần thiết để tạo ra một bản tường thuật chính xác, có thể được coi là lịch sử thực sự.

Vương quốc Bắc Hà đang được đề cập đã có nhiều tên gọi khác nhau mà các quốc gia khác nhau đã biết. Phổ biến và bình thường nhất là An Nam, tức là phần còn lại của triều đình phương Đông [ý nói là một phần phía Đông TQ], Tum Kinh [để nguyên văn], những người Cao Ci [Giao Chỉ] có ngón chân cong, những cái tên mà họ bị người Trung Quốc gọi khi họ bị bắt làm tù nhân về Trung Quốc. Sau khi nhận thấy khiếm khuyết này ở phần lớn những người ở đất nước này và những người đã trước đây đã đến làm thuê? cho một số gia đình. Tên này cũng đã được sử dụng kể từ đó để đánh dấu một phần [lãnh thổ] của [An Nam]. Miền đất có tên gọi Nam Hà tự hào là một Vương quốc riêng biệt. Ngay cả những nhà địa lý lâu đời nhất cũng thiếu hiểu biết về đất nước mà chúng ta trước nay vẫn thờ ơ, chỉ có thể tìm thấy [An Nam] trong hải đồ thể hiện [trên bản đồ là một] không gian đất đai rộng lớn trải dài giữa Trung Quốc và Ciampà [Chăm Pa] với cái tên Cao Ci.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có những người để ý đến đôi môi của người dân ở đây vì có màu đỏ lạ thường, đó là do họ ăn trầu, một loại thảo dược có mùi thơm và dễ chịu khi nhai và đặt cho nó cái tên từ đó là Xic Qui [Xích Quỷ], tượng trưng cho những con quỷ màu đỏ??? [tác giả không hiểu rõ lịch sử xưa nên viết thiếu chính xác, có lẽ ông chỉ hiểu theo nghĩa Hán-Việt] nhưng chúng được gọi là Quỷ trong ngôn ngữ của họ. Cái tên Day viet [Đại Việt] mà người Trung Quốc đặt cho Đế quốc của họ để loại trừ những người khác vì theo thành ngữ của họ Day Minh [Đại Minh] có nghĩa giống như Day vier là rất rõ ràng. Nhưng để phù hợp chúng tôi gọi vùng đất này là Bắc Hà [đúng ra phải dịch là Đông Kinh] [Tunquin]. Chúng ta có thể suy ra từ sự khác biệt về tên này rằng Bắc Hà [Tunquin] trước đây là một tỉnh phụ thuộc của chế độ quân chủ vĩ đại Trung Hoa có giới hạn vượt ra ngoài Vương quốc Xiêm và rằng các Hoàng đế [Đại Việt] đã ở đó và theo cách này, tên Kinh đô phương Đông [Đông Kinh] vốn đặc trưng trong quá khứ sẽ không phù hợp với hoàn cảnh ngày nay ở phương Đông cũng như ở phương Tây của Trung Quốc.

Nhưng để nói về sự khởi đầu của Vương quốc, có vẻ như Chế độ quân chủ mới này chỉ lấy tên theo nơi con trai của một người đàn ông thần tiên đến từ Trung Quốc mà người Bắc Hà gọi là Than Nou??? [Thần Nông], cái tên mà họ đặt ra để tượng trưng, người này đã thúc đẩy việc nâng cao năng suất canh tác trên nhiều cánh đồng trước khi cả chúa Jesus ra đời. Người dân từ đây biết tuân theo Luật pháp và Neueu??? tức là con trai của Than Nou, người [sau đó] thay cha nắm quyền lãnh đạo Vương quốc, ông đã cam kết giảm bớt thuế và trên thực tế, mặc dù [những bộ lạc khác] vốn sống độc lập cảm thấy rất kỳ lạ khi phải tuân theo luật pháp và một vị tù trưởng, nhưng Hoàng tử này vẫn làm rất tốt bằng cách đối xử tử tế với những bộ tộc khác mình khi đánh bại và tha thứ cho họ, cuối cùng các bộ tộc công nhận Ngài là Chúa tể và đã tự nguyện tuân theo mệnh lệnh của Ngài. Để cai trị họ bằng pháp luật nhiều hơn là bằng tình cảm và khuynh hướng rằng tránh để họ nghĩ Ngài chỉ tìm cách làm hài lòng họ, Ngài để lại tên và muốn được gọi là Kinh Dúong [Kinh Dương Vương]. Ngài cũng đã đổi tên vợ thành Thân Laô???[ người dịch không rõ là gì] và thêm vào tên [các hoàng tử chữ] Vương tượng trưng cho vua. Một [trong những] vị Hoàng tử vài năm sau lấy một Công chúa trẻ, rất đức hạnh. Người phụ nữ rất đức hạnh tên là Au Có [Âu Cơ
].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàng hậu Au Có là vợ của vị vua thứ 3 tính từ thủa lập quốc, tức bà là con dâu của vua Kinh Duong, bà sinh con một cách phi-thường thay vì một con trai để đặt nền móng và hy vọng cho Vương quốc, bà lại sinh ra một trăm quả trứng được bọc trong một cái màng mà từ đó sinh ra những người con trai.Và theo thời gian, có lý do để hiểu rằng sự ghen tị cũng sẽ nảy sinh trong số các anh em và gây ra những cuộc cãi vã lớn, thậm chí là xung đột, cha và mẹ buộc phải tước vũ khí của họ và đưa họ ra khỏi tranh chấp, tách ra đem theo mỗi người một nửa những người con dòng dõi xinh đẹp và đông đảo này. Một nửa số con theo mẹ lên núi, một nửa số con theo cha định cư bên bờ biển. Khi thay đổi nơi ở họ cũng muốn đổi tên, bà mẹ đặt tên cho các con là bộ lạc San Tinh [Sơn Tinh] nghĩa là sống trên núi và người cha đặt cho các con mình là bộ lạc Thûi Tinh [Thủy Tinh] tức là sống hướng về Biển, để sống và để tin chắc vào nghĩa vụ mình đã có. Mỗi thành viên của cả 2 bộ lạc phải tự buộc mình tuân-thủ các điều-khoản trong cam kết chung và chia sẻ cũng như giúp đỡ đùm bọc nhau.

Sau sự chia tay của anh em và sự phân-chia tự-nguyện giữa cha và mẹ, Hi Vương, đã nắm quyền lãnh đạo Vương quốc mà các hậu duệ thuộc dòng dõi ngài được phong tước hiệu và chia cho một số lãnh địa, họ cứ thế truyền cho thế hệ sau tới đời thứ mười tám thì có chuyện xảy ra: Vương quốc sau cái chết của Nhà vua rơi vào tay một người con gái là thành viên cuối cùng của gia đình này tên là My Ciu [Mỵ Châu] và hậu duệ của Thui Tinh sống ven biển cũng tuyên bố nguồn gốc của họ là cùng một Mẹ, họ muốn ngôi vua phải về mình. [Bộ lạc] San Tinh rút vào núi và muốn gả chồng cho My Cui. Nhà vua thấy xấu hổ vì mãi mà con gái chưa lấy chồng, bèn thông báo bên nào trong hai bên sẽ cưới con gái của mình [tức là bộ lạc Sơn Tinh và Thủy Tinh]-cuối cùng là để củng cố công việc thương mại và không muốn thể hiện sự chấp-nhận hoàn toàn trước lời đề nghị của bất cứ bên nào về một người mà thành công [trong hôn nhân] sẽ mang lại lợi ích hoặc vận may đối với nàng công chúa này, nhà vua nói với họ rằng mỗi người trong số họ trở về bộ lạc, người sẽ kết hôn với cô con gái là người đầu tiên mang của hồi môn được biết là theo luật pháp của đất nước, người chồng chứ không phải người vợ có nghĩa vụ phải cung cấp sẽ vinh dự được lấy công chúa. Hai đại diện của 2 bộ lạc rút lui về nơi ở của mình càng nhanh càng tốt để chuẩn bị.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cuối cùng, một người thuộc bộ tộc San Tinh của những người sống trên núi đã đi thuyền và là người đầu tiên đến Triều đình đóng ở rìa thác ghềnh của con sông nơi vua ở và ngay lập tức được trình diện đức vua và đưa của hồi môn trước, những gì anh ta đã đồng ý theo lời hứa của nhà vua. Anh kết hôn với công chúa. Những người thuộc bộ tộc Thûi Tinh, do chậm chân [nên không lấy được công chúa] một thời gian ngắn sau đó đã mang rất nhiều phiền toái, họ thách thức mạnh mẽ để trả thù [bộ tộc] San Tinh, họ đã đóng cửa vùng biển trong thời hạn 5 năm và để người của bộ tộc San Tinh không thể quay trở lại buôn bán nơi các con sông nhằm tiêu diệt bộ lạc và khiến họ trở nên vô dụng vì không buôn bán thông thương được nữa. Những người trên núi chịu đau khổ cuối cùng họ cũng phải tiến hành chiến tranh để tìm đường sống. Câu chuyện ngụ ngôn này được kể đến tận ngày nay bởi những người dân giản dị của Vương quốc này, họ vẫn tin rằng sự lên xuống của Biển hay lũ lụt là một trận chiến gây ra bởi sự thù địch không thể hòa giải của hai bộ lạc. Khi họ nhìn thấy dòng nước của Biển tràn ngập vùng nông thôn với lượng mưa hàng ngàn dặm và cản trở dòng chảy bình thường của dòng sông, họ nói rằng chính Thûi Tinh đang gây chiến với San Tinh và ngược lại khi Biển rút lui và những dòng sông giận dữ chảy về, họ nói rằng San Tinh là người truyền lửa cho người dân và là người giành chiến thắng trước lũ lụt.

Sau đó, một thành viên trong gia tộc An [nhà Ân] nhưng là một kẻ thù không đội trời chung của vua Hû Vương [Hùng Vương] đã tiến vào Bắc Hà, dẫn đầu một đội quân rất đông đảo và rất bí mật để bắt vua và biến ông thành tù nhân, nhưng Hû Vương đã được thông báo và bằng mối quan hệ riêng tư, ông đã viết một lá thư vòng qua tất cả các thành phố trong Vương quốc của mình cho các Thống đốc chỉ huy ở đó & những người mà có quyền điều động quân đội nhiều nhất có thể & công bố ở tất cả các nơi có thẩm quyền rằng nếu ai đó có trái tim và tình yêu dành cho vua của mình, nay có cơ hội để chứng minh điều này. Vào thời điểm những mệnh lệnh này được công bố, tại một thành phố trong tỉnh tên là Ché Dáô [người dịch chưa rõ ở đâu?], ông đã gặp một thần đồng dưới hình dạng một đứa trẻ ba tuổi chưa từng ra trận và lại bị tật nói lắp, nhưng sau đó lại nói được tên bà mẹ và rằng người phụ nữ tốt bụng này đã rất ngạc nhiên trước sự mới lạ này đến nỗi để hiểu đầy đủ sự thật thực sự, bà nghĩ đó là tác dụng của lòng yêu nước hơn là lý do dự đoán ở con trai bà, bà quyết định kể cho cậu nghe về những đau-thương của chiến tranh và sự đau khổ của dân chúng mà bà phải chứng kiến, bà mong cậu ấy lớn lên để cống-hiến cho sự nhiệt thành của Vua. Đứa trẻ này sau đó đã chứng tỏ rằng anh ấy hiểu rất rõ những gì mẹ anh ấy nói với anh bằng những phản hồi liên quan mà anh đã dành cho bà trong suốt thời gian qua, anh đã biết sức mạnh của lực lượng này từ khi còn khá sớm, khi biết được sự ngạc nhiên tột độ của người dân thành phố rằng Quan đã đến đó để chiêu mộ một số binh lính, anh đã gọi một số sứ giả đến, vị Thống đốc tỉnh lừng danh này đích thân đến gặp đứa trẻ kỳ diệu này, đón tiếp anh nồng nhiệt và cầu xin anh ta hãy làm điều đó cho đất nước.Về phần mình, anh muốn nói với Nhà vua rằng ông không nên sợ hãi trước sức mạnh tấn công của kẻ thù mới này, rằng anh có thể cho vua yên tâm, với kẻ thù rất đáng gờm này anh sẽ chiến thắng bằng tất cả vũ khí mà anh yêu cầu; trước tiên là 100 thùng rượu ngon, viên quan, một người có tinh thần yêu nước, đã vội vã đưa tin này đến với triều đình.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Viên quan và sứ giả có mặt tại Triều đình & kể lại cho Nhà vua, về phía Nhà tiên tri trẻ tuổi này, người đã ngay lập tức nhận được theo lệnh của Nhà vua những gì anh đã yêu cầu. Sau đó, anh đã đứng dậy khỏi giường nơi mình đang nằm và ngồi xuống bàn, trong bữa ăn duy nhất này, anh đã uống và ăn mọi thứ được mang đến cho mình, thậm chí, một số người đã mang thêm cho anh một bữa ăn mới. Điều thật phi thường khi anh rời khỏi bàn, leo lên con ngựa sắt, ngựa chạy với một lực mạnh, bằng một hơi thở thét ra lửa và anh mở lối đi, anh cho ngựa thực hiện một vòng quay để chào mọi người rồi phi với tốc độ nhanh đến mức người ta thấy dường như ngựa đang bay và không cần thở, anh phi với tốc độ này đến biên giới, khi nhìn thấy kẻ thù, bằng cách trước tiên là dọn đường giúp quân đội của Nhà vua đang chạy trốn và cứu được nhiều nhất có thể. Anh tập hợp họ lại đã tự mình trở thành chỉ huy của một số đội quân và của số nơi khác tập hợp lại, anh cho quân cố thủ ở đó với tư cách là một đội trưởng giàu kinh-nghiệm và lập kế hoạch tấn công địch bằng cách lấp đầy những con đường dẫn đến chỗ địch với vô số cọc tre và chông tre & tất cả những mưu kế này đã may mắn thành công trong việc thay đổi tình hình hoặc tự bảo vệ mình khỏi mặt đất; anh dùng hỏa công tấn công địch buộc kẻ thù phải rút lui và quay trở lại đúng những đường nơi những cái bẫy mà họ đã giăng ra. Quân địch đại bại, nhưng chiến thắng lại được coi là của nhà Vua.

Trước kẻ thù của mình, anh dũng mãnh lạ kỳ, nhưng anh lại yêu quý sự yên bình hơn bao giờ hết trên đất nước của mình. Với anh, tất cả vinh quang với những chiến công và lòng dũng cảm của mình thuộc về Mẹ, anh từ chối nhắc đến công lao của mình và những phần thưởng mà Nhà vua đã định cho anh và đưa anh lên đỉnh cao của sự nghiệp. Anh cưỡi ngựa lên một ngọn núi cao mà người ta gọi là Ché Sóc, với ngựa sắt và giáp sắt, từ từ bay lên trời.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dù có thế nào đi nữa, sự trỗi dậy của dân tộc này không phải là chuyện ngụ ngôn mà là điều gì đó trong tâm khảm của người dân Bắc Hà để tưởng nhớ một hành động nổi tiếng ở trên đỉnh ngọn núi này. Ngôi đền để vinh danh đứa trẻ kỳ diệu này cho đến ngày nay họ vẫn thành tâm đến đó để khấn vái và ghi nhớ anh dưới cái tên Bua Dáô Thiên Vương [Phù Đổng Thiên Vương].

Cuối cùng, dòng họ Hú Vúóng kéo dài thêm mấy năm rồi mất ở đời thứ tám, con trai của Thúc Dê Ân Dương Vương [Thục Đế An Dương Vương] kế vị và nắm quyền cai trị vương quốc nhưng ngay từ đầu đã phải đối mặt với sự chống đối bởi những kẻ muốn thách thức ông ta, ông là người đầu tiên xây dựng một Hoàng thành ở đó, và vì là một pháp sư giống như nhiều người phương Đông, hoặc vì một số thần dân của ông sống theo những tập tục bất hạnh và nguy hiểm này, ông không nghi ngờ gì về việc ai sẽ thách thức mình.Bỗng có con Rồng bằng vàng ròng [xuất hiện] mà từ đôi cánh của nó ông đã làm nên chiếc cung nỏ của mình, thứ đã nhận được rất nhiều uy lực,kể từ khi ông có nó, Ác quỷ cũng không dám tấn công, những đòn đánh của hắn chắc chắn chí mạng và nếu hắn không yếu đi thì sẽ không bao giờ đủ sức để đưa quân đánh tan [An Dương Vương] nữa .
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một vị vua nhỏ khác tên là Trieu Vuong [Triệu Vương] cũng sống cùng thời, nhưng với tính cách ngạo mạn và ngạo mạn đến mức ông ta muốn so sánh mình với những người mạnh mẽ hơn, ông ta có đủ tự tin và của cải để buộc một số chiến binh khác cùng mình tấn công vua Bắc Hà, người hàng xóm của ông ta. Vua Bắc Hà tự thuyết phục mình rằng ít nhất cũng đã nghĩ về chiến tranh, nhưng những tin tức đầu tiên được đưa đến, tại cuộc gặp một trong những của kẻ thù, khi sứ giả cùng những người bảo vệ, những người của Trieu Vuong thấy quân của An Duong Vuong được trang bị đơn giản chỉ với cây cung đầy huyền bí của mình, và ngay từ lần đầu tiên giao tranh thực sự đã khiến Trieu Vuong phải buông tay, buộc ông phải chạy trốn.

Triệu Vương bối rối trước thất bại của mình, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục khẳng định mình ở trạng thái mà trước đây ông chỉ nghĩ đến là tìm cách lấy lại danh tiếng đã đánh mất trong cuộc chiến này, nếu không sẽ phải đối mặt với sự xấu hổ, ông biết vương quốc nhỏ bé của mình sẽ rất bất hạnh nếu không đạt được tiến bộ nào với người hàng xóm của mình. Ông có một đứa con trai ông rất yêu quý, hơn nữa, khi ông đặt hy vọng lớn lao là có được những người khác mạnh mẽ như tình yêu quá mức dành cho con, điều đó rất phù hợp với với khao khát để khiến người con trai trở nên quyền lực hơn và để các thủ lĩnh bầu chọn con mình [kế vị], Triệu Vương đã thuyết phục bản thân rằng sẽ không thất vọng nếu những mưu kế [bẩn] có thể hạ gục những vũ khí và pháo đài đã gây tử vong quân đội để tận hưởng một nền hòa bình. Triệu Vương bèn sắp xếp cuộc hôn nhân giữa con gái vua Bắc Hà với đứa con trai của mình. Triệu Vương biết rằng ông không thể thắng bằng con đường chiến tranh, nên ông cử một sứ giả sang Bắc Hà, người đã đưa ra yêu cầu và thương lượng vấn đề này một cách khéo léo với An Dương Vương, An Dương Vương đã bị thuyết phục bởi những lý do mạnh mẽ của thiên tài vĩ đại này [chỉ viên sứ giả], người đã không quên trình bày cho ông những lợi ích mà hai vương quốc sẽ thu được từ vùng đất xinh đẹp này. Ông chấp nhận rằng con gái ông sẽ được phép kết hôn con trai của Triệu Vươ
ng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,259
Động cơ
701,298 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con trai của vua Triệu Vương tên là Celuy [Trọng Thủy???], Triệu Vương rất vui mừng trước sự thành-công nhờ vào tài khéo nói của tên sứ giả, không lãng phí thời gian, ông đã kết thúc cuộc hôn nhân này càng nhanh càng tốt nhưng vì lý do đó ông đã cẩn thận nghĩ cách thực hiện,cuộc hôn nhân diễn ra, tham vọng của ông phải thống trị Nhưng để thành công, ông đã tâm sự với con trai mình,người thừa kế ngai vàng bất chấp tham-vọng của cha, [Trọng Thủy] được bày cách vào đêm trước [lễ cưới] khi được cha hứa cho kế vị, [Trọng Thủy] đã cẩn thận để dành tâm trí của mình cho cha và trái tim dành cho vợ. Trước những lời thỉnh-cầu đặc biệt mà anh đã dành cho vợ,cùng những lời thề thốt dành cho cô về sự yêu thương tột độ, anh làm cho cô tin chắc rằng nếu cô suy ngẫm nhiều hơn thì cô sẽ thấy hạnh phúc bên chồng mới là quan-trọng, cô cười một cách hồn nhiên mà không hề biết những kế hoạch nguy hiểm người chồng không chung-thủy, cô tiết lộ bí mật của quốc gia cho chồng, kẻ đã gợi lên tình yêu cô dành cho anh, cô khéo léo đưa cho anh chiếc nỏ của cha cô ngay từ cơ hội đầu tiên, không biết rằng mình đã bị lợi-dụng, cô ngây thơ vì không thấy cách cư xử không kém gì sự tự mãn đối của anh ta, bản thân cô đã tự nguyện cam kết và làm tốt cái công việc chết người này, cô lợi dụng lễ hội của vương quốc để lấy bí-quyết chế nỏ và đặt nó vào tay chồng, người chỉ giả vờ yêu cô chừng nào cô còn lợi cho anh ta. [Trọng Thủy] thấy cần thiết phải lấy trộm cây cung thần và thay thế một cây cung khác, sau đó không nói gì với vợ, anh ta bảo cô trả chiếc nỏ [giả] về nơi cô ấy đã lấy. Cô đã làm tất cả vì chồng, một tên rể nham-hiểm, mà không biết mình nhúng tay vào công việc tàn phá vương quốc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top