[Funland] Dịch sách cổ : An Nam Tức Sự của sứ thần nhà Nguyên

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Trong lúc chờ đợi cụ Đốc dịch sử tàu, mời các cụ thẩm tạm bài này.


HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN CÓ TÁC PHẨM NÀO GỌI LÀ HỊCH TƯỚNG SĨ KHÔNG ?
..............
. Tìm về gốc văn bản
Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn được khắc in sớm nhất trong Đại Việt sử kí toàn thư. Nguyên văn đoạn giới thiệu văn bản đó như sau: “Quốc Tuấn thường soạn Binh gia diệu lí yếu lược thư, dĩ thụ chư tì tướng, dụ chi dĩ hịch vân…”(3) nghĩa là, Quốc Tuấn từng soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để truyền cho các tì tướngdụ họ bằng bài hịch rằng… Sách Binh gia diệu lí yếu lược còn có tên nữa là Binh thư yếu lược. Điều này chính Trần Quốc Tuấn khẳng định trong bài hịch văn dụ các tì tướng của mình. Đến năm 1825, khi đưa vào bộ Hoàng Việt văn tuyển, Bùi Huy Bích giới thiệu: “Trần Hưng Đạo Đại vương Dụ chư tì tướng hịch văn”(4) nghĩa là, bài Hịch văn dụ chư tì tướng của Trần Hưng Đạo Đại vương. Thế thì, ngay từ đầu, nhan đề tác phẩm của Trần Quốc Tuấn đâu phải là Hịch tướng sĩ?
Vậy cái tên Hịch tướng sĩ bắt đầu xuất hiện từ đâu?
Trong các sách in bằng chữ Quốc ngữ, người đầu tiên đề cập tới văn bản của Trần Quốc Tuấn là Trần Trọng Kim. Ông viết: “Bấy giờ Hưng Đạo vương có soạn ra một quyển Binh thư yếu lược rồi truyền hịch khuyên răn các tướng sĩ…”(5). Ông Trần đã gọi bài hịch văn Dụ chư tì tướng là Hịch khuyên răn các tướng sĩ. Dịch như vậy, ông Trần đã bỏ mất chữ “tì” (cấp dưới) trong cụm từ “tì tướng”. Trần Quốc Tuấn chỉ “khuyên răn” (dụ) các tướng dưới quyền mình. Hơn 20 năm sau - năm 1943, Dương Quảng Hàm lại tiếp tục bớt đi chữ “dụ”. Ông viết: “Hịch tướng sĩ văn (bài hịch truyền cho tướng sĩ) của Trần Quốc Tuấn”(6). Rồi đến năm 1962, nhan đề tác phẩm chỉ còn vẻn vẹn 4 chữ Hịch tướng sĩ(7) và nghiễm nhiên bước vào sách giáo khoa !
Tóm lại, tìm về gốc văn bản, ta cũng chẳng thấy tác phẩm nào của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn mang nhãn hiệu chỏn lỏn 4 chữ Hịch tướng sĩ cả! Cái nhan đề ấy chỉ xuất hiện từ 1962 trở lại đây và do người ngày nay tự đặt ra và cái chính là, không phản ánh được tâm nguyện của Trần Quốc Tuấn.
............................
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Sử nhà Nguyễn đây các cụ.
Toàn các sử gia làm ăn nghiêm túc. Các cụ đừng có chê.

Đệ nhất kỷ sách ĐN Thực lục Chính biên
"Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa, Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên."
--> "cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn" : Lại là cung cách viết ly kỳ, viết liêu trai, viết ma mị y như tiểu thuyết của sử gia Nguyễn
---> "Sau Huệ đánh trận hay thua" : 🙂 thua ai? hồi nào? 🙂 ["hay thua" mới ghê chứ 🙂 -> đủ hiểu cái tài bút nghiên của họ ra sau rồi nhỉ?!]
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,007
Động cơ
524,116 Mã lực
Sử nhà Nguyễn đây các cụ.
Toàn các sử gia làm ăn nghiêm túc. Các cụ đừng có chê.

Đệ nhất kỷ sách ĐN Thực lục Chính biên
"Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa, Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên."
--> "cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn" : Lại là cung cách viết ly kỳ, viết liêu trai, viết ma mị y như tiểu thuyết của sử gia Nguyễn
---> "Sau Huệ đánh trận hay thua" : 🙂 thua ai? hồi nào? 🙂 ["hay thua" mới ghê chứ 🙂 -> đủ hiểu cái tài bút nghiên của họ ra sau rồi nhỉ?!]
Hehehe, cái này là bị ảnh hưởng bởi Nho giáo thần quyền rồi.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cụ Huệ mới đòi giết, còn cụ Ánh thì bạo tàn không kém, đào mộ cụ Huệ , cụ Nhạc lấy xương đem giã, gia quyến cụ Huệ thì bị ngũ voi phanh thây.
Lúc xưng vương, nhà Thanh nó hỏi là sao không phò Lê, thì lại bảo là cướp ngôi nhà Quang Trung không có liên quan đến nhà Lê nưa ( rất chính danh ) , mặt khác lại tuyên truyền cụ Huệ là giặc. Hóa ra cướp ngôi vua vủa giặc à? 😂😂😂
Thật ra chuyện Nguyễn Ánh tôi không muốn bàn nửa.
Nhưng vấn đề ông ấy xử Tây Sơn mọi người nói bạo tàn hay trả thù là sai.
Vì ông ấy xử Tây Sơn theo đúng luật pháp thời đó và đúng với hành vi tội trạng của Tây Sơn gây ra.
Còn ông ấy không cướp ngôi vua hay giết hại nhà Lê.
Giang sơn ông ấy lấy cũng là giang sơn của Tây Sơn
Cho nên bảo ông ấy cướp ngôi của nhà Lê là không đúng.
Nhà Lê đã hết thiên mệnh, nhà Thanh đã tước ấn An Nam Quốc Vương của nhà Lê nên nhà Lê đã hết vai trò.
Chiêu Thống vị vua cuối cùng của nhà Lê không có con và không chỉ định người kế vị.
Hoàng tộc nhà Lê không chỉ định người thừa kế ngai vàng.
Cho nên thiên mệnh của họ Lê đã hết, giang sơn không còn thuộc họ Lê nửa
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
880
Động cơ
476,831 Mã lực
[ Thơ rằng]

Sênh tiêu vi xú kỹ, 笙簫圍醜妓
Lao lễ tự dâm vu. 牢醴祀淫巫

Nghĩa là:

Tiếng sênh, sáo nổi lên thì một đám ca kỹ nhìn dáng xấu vây xúm xung quanh
Cỗ lớn, rượu ngọt bày ra thì một đám đồng cốt nhảm nhí say rượu cúng bái.


Tôi đã từng được dự yến tiệc ở điện Tập Hiền 集賢殿 [ nơi các quan Văn làm việc trước khi vào chầu vua], tiết mục biểu diễn có một nhóm con hát là nam [ nam ưu 男優] và ca kỹ, vũ nữ [ nữ xướng 女倡], mỗi bên chia ra làm 10 người họ ngồi chiếu dưới đất. Nhạc cụ thì thấy có những thứ như đàn Tì bà 琵琶, đàn Tranh kiểu đời Tần 秦箏, đàn Tam Huyền 三絃 [ đàn 3 dây]. Tiếng hát tiếng đàn hòa lẫn vào nhau. Khi bắt đầu hát thì ê a lấy giọng rồi sau đó mới đến lời hát [ chính], tôi ngồi cùng cả Điện hạ [ không rõ ai], có cả ngoại thích [ họ ngoại nhà vua] nhưng không thấy Thượng sứ đâu [ chánh sứ TQ].
Phía trước điện Tập Hiền có biểu diễn nhiều điệu múa, leo cột, múa rối trên đầu gậy [ 杖頭傀儡 trượng đầu khôi lỗi; là một trò múa rối mà người ta gắn các con rối lên đầu cây gậy để biểu diễn]. Lại có những người mặc quần gấm rất đẹp nhưng mình lại để trần, nhìn rất khêu gợi, họ nhảy nhót hò reo rất náo nhiệt. Các vũ nữ đi chân không, có xích đeo chân, xòe mười đầu ngón tay ra như trạc cây nhưng rất là mềm mại, sau đó họ từ từ đứng dậy và bắt đầu điệu múa. [ Tôi thấy] phong-thái điệu múa này xấu. [ Đây rất có thể là các vũ nữ Chăm Pa, tác giả chưa từng thấy nên chê].
Trước cửa của nhà người dân, hầu như trăm nhà như một, đều có một cái am nhỏ thờ thần gọi là “Mã Phu Nhân 馬夫人” được tạc bằng gỗ, tôi trông thấy nó xấu xí kinh khủng, mà chả biết gọi là gì. Cứ đến ngày mùng 1 đầu tháng thì đem tượng gỗ ấy bày ra sân, già trẻ sắp hàng mà khấn khứa vái lạy.
Cục đốc ơi, có tư liệu này liên quan đến tục thờ "Mã đại nhận" của người Việt thời kỳ này, có lẽ là thờ Mã Viện thật:
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cục đốc ơi, có tư liệu này liên quan đến tục thờ "Mã đại nhận" của người Việt thời kỳ này, có lẽ là thờ Mã Viện thật:
Vâng cụ, em cũng băn khoăn chữ Mã, nhưng chả lẽ dân ta lại thờ tên tướng Hán???
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Vâng cụ, em cũng băn khoăn chữ Mã, nhưng chả lẽ dân ta lại thờ tên tướng Hán???
Dân mình thời trước cách mạng không có ý thức dân tộc đâu.
Ai họ cũng thờ hết chỉ cần có đền.
Sầm Nghi Đống cũng có đền đấy.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Vâng cụ, em cũng băn khoăn chữ Mã, nhưng chả lẽ dân ta lại thờ tên tướng Hán???
Trong kho thác bản văn khắc của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội (E.F.E.O.) để lại cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm có thác bản văn bia dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Chánh Hòa 8 (1687), nói về việc trùng tu đền Bạch Mã, văn bia này cho biết đền vốn thờ Mã Phục Ba đời Hán. Tạm dịch:

Xét công thần lương tướng từ xưa đều có tài cái thế, chẳng những chỉ rạng rỡ đương thời mà còn truyền vẻ vang cho đời sau, lập sự nghiệp phi thường để tiếng thơm trăm đời, hương khói ngàn thu, như Phục Ba tướng quân đời Hán chính là như vậy.

Ban sơ gặp lúc Vương Mãng lộng hành khiến anh hào cùng nổi dậy, thời may nhận ra chân chủ
(tức Lưu Tú – Hán Quang Võ đế) ở Lạc Dương, biết thần khí đà có số. Trừ Ngôi Hiêu, diệt Vương Mãng, Bắc xông sa mạc, Nam vượt bể sông, công nào cũng đảm đương, chẳng giặc nào dám chống lại, oai vỗ an Trung thổ, đức thấm nhuần trời đất.

Tướng quân là anh hùng nhà Hán, gương mẫu của ngàn đời, lừng lẫy mãi đến nay khói hương chẳng dứt.
[Ngài] được thờ trong đền Bạch Mã ở phía đông kinh thành đã lâu, oai thần hiển hách ngưỡng mộ cao dày, độ trì thương lái che chở con dân, hễ cầu tất ứng, bái tế dập dìu nào kém chi lễ báo công thuở trước.

Đến nay đã lâu năm, gió mưa dãi dầu, tường cột hư hao, từng nhuần gội ơn huệ, há thể thõng tay làm ngơ để tồi tàn rơi rụng? Nay tháng 10 năm Bính Dần, chọn ngày lành tập hợp quyên tiền gọi thợ trùng tu. May miếu mạo huy hoàng, oai nghi thêm lẫm liệt, trong ngoài đều được nương nhờ, bốn phương thảy về cầu cúng. Chỉ lo rằng sau khi sửa sang chưa thể khỏi mối lo sụp lở. Để mai sau tưởng nhớ lấy đó mà noi theo, dám mong các vị góp sức cho thành việc, cùng cúng tế Tướng quân để ngày tháng thêm bền, công nghiệp mãi còn cùng trời đất. Nay khắc đá ghi lại, tên họ các nơi
[góp công đức] đề rõ bên trái bia.

Lược đi những sáo ngữ cái gì anh hùng lương tướng, oai nghi hiển hách, ơn đức dồi dào, lời văn vẫn cho thấy hình tượng Viện nếu không gần gũi thân thiết thì cũng không đến nỗi là đối tượng căm thù của dân An Nam.

Trong Tân đính giảo bình Việt điện u linh tập (ký hiệu A.335, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm) soạn năm 1774, có “Bạch Mã miếu thần truyện”, giải thích duyên do dân An Nam sùng bái Mã Viện: “[Viện] khuyến khích đốc suất nông thương, miễn trừ tô thuế, giảm bớt lao dịch, ban khen tiết tháo, chuyên chú lấy đức dạy dân, được trăm họ mến yêu. Viện tại nhiệm 6 năm thì dâng biểu hoàn hương, hoàng đế (tức Lưu Tú) bèn cho Lưu Long đến thay. Sau khi Viện đi, dân chúng ghi nhớ công ơn, lập miếu thờ phụng”[2].

Và không chỉ ở Hà Nội, các địa phương xung quanh cũng có đền thờ Viện, hình thành một hệ thống thờ cúng Phục Ba. Cố đạo người Ý Adriano di St. Thecla, đến Bắc Việt truyền giáo trong thời gian 1738-1765 có viết thành sách ghi lại sinh hoạt, xã hội và tín ngưỡng của Bắc Việt. Trong sách, Adriano di St. Thecla cho biết đền Bạch Mã là nơi thờ Mã Viện, vị thần bảo hộ kinh đô Hà Nội. Olga Dror khi dịch sách trên của linh mục Ý ra Anh ngữ đã tiến hành khảo sát thực địa và ghi nhận rằng cả ở Thanh Hóa, Bắc Ninh, Phúc Yên, cũng có miếu Phục Ba[3]. Ngoài ra, qua nghiên cứu của học giả Đài Loan Hứa Văn Đường thì đền thờ Viện có ở hầu khắp các tỉnh Bắc Việt: Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Hưng Yên[4]…
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong kho thác bản văn khắc của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội (E.F.E.O.) để lại cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm có thác bản văn bia dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Chánh Hòa 8 (1687), nói về việc trùng tu đền Bạch Mã, văn bia này cho biết đền vốn thờ Mã Phục Ba đời Hán. Tạm dịch:

Xét công thần lương tướng từ xưa đều có tài cái thế, chẳng những chỉ rạng rỡ đương thời mà còn truyền vẻ vang cho đời sau, lập sự nghiệp phi thường để tiếng thơm trăm đời, hương khói ngàn thu, như Phục Ba tướng quân đời Hán chính là như vậy.

Ban sơ gặp lúc Vương Mãng lộng hành khiến anh hào cùng nổi dậy, thời may nhận ra chân chủ
(tức Lưu Tú – Hán Quang Võ đế) ở Lạc Dương, biết thần khí đà có số. Trừ Ngôi Hiêu, diệt Vương Mãng, Bắc xông sa mạc, Nam vượt bể sông, công nào cũng đảm đương, chẳng giặc nào dám chống lại, oai vỗ an Trung thổ, đức thấm nhuần trời đất.

Tướng quân là anh hùng nhà Hán, gương mẫu của ngàn đời, lừng lẫy mãi đến nay khói hương chẳng dứt.
[Ngài] được thờ trong đền Bạch Mã ở phía đông kinh thành đã lâu, oai thần hiển hách ngưỡng mộ cao dày, độ trì thương lái che chở con dân, hễ cầu tất ứng, bái tế dập dìu nào kém chi lễ báo công thuở trước.

Đến nay đã lâu năm, gió mưa dãi dầu, tường cột hư hao, từng nhuần gội ơn huệ, há thể thõng tay làm ngơ để tồi tàn rơi rụng? Nay tháng 10 năm Bính Dần, chọn ngày lành tập hợp quyên tiền gọi thợ trùng tu. May miếu mạo huy hoàng, oai nghi thêm lẫm liệt, trong ngoài đều được nương nhờ, bốn phương thảy về cầu cúng. Chỉ lo rằng sau khi sửa sang chưa thể khỏi mối lo sụp lở. Để mai sau tưởng nhớ lấy đó mà noi theo, dám mong các vị góp sức cho thành việc, cùng cúng tế Tướng quân để ngày tháng thêm bền, công nghiệp mãi còn cùng trời đất. Nay khắc đá ghi lại, tên họ các nơi
[góp công đức] đề rõ bên trái bia.

Lược đi những sáo ngữ cái gì anh hùng lương tướng, oai nghi hiển hách, ơn đức dồi dào, lời văn vẫn cho thấy hình tượng Viện nếu không gần gũi thân thiết thì cũng không đến nỗi là đối tượng căm thù của dân An Nam.

Trong Tân đính giảo bình Việt điện u linh tập (ký hiệu A.335, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm) soạn năm 1774, có “Bạch Mã miếu thần truyện”, giải thích duyên do dân An Nam sùng bái Mã Viện: “[Viện] khuyến khích đốc suất nông thương, miễn trừ tô thuế, giảm bớt lao dịch, ban khen tiết tháo, chuyên chú lấy đức dạy dân, được trăm họ mến yêu. Viện tại nhiệm 6 năm thì dâng biểu hoàn hương, hoàng đế (tức Lưu Tú) bèn cho Lưu Long đến thay. Sau khi Viện đi, dân chúng ghi nhớ công ơn, lập miếu thờ phụng”[2].

Và không chỉ ở Hà Nội, các địa phương xung quanh cũng có đền thờ Viện, hình thành một hệ thống thờ cúng Phục Ba. Cố đạo người Ý Adriano di St. Thecla, đến Bắc Việt truyền giáo trong thời gian 1738-1765 có viết thành sách ghi lại sinh hoạt, xã hội và tín ngưỡng của Bắc Việt. Trong sách, Adriano di St. Thecla cho biết đền Bạch Mã là nơi thờ Mã Viện, vị thần bảo hộ kinh đô Hà Nội. Olga Dror khi dịch sách trên của linh mục Ý ra Anh ngữ đã tiến hành khảo sát thực địa và ghi nhận rằng cả ở Thanh Hóa, Bắc Ninh, Phúc Yên, cũng có miếu Phục Ba[3]. Ngoài ra, qua nghiên cứu của học giả Đài Loan Hứa Văn Đường thì đền thờ Viện có ở hầu khắp các tỉnh Bắc Việt: Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Hưng Yên[4]…
Như quê em, có cái đền thờ Thành Hoàng, giờ xây cực kì hoành tráng, có sư, lúc trước ông trẻ em ( năm nay hơn 90 tuổi) bảo cái ông Thành hoàng ấy vốn là 1 tên tướng giặc Cờ Đen bị chết, sau dân làng cứ thờ thôi.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Trong kho thác bản văn khắc của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội (E.F.E.O.) để lại cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm có thác bản văn bia dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Chánh Hòa 8 (1687), nói về việc trùng tu đền Bạch Mã, văn bia này cho biết đền vốn thờ Mã Phục Ba đời Hán. Tạm dịch:

Xét công thần lương tướng từ xưa đều có tài cái thế, chẳng những chỉ rạng rỡ đương thời mà còn truyền vẻ vang cho đời sau, lập sự nghiệp phi thường để tiếng thơm trăm đời, hương khói ngàn thu, như Phục Ba tướng quân đời Hán chính là như vậy.

Ban sơ gặp lúc Vương Mãng lộng hành khiến anh hào cùng nổi dậy, thời may nhận ra chân chủ
(tức Lưu Tú – Hán Quang Võ đế) ở Lạc Dương, biết thần khí đà có số. Trừ Ngôi Hiêu, diệt Vương Mãng, Bắc xông sa mạc, Nam vượt bể sông, công nào cũng đảm đương, chẳng giặc nào dám chống lại, oai vỗ an Trung thổ, đức thấm nhuần trời đất.

Tướng quân là anh hùng nhà Hán, gương mẫu của ngàn đời, lừng lẫy mãi đến nay khói hương chẳng dứt.
[Ngài] được thờ trong đền Bạch Mã ở phía đông kinh thành đã lâu, oai thần hiển hách ngưỡng mộ cao dày, độ trì thương lái che chở con dân, hễ cầu tất ứng, bái tế dập dìu nào kém chi lễ báo công thuở trước.

Đến nay đã lâu năm, gió mưa dãi dầu, tường cột hư hao, từng nhuần gội ơn huệ, há thể thõng tay làm ngơ để tồi tàn rơi rụng? Nay tháng 10 năm Bính Dần, chọn ngày lành tập hợp quyên tiền gọi thợ trùng tu. May miếu mạo huy hoàng, oai nghi thêm lẫm liệt, trong ngoài đều được nương nhờ, bốn phương thảy về cầu cúng. Chỉ lo rằng sau khi sửa sang chưa thể khỏi mối lo sụp lở. Để mai sau tưởng nhớ lấy đó mà noi theo, dám mong các vị góp sức cho thành việc, cùng cúng tế Tướng quân để ngày tháng thêm bền, công nghiệp mãi còn cùng trời đất. Nay khắc đá ghi lại, tên họ các nơi
[góp công đức] đề rõ bên trái bia.

Lược đi những sáo ngữ cái gì anh hùng lương tướng, oai nghi hiển hách, ơn đức dồi dào, lời văn vẫn cho thấy hình tượng Viện nếu không gần gũi thân thiết thì cũng không đến nỗi là đối tượng căm thù của dân An Nam.

Trong Tân đính giảo bình Việt điện u linh tập (ký hiệu A.335, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm) soạn năm 1774, có “Bạch Mã miếu thần truyện”, giải thích duyên do dân An Nam sùng bái Mã Viện: “[Viện] khuyến khích đốc suất nông thương, miễn trừ tô thuế, giảm bớt lao dịch, ban khen tiết tháo, chuyên chú lấy đức dạy dân, được trăm họ mến yêu. Viện tại nhiệm 6 năm thì dâng biểu hoàn hương, hoàng đế (tức Lưu Tú) bèn cho Lưu Long đến thay. Sau khi Viện đi, dân chúng ghi nhớ công ơn, lập miếu thờ phụng”[2].

Và không chỉ ở Hà Nội, các địa phương xung quanh cũng có đền thờ Viện, hình thành một hệ thống thờ cúng Phục Ba. Cố đạo người Ý Adriano di St. Thecla, đến Bắc Việt truyền giáo trong thời gian 1738-1765 có viết thành sách ghi lại sinh hoạt, xã hội và tín ngưỡng của Bắc Việt. Trong sách, Adriano di St. Thecla cho biết đền Bạch Mã là nơi thờ Mã Viện, vị thần bảo hộ kinh đô Hà Nội. Olga Dror khi dịch sách trên của linh mục Ý ra Anh ngữ đã tiến hành khảo sát thực địa và ghi nhận rằng cả ở Thanh Hóa, Bắc Ninh, Phúc Yên, cũng có miếu Phục Ba[3]. Ngoài ra, qua nghiên cứu của học giả Đài Loan Hứa Văn Đường thì đền thờ Viện có ở hầu khắp các tỉnh Bắc Việt: Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Đông, Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Hưng Yên[4]…
Theo hanoimoi.com.vn thì thế này:
" Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Trấn Vũ quán lục, Bạch Mã thần từ khảo chính và truyện Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương phân tích và chỉ ra rằng, do nhân việc trùng tu đền Bạch Mã vào năm Đinh Mão (1687), bấy giờ bức tường đằng Đông bị đổ nát, các thương nhân Bắc quốc như Chiêm Trọng Liên đứng ra quyên góp tiền bạc để tu bổ lại đền"
Hiện tượng Tàu đưa thần tượng của mình thay các ngẫu tượng cổ hơn theo được biết thì cũng xảy ra ở đền Ngọc Sơn khi có lúc thờ Quan công thay vì thần Văn xương như ý định ban đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Theo hanoimoi.com.vn thì thế này:
" Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Trấn Vũ quán lục, Bạch Mã thần từ khảo chính và truyện Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương phân tích và chỉ ra rằng, do nhân việc trùng tu đền Bạch Mã vào năm Đinh Mão (1687), bấy giờ bức tường đằng Đông bị đổ nát, các thương nhân Bắc quốc như Chiêm Trọng Liên đứng ra quyên góp tiền bạc để tu bổ lại đền"
Hiện tượng Tàu đưa thần tượng của mình thay các ngẫu tượng cổ hơn theo được biết thì cũng xảy ra ở đền Ngọc Sơn khi có lúc thờ Quan công thấy vì thần Văn xương như ý định ban đầu.
Chính quyền vua chúa dân mình không chấp nhận thì thương nhân Hoa kiều nào dám để?
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Chắc vậy cụ, khi dịch em cũng không chú ý chi tiết này.
Sử ta dựng lên thuyết nghìn năm bắc thuộc và cho rằng dân ta bị đồng hóa nhưng em vẫn nghĩ nó là quá trình nghìn năm khai hóa thì đúng đắn hơn !
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Sử ta dựng lên thuyết nghìn năm bắc thuộc và cho rằng dân ta bị đồng hóa nhưng em vẫn nghĩ nó là quá trình nghìn năm khai hóa thì đúng đắn hơn !
Không đâu
Câu chuyện nghìn năm bắc thuộc là có đấy vì vùng lãnh thổ nước ta thời điểm đó là Bộ Giao Chỉ, Giao Châu Đô Hộ Phủ hoặc An Nam Đô hộ phủ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ.
Đơn vị hành chính ngang với các châu quận khác của Trung Quốc
Có quan thứ sử, Kinh Lược sứ, Tiết độ sứ cai quản như các vùng khác của Trung Hoa
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Chính quyền vua chúa dân mình không chấp nhận thì thương nhân Hoa kiều nào dám để?
Phố hàng Bạc lại là nơi Hoá kiều ở nhiều và lâu đời cụ ơi, sự xâm thực văn hoá hoàn toàn có thể xảy ra.
Tục thờ ngựa thì khéo có gốc tích từ thời Đường và có gốc Trung Á mà ra cũng nên, bây giờ các tộc theo Hồi vẫn có tục dắt ngựa trang trí đẹp đẽ đi diễu, bảo là tưởng niệm thánh Ali gì đó của họ.

Lễ diễu ngựa Zuljanah.
Vùng phố Hàng là nơi kẻ chợ, có du nhập các nét thờ cúng của nhiều nơi và chờm phủ lên nhau theo thời gian, không có gì lạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sử ta dựng lên thuyết nghìn năm bắc thuộc và cho rằng dân ta bị đồng hóa nhưng em vẫn nghĩ nó là quá trình nghìn năm khai hóa thì đúng đắn hơn !
Đáng tiếc là ngành khảo cổ học và nghiên cứu lưu trữ của Vn yếu, hơn nữa, thực tế cũng không tìm được nhiều di tích được bảo quản tốt, sách vở ko còn, nê rất khó tìm hiểu Lịch sử giai đoạn trước thời Lê.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Chuyện chùa đang thờ ông này xoay ra thờ ông khác xảy ra ngay ở thời Pháp thuộc:
"Đền Voi Phục có tên nôm ấy vì hai bên cổng đắp hai con voi bằng vôi cát-đền Voi Phục có đôi voi đá thật phủ phục trước cổng đền thì ở đường Thuỵ Khuê. Người pháp chểnh mảng lịch sử và tín ngưỡng phong tục Việt Nam một cách cố ý, họ đã không cần phân biệt thế nào là đền chùa. Trước cổng đền Voi Phục ở Thủ Lệ bấy giờ cắm một cái cột xi măng đắp nổi dòng chữ “chùa Ban Ny” (Pagode Balny). Chỉ vì chỗ ấy, quan ba Balny đã ăn một phát đạn, toi mạng." Chuyện cũ Hà Nội tập 2, Tô Hoài.


May Tây không còn, nếu không trăm năm sau là chùa Balny thay đền thờ Hoằng Chân như Mã Viện thay thờ ngựa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Không đâu
Câu chuyện nghìn năm bắc thuộc là có đấy vì vùng lãnh thổ nước ta thời điểm đó là Bộ Giao Chỉ, Giao Châu Đô Hộ Phủ hoặc An Nam Đô hộ phủ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ.
Đơn vị hành chính ngang với các châu quận khác của Trung Quốc
Có quan thứ sử, Kinh Lược sứ, Tiết độ sứ cai quản như các vùng khác của Trung Hoa
Thời kì đó quan lại TQ đặt ra chủ yếu quản lý các hoạt động giao thương, buôn bán và khai thác của chính người từ TQ... thực chất là chưa hề xác lập chủ quyền.
Sử TQ thời kì đó cũng tính vùng này là nằm ngoài cương vực !
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Đáng tiếc là ngành khảo cổ học và nghiên cứu lưu trữ của Vn yếu, hơn nữa, thực tế cũng không tìm được nhiều di tích được bảo quản tốt, sách vở ko còn, nê rất khó tìm hiểu Lịch sử giai đoạn trước thời Lê.
Thời Lý, Trần ta dùng thuyết nghiệp của Phật gia để thoát khỏi ảnh hưởng thuyết thiên mệnh của Nho gia nên việc biên soạn, lưu giữ sử sách không được coi trọng bằng biên soạn và lưu giữ kinh kệ... chả có mấy tư liệu cũng không phải là lạ !
Cứ đổ cho giặc Minh đốt hết rồi là xong ;))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top