[Funland] Dịch bệnh và sự sinh tử của "kinh tế trà đá".

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Cụ chém vừa phải thôi.
3k/ly trà đá (trà nóng cũng thế) là giá mới lên cách đây 1-2 năm.
20 năm thì bắt đầu từ 200₫/ chén trà nóng 300₫/ly trà đá.
Chắc cụ ý nhầm sang cà phê đá : đầu những năm 2000 thì cà phê đá 3000đ,thuốc lá vinataba 500đ/điếu
 

123 Uốn

Xe điện
Biển số
OF-710055
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
2,084
Động cơ
261,093 Mã lực
Em cũng thấy đây là một dịp, cơ hội để thay đổi.
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
3,195
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Nó chết từ từ... đợt em đi qua mấy chỗ trồng chè. 1 bên là phun thuốc trắng cả đồng - dùng để bán chè cho trà đá. 1 bên có mấy luống không phun xanh rì, dùng để nhà uống.
Nên cái món trà đá này em ko bao giờ uống, cùng lắm thì làm cốc nước vối.
Em để chè khô vào cái hộp đựng máy ảnh ( thằng bạn bán máy ảnh dậy ) mà bốn năm chả mốc meo gì ! Chắc có chất bảo quản !
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,205
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Trung bình 1 quán 2 người x 8~10 triệu/1 người 1 tháng x 12 tháng x số quán.....số tiền đó đa phần kiếm được sẽ đủ để ăn tiêu nghĩa là tạo sức mua hàng hóa. ;))

Nhẽ cũng được 10% đấy bác. :))

Nhiều bác chê phóng tinh viên dốt nhưng không hẳn, nếu lượng người đó mà chuyển sang nghề khác cũng nan giải đấy-nên gọi nền kinh tế trà đá là vậy. :))
Thế thay vì cấm vỉa hè thì nên hợp pháp hóa loại hình kinh doanh này để tiền thuế đỡ chảy vào túi tư.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,472
Động cơ
8,840 Mã lực
Đây là cơ hội reset đường phố vỉa hè về mức sạch sẽ ban đầu và là cơ hội để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, cộng thêm tàu sắt trên cao chuẩn bị chạy thì quá là thời điểm tốt để làm. Có điều các anh CAP sau này ít nguồn thu thì tâm tư.

Đường Chiến Thắng nhà em, hàng quán bày ra vỉa hè còn xe để ngoài đường mà ko thèm để dọc nhé, để ngang, chiếm 1/4 bề ngang, đi bộ rất khổ sở vì đi theo hình zigzag.
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
15,994
Động cơ
678,653 Mã lực
Trung bình 1 quán 2 người x 8~10 triệu/1 người 1 tháng x 12 tháng x số quán.....số tiền đó đa phần kiếm được sẽ đủ để ăn tiêu nghĩa là tạo sức mua hàng hóa. ;))

Nhẽ cũng được 10% đấy bác. :))

Nhiều bác chê phóng tinh viên dốt nhưng không hẳn, nếu lượng người đó mà chuyển sang nghề khác cũng nan giải đấy-nên gọi nền kinh tế trà đá là vậy. :))
Vỉa hè ko ai dám dẹp cũng ko phải đơn giản, có lí do của nó cả. 1 cái vỉa hè nuôi sống cả 1 gia đình là bình thường. Chưa tính các thành phần khác ăn theo.
 

Chíu ù

Xe tăng
Biển số
OF-572857
Ngày cấp bằng
7/6/18
Số km
1,195
Động cơ
154,839 Mã lực
Tư duy như ông báo thì đi buýt vẫn còn gánh xôi lên xe
 

Bình minh biển

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-757578
Ngày cấp bằng
16/1/21
Số km
7,847
Động cơ
164,930 Mã lực
Trà đá có cần không ? Cần
Không có trà đá, có ai chết không, cả người Uống lẫn người Bán ? Không
Nhà báo có cần viết bài không ? Cần
Không viết, nhà báo có chết không ? Chết.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
4,411
Động cơ
432,124 Mã lực
Một tờ báo có tên tuổi đấy chứ , đứa viết bài nó nhìn theo góc nhìn của nó nhưng ông Tổng biên tập phải đồng ý với tư duy ấy thì mới duyệt . Nhiều cái đầu óc kéo xã hội phải quay về tư duy của thế kỷ trước để hợp với tư duy của mình
 

theanh212

Xe điện
Biển số
OF-119349
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
2,557
Động cơ
2,656 Mã lực
20 năm trc là 2001, ngày e bắt đầu đi làm. Lương 1,85 của274k, đc khoảng gần 500k sau trừ bảo hiểm. Trà đá lúc đó 500 đồng là cũng, k có 3k như Cụ nói vì suất cơm lúc đó ăn căn tin cq 5-7k.
Lương 500k mà cốc trà đá3k, cả tháng đi làm đc 170 cốc trà thì bằng ĐH rẻ quá.
Năm 95-99 em học đại học trên này, xác nhận khu Phùng Khoang trà đá chỉ có 500d/ chén.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
16,809
Động cơ
434,773 Mã lực
Đặc thù VN!
Từ xa xưa đã có cái chõng tre bán nước dưới gốc đa đầu làng, nay đã thành một nền kinh tế lấn chiếm vỉa hè đi bộ kèm theo cờ bạc lúc 6h.
Nộp "phế" khoảng 1 tỉ USD mỗi năm.
Đặc thù gì, làng xã hay khu đô thị nào của ta hay tây chả có quán rượu, quán ăn, quán nước... cả làng ra đấy ngồi để giao lưu và tranh thủ canh làng xóm luôn. Nhưng quán nó cũng phải ra dáng tý.
Thời bao cấp toàn dân nhao ra vỉa hè kiếm ăn nay còn rớt lại mỗi quán nước chứ trước thì từ buôn xe máy, quần áo đến bán nhà đều ra vỉa hè tất. Lúc ấy mới có cảnh thu lu như cóc cụ, gù gù lưng tôm ngồi hàng nước. Ngồi quán nước xưa được cái thỉnh thoảng xem miễn phí cảnh đuổi cướp giật hay hai nhóm phe phẩy táng nhau do tranh mối, thế thôi.
Nhẽ cứ cốc cà phê 8 nghìn, cốc Lipton 5000 thì dẹp trà vỉa hè phút mốt.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Cụ chém vừa phải thôi.
3k/ly trà đá (trà nóng cũng thế) là giá mới lên cách đây 1-2 năm.
20 năm thì bắt đầu từ 200₫/ chén trà nóng 300₫/ly trà đá.
Một điếu Vina và một chén trà nóng trước khi vào lớp học cộng hết 500đ. Đơn giá những năm trước 2000.
 

taroko

Xe tải
Biển số
OF-760295
Ngày cấp bằng
18/2/21
Số km
326
Động cơ
47,499 Mã lực
Lấn chiếm vỉa hè, 1 vấn đề nhỏ nhưng tốn rất nhiều công sức, giấy mực, của cải của XH mà mấy chục năm nay với bao nhiêu lần ra quân rầm rộ mà không giải quyết được.
- Không nộp thuế, không đóng góp gì cho XH
- Gây cản trở giao thông, vỉa hè nhếch nhác bầy hầy
- Lây truyền dịch bệnh hoặc ít ra cũng là vấn đề ANVS thực phẩm. 1 quán bún riêu mở 1 năm mà tắc toàn bộ cống thoát nước của khu phố.
- Tốn tiền để nuôi 1 bộ máy CA, TT chỉ để đi đuổi vỉa hè.
Nếu nói là sinh kế của bao nhiêu người thì phải trả lời là nó cũng gây ảnh hưởng, trở ngại cho gấp nhiều lần những người khác. Không làm việc này thì đi làm việc khác. Thậm chí cho không mỗi tháng vài triệu còn rẻ hơn là kéo dài sự bầy hầy mãi.
TỪ HÔM CẤM ĐẾN NAY ĐƯỜNG THÔNG HÈ THOÁNG, ÍT BỤI BẶM HẲN :D
Qua e đi dạo bộ mấy phố Láng Hạ, Nguyên Hồng... thấy đường phố rộng rãi sạch sẽ thoáng đãng không khác gì Tây Nhật cả.
Giá mà sau dịch CQ vẫn duy trì lệnh cấm tiệt các quán xá vỉa hè như này, không cần tốn tiền cho cả mớ khẩu hiệu TP văn minh xanh sạch đẹp gì nữa!
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,863
Động cơ
382,603 Mã lực
Nói chung vấn đề gì cũng có hai mặt.. Có thu nhập thường xuyên như em thì thấy nền kinh tế vỉa hè đúng là nhếch nhác mất trật tự, nhưng ngồi ngắm lại các thành viên nền kinh tế này ở gần nhà thì thấy nếu không có vỉa hè kinh doanh buôn bán thì cũng không ít gia đình móm luôn vì đi xin việc làm chắc chả chỗ nào nhận.
Thực chất đó là vấn đề thất nghiệp cao. Đa số những người buôn bán vỉa hè, nếu đi xin việc thì chẳng nơi nào nhận. Hãy quản lý tốt hơn, chặt hơn và có giải pháp giúp 50% số người đó chuyển đổi nghề.
 

Coming Soon

Xe tải
Biển số
OF-509748
Ngày cấp bằng
12/5/17
Số km
311
Động cơ
185,121 Mã lực
Tiện dịp này dẹp luôn kinh tế vỉa hè khéo hay, đỡ bị phản đối như những đợt trước :)
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,863
Động cơ
382,603 Mã lực
Văn hoá ngồi vỉa hè ko xấu, ko mất vệ sinh nếu được quản lý tốt (Nhà quản lý đưa ra những tiêu chuẩn bắt buộc, nếu ko đạt yêu cầu thì ko cho phép mở bán). Xấu, mất vệ sinh, lộn nhộn là do nhà quản lý chứ ko đổ cho người bán được. Quản lý chặt thì tốt, thấy khó hoặc ngại làm tới nơi tới chốn thì cấm đúng là giải pháp dễ nhất.
Nên có những khu vực phù hợp cho hàng quán vỉa hè.
1613715535497.png


1613715741646.png
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54

sauphich

Xe tải
Biển số
OF-497213
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
417
Động cơ
192,479 Mã lực
Tuổi
33
Không biết em phóng viên này liệu có phải là tín đồ Trà đá vỉa hè, tư duy dốt về quản lí kinh tế-xã hội, hay đơn giản cũng là người chịu thiệt hại kinh tế từ một quyết định của Thành phố.

COVID-19 và sự sinh tử của “kinh tế trà đá”
LĐO | 18/02/2021 | 19:56

Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang
Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang

Chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ kinh tế vỉa hè với những hàng rong và trà đá, cà phê “cóc” hay chưa? Câu trả lời rõ ràng là chưa. Bởi một mệnh lệnh hành chính là chưa đủ mà còn cả một sự chuẩn bị có hệ thống để xoá sổ kinh tế vỉa hè hay “kinh tế trà đá”.

Khi Hà Nội ban bố quyết định yêu cầu phải đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16.2, Hưng- một công chức ở Cầu Giấy nhắn tin than phiền rằng: “Chỉ vài phút nữa là phải... hoãn món mình yêu thích lại - trà đá vỉa hè!”.
Trà đá vỉa hè là một nhu cầu, và để đáp ứng nhu cầu đó là cả một nền “kinh tế trà đá” với hàng triệu lao động sống, nuôi dạy con cái bằng những quán nước nho nhỏ đặt trên vỉa hè.
Năm ngoái, truyền thông đúc kết bằng mấy dòng ngắn gọn: “Không cần vốn khủng, chỉ cần làm việc từ 4-5 giờ/ngày, nhiều người vẫn kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ vào kinh doanh trên vỉa hè”. Nghĩa là chỉ cần vài mét vuông vỉa hè, thu nhập của một hộ gia đình có thể lên đến cả vài chục triệu/ tháng.
Đó là sức hút kinh khủng khi mà chuẩn hộ nghèo hiện nay là thu nhập khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Hàng triệu lao động nhìn vào cái vỉa hè ở những trung tâm như Hà Nội, TPHCM để coi đó là cơ hội kiếm sống, đổi đời.
Dịch COVID-19 biến “kinh tế vỉa hè” thành một cộng đồng yếu thế, dễ bị lãng quên, khó có thể tiếp cận các gói hỗ trợ. Và nhóm này, dễ bị tổn thương nhất.
Một mệnh lệnh hành chính từ UBND thành phố Hà Nội ban ra: “Đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê trên vỉa hè” nhằm hạn chế dịch bệnh COVID-19 tưởng chừng là một quyết định đúng, ít nhất là thời gian này, nhưng cũng nảy sinh ra quá nhiều câu hỏi.
Đầu tiên là, chưa có nghiên cứu nào khẳng định trà đá, cà phê vỉa hè là môi trường cho nguồn lây COVID-19 thì tại sao chỉ cấm đối tượng này? Nếu từ vỉa hè chuyển vào trong nhà thì có hạn chế được lây nhiễm hay không?
Trên thực tế, quy định của UBND TP Hà Nội phải được hiểu là: “Không phải cấm tất cả các dịch vụ ăn uống. Các cửa hàng, quán cà phê, thậm chí trà đá vẫn có thể hoạt động nếu tuân thủ giãn cách, phòng chống dịch”.
Điều đáng buồn là khi thực hiện chỉ đạo của thành phố, cấp quận, phường lại áp dụng cứng nhắc: cưỡng chế cấm tất cả loại hình kinh doanh ăn uống. Hệ quả là hầu hết các tuyến phố những quán ăn, cà phê đều “cửa đóng then cài”.
Một ngành kinh doanh bị cưỡng chế đóng cửa. Liệu đã có ai thống kê được ngay tại Hà Nội có bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu con nguời sau Tết Nguyên đán bị cắt đi nguồn thu nhập, đồng nghĩa với việc ngay lập tức quay về dưới ngưỡng chuẩn nghèo.
Đã có nhiều đề án thay đổi “kinh tế vỉa hè” bằng cách xoá sổ nó, thay vào đó là một “kinh tế trong nhà” với hàng trăm ngàn, hàng triệu “tiểu doanh nghiệp”. Không sai khi chúng ta muốn tiến tới một đô thị thông minh, hiện đại nhưng liệu có phải lúc này? Lúc mà nỗi lo đói nghèo, hết tiền, không có gì mà ăn cũng chẳng kém nỗi lo dịch bệnh.
Để xoá bỏ kinh tế vỉa hè cần một hệ thống chính sách phù hợp với những giải pháp thiết thực chứ không phải là một mệnh lệnh hành chính với những áp dụng có phần cứng nhắc từ cấp quận, phường như hiện tại.
Hưng chưa biết khi nào sẽ được thưởng thức thứ đồ uống quen thuộc: trà đá vỉa hè. Anh có thể tạm thay vào đó bằng thứ đồ uống khác. Nhưng cho đến lúc này, kinh tế vỉa hè - nơi đóng góp không dưới 10% GDP- chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài nằm im với cái ví rỗng và nỗi lo lấy gì để sống mấy ngày tới.
Một chính sách chỉ có hiệu quả cao nhất khi đưa đúng thời điểm. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc thực thi cứng nhắc, thậm chí thái quá khi yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh liên quan đến hè phố, nhất là ở thời điểm sau Tết, thời điểm mà mục tiêu "kiếm sống" nghĩa là tồn tại.
Mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế” khó mang lại kết quả nếu cứ hoảng sợ. Không được chủ quan, nhưng cũng không được hoảng sợ và phải đối diện với một trạng thái “bình thường mới” mà không ai bị bỏ lại phía sau, kể cả những người bán trà đá vỉa hè.

Linh Anh

.


View attachment 5923133
View attachment 5923134 .
Đồng ý phải tạm dừng do Covid nhưng cái vỉa hè này hiện đang nuôi cả đống lao động. Khi ảnh hưởng ko dc nhận hỗ trợ của NN nhưng là cũng logic thôi vì a cũng đóng thuế đâu mà đòi nhận.

Vấn đề là dừng thì dừng tới bao giờ, nếu lâu quá thì chắc cũng loạn
 

khanhtb

Xe điện
Biển số
OF-92294
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
2,387
Động cơ
442,408 Mã lực
tranh cãi duy trì trà đá hay không thì cả ngày ko kết thúc,có quán trà đá nuôi 4-5 miệng ăn,còn như e với đa số cụ trên of thì muốn dẹp bỏ. Nhưng nghĩ lại tham nhũng còn nhiều thì khó bỏ đc
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top