[Funland] Dịch bệnh và sự sinh tử của "kinh tế trà đá".

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
8,180
Động cơ
338,434 Mã lực
Trung bình 1 quán 2 người x 8~10 triệu/1 người 1 tháng x 12 tháng x số quán.....số tiền đó đa phần kiếm được sẽ đủ để ăn tiêu nghĩa là tạo sức mua hàng hóa. ;))

Nhẽ cũng được 10% đấy bác. :))

Nhiều bác chê phóng tinh viên dốt nhưng không hẳn, nếu lượng người đó mà chuyển sang nghề khác cũng nan giải đấy-nên gọi nền kinh tế trà đá là vậy. :))
Giảm tỷ lệ thất nghiệp nữa đấy.

Không có quán trà đá, bọn chúng lại lên văn phòng thuốc nước chùa, điện lại bật sớm tắt muộn cũng đóng góp cho nền kinh tế kha khá.
 

cuoicaigihamay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753561
Ngày cấp bằng
19/12/20
Số km
119
Động cơ
51,496 Mã lực
Tuổi
36
Tính 10%GDP từ đóng góp của bà bán chè đá thì đúng là phải ạ bọn phóng tinh viên này thật.
Lấy đâu ra mấy cái quán chà đá đóng góp 10% GDP, bọn nó chắc bị ngáo rồi cụ ơi, mấy cái quán chà đá này chỉ tồn tại ở mấy thành phố thôi chắc chỉ dành cho mấy ông lô đề thôi
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Đặc thù VN!
Từ xa xưa đã có cái chõng tre bán nước dưới gốc đa đầu làng, nay đã thành một nền kinh tế lấn chiếm vỉa hè đi bộ kèm theo cờ bạc lúc 6h.
Nộp "phế" khoảng 1 tỉ USD mỗi năm.
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
26,395
Động cơ
586,386 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Trà đá vỉa hè chủ yếu ở HN . Thằng cha PV nó viết hàng triệu người sống bằng nghề trà đá vậy cứ 10 người thì có 1 người bán trà đá hả các cụ ? dân thủ đô có cỡ chục triệu chứ mấy
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
17,102
Động cơ
505,489 Mã lực
Giảm tỷ lệ thất nghiệp nữa đấy.

Không có quán trà đá, bọn chúng lại lên văn phòng thuốc nước chùa, điện lại bật sớm tắt muộn cũng đóng góp cho nền kinh tế kha khá.
=))
cụ làm em buồn cười quá luôn!
Nhưng đúng là nhiều thành phần như vậy lắm :)
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,706
Động cơ
3,261,820 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,995
Động cơ
398,693 Mã lực
Em ủng hộ dẹp, nhiều nơi quán đó cũng là nơi ghi số, còn số gì em chả dám nói. Nhìn lôi thôi lếch thếch bẩn thỉu.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Nói chung vấn đề gì cũng có hai mặt.. Có thu nhập thường xuyên như em thì thấy nền kinh tế vỉa hè đúng là nhếch nhác mất trật tự, nhưng ngồi ngắm lại các thành viên nền kinh tế này ở gần nhà thì thấy nếu không có vỉa hè kinh doanh buôn bán thì cũng không ít gia đình móm luôn vì đi xin việc làm chắc chả chỗ nào nhận.
 

Sfgs

Xe buýt
Biển số
OF-707850
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
650
Động cơ
96,260 Mã lực
Tuổi
33
Mất VS bỏ bu ấy! Hàng chục/trăm cái mồm ngậm vào miệng cốc xong nhúng qua cái xô nước bé xíu, có lau thì cái khăn cáu bẩn. Thêm cái tay của bà/cô chủ quán nữa! Chưa kể nguồn gốc trà để pha, đá lạnh thì khỏi nói vì đâu sạch sẽ gì! Thói quen nên bỏ!
Giờ nói thật chả ai muốn ngồi lê là uống trà đá cả. Thật sự rất mất vệ sinh, nhem nhuốc, xã hội đi lên thì mấy cái quán này dần cũng bị dẹp bỏ thôi
 

vu nhat hung

Xe buýt
Biển số
OF-63052
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
951
Động cơ
447,742 Mã lực
Các cụ cứ chê trà đá vỉa hè nhếch nhác,nhưng thưa các cụ nếu địa điểm nào đông đông tí thì nhu nhập ngang vs chức trưởng phó phòng đấy
 

Sfgs

Xe buýt
Biển số
OF-707850
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
650
Động cơ
96,260 Mã lực
Tuổi
33
Trà đá vỉa hè, hàng bán rong e thấy cũng là 1 địa điểm khá tiện lợi, dễ ngồi, dễ uống khi thời gian chờ đợi ngắn, tiện thể nhưng đi kèm với nó là vệ sinh , an toàn tp, thất thu thuế ngân sách trong khi vẫn chiếm dụng không gian công cộng, hình ảnh nhếch nhác cho phố phường,... nên chăng sau đợt này tổ chức quán trà đá theo kiểu thương hiệu,có đăng ký, kiểm soát như kiểu các quán trà chanh vỉa hè , có cơ chế thì tự khắc có cách cho nó phát triển nhằm hạn chế các điểm trên. Rồi dần dần, theo nhu cầu xã hội thì những thứ lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải , ví dụ như tại các điểm có quán trà chanh thì ít n vào các quán trà đá gần đó hay điển hình như tại các tp có xe ôm Grab, xe ôm ngày xưa đã dần phải ăn theo các xe ôm công nghệ
Ý kiến của cụ rất đúng với những gì em suy nghĩ,các quán trà chanh mở ra, vệ sinh sạch sẽ, có wifi tiện lợi. Cái chính vẫn là kinh tế cụ ạ. Khi kinh tế đi lên thì tự nhiên người ta lại chi tiêu mạnh tay, nhu cầu nâng cao lên, chứ nói thật chả ai có tiền lại ngồi trà đá đâu cụ ạ, người ta thích vào high land hay quán sang chảnh nào đó. Còn trà đá chắc giờ chỉ có sinh viên, xe ôm ngồi lê la thôi
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
7,184
Động cơ
442,607 Mã lực
Các cụ cứ chê trà đá vỉa hè nhếch nhác,nhưng thưa các cụ nếu địa điểm nào đông đông tí thì nhu nhập ngang vs chức trưởng phó phòng đấy
E biết chứ nhưng 2 phạm trù khác hẳn nhau!
VD về đông thì cách đây khoảng 2-3 năm thì ngã 3 Hồ Xuân Hương - Quang Trung cực đông! Doanh thu 1 ngày đâu đó tầm 1.5-2 củ! Trước dịch đợt này thì vỉa hè Phan Chu Trinh gần ngã tư PCT-LTK thì đông dã man vì có mấy tòa VP!
 

Sfgs

Xe buýt
Biển số
OF-707850
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
650
Động cơ
96,260 Mã lực
Tuổi
33
E biết chứ nhưng 2 phạm trù khác hẳn nhau!
VD về đông thì cách đây khoảng 2-3 năm thì ngã 3 Hồ Xuân Hương - Quang Trung cực đông! Doanh thu 1 ngày đâu đó tầm 1.5-2 củ! Trước dịch đợt này thì vỉa hè Phan Chu Trinh gần ngã tư PCT-LTK thì đông dã man vì có mấy tòa VP!
Thu nhiều thì cúng cho các anh CAKV cũng nhiều chứ có gì đâu. Dễ mà ngồi đc ở chỗ đấy đấy
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
7,184
Động cơ
442,607 Mã lực
Thu nhiều thì cúng cho các anh CAKV cũng nhiều chứ có gì đâu. Dễ mà ngồi đc ở chỗ đấy đấy
Lại 1 phạm trù khác nữa! Tất nhiên phải mất lệ phí! Còn mất ntn và cho ai em không rõ nên không bình luận!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Cấm vĩnh viễn ba cái thứ nhếch nhác đô thị này đi thôi. Huyện xã thì cho làm thoải mái. Xin đừng gọi nó là văn hoá, nó không văn hoá chút nào.

Clip lâu rồi nhưng chắc nhiều cụ còn nhớ:
Rồi lại có ai đó kêu gào mất mưu sinh.
Em cũng ủng hộ cấm!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,426
Động cơ
291,729 Mã lực
Các cụ cứ chê trà đá vỉa hè nhếch nhác,nhưng thưa các cụ nếu địa điểm nào đông đông tí thì nhu nhập ngang vs chức trưởng phó phòng đấy
Chính thế nên mãi vẫn nhếch nhác,bẩn thỉu. Khắp hang cùng ngõ hẻm đều có quán trà đá.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,970
Động cơ
541,548 Mã lực
Không biết em phóng viên này liệu có phải là tín đồ Trà đá vỉa hè, tư duy dốt về quản lí kinh tế-xã hội, hay đơn giản cũng là người chịu thiệt hại kinh tế từ một quyết định của Thành phố.

COVID-19 và sự sinh tử của “kinh tế trà đá”
LĐO | 18/02/2021 | 19:56

Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang
Thực hiện cứng nhắc quyết định của thành phố khiến hầu hết hàng quán phải đóng cửa. Ảnh Tùng Giang

Chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ kinh tế vỉa hè với những hàng rong và trà đá, cà phê “cóc” hay chưa? Câu trả lời rõ ràng là chưa. Bởi một mệnh lệnh hành chính là chưa đủ mà còn cả một sự chuẩn bị có hệ thống để xoá sổ kinh tế vỉa hè hay “kinh tế trà đá”.

Khi Hà Nội ban bố quyết định yêu cầu phải đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê từ 0h ngày 16.2, Hưng- một công chức ở Cầu Giấy nhắn tin than phiền rằng: “Chỉ vài phút nữa là phải... hoãn món mình yêu thích lại - trà đá vỉa hè!”.
Trà đá vỉa hè là một nhu cầu, và để đáp ứng nhu cầu đó là cả một nền “kinh tế trà đá” với hàng triệu lao động sống, nuôi dạy con cái bằng những quán nước nho nhỏ đặt trên vỉa hè.
Năm ngoái, truyền thông đúc kết bằng mấy dòng ngắn gọn: “Không cần vốn khủng, chỉ cần làm việc từ 4-5 giờ/ngày, nhiều người vẫn kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ vào kinh doanh trên vỉa hè”. Nghĩa là chỉ cần vài mét vuông vỉa hè, thu nhập của một hộ gia đình có thể lên đến cả vài chục triệu/ tháng.
Đó là sức hút kinh khủng khi mà chuẩn hộ nghèo hiện nay là thu nhập khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng. Hàng triệu lao động nhìn vào cái vỉa hè ở những trung tâm như Hà Nội, TPHCM để coi đó là cơ hội kiếm sống, đổi đời.
Dịch COVID-19 biến “kinh tế vỉa hè” thành một cộng đồng yếu thế, dễ bị lãng quên, khó có thể tiếp cận các gói hỗ trợ. Và nhóm này, dễ bị tổn thương nhất.
Một mệnh lệnh hành chính từ UBND thành phố Hà Nội ban ra: “Đóng cửa các quán ăn đường phố, trà đá, cà phê trên vỉa hè” nhằm hạn chế dịch bệnh COVID-19 tưởng chừng là một quyết định đúng, ít nhất là thời gian này, nhưng cũng nảy sinh ra quá nhiều câu hỏi.
Đầu tiên là, chưa có nghiên cứu nào khẳng định trà đá, cà phê vỉa hè là môi trường cho nguồn lây COVID-19 thì tại sao chỉ cấm đối tượng này? Nếu từ vỉa hè chuyển vào trong nhà thì có hạn chế được lây nhiễm hay không?
Trên thực tế, quy định của UBND TP Hà Nội phải được hiểu là: “Không phải cấm tất cả các dịch vụ ăn uống. Các cửa hàng, quán cà phê, thậm chí trà đá vẫn có thể hoạt động nếu tuân thủ giãn cách, phòng chống dịch”.
Điều đáng buồn là khi thực hiện chỉ đạo của thành phố, cấp quận, phường lại áp dụng cứng nhắc: cưỡng chế cấm tất cả loại hình kinh doanh ăn uống. Hệ quả là hầu hết các tuyến phố những quán ăn, cà phê đều “cửa đóng then cài”.
Một ngành kinh doanh bị cưỡng chế đóng cửa. Liệu đã có ai thống kê được ngay tại Hà Nội có bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu con nguời sau Tết Nguyên đán bị cắt đi nguồn thu nhập, đồng nghĩa với việc ngay lập tức quay về dưới ngưỡng chuẩn nghèo.
Đã có nhiều đề án thay đổi “kinh tế vỉa hè” bằng cách xoá sổ nó, thay vào đó là một “kinh tế trong nhà” với hàng trăm ngàn, hàng triệu “tiểu doanh nghiệp”. Không sai khi chúng ta muốn tiến tới một đô thị thông minh, hiện đại nhưng liệu có phải lúc này? Lúc mà nỗi lo đói nghèo, hết tiền, không có gì mà ăn cũng chẳng kém nỗi lo dịch bệnh.
Để xoá bỏ kinh tế vỉa hè cần một hệ thống chính sách phù hợp với những giải pháp thiết thực chứ không phải là một mệnh lệnh hành chính với những áp dụng có phần cứng nhắc từ cấp quận, phường như hiện tại.
Hưng chưa biết khi nào sẽ được thưởng thức thứ đồ uống quen thuộc: trà đá vỉa hè. Anh có thể tạm thay vào đó bằng thứ đồ uống khác. Nhưng cho đến lúc này, kinh tế vỉa hè - nơi đóng góp không dưới 10% GDP- chẳng còn sự lựa chọn nào khác ngoài nằm im với cái ví rỗng và nỗi lo lấy gì để sống mấy ngày tới.
Một chính sách chỉ có hiệu quả cao nhất khi đưa đúng thời điểm. Nó sẽ phản tác dụng nếu việc thực thi cứng nhắc, thậm chí thái quá khi yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh liên quan đến hè phố, nhất là ở thời điểm sau Tết, thời điểm mà mục tiêu "kiếm sống" nghĩa là tồn tại.
Mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế” khó mang lại kết quả nếu cứ hoảng sợ. Không được chủ quan, nhưng cũng không được hoảng sợ và phải đối diện với một trạng thái “bình thường mới” mà không ai bị bỏ lại phía sau, kể cả những người bán trà đá vỉa hè.

Linh Anh

.


View attachment 5923133
View attachment 5923134 .
Bố ông phóng ngẫn. Cấm để hạn chế tụ tập đông người. Thế thôi. Mà chén cốc mấy cái quán vỉa hè bẩn bỏ mẹ, thằng này mút nước bọt của thằng khác, dẹp đi là đúng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top