[Funland] Địa ngục trần gian tại Gaza. Sao ko thấy nhân quyền phương Tây lên tiếng nhỉ

tauchien

Xe điện
Biển số
OF-4468
Ngày cấp bằng
29/4/07
Số km
2,478
Động cơ
716,531 Mã lực
Xin ý kiến các cụ về việc có cần thay/bổ sung gas khi bảo dưỡng điều hòa:
Khi gọi thợ bảo dưỡng điều hòa, thường được nghe câu "cần bổ sung/nạp gas" sau khi họ đo đo loằng ngoằng gì đó?
Xin ý kiến các cccm có chuyên môn về vấn đề này ạ.
Cảm ơn cccm.
Từng việc nhé:
1. Màu đỏ: Bạn làm rõ giúp tôi các thông tin này đến từ đâu? Thời điểm nào? Mà làm sao bạn chắc chắn là không liên quan đến nhau thế? Link Cambridge nhé (vì bạn không tin wiki). Rõ cái này rồi thì ta mới sang cái sau được.

2. Màu xanh: cảm ơn câu trả lời của bạn. Với thông tin này + quan điểm góc nhìn của bạn về vấn đề đang trao đổi thì tôi thấy bạn thuộc nhóm dễ có khả năng không làm kháng chiến khi đất nước cần được. Tiếc cho bạn không sinh ra sớm hơn, không thì sẽ có giày tây để xỏ chân đi từ sớm.
E cho rằng khi tranh luận về vấn đề gì đó nên tôn trọng đối phương và tập trung vào vấn đề trao đổi với thái độ lịch sự thì tốt hơn.
Cụ lái sang kiểu tấn công cá nhân thế này em thấy ko nên chút nào.
Trân trọng tặng cụ ly vang nhé
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,930
Động cơ
59,306 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
1. Màu đỏ: Từ điển Cambridge tôi trích định nghĩa rất rõ rồi. Nguồn gốc từ Zionist hay Zeonism bắt nguồn cách đây 2000 năm.
2. Màu xanh: Nhận định cá nhân bạn không có giá trị phán xét gì ở đây. Tôi thì lại không thuộc nhóm hô khẩu hiệu.
1. Bạn thiếu thời gian, tôi không nhìn thấy con số nào cả. Ở chiều ngược lại, tôi có thông tin này:
"Thuật ngữ này (Zionist) được sử dụng lần đầu tiên bởi Nathan Birnbaum, người Áo, người sáng lập phong trào sinh viên Do Thái theo chủ nghĩa dân tộc Kadimah; ông đã sử dụng thuật ngữ này vào năm 1890 trong tạp chí Selbst-Emancipation (Tự giải phóng) của mình".
2. Tôi chỉ phân loại để biết bạn đang nhìn sự việc ở lăng kính nào thôi. Vì như tôi đã nói ở đây rồi (màu đỏ tiếp nhé).
Phản đối làm gì với những người mang sẵn tâm lý đầu hàng, sợ kẻ mạnh, là ứng cử viên tiềm năng cho đội "**** gian bán nước" nếu sinh ra ở thời trước.
Đâu cũng sẽ có người nọ người kia thôi. Không cùng lý tưởng và thái độ thì nhận thức nó cũng khác mình.
Như đã dẫn, đã khác nhận thức thì khó bàn luận lắm. Tôi dừng nhé.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,930
Động cơ
59,306 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
E cho rằng khi tranh luận về vấn đề gì đó nên tôn trọng đối phương và tập trung vào vấn đề trao đổi với thái độ lịch sự thì tốt hơn.
Cụ lái sang kiểu tấn công cá nhân thế này em thấy ko nên chút nào.
Trân trọng tặng cụ ly vang nhé
Trân trọng cảm ơn bác!
Bác nhạy cảm quá. Mời bác ly vodka.
 

NewC

Xe hơi
Biển số
OF-85047
Ngày cấp bằng
13/2/11
Số km
143
Động cơ
414,319 Mã lực
Trao đổi tái hồi Do Thái, Palestin, Zionist, Hamas mà lại chưa biết rõ về lịch sử Do Thái - Palestin thì cũng không ổn lắm nhỉ.

Bạn nào muốn tham khảo lịch sử thì có thể tham khảo tài liệu này, một nghiên cứu công phu của tác giả Đặng Hoàng Xa (7 phần)

"Lịch sử 4000 năm thăng trầm của người Do Thái"
(Trích)
Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái

Khi nói về hành trình 4.000 năm của người Do Thái, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ nghĩa Zion (Zionism), điểm sáng cuối cùng đã làm nên bước ngoặt của lịch sử Do Thái mà trên đó ý tưởng về Nhà nước Do Thái ngày nay đã nẩy mầm, lớn lên và kết thành cây trái ngay trên mảnh đất cổ xưa Canaan thấm đẫm máu và nước mắt.

Ngay trong Thời Kỳ Thánh Kinh [3000 TCN – 538 TCN] và cho đến thời điểm quốc gia Israel cổ đại bị người La Mã hủy diệt vào năm 70 CN, người Do Thái đã sinh hoạt như một quốc gia, được cho là đầu tiên trong lịch sử. Sau đó, suốt trong hơn mười chín thế kỷ, người Do Thái lưu vong, trên những vùng đất mà họ cư ngụ, đã hình thành nên một dân tộc tách biệt với những tổ chức quản lý phi-nhà nước theo cung cách riêng của mình, với ngôn ngữ duy nhất, phong tục độc đáo, những ý tưởng khác lạ, và một nền văn hóa rất khác biệt, chưa kể đến những thứ như trang phục quần áo và nghệ thuật.

Những từ như ‘Hebrew’ và ‘Israeli’, sử dụng phổ biến hơn từ ‘Jews’ – ngay trong thời hiện đại – đã phản ánh rằng bản sắc dân tộc và con người Israel, đã tự mở rộng vượt ra ngoài phạm vi của tôn giáo. Như thế, tôn giáo chỉ là một dấu hiệu trong bản sắc người Do Thái, và thực tế đã chứng minh rằng bản sắc tôn giáo-dân tộc kéo dài của người Do Thái luôn tỏ ra mạnh hơn so với hầu như bất kỳ một dân tộc nào khác trên trái đất.

Tên gọi ‘Zionism’ lấy theo tên ngọn núi Zion tiếp giáp với Thành Cổ Jerusalem. Theo cách hiểu đơn giản nhất, Zionism thừa nhận sự gắn liền của dân tộc Do Thái với Vùng đất Israel bao gồm Israel ngày nay và Bờ Tây của sông Jordan


Chủ nghĩa Zion đã cập nhật tất cả những ý tưởng hiện có trên tinh thần tự giác và chủ nghĩa dân tộc đương đại. Nó đề xuất câu trả lời cho ‘câu hỏi Do Thái’, rằng làm thế nào để người Do Thái, bao gồm cả những người có cuộc sống không bị bao bọc bởi giới luật tôn giáo, đáp ứng những thách thức và cơ hội của thế giới hiện đại? Câu trả lời là không phải sự đồng hóa với cộng đồng bản địa xung quanh, cũng không phải là sự tồn tại thuần túy tôn giáo có thể đáp ứng những thách thức của thế giới hiện đại, mà chính là sự tồn tại của quốc gia: đó là sự cần thiết tạo ra một nhà nước Do Thái ngay trên quê hương lịch sử. Các nhà Zionist cũng lập luận rằng việc thay thế sự kiên nhẫn của lòng tin bằng hành động của con người sẽ bảo tồn cuộc sống của chính những người Do Thái và sự phát triển cho tôn giáo của họ.
 
Chỉnh sửa cuối:

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,309
Động cơ
480,677 Mã lực

gsm615

Xe buýt
Biển số
OF-863932
Ngày cấp bằng
19/7/24
Số km
819
Động cơ
8,125 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
còn lâu mới có hòa bình.
Khi được phỏng vấn
người Israel- chấp nhận giải pháp 2 nhà nước, sống hòa thuận cạnh nhau
người Palestine ở bờ Tây thì máu chiến- Chỉ 1 nước thôi, không có nhà nước israel.
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,303
Động cơ
124,782 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Cụ lại giở giọng lên án rồi. Cụ có ở vào hoàn cảnh dân Palestine tự nhiên phải chia đất, rồi thành mất tự chủ trên chính đất của mình xem.

Israel giờ đâu cần phải răn đe bằng cách man rợ như trước nữa, họ cứ bom "giết dân thường giấp 20 lần" là đủ.
Đất có phải của dân Palestin đâu mà đòi là chủ ? Người Palestin chưa bao giờ có độc lập cả , mà chưa có độc lập thì người Palestin hay Do Thái lúc đó khác gì nhau ?
Người Israel sau thế chiến 1 tới đó mua lại đất của người Arap và chính phủ Anh cho họ tới đó định cư , mà đã cho định cư thì họ phải cấp đất hoang đất vô chủ cho người Do Thái rồi .
Tới 1947 thì Israel lập nước , nhưng người Arap không chịu thì mọi việc diễn ra cho đến bây giờ .
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,930
Động cơ
59,306 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Bài phân tích của BBC tôi đã từng đưa ở 1 thớt khác cho các bác muốn tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của xung đột ở Trung Đông:
Tại sao Trung Đông thành "lò lửa bất ổn"? Góc nhìn của BBC:
Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

  • Tác giả,TS. Nguyễn Phương Mai
  • Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Mosul, Iraq
  • 28 tháng 11 2023
Vào ngày này cách đây 76 năm, 29-11-1947, BBC đưa tin về quyết định của Liên Hợp Quốc (LHQ) chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái và một cho người Hồi.
Cuộc chiến hiện nay ở Gaza và xung đột ở Palestine thường coi đây làm mốc khởi điểm.
Tuy nhiên, cách nhìn này dễ bỏ qua bối cảnh lịch sử quan trọng đã dẫn tới tình trạng bất ổn nơi đây, nhất là vai trò của Anh ở cuộc chơi với những nước lớn trong ván bài lãnh thổ.
Palestine trước thềm thế chiến
Palestine là nơi sinh sống từ ngàn năm của nhiều sắc dân khác nhau. Có những bộ lạc đóng vai trò khởi thủy, di cư từ Hy Lạp, nhưng sau đó đã hoàn toàn biến mất như người Palestine, chỉ có cái tên của họ trở thành tên của vùng đất. Có những sắc dân di cư từ Iraq tới đây, thậm chí dựng nên quốc gia thịnh vượng, nhưng sau đó suy tàn, chỉ còn chiếm 3% dân số như người Do Thái. Sắc dân chủ đạo của Palestine là người Ả Rập Hồi giáo, nhưng dân các tôn giáo khác đều tự nhận mình là người vùng Palestine.
Là thánh địa của Thiên Chúa giáo, Palestine bị tàn phá nặng nề trong các cuộc Thập Tự Chinh. Suốt hơn 200 năm, theo lời chiêu dụ của Giáo Hoàng, các đoàn quân châu Âu không ngừng tấn công Jerusalem nhằm “giải phóng” vùng đất thiêng Thiên Chúa khỏi sự “chiếm đóng” của nhà cầm quyền Hồi giáo “ngoại đạo”. Dưới cái tên thánh chiến, quân Thập Tự vơ vét của cải, thảm sát người Hồi, người Do Thái và các tôn giáo khác.
Palestine yên ổn nhất trong 400 năm cai trị của Thổ Ottoman. Tuy là một đế chế Hồi giáo, nhưng với dân số vô cùng đa dạng, Thổ dùng sách lược “millet” (cộng đồng) dựa trên cơ sở “tôn giáo” để duy trì hòa bình. “Millet” công nhận danh tính, đặc quyền, khả năng tự trị của từng cộng đồng trong việc thực hành tín ngưỡng, bầu thủ lĩnh, thiết lập tòa án, lưu truyền ngôn ngữ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vùng lãnh thổ dành cho người Palestine (màu xanh trên bản đồ) từ sau Thế chiến II đến nay ngày càng bị thu hẹp lại

Chủ nghĩa phục quốc Zionism và Palestine
Vào thế kỷ 19, phong trào bài Do Thái ở Nga (pogrom) khiến một vài nhóm nhỏ chạy tị nạn đến Palestine. Năm 1886, họ được một người Do Thái tên là Theodor Herzl phát hiện ra.
Herzl là một nhà báo sinh ra là lớn lên ở châu Âu. Ông hầu như không quan tâm đến tôn giáo của mình cho đến khi chứng kiến dân Do Thái ở Pháp bị phân biệt đối xử tàn tệ. Khi biết về những người Do Thái Nga tị nạn ở Palestine, Herzl bắt đầu đổ tâm sức cho lý tưởng lớn giải cứu đồng loại.
Chủ nghĩa phục quốc Zionism thành hình với câu trả lời là người Do Thái phải có một quốc gia. Nó cũng đi kèm một câu hỏi lớn: quốc gia đó ở đâu và ai dám chấp nhận những kẻ lạ đến xây nhà trên đất họ?
Câu trả lời nằm trong bàn tay quyền lực của các đế chế thực dân. Họ tuy ngăn dân Do Thái di cư đến mẫu quốc, nhưng lại có thể cho dân Do Thái ở lại trên “đất đai vốn của kẻ khác”.
Theo tiểu sử của Herzl, năm 1902, ông kết nối được với giới chính trị gia nước Anh và ngỏ ý xin lập quốc ở đảo Cyprus hoặc vùng El Arish cạnh bán đảo Sinai (Ai Cập ngày nay). Đề nghị của Herzl bị bác bỏ, nhưng ông lại được gợi ý là thử xin Uganda xem sao. Chính phủ Anh đồng ý.
Tuy nhiên, khi Herzl chia sẻ tin vui với tổ chức của mình thì nhiều người lại không hào hứng. Bất chấp việc người Do Thái phải chịu kiếp lưu vong và nhiều khổ nạn, họ cho rằng quốc gia Do Thái phải ở Palestine, nơi có thành Jerusalem mà tổ tiên họ đã lập nước từ 3000 năm trước.
Người Anh không mặn mà với ý tưởng này cho đến khi Thế Chiến thứ nhất bắt đầu nóng lên.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theodor Herzl (1860-1904) là người đưa ra Chủ nghĩa Phục quốc của người Israel vào cuối Thế kỷ 19

Lò lửa quyền lực châu Âu
Thế Chiến I (1914-1918) được châm ngòi sau vụ ám sát vị thái tử sẽ thừa kế ngai vàng Áo-Hung khiến nước này tuyên chiến với Serbia. Tuy nhiên, yếu tố khiến lò lửa thế chiến bùng lên là nỗi lo ngại một nước Đức đầy tham vọng bành trướng, đe dọa vùng ảnh hưởng của thực dân Anh, thậm chí kiêu ngạo cho rằng Anh sẽ không dám đối đầu.
Chính vì Đức về phe bảo vệ Áo-Hung nên Anh Pháp Mỹ vì sợ Đức lợi dụng xung đột để bành trướng mới thấy cần nhập cuộc. Chính vì Nga Sa Hoàng chọn bảo vệ Serbia nên Thổ Ottoman mới bị Đức lôi vào để đánh đổi cho phần thưởng là miếng bánh Nga sau khi thắng trận.
Theo sử gia gốc Palestine Rashid Khalidi, Anh coi việc Nga trở thành đồng minh là điều cực chẳng đã. Palestine (do Thổ cai trị) là vùng đệm để chặn Nga. Điều Anh lo sợ là đồng minh Nga sẽ lấy luôn Palestine nếu Nga thắng trận. Tuy nhiên, Đức cũng sẽ lấy luôn Palestine nếu Đức thắng trận. Tóm lại, Đức là kẻ thù phía Tây và Nga là kẻ thù phía Đông. Bài toán của Anh là làm sao để cả “đối thủ Đức” và “đồng minh Nga” đều thua trận.
Lời giải cho nước Anh khi đó là: chiếm luôn vùng đệm Palestine. Việc làm chủ Palestine sẽ biến nơi đây thành chiếc cầu nối liền các phần lãnh thổ của đế chế Anh trên hai lục địa Á Phi, thông suốt cả đường bộ lẫn đường thủy, đặc biệt là kênh đào Suez.
Những toan tính của Anh
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, quyền tự quyết dân tộc (self-determination) trở thành một làn sóng tư tưởng mạnh mẽ, trong đó nổi bật là nhà cách mạng Nga Lenin với mục tiêu lật đổ chế độ Sa hoàng và Tổng thống Mỹ Wilson với mục tiêu xây dựng một châu Âu ổn định hơn sau thế chiến. Quyền tự quyết được hưởng ứng mạnh mẽ bởi các dân tộc sống trong chế độ thuộc địa. Họ muốn tự do lập quốc và quyết định vận mệnh của mình.
Chính vì thế, sử gia người Mỹ David Fromkin cho rằng, việc chiếm Palestine khiến Anh đối mặt với một câu hỏi mang tính thời đại: Làm sao để đô hộ vùng đất này mà không đi ngược lại làn sóng tư tưởng phản đối chủ nghĩa đế quốc thực dân của chính đồng minh? Giải pháp là Anh sẽ không “đô hộ”, mà chỉ nhận sự ủy nhiệm (mandate) của Hội Quốc Liên (LHQ hiện nay), “giữ trật tự” trong thời gian những sắc dân ở Palestine chuẩn bị cho quá trình lập quốc.
Câu hỏi thứ hai không kém phần quan trọng: Làm sao để người Palestine về phe với Anh và chống lại chính quyền Thổ đang cai trị? Giải pháp là cam kết McMahon-Hussein ký năm 1915 với lời hứa: dân Ả Rập sẽ có độc lập trên lãnh thổ Palestine sau khi Thổ thua trận.
Câu hỏi thứ ba nối liền với hai câu hỏi đầu tiên: nếu “cho phép” người Hồi Ả Rập và Do Thái lập quốc thì ảnh hưởng của Anh và đồng minh sau thế chiến sẽ ra sao?
Câu trả lời là hiệp ước Sykes-Picot giữa Anh Pháp Nga ký năm 1916. Ba cường quốc đã bí mật vẽ lại bản đồ Trung Đông, chia vùng ảnh hưởng trong trường hợp Thổ thua trận. Cả người Hồi lẫn người Do Thái đều không biết rằng vùng Palestine (đã hứa cho cả hai) vì quá đặc biệt nên bị tạm coi là vùng quốc tế, sẽ được chia sau khi thắng trận.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ vùng Trung Đông được vạch ra theo Mật ước Syke - Picot phản ánh sự phân chia mức kiểm soát và tầm ảnh hưởng giữa Anh và Pháp khi đó đối với khu vực

Tại sao Anh ủng hộ Zionism?
Ngoài những lời hứa với người Ả Rập bản địa, Anh dần nhận ra ích lợi của việc một số dân Do Thái châu Âu theo Chủ nghĩa Phục quốc cứ khăng khăng phải đến Palestine mới chịu.
Với học giả người Anh Bernard Regan, về bản chất, đó là “di cư đến quê hương mới”. Nhưng vì chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, việc họ gọi đó là “trở về quê hương cũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng dân tộc tự quyết. Anh trở thành kẻ bảo vệ các dân tộc bị áp bức, đồng thời có một lý do chính đáng để tiến vào và “giữ trật tự” vùng Palestine.
Nếu lý do thứ nhất được ngụy trang dưới hình thức tư tưởng dân tộc tự quyết, lý do thứ hai lại là sự chân thành kỳ lạ xuất phát từ cội nguồn tôn giáo. Một góc trái tim của nhiều chính trị gia Anh khi đó tin vào sự kết nối sâu sắc Do Thái-Thiên Chúa khi kinh thánh của họ đều nói về tộc người Do Thái 3000 năm trước lập quốc ở Palestine.
Lý do thứ ba là việc Anh có thêm đồng minh từ cả ba nhóm dân Do Thái (A) tuy nhỏ nhưng đang ở sẵn Palestine, (B) dòng dân Do Thái khổng lồ sẽ di cư nếu Anh cho phép và (C) dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, Anh dường như đã phán đoán sai về năng lực của nhóm dân thứ ba, có lẽ là do khả năng ngoại giao của các lãnh đạo Zionism. Đại sứ Anh ở Nga báo cáo rằng người Do Thái Nga thực ra vô cùng yếu thế. Việc ủng hộ Zionism sẽ không khiến Do Thái Nga thuyết phục được những nhà cách mạng (đang muốn lật đổ Nga Sa Hoàng) để họ thành đồng minh của Anh. Báo cáo này bị gạt qua một bên.
Vấn đề là, không chỉ Anh mà Pháp cũng tin vào sức mạnh của dân Do Thái ở Nga và Mỹ.
Cuộc chạy đua Anh Pháp để ủng hộ Zionism
Thoạt tiên, Pháp không ủng hộ người Do Thái ở Palestine vì đất thánh phải là của người Thiên Chúa. Tuy nhiên, Pháp thay đổi bởi tài nghệ ngoại giao của lãnh đạo Zionism. Họ khiến Pháp tin rằng người Do Thái ở Nga (Sa hoàng) và Mỹ sẽ tác động để hai đất nước này tiếp tục tham chiến, giúp Anh Pháp thắng lợi. Đổi lại, họ cần Pháp gật đầu với Chủ nghĩa Phục quốc.
Năm 1917, Pháp viết một bức thư tuyên bố ủng hộ Zionism (Cambon letter). Dù đã cố tình dùng sáo ngữ để không bị ràng buộc cụ thể, nhưng Pháp công nhận cội nguồn của người Do Thái là vùng “đất thánh” và việc họ trở về là “lẽ công bằng”.
Bức thư khiến chính trường Anh dao động. Nếu Pháp công khai ủng hộ Zionism thì Anh cũng cần làm tương tự. Nếu chậm chân, họ sẽ mất lợi thế khi chia chác Palestine - về nguyên tắc là vùng quốc tế cần đàm phán như trong mật ước Sykes-Picot.
Lực cản lớn nhất đến từ chính cộng đồng Do Thái của Anh. Họ phản đối Zionism vì cho rằng ý tưởng “quay về Jerusalem” khiến nhiều thế hệ Do Thái phải chối bỏ nguồn gốc châu Âu từ hàng nghìn năm của mình. Tệ hơn, chính quê hương châu Âu có thể lợi dụng tạo sức ép để họ phải di cư đến quê “gốc”. Đây cũng là cách nhìn của nhiều cộng đồng Do Thái ở Mỹ.
Sự phản đối này bị dập tắt khi một tờ báo của Đức cho rằng Anh ủng hộ Zionism để có lý do thâu tóm Palestine, nối liền hai lục địa Á Phi. Vì thế, Đức cũng nên ủng hộ dân Do Thái vì điều đó có lợi cho giấc mơ đế quốc.
Lo sợ bị chậm chân, ngay trong năm 1917, chính phủ Anh viết một bức thư gửi đến công dân Do Thái nổi tiếng nhất của Anh, chính thức bày tỏ sự ủng hộ với Zionism.
Bức thư Balfour
So với bức thư Cambon của Pháp, bức thư Balfour khẳng định rõ ràng sự bảo trợ của chính phủ Anh. Chỉ gồm 1 câu 67 chữ, nó thâu tóm những điểm cơ bản làm nền tảng cho cuộc xung đột kéo dài cho đến tận hôm nay.
Trước hết, đó là khái niệm “national home” chưa hề có tiền lệ, để ngỏ cửa cho việc dịch thế nào cũng được, từ việc coi đó là “nơi chốn nương thân cho dân tộc” hay quyền “lập quốc” của người Do Thái.
Tiếp theo, nó được viết bởi một đế chế chưa có quyền hành gì ở Palestine, nhưng lại hứa sẽ tặng Palestine cho một nhóm người không hề sống ở Palestine. Một cách gián tiếp, bức thư dùng lý lẽ tôn giáo để bào chữa cho ý đồ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân.
Điều đáng phê phán nhất là toàn bộ bức thư không hề có tên người Hồi Ả Rập - khi đó chiếm 94%. Họ được nhắc đến với tư cách làm nền cho nhóm Do Thái trung tâm. Balfour miêu tả họ là “non-Jewish” - những người không-phải-Do-Thái. Chưa hết, 94% dân số này chỉ được đảm bảo quyền công dân và quyền tín ngưỡng chứ không phải quyền chính trị và quyền tự quyết dân tộc.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lá thư Balfour bị một số người coi là lỗi lầm tệ hại nhất của Anh trong lịch sử 200 năm gần đây

Hệ lụy hơn 100 năm sau
Bức thư Balfour năm 1917 mở toang cánh cửa cho cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu. Trong ba thập kỷ cho đến khi Israel chính thức lập quốc, dân số Do Thái tăng khoảng 10 lần, từ vài chục ngàn thành 600.000, chiếm 33%.
Người Palestine lập tức phản đối bằng cả con đường ngoại giao lẫn bạo lực cách mạng. Anh bị bất ngờ trước được sự phản kháng mãnh liệt này. Bởi tự sâu trong thâm tâm, họ đã đối xử với Palestine với quan điểm thực dân. Đó không chỉ là sự coi thường quyền lợi của dân bản xứ mà còn là niềm tin thượng đẳng rằng mình đang làm điều tốt, rằng người Do Thái sẽ đóng góp cho sự phát triển của Palestine.
Vào ngày này năm 1947, Anh đã nhìn ra sự sai lầm của mình và bỏ phiếu trắng trong quyết định của LHQ chia lại Palestine. Từ đó đến nay, các sử gia Anh không ngừng chỉ trích chính sách ủng hộ Zionism. Tờ Guardian cho rằng bức thư Balfour là lỗi lầm tệ hại nhất trong lịch sử xuất bản 200 năm gần đây bởi những hệ lụy của nó đã khiến Palestine 100 năm qua không ngừng đổ máu.
TS. Nguyễn Phương Mai là chuyên gia về Giao tiếp-Quản trị đa văn hoá và Khoa học Thần kinh Ứng dụng dựa trên kiến thức về não bộ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Nguyen Phuong Mai

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN PHUONG MAI
Chụp lại hình ảnh,
TS Nguyễn Phương Mai thảo luận với một đồng nghiệp ở trạm dừng chân trên đường tới Mosul, Iraq

Không giải quyết được nguyên nhân gốc này thì chiến tranh còn dài.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,514
Động cơ
490,371 Mã lực
E cho rằng khi tranh luận về vấn đề gì đó nên tôn trọng đối phương và tập trung vào vấn đề trao đổi với thái độ lịch sự thì tốt hơn.
Cụ lái sang kiểu tấn công cá nhân thế này em thấy ko nên chút nào.
Trân trọng tặng cụ ly vang nhé
e cũng vang theo cụ cái

Nhiều cụ thích độc quyền lòng yêu nước, ông nghĩ khác tôi là ông bán nước :(
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mình dùng từ tàn sát do bạn nói thôi, diệt chủng e hoa ngôn quá, đồng minh nào của Do Thái nói vậy?

Cụ hạ cấp bọn kia từ diệt chủng thành tàn sát à? DT dù chủ định hay không chủ định (tuỳ theo quan điểm của mỗi người) thì trên thực tế là đang lạm sát người vô tội và việc này không thể coi là đương nhiên, là đáng phải thế. Có thể ta không thể ngăn chặn được việc đó nhưng không thể tỏ thái độ đồng tình, coi đó là đương nhiên được. Bản thân những quốc gia đồng mình với Israel cũng không coi là như thế nữa là bên trung lập.
 

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
Đất có phải của dân Palestin đâu mà đòi là chủ ? Người Palestin chưa bao giờ có độc lập cả , mà chưa có độc lập thì người Palestin hay Do Thái lúc đó khác gì nhau ?
Người Israel sau thế chiến 1 tới đó mua lại đất của người Arap và chính phủ Anh cho họ tới đó định cư , mà đã cho định cư thì họ phải cấp đất hoang đất vô chủ cho người Do Thái rồi .
Tới 1947 thì Israel lập nước , nhưng người Arap không chịu thì mọi việc diễn ra cho đến bây giờ .
Sao lại không phải là đất của họ? Họ vẫn sống ở đó chẳng lẽ là ở nhờ? Sau thế chiến 1 thì Otttoman (bao gồm tất cả Ả Rập) tan rã và Palestine dần hình thành.
Người Do thái mua đất 1 phần thôi, 1 phần cũng có vũ lực. Mà phần lớn là do Anh đứng sau ông LHQ nhảy vào chia đất năm 1947 cho 2 chính phủ Israel và Palestine, cắt phần lớn 56% cho Israel. Đất 2 bên thì chia 2-3 phần đứt đoạn, nhất là Palestine đất đứt mấy mảnh, được 1 ít bờ biển phía tây, còn Israel thì có cả giáp địa trung hải và biển đỏ nên có lợi thế lớn về logistics. Trước khi chia đất năm 1947 thì dân số Ả Rập nhiều gấp đôi và sở hữu nhiều đất hơn hẳn dân Do Thái.

Cụ nhìn cái bản đồ đất dân do thái sở hữu thời điểm 1947 nhé (hình thứ 2 trong link có bản đồ sở hữu đất):
Arab leaders and governments rejected it, as in addition to the Arabs forming a two-thirds majority, they owned a majority of the lands.[20][21] They also indicated an unwillingness to accept any form of territorial division,[22]
Đoạn này nói lãnh đạo Ả Rập từ chối sự phân chia của Anh vì dân Ả Rập chiếm 2/3 số dân và sở hữu phần lớn đất.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamchenlenxe

Xe buýt
Biển số
OF-83725
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
628
Động cơ
394,304 Mã lực
Thêm thông tin tình báo là ổn.
Em mong 1 răng nó đánh phủ đầu Ít xà quá đi ấy để Ít xà bem lại. Làm trận lớn đi xem thực lực 2 bên đến đâu. Ít xà thì nó thể hiện qua nhiều cuộc chiến tranh rồi , hy vong 1 răng cũng ko sấm chớp mà chơi lớn xem sao đi
 

KING9999

Xe tải
Người OF
Biển số
OF-717
Ngày cấp bằng
10/7/06
Số km
360
Động cơ
9,740,082 Mã lực
Tuổi
33
IS như là chí phèo trong tay phương tây, lấy mác từng bị diệt chủng đi diệt chủng dân tộc khác.
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,303
Động cơ
124,782 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Sao lại không phải là đất của họ? Họ vẫn sống ở đó chẳng lẽ là ở nhờ? Chỉ có cai trị thì chuyển từ Ottoman (hồi giáo) sang Anh sau thế chiến 1 vì Ottoman là bên thua cuộc. Lúc đó Ottoman phải tan rã và Palestine dần hình thành.
Người Do thái mua đất 1 phần thôi, 1 phần cũng có vũ lực. Mà phần lớn là do Anh đứng sau ông LHQ nhảy vào chia đất năm 1947 cho 2 chính phủ Israel và Palestine, cắt phần lớn 56% cho Israel. Đất 2 bên thì chia 2-3 phần đứt đoạn, nhất là Palestine đất đứt mấy mảnh, được 1 ít bờ biển phía tây, còn Israel thì có cả giáp địa trung hải và biển đỏ nên có lợi thế lớn về logistics. Trước khi chia đất năm 1947 thì dân số Ả Rập nhiều gấp đôi và sở hữu nhiều đất hơn hẳn dân Do Thái.

Cụ nhìn cái bản đồ đất dân do thái sở hữu thời điểm 1947 nhé (hình thứ 2 trong link có bản đồ sở hữu đất):

Đoạn này nói lãnh đạo Ả Rập từ chối sự phân chia của Anh vì dân Ả Rập chiếm 2/3 số dân và sở hữu phần lớn đất.
Chuyện dùng vũ lực chỉ diễn ra sau khi chiến tranh giữa Arap và Do Thái nổ ra thôi nhé .

Chứ trước thế chiến thì vùng đất này vẫn thuộc người Anh . Người Anh cai trị mà họ để cho các nhóm dân tộc tự vũ trang , tự cai trị chiếm đất của nhau à ? Thế thành loạn hả ?

Còn chuyện chia đất thì do người Anh chia và do ông Arap dốt thôi . Chia xong Do Thái lập nước ngay , còn Arap không chịu lập quốc lại gây chiến rồi mất đất thì trách ai ? Không có tổ quốc thì ai đại diện đòi đất . Ai chịu trách nhiệm khi gây chiến với Israel , có ông nào đứng ra nhận trách nhiệm không ? Chưa kể vùng đất đó thì Jordan cạp Bờ Tây , Ai Cập chiếm Gaza . Vậy 2 nước đó họ có quyền đòi không ?
Nhà nước Palestin ra đời năm 1988 thì muộn rồi .
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,514
Động cơ
490,371 Mã lực
Chuyện dùng vũ lực chỉ diễn ra sau khi chiến tranh giữa Arap và Do Thái nổ ra thôi nhé .

Chứ trước thế chiến thì vùng đất này vẫn thuộc người Anh . Người Anh cai trị mà họ để cho các nhóm dân tộc tự vũ trang , tự cai trị chiếm đất của nhau à ? Thế thành loạn hả ?

Còn chuyện chia đất thì do người Anh chia và do ông Arap dốt thôi . Chia xong Do Thái lập nước ngay , còn Arap không chịu lập quốc lại gây chiến rồi mất đất thì trách ai ? Không có tổ quốc thì ai đại diện đòi đất . Ai chịu trách nhiệm khi gây chiến với Israel , có ông nào đứng ra nhận trách nhiệm không ? Chưa kể vùng đất đó thì Jordan cạp Bờ Tây , Ai Cập chiếm Gaza . Vậy 2 nước đó họ có quyền đòi không ?
Nhà nước Palestin ra đời năm 1988 thì muộn rồi .
E nghĩ cái sự chia, cũng cần tìm hiểu kỹ chia thế nào

Theo e biết thì dân do thái về do mua đất sinh sống, chứ ko phải nhẩy dù, khi Anh chia thì chắc dựa vào thực tế, tất nhiên có re-allocate 1 chút

Chứ ko có chuyện người ta đang ở trên đất có sổ đỏ lùa người ta đi chỗ khác, mà nếu có lùa thi cũng phải đền bù cho chỗ khác

Cái này cũng là e phỏng đoán thôi, chứ e ko có thông tin :(
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,514
Động cơ
490,371 Mã lực
Có vấn đề gì đâu.

Câu châm ngôn đó áp dụng cho những thực thể không có tiềm lực chiến thắng đối phương. Muốn tồn tại, tốt nhất là hãy join them. Đây là quy luật sinh tồn.

Hiểu theo nghĩa trực quan (ngắn), thì đó là hãy đầu hàng đi. Với những cộng đồng, dân tộc kém khả năng, thì đã tan biến và bị đồng hóa trong dòng chảy lịch sử. (Lịch sử nam tiến của người Việt có kha khá chương sử như vậy)

Hiểu với tầm nhìn dài hơn, thì cứ nhìn chính lịch sử của người Do Thái. Hơn 4000 năm trước, Abraham, ông tổ của người Do Thái định cư tại Miền đất hứa - Cannaan. Do đói kém, người Do Thái di cư đến vùng sông Nin của Ai Cập. 400 năm sau, bị vua Ai Cập ra lệnh tàn sát, Moses dẫn người Do Thái quay về Cannaan, miền đất hứa (Chúa trời hứa ban tặng cho Abraham). Trong gần 1 thế kỷ sau đó, người Do Thái xây dựng các vương triều, đạt đến thời đại cực thịnh dưới triều đại vua David và vua Solomon, trước khi bị đánh tan tác và bị cường quốc Babilon bắt làm nô lệ lưu đày, sau đó chớp cơ hội Ba tư xâm lược Babilon, người Do Thái quay lại vùng Cannaan - Miền đất hứa - Palestin để tái xây dựng vương quốc, tự trị trong 6 thế kỷ tiếp sau, cho đến khi bị La Mã tiêu diệt một lần nữa và bắt đầu kiếp sống lưu đày trong 2000 năm, cho đến khi tái lập quốc gia tại Cannaan năm 1948.

Trong 4000 năm, rất nhiều lần người Do Thái thực hành câu châm ngôn :"If you cant win them join them". Họ bị đánh bại và lưu đày nhiều lần. Mỗi lần thất bại, họ lại tìm cách hòa lẫn với kẻ thù, tiếp thu và học tập tinh hoa tri thức từ mọi dân tộc: Ai cập, Hy Lạp, La Mã, Babilon, Ba Tư ... và chắt lọc cùng với cái lõi của họ để tạo thành vốn kiến thức sâu rộng vượt trội trong lịch sử nhân loại, cùng với bản sắc Do Thái. Họ nhiều lần "join them" khi thất bại, để rồi nhiều lần "win them" khi có cơ hội. Trong suốt dòng chảy lịch sử, truyền được ngọn đuốc trường tồn qua hơn 4000 năm, có những chu kỳ thất bại kéo dài tới 2 thiên niên kỷ. Cho đến giờ lịch sử nhân loại chỉ có mỗi Do Thái.

Hiểu về quy luật "If you cant win them join them" ở hàm nghĩa cao, không dễ

Hô khẩu hiệu thì ít khi trí tuệ lên ngôi!
😛
E bổ sung tí là trước khi join them thì đánh nhau 1 trận tưng bừng đã :)

E nghĩ đó cũng là cthuc chung của các cuộc chiến, sau khi oánh nhau thì bên thua cuộc sẽ có nhượng bộ, hoặc thằng mạnh hơn thấy đánh mãi ko thắng cũng chán bỏ đi :(
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,303
Động cơ
124,782 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
E nghĩ cái sự chia, cũng cần tìm hiểu kỹ chia thế nào

Theo e biết thì dân do thái về do mua đất sinh sống, chứ ko phải nhẩy dù, khi Anh chia thì chắc dựa vào thực tế, tất nhiên có re-allocate 1 chút

Chứ ko có chuyện người ta đang ở trên đất có sổ đỏ lùa người ta đi chỗ khác, mà nếu có lùa thi cũng phải đền bù cho chỗ khác

Cái này cũng là e phỏng đoán thôi, chứ e ko có thông tin :(
Vâng em cũng nghĩ như cụ
Do Thái mua đất của Arap + người Anh cho phép định cư , mà cho phép định cư thì họ phải cấp đất hoang , đất vô chủ . Chứ không lẽ người Anh cướp đất của Arap cho Do Thái à ?
Có thời người Anh còn cấm Do Thái tới Palestin , họ chặn rất nhiều tàu chở người Do Thái không cho cập cảng . Nếu Do Thái lúc đó có vũ trang thì họ để yên à ?
Và chiến tranh Arap - Do Thái nổ ra thì đơn vị thiện chiến nhất của Arap lại do sỹ quan Anh chỉ huy
 

Kokolo

Xe buýt
Biển số
OF-748922
Ngày cấp bằng
5/11/20
Số km
539
Động cơ
80,822 Mã lực
Tuổi
35
Hóng Ba Tư đánh Do Thái và hành động của chúng ta. Liệu có đếm ngược trong 24 giờ tới không?
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,514
Động cơ
490,371 Mã lực
Hóng Ba Tư đánh Do Thái và hành động của chúng ta. Liệu có đếm ngược trong 24 giờ tới không?
E cũng tò mò xem Ba tư ngoài thề thốt báo thù ra thì đánh đấm dư lào :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top