- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,833
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Nhìn lại lịch sử
Năm ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Nga
Số phận của nước Nga đầy những thời kỳ ảm đạm và những thử thách khó khăn xảy ra với người dân. Tuy nhiên, một số ngày thảm khốc đã được ghi nhớ nhiều hơn những ngày khác - vì quy mô của các sự kiện, hoặc do ảnh hưởng quyết định của chúng đối với tiến trình lịch sử.
Ngày 3 tháng 6 năm 1571
Năm 1571, Matxcơva đã là thủ đô của nhà nước Nga hùng mạnh. Gần 100 năm đã trôi qua kể từ ngày chấm dứt ách thống trị của người Tatar-Mông Cổ. Tuy nhiên, vào đầu mùa hè năm ấy, đại hãn vùng Crimea là Devlet-Girey đã khiến Sa hoàng Ivan Sấm sét (thường được dịch là Ivan Bạo chúa) phải nhớ lại về cuộc chinh phạt khủng khiếp của Bạt Đô (con trai của đại hãn Truật Xích và là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - Thiết Mộc Chân). Liên quân Thổ Nhĩ Kỳ-Tatar, ước tính gần 200 nghìn người, đã đánh bại người Nga ở ngoại ô kinh thành Matxcơva. Trong khi Ivan Bạo chúa tạm lánh trong Tu viện Kyril, binh lính Crimea thẳng tay tàn phá Matxcơva. Họ đã tàn sát cư dân và đốt mọi nhà cửa trong thành phố thành tro than. Người dân Matxcơva cố gắng trốn thoát khỏi giặc Tatar qua ngả cổng thành phía Bắc, đã giẫm đạp nhau tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng.
Tổng cộng, từ cuộc xâm lăng của Devlet Giray, gần 80 nghìn người Nga đã bị giết chết, có tới 150 nghìn người bị bắt bớ, lùa đi và sau đó bị bán làm nô lệ. Theo các nhà sử học, sở dĩ nước Nga tỏ ra yếu kém trước quân Tatars là do người Nga vừa mới phải chịu đựng chính sách hà khắc sưu cao thuế nặng của triều đình Sa hoàng Ivan Bạo chúa, đồng thời cũng vừa phải trải qua nạn đói và bệnh dịch trong năm 1570 trước đó.
Ngày 3 tháng 9 năm 1812
Một trận hỏa hoạn khủng khiếp khác bắt đầu ở Matxcơva vào ngày 3 tháng 9 năm 1812 - ngày mà hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte ngạo nghễ tiến vào điện Kremlin trong tiếng nhạc hành khúc La Marseillaise (Quốc ca Pháp). Đi lên tháp quan sát trên ngọn đồi trong thành Kremlin, hoàng đế Pháp nhận thấy một ngọn lửa ở khu phố Tàu (Kitay-Gorod) gần đấy. Chính đêm đó, Matxcơva đã bùng cháy dữ dội, toàn bộ kinh thành như chìm trong biển lửa khổng lồ. Theo các nhân chứng kể lại, ban đầu binh lính Pháp đốt một vài nhà của người dân Matxcơva để “trị cái tội dám chống cự quân đội Pháp quốc”, nhưng sau đó người Nga bảo nhau tự đốt nhà để quân Pháp không có nơi trú đóng chống rét.
Không phải tất cả cư dân Matxcơva có thể rời khỏi thành phố trong thời gian bị quân Napoleon chiếm đóng. Thiệt hại về người từ vụ cháy khổng lồ này ước tính lên tới hàng chục nghìn người.
Ngày 1 tháng 3 năm 1881
Vụ ám sát Hoàng đế Alexander II của do thành viên tổ chức Ý chí nhân dân (Народная Воля) Ignatius Grinevitsky thực hiện đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ Đại cải cách.
Sa hoàng Alexander II chết trong đau đớn - đôi chân của ông bị nghiền nát bởi một vụ nổ. Ông chết do mất quá nhiều máu. Ngoài hoàng đế, còn có thêm 3 nạn nhân đã chết vì vụ nổ. Một trong số họ là Alexander Maleichev, vệ sĩ người Côzắc của hoàng đế, người thứ hai là Nikolai Zakharov, 14 tuổi, một nhân viên cửa hàng bán thịt. Nạn nhân còn lại chính là người thực hiện vụ ám sát.
Vụ việc đẫm máu không chỉ khiến những người đương thời kinh hoàng, mà trong nhiều năm còn khiến cho ý tưởng về một chế độ quân chủ lập hiến ở Nga mà Sa hoàng Alexander II đã sẵn sàng thực hiện không thể trở thành hiện thực. Thêm vào đó, phản ứng chính trị của người thừa kế, Alexander III, đã gây ra sự mặc khải mới chưa từng thấy của chủ nghĩa khủng bố cách mạng vào đầu thế kỷ 20.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941
Vào ngày Đức Quốc xã bắt đầu cuộc chiến với Liên Xô, ban đầu, hầu hết các công dân Xô viết vẫn không biết chuyện gì đang xảy ra. Trong khi các khu vực ở phía tây của đất nước bị ném bom, pháo kích và những người lính Hồng quân phải chống cự quyết liệt với quân thù đang tấn công như vũ bão, thì ở Matxcơva chỉ có những tin đồn mơ hồ, thậm chí trái ngược nhau. Sự thèm khát thông tin đã được dập tắt vào buổi trưa khi Bộ trưởng Ngoại giao Vyacheslav Molotov phát biểu với dân chúng qua đài phát thanh, thông báo về việc phát xít Đức bắt đầu cuộc chiến chống Liên bang Xô viết. Tin tức này đã gây sốc cho công dân Liên Xô – những đoạn phim tài liệu thời sự còn được lưu giữ lại cho thấy mọi người đổ ra đường phố, vây quanh những cây cột có loa phóng thanh trên cao để nghe tin tức về cuộc chiến mới bắt đầu. Có nhiều hình ảnh cho thấy rất nhiều người đã khóc ngay trên đường phố.
Ngày 1 tháng 9 năm 2004
Vào khai giảng năm học mới 2004, Bắc Ossetia và toàn bộ nước Nga đã bị chấn động trước tin tức từ thị trấn nhỏ Beslan. 1128 người đã bị những kẻ khủng bố bắt giữ làm con tin trong tòa nhà của trường tiểu học-trung học số 1. Kết quả của vụ tấn công, được thực hiện hai ngày sau đó bởi các lực lượng an ninh, 333 người đã thiệt mạng, trong đó có 186 trẻ em. Sự kiện ở Beslan, nếu xét về số lượng nạn nhân, đã trở thành vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Nga. Shamil Basayev, thủ lĩnh của các chiến binh phiến loạn Chechnya đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc này.
(Nhà báo Phạm Bá Thủy giữ bản quyền)
Matxcơva, 22/6/1941. Người dân theo dõi tin tức chiến sự phát trên loa phóng thanh đường phố
Thương đau Beslan. 1-3/9/2004
Năm ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Nga
Số phận của nước Nga đầy những thời kỳ ảm đạm và những thử thách khó khăn xảy ra với người dân. Tuy nhiên, một số ngày thảm khốc đã được ghi nhớ nhiều hơn những ngày khác - vì quy mô của các sự kiện, hoặc do ảnh hưởng quyết định của chúng đối với tiến trình lịch sử.
Ngày 3 tháng 6 năm 1571
Năm 1571, Matxcơva đã là thủ đô của nhà nước Nga hùng mạnh. Gần 100 năm đã trôi qua kể từ ngày chấm dứt ách thống trị của người Tatar-Mông Cổ. Tuy nhiên, vào đầu mùa hè năm ấy, đại hãn vùng Crimea là Devlet-Girey đã khiến Sa hoàng Ivan Sấm sét (thường được dịch là Ivan Bạo chúa) phải nhớ lại về cuộc chinh phạt khủng khiếp của Bạt Đô (con trai của đại hãn Truật Xích và là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn - Thiết Mộc Chân). Liên quân Thổ Nhĩ Kỳ-Tatar, ước tính gần 200 nghìn người, đã đánh bại người Nga ở ngoại ô kinh thành Matxcơva. Trong khi Ivan Bạo chúa tạm lánh trong Tu viện Kyril, binh lính Crimea thẳng tay tàn phá Matxcơva. Họ đã tàn sát cư dân và đốt mọi nhà cửa trong thành phố thành tro than. Người dân Matxcơva cố gắng trốn thoát khỏi giặc Tatar qua ngả cổng thành phía Bắc, đã giẫm đạp nhau tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng.
Tổng cộng, từ cuộc xâm lăng của Devlet Giray, gần 80 nghìn người Nga đã bị giết chết, có tới 150 nghìn người bị bắt bớ, lùa đi và sau đó bị bán làm nô lệ. Theo các nhà sử học, sở dĩ nước Nga tỏ ra yếu kém trước quân Tatars là do người Nga vừa mới phải chịu đựng chính sách hà khắc sưu cao thuế nặng của triều đình Sa hoàng Ivan Bạo chúa, đồng thời cũng vừa phải trải qua nạn đói và bệnh dịch trong năm 1570 trước đó.
Ngày 3 tháng 9 năm 1812
Một trận hỏa hoạn khủng khiếp khác bắt đầu ở Matxcơva vào ngày 3 tháng 9 năm 1812 - ngày mà hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte ngạo nghễ tiến vào điện Kremlin trong tiếng nhạc hành khúc La Marseillaise (Quốc ca Pháp). Đi lên tháp quan sát trên ngọn đồi trong thành Kremlin, hoàng đế Pháp nhận thấy một ngọn lửa ở khu phố Tàu (Kitay-Gorod) gần đấy. Chính đêm đó, Matxcơva đã bùng cháy dữ dội, toàn bộ kinh thành như chìm trong biển lửa khổng lồ. Theo các nhân chứng kể lại, ban đầu binh lính Pháp đốt một vài nhà của người dân Matxcơva để “trị cái tội dám chống cự quân đội Pháp quốc”, nhưng sau đó người Nga bảo nhau tự đốt nhà để quân Pháp không có nơi trú đóng chống rét.
Không phải tất cả cư dân Matxcơva có thể rời khỏi thành phố trong thời gian bị quân Napoleon chiếm đóng. Thiệt hại về người từ vụ cháy khổng lồ này ước tính lên tới hàng chục nghìn người.
Ngày 1 tháng 3 năm 1881
Vụ ám sát Hoàng đế Alexander II của do thành viên tổ chức Ý chí nhân dân (Народная Воля) Ignatius Grinevitsky thực hiện đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ Đại cải cách.
Sa hoàng Alexander II chết trong đau đớn - đôi chân của ông bị nghiền nát bởi một vụ nổ. Ông chết do mất quá nhiều máu. Ngoài hoàng đế, còn có thêm 3 nạn nhân đã chết vì vụ nổ. Một trong số họ là Alexander Maleichev, vệ sĩ người Côzắc của hoàng đế, người thứ hai là Nikolai Zakharov, 14 tuổi, một nhân viên cửa hàng bán thịt. Nạn nhân còn lại chính là người thực hiện vụ ám sát.
Vụ việc đẫm máu không chỉ khiến những người đương thời kinh hoàng, mà trong nhiều năm còn khiến cho ý tưởng về một chế độ quân chủ lập hiến ở Nga mà Sa hoàng Alexander II đã sẵn sàng thực hiện không thể trở thành hiện thực. Thêm vào đó, phản ứng chính trị của người thừa kế, Alexander III, đã gây ra sự mặc khải mới chưa từng thấy của chủ nghĩa khủng bố cách mạng vào đầu thế kỷ 20.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941
Vào ngày Đức Quốc xã bắt đầu cuộc chiến với Liên Xô, ban đầu, hầu hết các công dân Xô viết vẫn không biết chuyện gì đang xảy ra. Trong khi các khu vực ở phía tây của đất nước bị ném bom, pháo kích và những người lính Hồng quân phải chống cự quyết liệt với quân thù đang tấn công như vũ bão, thì ở Matxcơva chỉ có những tin đồn mơ hồ, thậm chí trái ngược nhau. Sự thèm khát thông tin đã được dập tắt vào buổi trưa khi Bộ trưởng Ngoại giao Vyacheslav Molotov phát biểu với dân chúng qua đài phát thanh, thông báo về việc phát xít Đức bắt đầu cuộc chiến chống Liên bang Xô viết. Tin tức này đã gây sốc cho công dân Liên Xô – những đoạn phim tài liệu thời sự còn được lưu giữ lại cho thấy mọi người đổ ra đường phố, vây quanh những cây cột có loa phóng thanh trên cao để nghe tin tức về cuộc chiến mới bắt đầu. Có nhiều hình ảnh cho thấy rất nhiều người đã khóc ngay trên đường phố.
Ngày 1 tháng 9 năm 2004
Vào khai giảng năm học mới 2004, Bắc Ossetia và toàn bộ nước Nga đã bị chấn động trước tin tức từ thị trấn nhỏ Beslan. 1128 người đã bị những kẻ khủng bố bắt giữ làm con tin trong tòa nhà của trường tiểu học-trung học số 1. Kết quả của vụ tấn công, được thực hiện hai ngày sau đó bởi các lực lượng an ninh, 333 người đã thiệt mạng, trong đó có 186 trẻ em. Sự kiện ở Beslan, nếu xét về số lượng nạn nhân, đã trở thành vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Nga. Shamil Basayev, thủ lĩnh của các chiến binh phiến loạn Chechnya đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc này.
(Nhà báo Phạm Bá Thủy giữ bản quyền)
Matxcơva, 22/6/1941. Người dân theo dõi tin tức chiến sự phát trên loa phóng thanh đường phố
Thương đau Beslan. 1-3/9/2004