[Thảo luận] Đi làn trong và vượt xe khác trên Quốc lộ 5 - Đúng hay sai?

Naviman

Xe tăng
Biển số
OF-32248
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,718
Động cơ
495,956 Mã lực
...
Để giải quyết dứt điểm vấn đề, Cụ nào làm lĩnh vực phân tích ngôn ngữ học giải đáp giúp anh em xem 2 câu:
1. "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải"; và
2. "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển ở làn bên phải phải đi chậm hơn phương tiện giao thông đường bộ di chuyển ở làn bên trái".

Liệu 2 câu này có đồng nghĩa hay không ạ?
Nhà cháu không làm trong lĩnh vực phân tích ngôn ngữ học nhưng cũng xin được mạn phép thế này:
- Dám khẳng định rằng 2 câu trên KHÔNG đồng nghĩa với nhau.
- Câu "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải" (Điều 13 của Luật GTĐB) có nghĩa là NẾU phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn THÌ phải đi về bên phải, đây là câu mệnh đề điều kiện - kết quả và không thể suy luận theo kiểu ngược lại là "NẾU" đi về bên phải "THÌ" phải di chuyển theo tốc độ thấp hơn, có nghĩa là KHÔNG CẤM đi với tốc độ cao hơn khi đi về bên phải, đây là chỗ mập mờ mà XXX có thể làm tiền đấy ạ. Tất nhiên cãi nhau được với XXX hay không thì là chuyện khác các cụ nhể.
Mong các cụ ném đá :)
 

xanha78

Xe buýt
Biển số
OF-28509
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
746
Động cơ
490,390 Mã lực
Cháu nghĩ cụ chủ thớt chỉ muốn đưa ra ý kiến nếu xxx làm như vậy thì các cụ cãi thế nào thôi, Các cụ cứ bao vây cụ chủ nên cụ chủ bực là phải. E cá nếu xxx bảo thế ối cụ cứng họng chẳng nói được j.....
Theo ngu ý của cháu thì thế này! Các cụ thấy xxx bảo vượt phải thì các cụ cứ tranh luận VƯỢT là thế nào nhỉ! Theo cháu thì nói với xxx thế này.
1. E có được đi làn này không ạ!... xxxx bảo được OK (Nếu xxx bảo làn xe tải, thì hỏi biển phân làn ở nơi giao nhau gần nhất xxx thua). xxx trả lời CÓ
2. E có đi quá tốc độ của làn này không ạ!... xxx trả lời KHÔNG
3. xxx Nhưng tôi đang bắt ăn tội vượt phải, xin lỗi A làn tôi đang đi thì cứ đi thôi và đi đúng hà cớ j bắt tôi phải ngó sang làn bên cạnh! Vấn đề ở đây là tôi chẳng vượt ai vì làn tôi tôi đi thôi! Còn nếu A quan niệm thế là tôi vượt là không đúng. Thế tôi hỏi A quy định thế nào là vượt ở trong luật! Tôi được học là vượt thì phải có tín hiệu xin vượt , nhưng tôi làm j có tín hiệu xin vượt đâu mà A bảo tôi vượt.....

E xin hết ợ! Các cụ ném đá mạnh nhé!...
 
Chỉnh sửa cuối:

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
592
Động cơ
478,290 Mã lực
..., nhưng tôi làm j có tín hiệu xin vượt đâu mà A bảo tôi vượt.....

E xin hết ợ! Các cụ ném đá mạnh nhé!...
xxx bảo cụ vượt phải còn việc có tín hiệu hay không thì xxx không nói gì nhé, còn nếu đã nhận với xxx là em vượt rồi thì việc cụ không có xi nhan càng nặng hơn. Cho em OF fun tý nhé
 

TaDuongQuan

Xe máy
Biển số
OF-46518
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
80
Động cơ
462,290 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng toàn phải đi đường 5 tuần 2 lần, cũng bị xxx gọi vào vì tội vượt phải 4-5 lần nhưng chưa lần nào mất tiền cả vì em cãi cũng có lý. Nhưng theo em, cái lý lẽ đấy cũng chỉ để dùng khi đã xảy ra thôi, chứ tốt nhất là chúng ta nên vượt về bên trái. Vì xxx và lái xe chúng ta đều muốn mình đúng chỉ khác là xxx muốn họ đúng để kiếm tiền, còn chúng ta muốn đúng để khỏi mất tiền. Vì vậy em vẫn ưu tiên xin vượt trái để đỡ mất thời gian.
 

lopbeo

Xe tải
Biển số
OF-4669
Ngày cấp bằng
11/5/07
Số km
446
Động cơ
551,760 Mã lực
Cái này thì em không dám bàn cãi đâu ạ, cứ là biển báo thì phải tuân thủ thôi ạ, biển vuông thì thuộc nhóm biển chỉ dẫn, nhưng trong cái "chỉ dẫn" lại có cái bắt buộc phải thực hiện cụ ơi (nếu không thì trong phố tha hồ đi sai làn vì biển phân làn làm gì có biển tròn). Em chỉ thấy mấy cái biển cảnh báo hình tam giác là không bắt buộc, còn lại là bắt buộc tất.
Đã có câu trả lời cho cụ đây nhéhttp://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Dan-bi-phat-oan-vi-ma-tran-bien-bao-den-tin-hieu/51305
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,144
Động cơ
520,143 Mã lực
em cũng hay vượt phải ghi gặp các đại ca chạy 50km ở đường giới hạn 80km,em xin chia sẻ ý kiến :
Vượt thoải mái,nhớ xi nhan khi chuyển làn và khi vượt cứ để xi nhan về bên phải.
Em cũng đã bị c h ó định cắn ở Gia Lâm bắt và được đi vô điều kiện : em rút kinh nghiệm lại để đỡ mất thời gian cãi nhau với quân mất dạy như sau :
-Các cụ khi nói là bật ghi âm,hãy để xxx nhìn thấy.
-Khi xxx nói cụ vượt phải thì khẳng định luôn.Đường này tốc độ 50,hoặc 80.Tôi không vượt mà xe ngoài đi chậm.
-Theo thông lệ c h ó sẽ sủa đến biển phân làn-Khẳng định luôn là biển vuông chỉ có giá trị hướng dẫn.
-C h ó sẽ dọa cắn và cụ tùy theo nó tử tế thì bảo tôi xi nhan đi vào tìm chỗ uống nước,chưa thấy,hoặc vạch vàng chưa vào được.Còn c hó mà mất dạy thì cụ bảo là tôi buồn đ á i,vào tìm chỗ đ á i chưa thấy chỗ thuận lợi.E cũng nói thế 1 lần đấy.Nói chung gặp c h ó thì không mất tiền cũng mất vui.
 

havu

Xe tăng
Biển số
OF-2864
Ngày cấp bằng
22/12/06
Số km
1,798
Động cơ
579,100 Mã lực
Nơi ở
20+
Website
www.youmevietnam.com
Em thì rất thích bị bắt "vượt phải" để em đứng đấy yêu cầu các chú xxx bắt các xe đi làn ngoài cùng cái tội vượt mà không xi nhan. :)) Tỷ lệ "vượt phải"/"vượt trái không xi nhan" chắc rơi vào tỷ lệ 1/100.

Mục đích của Luật Giao thông đường bộ là nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Quy định về vượt xe cũng không nằm ngoài mục đích này. Do đó, Luật đặt ra một số quy tắc vượt xe để đảm bảo an toàn. Việc vận dụng quy tắc vượt để áp dụng vào các làn xe khác nhau, theo em, là cố tình giải thích luật một cách máy móc, ngớ ngẩn, không vì mục đích giáo dục và nâng cao tinh thần pháp luật của người tham gia giao thông khi mà "làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn". Do đó, cứ đúng tốc độ, giữ khoảng cách là đã đủ đạt được mục tiêu an toàn. Đó chính là lý do người ta không thể đưa cái làn này so tính với các làn khác để rồi tính trái phải.
Nếu cố tình hiểu xe chạy làn phải nhanh hơn xe chạy làn trái là vượt phải thì toàn bộ các ông đi các làn bên trái của làn bên phải gần rìa đường sẽ mắc lỗi vượt mà không có tín hiệu xin vượt. :))
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,258
Động cơ
595,096 Mã lực
Em thì rất thích bị bắt "vượt phải" để em đứng đấy yêu cầu các chú xxx bắt các xe đi làn ngoài cùng cái tội vượt mà không xi nhan. :)) Tỷ lệ "vượt phải"/"vượt trái không xi nhan" chắc rơi vào tỷ lệ 1/100.
...
Nếu cố tình hiểu xe chạy làn phải nhanh hơn xe chạy làn trái là vượt phải thì toàn bộ các ông đi các làn bên trái của làn bên phải gần rìa đường sẽ mắc lỗi vượt mà không có tín hiệu xin vượt. :))
Em lại thấy hầu hết các xe làn ngoài cùng bên trái khi vưọt đều có tin hiệu, để xe bên phải biết đừng có bất ngờ chuyển sang trái gây tai nạn.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,258
Động cơ
595,096 Mã lực
"Về quy định của Luật GTĐB đối với hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, LS Vũ Thái Hà, Công ty Luật TNHH YouMe (Hà Nội), cho biết: Biển chỉ dẫn (có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam), có ý nghĩa báo cho người sử dụng đường biết: những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

Do đó, biển chỉ dẫn có ý nghĩa khác hoàn toàn với loại biển cấm (hầu hết có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế, mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo và Biển hiệu lệnh (có dạng hình tròn, nền màu xanh lam) nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Như vậy, với những làn đường cấm, hoặc để dành riêng cho một số loại xe, bao giờ cũng phải đặt loại biển cấm, hoặc biển hiệu lệnh"

Ông LS Hà này dân Ofer chính hiệu thì nói như vậy là đúng rồi.

Nói thì dễ, vào việc là chuyện khác. VPLS YouMe và cụ Dongkijote đã thua CA Cầu Giấy trong keo vật thứ nhất tại xới vật Toàn sơ thẩm quận Cầu Giấy.

Em hy vọng VPLS YouMe sẽ giúp cụ dongkịjote thắng trong lần xử phúc thẩm kiện CA Cầu Giấy.
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,188
Động cơ
468,170 Mã lực
Em thì em hỏi xxx: Cũng trong Điều 14 qui định về vượt xe, mục 2 có qui định thế này: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Chú chỉ cho A biết nếu đi trên các tuyến đường có từ 2 làn trở lên như quốc lộ 5 này thì lúc nào gặp được cái mầu đỏ đỏ kia???
Như vậy có phải Luật đang qui định về vượt xe trên đường có 2 làn ngược chiều nhau là cái gì. Như vậy chưa có qui định về vượt nhau trên đường có nhiều làn và A chạy nhanh hơn xe bên trái vì nó đang đi đồng tốc với xe của A, chả hiểu sao nó tụt lại sau A mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

pbinh979

Xe tăng
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
1,866
Động cơ
433,386 Mã lực
......3. Luật GTĐB VN chỉ quy định 3 trường hợp được phép vượt bên phải: a) xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái b) xe điện chạy giữa đường c) xe chuyên dùng làm việc giữa đường mà không vượt về bên trái được. Xe anh vượt bên phải xe XYZ không thuộc một trong ba trường hợp trên, do vậy anh vi phạm lỗi vượt bên phải. Chúng tôi sẽ lập biên bản lỗi vi phạm này của anh và ra quyết định xử phạt theo Nghị định 34 của chính phủ. Nếu anh không đồng ý với quyết định xử phạt của chúng tôi, anh có quyền khiếu nại quyết định xử phạt này tới cấp có thẩm quyền, hoặc khởi kiện ra tòa hành chính theo quy định của pháp luật.
(trường hợp người vi phạm không chịu kí vào biên bản vi phạm, CSGT yêu cầu hai người làm chứng kí tên, và vẫn tiến hành xử phạt).
Đây chính là vi luật không rõ ràng, nếu xxx kiên quyết xử phạt, các bác có kiện thì xxx cũng không thua đâu ạ.
Vài lời thiển tích, thỉnh các cao nhân phê bình.


Vâng thưa bác, em thử hỏi bác và xxx một câu đại loại thế lày: Vào Một 1 ngày đẹp trời, có 1 xe 5 chỗ đời ơ kìa đang đi làn ngoài cùng bỗng nhiên chết máy, gần sát ngay giải phân cách :(|) Đọc mãi quy định trên của bác thấy nó không thuôc trường hợp được vượt phải ợ. Thế này thì khó nhỉ, có khi cả tuyến đường 5 HN- HP tắc hết mất thôi.
XXX mà trả lời được câu lày thì em cũng ạ nó đấy.
 

Ga que

Xe buýt
Biển số
OF-87092
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
507
Động cơ
412,820 Mã lực
Nơi ở
Cối xay
Cá nhân em thì nghĩ rằng, vượt phải ở đường có nhiều làn đường là không vi phạm Luật giao thông, và tương lai nếu luật có điều chỉnh lại cũng thế thôi.

Nhưng tại sao các cụ lại tranh luận đến 10 pages chưa chấm dứt mà cũng chưa khẳng định được vượt phải như thế đã hoàn toàn đúng hay chưa? Em nghĩ rằng ở vấn đề này, Luật chưa theo kịp được cuộc sống, nên dẫn đến tình trạng có thể hiểu thế nào cũng được, khi thấy các xe vượt phải là các xxx vẫy xuống, mềm nắn rắn buông ==> cụ thì mất xèng, cụ thì cho đi.
 

cowboyhn

Xe buýt
Biển số
OF-99622
Ngày cấp bằng
11/6/11
Số km
897
Động cơ
408,920 Mã lực
các cụ cái nhau làm gì cho mệt
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
@cụ xe 2009: Không cần phải dài dòng như thế đâu cụ ơi. Chỉ có 3 câu hỏi và câu 3 là câu chốt:

1. Xe tôi có được đi làn này không? (đương nhiên là CÓ)
2. Xe tôi có đi quá tốc độ cho phép của làn này không? (đương nhiên là KHÔNG)
3. Luật có bắt buộc xe làn bên phải phải đi chậm hơn làn bên trái không?
...
Để giải quyết dứt điểm vấn đề, Cụ nào làm lĩnh vực phân tích ngôn ngữ học giải đáp giúp anh em xem 2 câu:
1. "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải"; và
2. "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển ở làn bên phải phải đi chậm hơn phương tiện giao thông đường bộ di chuyển ở làn bên trái".

Liệu 2 câu này có đồng nghĩa hay không ạ?
Hai câu trên không đồng nghĩa, kụ ạh. Luật chỉ quy định như câu 1 ở trên.

Chủ thể mà điều luật này điều chỉnh là "xe chạy chậm hơn". Hành vi điều chỉnh là "phải đi về bên phải". Chỉ một mình hành vi xe chạy chậm hơn nhưng không đi về bên phải là hành vi phạm điều luật này mà thôi.

Luật là tại ngôn từ, không suy diễn, không so sánh.
Không có điều luật nào điều chỉnh các "xe chạy nhanh hơn", mà chỉ điều chỉnh "xe chạy quá tốc độ cho phép".

Hơn nữa, khi một chiếc xe chạy chậm hơn mà vẫn chạy làn ngoài là xe đó đã phạm luật.
Bản thân một hành vi bị phạm luật không có đủ tính tin cậy và không thể dùng làm hệ quy chiếu để phán quyết người khác có phạm luật hay không.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bác mới hiểu một phần vấn đề mà không chịu đào sâu để hiểu cho rõ bản chất của sự việc. Bác lại thích trói mình, tự buộc chân mình, trong khi chẳng ai bắt phải làm thế. Điều 13 Luật GTĐB ghi rõ:
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

- Như vậy, các loại xe cơ giới, không phân biệt loại phương tiện, được phép đi ở (các) làn phía bên trái làn đường dành cho xe thô sơ, không bắt buộc phải đi ở làn nào.
- Luật quy định xe di chuyển vơi tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải. Như vậy nếu có một xe di chuyển ở phía bên trái với tốc tốc độ thấp hơn một xe khác di chuyển ở phía bên phải thì xe chạy bên trái phạm luật, chứ không phải xe chạy bên phải. Lưu ý rằng Luật GTĐB không quan tâm đến tốc độ xe chạy, chỉ quan tâm đến "chậm hơn" thôi, nên dù xe chạy bên trái vừa đúng tốc độ tối đa cho phép, xe chạy bên phải quá tốc độ tối đa cho phép thì xe chạy phía bên trái vẫn phạm luật (Tất nhiên xe chạy bên phải cũng phạm luật, nếu xxx bắn tốc độ). Chính vì vậy, khi các bác ra nước ngoài, có thể dễ dàng nhận thấy các phương tiện giao thông luôn chạy ở làn trong cùng bên phải (ngược hẳn với nước ta - xe luôn chạy ở làn ngoài cùng bên trái), chỉ chuyển sang làn bên trái khi gặp xe chạy chậm phía trước, sau đó lại quay trở lại làn bên phải ngay.
- Không có bất cứ quy định nào bắt buộc phương tiện giao thông đang chạy trên một làn bất kỳ phải để ý xung quanh để không chạy nhanh hơn (các) xe đang chạy ở (các) làn phía bên trái.
- Tất cả các văn bản luật đều không hề định nghĩa thế nào là vượt, do đó xxx không có cơ sở để quy một xe đang chạy bình thường trong một làn bất kỳ thành hành động vượt một xe khác đang chạy ở làn khác. Việc quy về hành động vượt là do bác chủ thớt tự nghĩ ra, vô tình hoặc cố ý biến một hành động hợp pháp thành hành động vi phạm pháp luật.
Hoàn toàn đồng ý với các ý kiến của bác chinhatm, đặc biệt là phần chữ màu đỏ. Vôtka bác nhé

Em thì rất thích bị bắt "vượt phải" để em đứng đấy yêu cầu các chú xxx bắt các xe đi làn ngoài cùng cái tội vượt mà không xi nhan. :)) Tỷ lệ "vượt phải"/"vượt trái không xi nhan" chắc rơi vào tỷ lệ 1/100.
...
Nếu cố tình hiểu xe chạy làn phải nhanh hơn xe chạy làn trái là vượt phải thì toàn bộ các ông đi các làn bên trái của làn bên phải gần rìa đường sẽ mắc lỗi vượt mà không có tín hiệu xin vượt. :))
Quá lô gic. Cảm ơn bác nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

havu

Xe tăng
Biển số
OF-2864
Ngày cấp bằng
22/12/06
Số km
1,798
Động cơ
579,100 Mã lực
Nơi ở
20+
Website
www.youmevietnam.com
Thưa cụ là em hay bất cứ ông luật sư nào cũng chả dám nói mình có khả năng giúp ai thắng cái gì trước toà cụ ạ. Em chỉ mong, với lòng quyết tâm và vì một xã hội tốt đẹp hơn của những người theo đuổi vụ việc mà thẩm phán sẽ có cái nhìn và nhận định đúng đắn về vụ việc. Đơn giản vậy cũng là khó rồi. Nói đến thắng thua làm gì cụ? Nhưng có điều cụ Đông được rất nhiều thứ, em cũng được rất nhiều thứ và nhiều OFER khác cũng được rất nhiều thứ từ vụ này, kể cả thua.

"Về quy định của Luật GTĐB đối với hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, LS Vũ Thái Hà, Công ty Luật TNHH YouMe (Hà Nội), cho biết: Biển chỉ dẫn (có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam), có ý nghĩa báo cho người sử dụng đường biết: những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

Do đó, biển chỉ dẫn có ý nghĩa khác hoàn toàn với loại biển cấm (hầu hết có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế, mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo và Biển hiệu lệnh (có dạng hình tròn, nền màu xanh lam) nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Như vậy, với những làn đường cấm, hoặc để dành riêng cho một số loại xe, bao giờ cũng phải đặt loại biển cấm, hoặc biển hiệu lệnh"

Ông LS Hà này dân Ofer chính hiệu thì nói như vậy là đúng rồi.

Nói thì dễ, vào việc là chuyện khác. VPLS YouMe và cụ Dongkijote đã thua CA Cầu Giấy trong keo vật thứ nhất tại xới vật Toàn sơ thẩm quận Cầu Giấy.

Em hy vọng VPLS YouMe sẽ giúp cụ dongkịjote thắng trong lần xử phúc thẩm kiện CA Cầu Giấy.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Tribute nói:
Để giải quyết dứt điểm vấn đề, Cụ nào làm lĩnh vực phân tích ngôn ngữ học giải đáp giúp anh em xem 2 câu:
1. "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải"; và
2. "phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển ở làn bên phải phải đi chậm hơn phương tiện giao thông đường bộ di chuyển ở làn bên trái".

Liệu 2 câu này có đồng nghĩa hay không ạ?


Hai câu trên không đồng nghĩa, kụ ạh. Luật chỉ quy định như câu 1 ở trên.

Chủ thể mà điều luật này điều chỉnh là "xe chạy chậm hơn". Hành vi điều chỉnh là "phải đi về bên phải". Chỉ một mình hành vi xe chạy chậm hơn nhưng không đi về bên phải là hành vi phạm điều luật này mà thôi.

Luật là tại ngôn từ, không suy diễn, không so sánh.
Không có điều luật nào điều chỉnh các "xe chạy nhanh hơn", mà chỉ điều chỉnh "xe chạy quá tốc độ cho phép".

Hơn nữa, khi một chiếc xe chạy chậm hơn mà vẫn chạy làn ngoài là xe đó đã phạm luật.
Bản thân một hành vi bị phạm luật không có đủ tính tin cậy và không thể dùng làm hệ quy chiếu để phán quyết người khác có phạm luật hay không.
Cảm ơn cụ, như vậy câu hỏi thứ 3 của em: "3. Luật có bắt buộc xe làn bên phải phải đi chậm hơn làn bên trái không? thì xxx phải trả lời là "KHÔNG" đúng không cụ.

Vậy chốt lại, để đấu tranh với xxx khi bị quy kết lỗi "vượt phải" trên đường phân nhiều làn xe chỉ cần 3 câu hỏi:

1. Xe tôi có được đi làn này không?
Câu trả lời của xxx bắt buộc phải là "CÓ" khi đường không có biển phân làn theo loại xe ở giao cắt gần nhất.

2. Xe tôi có đi quá tốc độ cho phép của làn này không?
xxx không bắn tốc độ thì buộc phải trả lời là "KHÔNG"

3. Luật có bắt buộc xe làn bên phải phải đi chậm hơn xe làn bên trái không?

Chắc chắn là Luật không nói thế rồi! Câu trả lời của xxx phải là "KHÔNG".

Và không còn khái niệm "vượt phải" khi đường phân nhiều làn xe riêng biệt nữa.
 

hoangru

Xe tải
Biển số
OF-80675
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
328
Động cơ
418,570 Mã lực
[/COLOR]
Vâng thưa bác, em thử hỏi bác và xxx một câu đại loại thế lày: Vào Một 1 ngày đẹp trời, có 1 xe 5 chỗ đời ơ kìa đang đi làn ngoài cùng bỗng nhiên chết máy, gần sát ngay giải phân cách :(|) Đọc mãi quy định trên của bác thấy nó không thuôc trường hợp được vượt phải ợ. Thế này thì khó nhỉ, có khi cả tuyến đường 5 HN- HP tắc hết mất thôi.
XXX mà trả lời được câu lày thì em cũng ạ nó đấy.
Người dân được phép làm cái LUẬT KHÔNG CẤM! Nếu mà cứ phải cho phép mới làm thì từ khi sinh ra đến giờ em chưa thấy có cái luật nào cho phép em ị ở trong tolet, như thế có nghĩa là em không được ị trong tolet à???? Kụ nào cao tay chỉ cho em cái ợ!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
[/B]



Cảm ơn cụ, như vậy câu hỏi thứ 3 của em: "3. Luật có bắt buộc xe làn bên phải phải đi chậm hơn làn bên trái không? thì xxx phải trả lời là "KHÔNG" đúng không cụ.

Vậy chốt lại, để đấu tranh với xxx khi bị quy kết lỗi "vượt phải" trên đường phân nhiều làn xe chỉ cần 3 câu hỏi:

1. Xe tôi có được đi làn này không?
Câu trả lời của xxx bắt buộc phải là "CÓ" khi đường không có biển phân làn theo loại xe ở giao cắt gần nhất.

2. Xe tôi có đi quá tốc độ cho phép của làn này không?
xxx không bắn tốc độ thì buộc phải trả lời là "KHÔNG"

3. Luật có bắt buộc xe làn bên phải phải đi chậm hơn xe làn bên trái không?

Chắc chắn là Luật không nói thế rồi! Câu trả lời của xxx phải là "KHÔNG".

Và không còn khái niệm "vượt phải" khi đường phân nhiều làn xe riêng biệt nữa.
Quá đúng rồi, kụ ạh.

Mình cũng có thể hỏi xxx thêm câu thứ 4 nữa, là câu của kụ Havu đã nêu trên.
Đại ý là: Nếu xxx coi 2 xe đi tốc độ khác nhau trên 2 làn riêng biệt là vượt nhau (khi làn phải đi nhanh hơn xxx gọi là vượt phải, thì làn trái đi nhanh hơn làn phải thì xxx cũng phải gọi đó là vượt trái), nghĩa là các xe trên làn trái đang vượt trái nhưng không có tín hiệu xin vượt đều vi phạm luật gtđb hết.
Các anh xxx có trách nhiệm phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm vượt bên trái nhưng không có tín hiệu xin vượt kia.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top