Tình hình là các ofer qua kinh nghiệm của bác Ngọc Phan đã thử tranh luận với xxx về vụ "vượt phải" trên quốc lộ 5, dẫn đến có trường hợp cãi được nhưng cũng có trường hợp thua phải xin lỗi xxxx. Em quê HP, thường xuyên qua lại trên QL 5, xin mạo muội rút ra kinh nghiệm thế này:
1. Cách đi đúng nhất mà xxx không bao giờ vịn là đi ở làn ngoài khi có thể, bật tín hiệu xin vượt, yêu cầu xe đi phía trước nhường đường khi muốn vượt và vượt xe về bên trái. Đây là cách đi 100% chuẩn phải không ạ.
2. Còn cách các bác đi làn trong và vượt xe khác ở làn ngoài, nếu xxx vịn, các bác sẽ rơi vào tình trạng 50/50 nghĩa là: A - các bác cãi giỏi và xxx kém trình độ, ngại lôi thôi, muốn cho bác đi để vịn xe khác thì các bác sẽ không mất tiền, B - nếu xxx cứng, có trình độ, kiên quyết xử lí thì các bác sẽ vẫn mất tiền đấy.
Giả dụ em là xxx Hải Dương, với lí luận của các bác, em sẽ giải thích thế này:
"1. Điều 14 Luật giao thông đường bộ Việt Nam quy định về vượt xe là quy định chung áp dụng cho mọi loại đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Anh nói rằng khái niệm vượt phải chỉ áp dụng cho đường không phân làn thì quy định đó ở đâu?
2. Xe ABC và XYZ đang đi cùng chiều, Xe ABC do anh điều khiển đã từ phía sau đi lên phía trước xe XYZ ở phía bên phải của xe này, điều đó thể hiện rằng xe anh đã vượt về bên phải xe XYZ.
3. Luật GTĐB VN chỉ quy định 3 trường hợp được phép vượt bên phải: a) xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái b) xe điện chạy giữa đường c) xe chuyên dùng làm việc giữa đường mà không vượt về bên trái được. Xe anh vượt bên phải xe XYZ không thuộc một trong ba trường hợp trên, do vậy anh vi phạm lỗi vượt bên phải. Chúng tôi sẽ lập biên bản lỗi vi phạm này của anh và ra quyết định xử phạt theo Nghị định 34 của chính phủ. Nếu anh không đồng ý với quyết định xử phạt của chúng tôi, anh có quyền khiếu nại quyết định xử phạt này tới cấp có thẩm quyền, hoặc khởi kiện ra tòa hành chính theo quy định của pháp luật.
(trường hợp người vi phạm không chịu kí vào biên bản vi phạm, CSGT yêu cầu hai người làm chứng kí tên, và vẫn tiến hành xử phạt).
Đây chính là vi luật không rõ ràng, nếu xxx kiên quyết xử phạt, các bác có kiện thì xxx cũng không thua đâu ạ.
Vài lời thiển tích, thỉnh các cao nhân phê bình.
Bác mới hiểu một phần vấn đề mà không chịu đào sâu để hiểu cho rõ bản chất của sự việc. Bác lại thích trói mình, tự buộc chân mình, trong khi chẳng ai bắt phải làm thế. Điều 13 Luật GTĐB ghi rõ:
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe
đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người
điều khiển phương tiện phải cho xe
đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới,
xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
- Như vậy, các loại xe cơ giới, không phân biệt loại phương tiện, được phép đi ở (các) làn phía bên trái làn đường dành cho xe thô sơ, không bắt buộc phải đi ở làn nào.
- Luật quy định xe di chuyển vơi tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải. Như vậy nếu có một xe di chuyển ở phía bên trái với tốc tốc độ thấp hơn một xe khác di chuyển ở phía bên phải thì xe chạy bên trái phạm luật, chứ không phải xe chạy bên phải. Lưu ý rằng Luật GTĐB không quan tâm đến tốc độ xe chạy, chỉ quan tâm đến "chậm hơn" thôi, nên dù xe chạy bên trái vừa đúng tốc độ tối đa cho phép, xe chạy bên phải quá tốc độ tối đa cho phép thì xe chạy phía bên trái vẫn phạm luật (Tất nhiên xe chạy bên phải cũng phạm luật, nếu xxx bắn tốc độ). Chính vì vậy, khi các bác ra nước ngoài, có thể dễ dàng nhận thấy các phương tiện giao thông luôn chạy ở làn trong cùng bên phải (ngược hẳn với nước ta - xe luôn chạy ở làn ngoài cùng bên trái), chỉ chuyển sang làn bên trái khi gặp xe chạy chậm phía trước, sau đó lại quay trở lại làn bên phải ngay.
- Không có bất cứ quy định nào bắt buộc phương tiện giao thông đang chạy trên một làn bất kỳ phải để ý xung quanh để không chạy nhanh hơn (các) xe đang chạy ở (các) làn phía bên trái.
- Tất cả các văn bản luật đều không hề định nghĩa thế nào là vượt, do đó xxx không có cơ sở để quy một xe đang chạy bình thường trong một làn bất kỳ thành hành động vượt một xe khác đang chạy ở làn khác. Việc quy về hành động vượt là do bác chủ thớt tự nghĩ ra, vô tình hoặc cố ý biến một hành động hợp pháp thành hành động vi phạm pháp luật.