Đi côn đôi ??

emperor

Đi bộ
Biển số
OF-89567
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
2
Động cơ
406,120 Mã lực
Em mới tập lái xe vì em có thằng bạn nó có xe nên em đã tập và lái rất ok. Nhưng toàn là đi côn chiếc, bạn em nói nếu mà đi côn chiếc như vậy thì sau này học lái xe sẽ bị thầy chửi kinh lắm, mong các bác giúp em làm sao để tạo thói quen đi côn đôi và đi côn đôi như vậy có lợi gì? bây giờ các xe toàn là côn hơi nên côn nhạy đâu cần phải đi côn đôi đâu vả lại đi côn đôi rất khó cho lính mới như em :D
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,342
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
:D :D chắc ý bác chủ thớt nói về việc nhấp côn hai lần khi sang số "côn đôi", còn côn chiếc "đạp phát ăn luôn" ... em biết ít tiếng miền nam nên mạnh dạn đoán thế. Xe ngày xưa cổ lỗ sĩ không có đồng tốc mới cần đạp hai côn như thế, mệt mấy ông thày giáo già kiến thức lạc hậu lại thích áp đặt quá. Xe đời này cứ đạp phát là ăn luôn, "côn chiếc" thôi bác nhé :D
 

nam-misu

Xe điện
Biển số
OF-78019
Ngày cấp bằng
16/11/10
Số km
2,388
Động cơ
442,298 Mã lực
Em ứ hiểu côn đôi nà giề?:D
 

emperor

Đi bộ
Biển số
OF-89567
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
2
Động cơ
406,120 Mã lực
Đúng như bác vietvoiz nói là đi côn đôi là nhấp 2 lần, chả hiểu sao mấy ông thầy lại rườm rà thế nhỉ. Đi côn chiếc có phải tiện hơn ko :D
 

autodreaming

Xe hơi
Biển số
OF-13924
Ngày cấp bằng
12/3/08
Số km
184
Động cơ
518,500 Mã lực
:D :D chắc ý bác chủ thớt nói về việc nhấp côn hai lần khi sang số "côn đôi", còn côn chiếc "đạp phát ăn luôn" ... em biết ít tiếng miền nam nên mạnh dạn đoán thế. Xe ngày xưa cổ lỗ sĩ không có đồng tốc mới cần đạp hai côn như thế, mệt mấy ông thày giáo già kiến thức lạc hậu lại thích áp đặt quá. Xe đời này cứ đạp phát là ăn luôn, "côn chiếc" thôi bác nhé :D
Trước e học lái xe trong HCM cũng nghe qua vụ này, trong SG gọi là đi ly hợp kép
Thông thường những xe quá cũ và sử dụng côn thủy lực (Zeep), bác đạp ly hợp >2 lần để bơm đủ dầu mới ngắt được lá côn, nếu bác đạp 1 nhát e sợ bác ko vào số dc. Hồi em thi lấy bằng năm 95 lên 1 con xe zeep để lái, đạp côn ko thể vào số dc, bác thầy giáo ngồi cạnh nhắc ngay "đạp ly hợp thêm mấy phát nữa em ơi" - vào số ngon choét
 

sakuda

Xe điện
Biển số
OF-13452
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
3,021
Động cơ
345,605 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
:D :D chắc ý bác chủ thớt nói về việc nhấp côn hai lần khi sang số "côn đôi", còn côn chiếc "đạp phát ăn luôn" ... em biết ít tiếng miền nam nên mạnh dạn đoán thế. Xe ngày xưa cổ lỗ sĩ không có đồng tốc mới cần đạp hai côn như thế, mệt mấy ông thày giáo già kiến thức lạc hậu lại thích áp đặt quá. Xe đời này cứ đạp phát là ăn luôn, "côn chiếc" thôi bác nhé :D
Cái này ở ngoài bắc mình là khái niệm của HỒI XƯA, lúc mà còn học lái xe bằng u oát già, hay la già... gọi là đi 2 côn.

Bây giờ thì làm gì phải học thế nữa... nên cụ chủ cứ yên tâm đi
 

MsLove

Xe tăng
Biển số
OF-57652
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
1,531
Động cơ
459,696 Mã lực
Chắc bác chủ muốn hỏi về vụ mà mấy lão thầy già cứ đem ra dọa ma mới chứ gì (Vù Cạch Cạch, Cạch Vù Cạch loạn hết cả lên hihi =)) )

Về lý thuyết theo em
: Xe đời cũ làm qué gì có bộ đồng tốc, hoặc khả năng đồng tốc kém, hoặc cả cụm ly hợp nó không tốt (khi cắt khi không), nên phải có thao tác vù ga (để đồng tốc) và 2 côn để chuyển số <--- đoạn này em đek phải dân kỹ thuật nên chỉ biết diễn nôm :D

Về thực tế cũng theo em nốt:
Lên số, đạp côn đôi (tức là đá qua N -> đạp côn 2 lần).
Về số thì Cạch - Vù - Cạch. Cái này thường áp dụng khi lên dốc, máy đuối, đá về số thì đoạn giữa bù thêm tý ga (Vù) :P

Thơ rằng :D
Lên số mời cụ lấy đà
Về số mời cụ vù ga giữa chừng

Rồi có cụ bảo chạy thế nó êm, đỡ hại máy... dưng mà em đek tin. Bi h mình chạy toàn xe đời mới, đạp côn cái nào ăn cái ý, lo quái gì, tiện sao đi vậy thôi cụ ợ.


 
Chỉnh sửa cuối:

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,342
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
lưu ý các cụ khi thảo luận giữ đúng từ chuyên môn của thớt nhé " Côn Đôi " - " Côn Chiếc " :D
 

AnhNB

Xe tăng
Biển số
OF-27314
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
1,006
Động cơ
495,830 Mã lực
Nơi ở
Quán cà-phê
Côn đôi chỉ giành cho những xe đời cũ, em học lái may mà không học Uaz, em lái xe tải 1t25 toàn côn đơn, ông thầy em thì dễ tính, nhiều nhóm khác gặp ngay ông thầy quái tính toàn bắt đi côn đôi, chứ ko côn đôi ông thầy véo cho sưng đùi, kết quả là nhiều chú la đau đùi sau mỗi buổi học lái :))

Theo các thầy hướng dẫn thì côn đơn đạp 1 phát côn thì ra/vào số luôn rồi từ từ nhả ra và thêm ga vào, còn côn đôi/kép thì đạp phát đầu rồi ra số, sau đó nhả côn ra đạp thêm phát côn nữa rồi lại vào số. Em chỉ nói vậy, ko dám múa rìu qua mắt nhiều cụ trên này ^^

Em tuyền đi côn đơn, nhẹ người, cũng lạ: em chỉ khoái đi MT thôi, manly hẳn ra trước mặt bạn gái-vì mình vật lộn với cái xe mà :))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,721
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Côn đôi thì em nghe cậu lái xe cơ quan có nói tới, hồi đó cậu ý lái xe tải đời cũ nên khi chuyển số là phải cắt côn về mo, rồi lại nhả côn và cắt côn để sang số mới, khá là rườm rà. Vì các xe ngày xưa cũ, đồng tốc không có hoặc kém mới phải vậy. Các ông thầy đứng tuổi kiểu ngày xưa chắc cũng hay có thói quen đó nên bắt học trò làm theo.
Nhưng em cũng thử đi côn đôi (kiểu nửa mùa của em), có nghĩa là từ 1 số, về mo, nghỉ chút xíu, nhưng ko nhả côn, rồi mới lên tiếp số mới thì công nhận thấy êm hơn là giật một phát (ví dụ từ 3 sang 4). Nhưng tình hưống đường đông cần xử lý gấp là cứ phải sang số dứt khoát không nghỉ. Em chỉ đi kiểu côn đôi khi thư thái, đường thoáng, ko phải xử lý gấp.
 

duong2t

Xe hơi
Biển số
OF-78909
Ngày cấp bằng
26/11/10
Số km
174
Động cơ
419,540 Mã lực
Nơi ở
In the middle of nowhere
Website
www.nanorp.com.vn
Hồi em đi học lái thì không bị hành kiểu "côn đôi" này, nhưng cũng được thầy nói sơ qua cho nghe về lý thuyết.
Bây giờ xe đời mới, em cứ nghĩ cũng chẳng còn ai để ý mấy đến vụ "côn đôi - côn chiếc" này nữa cơ. :-$
 

Chutich

Xe tải
Biển số
OF-88281
Ngày cấp bằng
13/3/11
Số km
437
Động cơ
411,490 Mã lực
Đúng như bác vietvoiz nói là đi côn đôi là nhấp 2 lần, chả hiểu sao mấy ông thầy lại rườm rà thế nhỉ. Đi côn chiếc có phải tiện hơn ko :D
Nhà cháu là GV lái xin có vài nhời:
Chương trình dạy lái xe do Bộ GTVT ban hành trước đây dựa theo tài liệu của Liên Xô cũ (từ 2008 về trước),bắt buộc đi côn kép .Từ 2009 đã thay đổi vì kô phù hợp với tiến bộ KHKT do bây giờ tất cả các loại xe đều trang bị bộ đồng tốc nên "vào phát ăn ngay".
Có cụ nào lái tải Maz-thường gọi là Bò-Ma,hoặc Kamaz,muốn sang số thì bắt buộc phải đi côn kép mới được.
 

tinhco2212

Xe máy
Biển số
OF-182423
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
66
Động cơ
336,060 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Chắc các Bác toàn học B2 nên ko bít cái vụ đi Côn kép.Hồi em học chạy C,em nhớ là thầy giáo bảo.B2 thì đi côn đơn,nhưng mà học C sau này chạy xe tải thì phải đi côn kép.Ơ hồi đó mới học không dám hỏi thầy giáo sao lại phải chạy côn kép,chạy vậy có tác dụng gì???Chỉ biết thày dạy sao thì làm như vậy luôn.Chỉ thấy thày dặn sau này chạy xe tải thì bắt buộc phải đi Côn kép.Em nhớ thày dạy :Khi muốn tăng hay giảm số,ta đạp hết Côn ra số.Rồi Lới chân Côn ra .rồi lại đạp hết Côn vào,rồi lại vào số.Côn kép là như vậy?Hôm nào gặp thầy rồi hỏi lại vụ này.
 

Bờm 38

Xe hơi
Biển số
OF-188591
Ngày cấp bằng
6/4/13
Số km
159
Động cơ
333,050 Mã lực
mấy cậu em giờ cũng không biết khái niệm này, hỏi thì bẩu thầy có dạy đâu
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,081
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Nếu lái xe tải đường đèo dốc thì cũng cần luyện thói quen này, nhất là về số khi đổ đèo, vào số sẽ ngọt hơn đi côn 1 nháy. Đi côn 2 nháy cũng có cái hay là nhìn người tài xế rất thư thái. Trước đây em có đi phụ với 1 bác tài già chạy xe Gấu LX cũ, động tác múa tay-đạp côn-quăng mo-đạp côn-sang số thật điêu luyện như múa Quyền, nhìn lác mắt.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,721
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu lái xe tải đường đèo dốc thì cũng cần luyện thói quen này, nhất là về số khi đổ đèo, vào số sẽ ngọt hơn đi côn 1 nháy. Đi côn 2 nháy cũng có cái hay là nhìn người tài xế rất thư thái. Trước đây em có đi phụ với 1 bác tài già chạy xe Gấu LX cũ, động tác múa tay-đạp côn-quăng mo-đạp côn-sang số thật điêu luyện như múa Quyền, nhìn lác mắt.
Đó là cách lái xe tải đời cũ thôi cụ. Giờ các xe có bộ đồng tốc tốt, vào êm lừ, ngọt lịm, cần gì phải đôi. Cụ đi đèo dốc càng không nên áp dụng vì khi về số phài thật nhanh để xe không bị mất đà, lúc đó mà đôi là lại chậm thêm 1 chút rồi. Tưởng tượng, đang leo dốc Tam đảo (số 2 hoặc 3), tự nhiên có xe máy ngược chiều lấn làn, phải phanh khựng, lúc đó kiểu gì cũng phải về số 1. Nếu chuyển số chậm, nó tụt cho phát thì cũng lại mất thêm time để depa rồi phanh tay.. rắc rối.
 

devil_88

Xe hơi
Biển số
OF-184266
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
128
Động cơ
335,780 Mã lực
Nơi ở
đâu?
Cụ chủ đưa ra vấn đề này em mới biết là có côn đôi, chứ em học B2 toàn đạp phát chuyển số luôn mà.
 

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,225
Động cơ
571,625 Mã lực
Em học lái Uaz, đi côn đôi (2 côn, côn kép) với phanh đôi (nhồi 2 nhát mới ăn) mãi đây ạ
- Lên số: Cắt côn, về 0, nhả côn. Xong lại cắt côn, lên số, nhả côn
- Về số: Cắt côn, về 0, nhả côn, vù ga nhẹ, cắt côn, xuống số, nhả côn từ từ. Xe sẽ gầm lên một chút do tốc độ xe đang nhanh, số thấp.
Phanh thì thường phải nhồi 2 nhát mới ăn. Cá biệt có hôm dầu phanh ít quá hay sao, phải nhồi 3 nhát liền mới thấy ăn :D
Học như vậy, nhưng từ khi có bằng đến giờ chưa đi côn đôi một lần nào. Cũng chưa lái lại Uaz lần nào :D
@Bác anhtho: về 0 nhưng vẫn âm côn, xong mới đấm vào số tiếp theo nó làm tăng thời gian vào số một chút, động tác múa nhiều lên, đẹp mắt hơn, thích hợp với những cuốc xe thong thả. Nhưng hiệu quả vẫn thế thôi ạ. Xưa em cũng chạy như thế, giờ lười toàn một nhát ăn luôn :D
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,721
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em học lái Uaz, đi côn đôi (2 côn, côn kép) với phanh đôi (nhồi 2 nhát mới ăn) mãi đây ạ
- Lên số: Cắt côn, về 0, nhả côn. Xong lại cắt côn, lên số, nhả côn
- Về số: Cắt côn, về 0, nhả côn, vù ga nhẹ, cắt côn, xuống số, nhả côn từ từ. Xe sẽ gầm lên một chút do tốc độ xe đang nhanh, số thấp.
Phanh thì thường phải nhồi 2 nhát mới ăn. Cá biệt có hôm dầu phanh ít quá hay sao, phải nhồi 3 nhát liền mới thấy ăn :D
Học như vậy, nhưng từ khi có bằng đến giờ chưa đi côn đôi một lần nào. Cũng chưa lái lại Uaz lần nào :D
@Bác anhtho: về 0 nhưng vẫn âm côn, xong mới đấm vào số tiếp theo nó làm tăng thời gian vào số một chút, động tác múa nhiều lên, đẹp mắt hơn, thích hợp với những cuốc xe thong thả. Nhưng hiệu quả vẫn thế thôi ạ. Xưa em cũng chạy như thế, giờ lười toàn một nhát ăn luôn :D
Côn đôi thì em ko đi, nhưng 'phanh đôi' thì hồi em chạy Lada bị mãi rùi. Hồi đó cứ gọi là guốc. Thường 2 guốc mới ăn, guốc đầu nháy nhẹ, guốc 2 mới ăn bình thường. Đúng một hôm không hiểu sao 2 guốc cũng ko ăn, guốc thứ 3 vẫn còn trôi, lúc đó có 1 em xe tải Thành hưng đang chờ đèn đỏ, xe em chỉ còn cách mít con tải tầm 1 mét, và vẫn trôi từ từ, thế nào em lại kịp nhớ ra cái phanh tay. Ịch một cái, chỉ còn cách mít xe tải tầm hơn gang thì dừng hẳn !, thằng bạn bên cạnh cười ngất !
Ngày hôm sau, việc đầu tiên là mang con xe đi sửa phanh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top