Đạo Phật không có bí tích.
Đạo Phật chỉ có sự việc có thật.
Đức Phật cũng không có quyền năng huyền diệu gì, ngài chỉ để lại một hệ thống triết lý.
Tất cả các pho tượng trong chùa cũng chỉ là biểu tượng để chúng ta hướng tới một lối sống thiện lương.
Ngôi chùa 500 năm tuổi và ngôi chùa 1 tháng tuổi xét về triết lý sống là như nhau, xét về lịch sử là khác nhau.
Vẫn còn dùng trí tuệ với nhận biết của con người để nhận xét về đạo Phật thì nó còn sai lệch nhiều lắm bác ak. Vì tri kiến Phật ngược với dòng đời.
Phần lớn những người tin vào cái tôi, tự lực bản thân, tai nghe mắt thấy thì rất khó bước sang hệ thống kinh điển Đại thừa. Vì sao.
Vì nó có quá nhiều nội dung bất khả tư nghì, nên dùng trí tuệ của người thường để nhận xét thì rất dễ sai lầm, một việc bình thường là hiểu biết cơ thể của mình còn phải nhờ máy móc thiết bị đủ mọi thứ khác để xem xét thì để nhìn nhận vấn đề khác độ chính xác là rất thấp.
Ví dụ: xá lợi của đức Phật Thích ca thỉnh từ Ấn độ về đặt trên bảo tháp của chùa Bái Đính là có phát sáng. Nhưng ánh sáng đó, con người lấy gì để nhìn thấy. Họ hoàn dựa vào công cụ của thế giới con người như là máy thử niên đại, rồi cấu tạo phân tử.... nhưng không thấy cái đơn giản của nửa thế giới tâm linh còn lại.
Mọi việc phát biểu một cách chủ quan về đạo Phật là vô cùng dại dột. Ví dụ: Nếu chiếu theo kinh điển Đại thừa, cả quả địa cầu này không đủ chỗ đặt một bàn chân của đức Phật A Di Đà, vậy ngày xưa, lấy gì để giải thích cho người không tin. Nhưng nhờ khoa học ngày nay, nếu nhìn trong tổng thể vũ trụ, trái đất chỉ bé tý như một cái chấm phát sáng, thì có lẽ ta dễ tiếp cận với sự thật hơn.
Đức Phật hiện ra đời với một mục tiêu duy nhất, làm cho chúng sinh trở thành Phật, làm cho chúng sinh tỏ ngộ được tri kiến của Phật. Lương thiện nó là những nấc thang ban đầu không phải là mục đích cuối cùng. (cái này trong Kinh Pháp Hoa đức Phật nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đặc biệt là trong phẩm Phương tiện.) Đó là lý do mà vua Trần Nhân Tông năm lần bảy lượt từ bỏ ngôi vua để dấn thân vào con đường học đạo. Nhưng chỉ đến khi thực hiện xong các trọng trách vua mới đủ duyên để dứt bỏ trần lao.
Nam tông có một câu rất hay:
Ta còn không có lấy gì của ta. Khi vứt bỏ được cái tôi rồi, thì mới bước vào được cánh cửa của kinh điển Đại thừa và phần quan trọng của đạo Phật.
Cái tôi càng lớn, cách Phật càng xa. ( phẩm Thường Bất Khinh Bồ tát trong Kinh Pháp Hoa lý giải điều đó rất hay) Khi vứt bỏ được cái tôi của mình thì sẽ bước một chân vào con đường không chấp cái tôi của chúng sinh, mới bắt đầu vào con đường của Đại thừa Phật giáo
Nếu như kiến giải của bác có được nhiều người đời ủng hộ, thì khả năng lớn đi ngược kiến giải của tri kiến Phật.