Nhiều nơi vẫn còn tục này, trong mâm sẽ chuẩn bị sẵn ít túi nilon để mọi người chia phần. Trước em cũng thấy lạ, nhưng sau thấy như thế cũng hợp lý. Ngày trước, tuy có thể ko thiếu ăn, nhưng thường những dịp lễ lạt cỗ bàn mới có nhiều món ăn ngon, người đi ăn cỗ nhớ dành miếng ngon mang về cho người ở nhà, chẳng nỡ ăn một mình. Ngày nay, cỗ bàn thường ê hề, nhiều món, mà những người trong mâm nhiều khi ăn chẳng hết, nhất là mâm các bà các chị, chia phần mang về vừa tránh lãng phí, vừa giúp gia chủ đỡ gánh nặng xử lý thức ăn thừa. Nên vào mâm, mọi người thường chia nhau ăn các món nóng, món nước, món xào trước, các món như giò, gà,... thường được để dành lại chia phần, ăn xong mâm bát gọn gàng sạch sẽ, cỗ ko bị ế, gia chủ cũng phấn khởi.Vè chuyện ăn cỗ trước em có xem thớt có ảnh mang thức ăn về phần người ở nhà, deo lủng lẳng nơi thắt lưng giờ không thấy đâu; chỉ là nói về taạp tục chứ em không định khen chê gì ở dây.
Có thể có người đặt ra câu hỏi sao ko làm cỗ ít đi, vừa ăn thôi. Nhưng thứ nhất, đó là cái lệ lâu đời, mọi người cũng chấp nhận, làm ít rồi làng xóm lại bàn tán, nên khi làm cỗ, thường tính cả phần để mọi người chia mang về. Hai nữa là cũng khó định lượng thế nào là vừa, kiểu gì cũng thừa thiếu ít nhiều. Vậy tốt nhất, nếu có thể, nên vận động bỏ lệ "ăn cỗ lấy phần" để giảm bớt áp lực cho gia chủ, nhưng nếu ăn ko hết, có thể mang về mà ko bị kỳ thị, soi mói, vẫn đảm bảo mục đích vui/trang trọng của sự kiện, vừa tiết kiệm, tránh lãng phí.