[Funland] Dịch sách cổ: Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi

shreak

Xe hơi
Biển số
OF-79012
Ngày cấp bằng
27/11/10
Số km
165
Động cơ
418,260 Mã lực
Em lót dép nghe cụ
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
1,759
Động cơ
169,163 Mã lực
- Vi phạm: ngôn ngữ không phù hợp
- Xử lý: xóa các nội dung vi phạm; dừng đăng bài trong thớt này
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

đại dương xanh 08

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791565
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
953
Động cơ
36,499 Mã lực
Có vẻ đối với 1 số người, mọi thông tin phải có tính định hướng chính trị. Họ không chấp nhận những thứ thuộc về văn hóa
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,777
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
e một lần nữa đề nghị chã Tien TungGiaoThong xem xét

08E1B1E2-61C9-4D0B-9E12-0D3A88B0DD10.jpeg
Phần này các SMOD vào đọc kỹ và đưa ra các kết luận, các cụ cứ tranh luận nhưng trên tinh thần xây dựng nhé. Trong trường hợp các bài viết vi phạm nội quy diễn đàn hoặc vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý bài viết và nick liên quan.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Rau dưa đồ ăn sạch

Khi có người thân chết, người ta không ăn cá thịt cũng như ăn tôm, cua, trai, hến, nghêu, hàu, ốc hay các loại tương tự như vậy, chỉ ăn rau rưa thanh đạm, lấy những thức ăn không có máu mà ăn vậy.

Ăn trầu cau

Từ Phúc Kiến dưới Tứ Xuyên cùng các tỉnh Quảng Đông, Tây Lộ, đều có người ăn trầu cau. Khách đến thì không bày trà, chỉ lấy trầu cau làm lễ. Cách làm là cắt cau như cắt quả dưa, đem quyệt một ít vôi ướt trên lá trầu, bọc cau mà nhai nhấm, trước nhổ ra một ngụm nước màu đỏ, rồi mới nhai phần còn lại. Có ít người, vẻ mặt màu đỏ thẫm, cho nên thi nhân có câu là: Say trầu cau 醉檳榔 [ túy tân lang].

Không dùng vôi từ hến, chỉ dùng vôi từ đá; không dùng lá trầu, chỉ dùng lá trầu đằng 蔞藤 [Lâu đằng: loại trầu không leo dây], ở Quảng Châu lại có thêm các thuốc thơm như Đinh hương, hoa Quế, hoa Tam lại 三賴子, gọi là trầu cau thuốc thơm. Chỉ có người Quảng Châu dùng rất nhiều, không kể giàu, nghèo, già, trẻ, trai, gái, từ sớm đến tối, thà chẳng ăn cơm, chỉ thích trầu cau. Người giàu thì dùng bạc làm ống nhổ, người nghèo thì dùng thiếc. Ngày thì lại gần ống nhổ mà nhai, đêm thì đặt ống ở bên gối, thức giấc cũng nhai trầu cau. Bọn dân đen trung lưu, hạ lưu, một ngày tiêu hơn trăm đồng tiền vì mua trầu cau. Có người giễu cợt người Quảng Châu nói:

- Miệng người đi trên đường như miệng con dê.

Ý nói nhai lá trầu, cả ngày cũng nhai, nhai cả quả cau vậy. Hễ gặp mặt nhau thì để hở răng đen môi đỏ; mấy người gặp nhau, thì làm đỏ cả vùng đất [ nhổ nước trầu ra đất], thực đáng chán ghét và dơ bẩn. Khách như bậc sĩ phu, thường đem tráp theo mình, làm như cái thoi bạc, chia làm ba phần: một là chỗ đựng trầu, hai là chỗ đựng cau, ba là chỗ đựng vôi. Sứ giả của Giao Chỉ cũng nhai trầu cau, người khác hỏi:

- Sao lại thích ăn [ trầu cau] quá như vậy?

Đáp nói:

- Để tránh chướng, trừ khí, tiêu thức ăn. Ăn lâu ngày, thì một khắc cũng không thể không có nó, không ăn thì miệng lưỡi không có mùi vị, hơi thở lại xú nặng mùi.

Từng bàn về nguyên nhân y thuật, nói:

- Trầu cau có thể giáng khí, cũng có thể háo khí. Phổi là chỗ của khí, ở trên màng ngực [ cơ hoành hay hoành cách mô 橫膈膜], lấy Hoa Cái 華蓋 [ bộ phận giữa ngực, ngay dưới cổ, tức là phế quản] để ngăn xú uế trong bụng. Lâu ngày ăn trầu cau, thì phổi co lại không thể ngăn, cho nên khí xú uế bốc lên đến vùng má, thường muốn nhai trầu cau để giáng khí. Thật ra không có ích vì chướng, chướng bệnh này lại phát nhiều nhiệt, cho nên không thể không ăn trầu cau
vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
11. Vải vóc-Trang phục

Khăn vuông An Nam


Sứ giả của An Nam đến Khâm Châu, quan Thái thú dùng ca kỹ hát múa để đãi tiệc, cũng đem tặng các ca kỹ, người ta đem cho một cái khăn vuông. Khăn vuông mịn như tấm lưới nhỏ nhưng trùm khăm thì dùng gấm. Người Giao Chỉ khi tự mặc y phục, đều để khăn vuông bó kín bên trong người vậy??? [đoạn này người dịch không rõ tác giả mô tả cái khăn gì???]. Tôi cũng không biết cái khăn vuông như mắt lưới này của người An Nam dùng để làm gì?

Ta nghe nói người Man lấy được vải đỏ của Trung Quốc, đều gỡ sợi tơ màu mà tự đan áo, có lẽ khăn vuông này cũng gỡ sợi tơ ấy ra mà làm thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
12. Cây cỏ có mùi thơm

Trầm hương


Trầm hương đến từ các nước phiên thuộc, Trầm hương Chân Lạp là thượng hạng, thứ đến là Chiêm Thành.Các loại trầm hương của Chân Lạp đa phần đều chắc chắn, đem đốt lên thơm ngát, xét sách Quế Hải Ngu hoành chí của Phạm Thành Đại thì trầm hương [ Chân Lạp] đóng thành từng khối vuông nhỏ, Tống Sử cũng chép như vậy. Nơi làm hương, mùi thơm xông lên, bay xa ngào ngạt. Nước Tam Phật Tề cũng như nhiều nước khác là nơi sản xuất hương, thì đều là những nước ở phía dưới [Trung Quốc] thờ Phật vậy, lấy hương của Bà La Man 婆羅蠻 [nay là Borneo hay Kalimantan, là đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất tại châu Á. Đảo thuộc Đông Nam Á hải đảo, nằm về phía bắc của đảo Java, phía tây đảo Sulawesi và phía đông đảo Sumatra] [ làm chuẩn] mà phân biệt chất lượng. Trầm hương của các nước phía dưới này đều có mùi tinh khiết và thơm mạnh, không cần phải là loại quý nhất. Ngâm vào nước, nếu chìm mới là loại thật, đem làm thuốc được. Giao Chỉ có các vùng giáp biên Chiêm Thành, phàm là Trầm hương Giao Chỉ được đem đến Khâm châu, đều được bán bằng giá như [ trầm hương của] Chiêm Thành vậy. Ở đảo Hải Nam trong những hang động trên núi Mẫu Sơn 母山 của người Lê 黎, cũng có 1 loại trầm hương gọi là Thổ Trầm hương 土沉香, có hòn lớn hòn bé, có loại như cái kén tằm, có loại chắc như sừng, có loại như cây nấm, như lá tre trúc, các loại này đều tốt. Đến những loại mỏng như tờ giấy, cho vào nước cũng chìm….
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hương loại thường

Quang Hương, có xuất xứ từ vùng biển phía Bắc đến Giao Chỉ, cùng với các loại Tiên hương [ làm giấy thơm], đa phần đều tụ hội bán ở Khâm Châu. Có những tảng lớn như trái núi khô được đẽo gọt, khi đốt khói bay lên mạnh như đốt gỗ thông. Ở Quế Lâm khi cúng Phật, có tiệc rượu mừng đều đốt loại hương này.

Trầm hương có xuất xứ Giao Chỉ, người ta lấy thêm hương của các loại cây khác trộn với mật ong, có thể dùng để làm xông thơm quần áo, mùi hương ôn hòa, đốt cháy chậm lâu tàn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
13. Âm nhạc-nhạc cụ

Trống đồng


Trong lòng đất tỉnh Quảng Tây có trống đồng, người cày ruộng thường lấy được. Được chế tác kỳ lạ, hình dạng của nó: vòng tròn chính thì mặt bằng, giữ thân cong thắt lại, hình như cái giỏ xách tay bị đốt? lại có cái đế lớn có thể ngồi lên được. Mặt trống đồng có năm con cóc, chia ra đứng ở trên, con cóc đều ngồi xổm, một lớn một nhỏ cõng nhau. Các hình khắc xung quanh, vòng tròn thì có hoa văn kiểu đồng tiền cũ, hoa văn vuông hình sợi đan chiếu, hoặc là hình người, hoặc là hình ngọc đẹp, hoặc hình nhọn nổi lên như rừng ngọc, hoặc cong như nanh lợn, như tai hươu, đều thành thể thống nhất. Tổng hợp các hoa văn này, phần lớn là hình vẽ tinh tế, khéo léo, tỉ mỉ, có thể nói là hoàn hảo. Trống đồng lớn thì rộng bảy xích [hơn 2,3m], nhỏ thì rộng ba xích [ gần 1m], ở các nhà chùa tế thần, Phật đều có trống đồng, châu huyện dùng để đánh điểm canh giờ. Người Giao Chỉ từng mua riêng đem về, chôn giấu trong núi, không biết để làm gì?

Xét sách Quảng Châu kí 廣州記 viết:

- Người Lí, Lão đúc trống đồng, chỉ có trống cao lớn là quý, mặt trống rộng hơn một trượng [3,33m].

Không biết đúc nên vào thời nào. Xét rằng, Mã Viện đánh Giao Chỉ, thu được rất nhiều trống đồng Lạc Việt 駱越, đúc thành ngựa. Có người nói trống đồng đúc ở thời trước khi xây Tây Kinh 西京 [tức là kinh đô Lạc Dương, ban đầu được Triệu Khang công hay Thiệu công Thích theo lệnh của Chu Công 周公 xây dựng vào thế kỷ 11 TCN và được đặt tên là Thành Chu 成周 và trở thành kinh đô của nhà Đông Chu kể từ năm 770 TCN. Thành phố này đã bị phá hủy trong nội chiến vào năm 510 TCN và được xây dựng lại vào những năm sau đó và còn tiếp tục là kinh đô của nhà Chu cho đến khi nhà Tần đánh bại nhà Chu vào năm 256 TCN để sau này thống nhất Trung Quốc, với tên gọi Lạc Ấp. Từ năm 25 tới năm 190, Lạc Dương trở thành kinh đô của nhà Đông Hán, từ Hán Quang Vũ Đế cho tới đầu thời kỳ trị vì của Hán Hiến Đế]. Tuy không phải là vật tế lễ thời Tam Đại [ thời Hạ, Thương, Chu], nói rằng đúc vào thời Tam Đại thì có thể đúng vậy. Cũng có trống đồng rất nhỏ, rộng khoảng hai xích [ hơn 60cm], nhìn rất đáng yêu, trống này kẻ sĩ phu tìm kiếm được mà không cho tặng ai.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
15. Vàng bạc kim loại- đá quý

Sinh kim [ vàng sống, chưa luyện]


Ở Quảng Tây sở tại có vàng sống, Dung châu, Nghi châu, Chiêu châu, ở các bến sông, hoặc giữa các hang núi đều có vàng. Ở các khuê động Ung Châu giáp biên giới An Nam, đều có những hố vàng, chỗ này có nhiều mỏ vàng hơn các quận khác, từ Ung Quản đến châu Vĩnh An của Giao Chỉ cách nhau một con suối, vịt ngan bơi nối nhau, vịt ngan từ Trung Quốc sang các bến nước bên Giao Chỉ kiếm ăn rồi quay về, rơi phân ra đại loại có lẫn vàng? thế mà bên bờ bên này của Trung Quốc lại chả có mới lạ vậy?

Phàm là vàng không phải từ quặng mà ra, tự nhiên có lẫn trong các bãi cát, nhỏ như cái mày hạt trấu, to thì bằng hạt đỗ, lại cũng có loại to bằng ngón tay, tất cả đều là vàng sống. Ở Giang Nam có tìm được những hạt dưa bằng vàng của Triệu Hàn Vương 趙韓王 [ Hàn Tín], tức là những vật quý vậy. Lại có những cục vàng to như quả cà của con gà trống? gọi là vàng mẹ [ nguyên văn Kim mẫu金母], được cục vàng này thì giàu có không biết đâu mà kể. Giao Chỉ có nguồn lợi từ những bãi vàng, người Giao Chỉ sang mua dân Trung Quốc làm nô lệ. Nay ở những động có nhà quan, đều lấy cái hũ lớn chứa đầy vàng trấn trạch. Người Giao Chỉ ham mê cờ bạc, mỗi ván bạc mỗi người đều lấy 1 nén vàng vứt ra gọi là tiền để đánh bạc, người thắng ăn tất, bên Giao Chỉ lãng phí như thế đấy. Rồi cũng lấy vàng để giao kết trong ngoài, người Giao Chỉ nói chẳng có sở quan nào mà chê vàng cả, có vàng thì khả năng nào cũng có. Người xưa muốn dùng hoàng kim 黃金 có trong đất để đúc tiền có giá trị như vàng, nhưng không tiêu bên Giao Chỉ được.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đồng

Sách sử khen rằng người Lạc Việt 駱越 có nhiều đồng, bạc.

Sách Giao Châu kí viết:

- Người Việt đúc đồng làm thuyền.

Sách Quảng Châu 廣州記 kí viết:

- Người Lí 俚 [ một dân tộc thiểu số thời xưa ở Trung Quốc, phân bố ở tỉnh Quảng Đông, ven biển vùng tây nam cho tới tỉnh Quảng Tây], người Lão獠 [ phiếm chỉ các dân tộc thiểu số ở tây nam Trung Quốc] đúc trống đồng.

Nghe biết các nước Giao Chỉ và Chiêm Thành, chỗ vua ở đều lấy đồng làm ngói, chắc rằng phương Nam có nhiều đồng. Ngày nay ở Ung Châu có đồng số lượng nhỏ, và ngoài khê động miền ngoài Hữu Giang, có một động của người Man, là chỗ mà đồng tự hiện ra [ mỏ lộ thiên], đào đất mấy thước thì có quặng, cho nên người Man phần nhiều dùng đồ đồng. Từng có dâng đến triều đình, muốn cùng trao đổi hàng hóa, việc này ở dưới các ti của bản lộ, nói là sinh ra gây hấn ngoài biên giới, tấu xin bãi bỏ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
16.Thực vật-hoa-cây cối-cây trái 花木門果實附草附

Gỗ tư lũy


Gỗ tư lũy mọc ở các châu động miền Lưỡng Giang, cứng, cho vào ngâm dưới nước, trăm năm không mục. Người châu động và người Giao Chỉ lấy làm cung tên, các đồ khiên, giáo, quan tài, là tốt nhất thiên hạ.

Trầu cau

Trầu cau mọc ở đảo Hải Nam trong những động của người tộc Lê, cũng mọc nhiều ở Giao Chỉ, là loại cây họ dừa [ nguyên văn là Tông Lư 棕櫚], ra quả ở bẹ lá thành buồng màu xanh, quả cau xem kín lại với nhau, đến mùa Xuân thì cau chín, mùa Hạ, mùa Thu hái cau, bóc vỏ rồi đem phơi, có khi tẩm thêm muối cho tăng vị? Lấy con dao nhọn nhỏ bổ vào quả cau tận giữa tâm, tách ra thành từng miếng mỏng, phơi khô ngửi như mùi dược liệu. Những người [Giao Chỉ] đi buôn bán nhỏ trên biển, có khi họ đem cau sang tận đảo Hải Nam bán, mỗi năm [ TQ] thu thuế cư trú 5 đến 10 quan. Đến Quảng Châu cũng đánh thuế trầu cau, mỗi năm tính ra thu được cả vạn quan, thường thì triều đình nhường cho các sở thuế ở địa phương thu. Người Giao Chỉ hay trốn thuế nên đôi khi cũng không tính toán hết lượng thu được.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
17. Cầm thú

Voi


Ở Giao Chỉ có núi, giữa núi có các hang đá, duy nhất 1 con đường vào được, xung quanh đều là tường đá, trước tiên người Giao Chỉ bỏ vào trong cỏ và đậu, thả 1 con voi cái đã thuần vào đó. Lại đặt những cây mía giữa đường để dụ voi hoang, đợi khi voi đến ăn mía, thả con voi cái đã thuần vào bầy voi, dụ chúng quay vào. Khi đàn voi vào, lấy tảng đá to lập tức chắn cửa. Lũ voi hoang đói quá, người ta bèn men theo tường đá cho voi cái đã thuần ăn, lũ voi hoang thấy con cái được cho ăn, bắt đầu thấy sợ, cuối cùng phải quen với việc cầu xin thức ăn, khi đã quen hơn, người ta bèn dùng cái roi để đánh những con cứng đầu. Những con voi bé được thuần trước dùng để cưỡi. Phàm khi cưỡi voi, tất dùng cái móc câu. Người Giao Chỉ giỏi thuần voi, khi cưỡi đặt cái bành lên cổ, tay cầm cái móc câu bằng sắt, lấy cái móc này đánh vào đầu nó. Muốn voi đi bên trái, móc vào đầu bên phải; muốn đi bên phải, móc vào đầu phía bên trái, muốn lùi thì móc vào trán, muốn tiến thì không cần móc, muốn voi quỳ, lấy móc gõ vào giữa chỗ, não, lúc muốn voi đứng lên cũng thế. Tôi thấy rất thương những con voi, khi bị móc chúng gào thảm thiết, người ta nhìn thấy con voi kêu gào, đâu có biết nó đau khổ thế nào. Người ta thấy một bầy voi đi thành hàng ngay ngắn, không biết rằng nó bị móc câu đau đớn để bắt phải rẽ trái, rẽ phải, tiến, lui. Đành rằng voi là loài thú, hình dáng tuy to lớn nhưng khung xương chúng không phải để chở nặng vì thế chúng rất đau đớn, hà cớ gì người ta lấy cái móc câu dài mấy thốn mà hành hạ nó, chẳng hiểu người [ Giao Chỉ] nghĩ gì, có lẽ mỗi khi đi giải hay đại tiện là chúng còn nhàn nhã, mỗi khi tôi thấy người Giao Chỉ cưỡi voi đến, voi cúi đầu rồi khuỵu chân xuống, người ta leo lên cổ, rồi nó lúc lắc bước đi. Đầu voi không cúi xuống được, cổ không thể ngoảnh lại, miệng ẩn vào má, nó nhớ đường xa tốt, khi ăn uống nó vẫn lắc lư, sử dụng cái vòi rất linh hoạt. Vòi voi có khả năng đóng mở khi hút nước nhờ một bộ phận là vách ngăn bằng thịt nhỏ, tuy nhiên đôi khi nó ăn phải hạt cải cay quá, còn không kịp đóng [ trong vòi]. Voi cũng hút nước để phun tắm rửa. Ở Giao Chỉ, có khi mỗi xóm làng vắng người vào mùa quả chín, voi rừng vào lấy vòi phá rào mà ăn quả, người ta rất sợ. Chân voi to như cái cột, không có ngón nhưng cũng có móng bọc sừng, voi leo núi tốt, dưới các đường núi hiểm trở cũng đi được, vượt được nước sâu dù hình dáng to béo thô kệch, voi đi lối tắt nếu không có mở đường mà đi. Người Giao Chỉ gào lên để đuổi voi, giống như ngôn ngữ biểu diễn kịch vậy? Mỗi lần [ Giao Chỉ] cống voi là đến khổ vì phục dịch, một con voi chưa được thuần lắm, hoặc chưa đến nơi đã bị bệnh chết, khi ở [Trung Quốc] nó kêu gào vài ngày khi ốm bệnh đau người, khi chết, voi quay đầu về hướng Nam rồi mới chết, nó có khả năng quay đầu về quê như thế, thực là một loại thú phi phàm. Ở trong biên giới Khâm Châu cũng có voi Giao Chỉ đi vào kiếm hoa quả chín, người ở ven đường dùng những ngọn lao gỗ gắn mũi dao vào để đuổi hay giết voi, thực ra voi đâu có phân biệt được đất này của ai đang cai quản mà đánh giết nó? Khi voi đi qua người ta dùng lao phóng vào thân voi, nếu trúng phải những chỗ hiểm yếu, tất chết. Khi voi biết mình sắp bị giết, nó bèn húc ngà vào đá cho gãy nát ra. Cũng có khi viết thương ở phần mềm rách thịt ra, rồi bị nặng dần [ nhiễm trùng], voi dùng vòi đánh hơi biết mình sắp chết, những con voi khác tụ tập lại dùng vòi ngửi, chúng ở cùng con voi bị thương mấy ngày, cố gắng cứu, cho đến lúc con voi kia chết thì thôi. Lại có nơi dùng hố đặt bẫy sắt giết voi, thường đào hố dài vài trượng giữa đường, hay lợi dụng những hố có sẵn rồi sửa thêm, làm như cũ để lũ voi đi qua không nghi ngờ, thế là rơi xuống hố. Người ta truyền tụng rằng voi có khả năng biết được địa thế thật giả, vì thế chúng đi theo thứ tự để nghe ngóng những chỗ không phải đất thật. Mắt voi nhỏ so với thân, sợ lửa. Voi là loài sống theo bầy, cũng có khi chúng dẫm nát lúa màu, vì thế người ta phải cất ở những nơi nó không thể vươn vòi đến được, hay lấy cây sào trúc dài buộc vải đốt lửa đuổi voi, voi sợ lửa bèn quay đi, không dám hại chết người. Một bầy voi đông thì chẳng sợ ai, cũng có con voi đi đơn độc, nó không theo đàn, người Giao Chỉ bèn dùng thuốc độc hạ sát nó. Khi voi bị kích động, nó có thể dùng vòi quấn lấy người siết đến chết, có người sợ quá không chạy nổi, nó giết chết máu chảy lênh láng rồi lấy vòi hút máu ấm. Người Giao Chỉ giết 1 con voi, xả thịt đem nấu ăn nhưng họ nói không ngon, duy chỉ có thịt vòi voi là ngon nhất, thịt voi ninh nhừ nhấm rượu, hay thái mỏng phơi khô ăn ngon tuyệt. Da voi dày làm áo giáp được, rất chắc. Nghe nói hòn cà voi ngâm rượu uống bội phần sung mãn, chim voi làm gậy chống rất cứng? lại chữa bệnh??? người Giao Chỉ hay mỉa mai nhau mười con voi không nấu nổi một bát nước là nói kẻ khoác lác vậy.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,070
Động cơ
3,310,318 Mã lực
Phần này các SMOD vào đọc kỹ và đưa ra các kết luận, các cụ cứ tranh luận nhưng trên tinh thần xây dựng nhé. Trong trường hợp các bài viết vi phạm nội quy diễn đàn hoặc vi phạm pháp luật thì sẽ xử lý bài viết và nick liên quan.
Hiện tại em chưa thấy có vi phạm nào như tố cáo của cụ PI ZIN nên đề xuất vẫn để thớt tồn tại

Tuy nhiên nhắc cụ doctor76 sửa lại một số phần lời tựa ở #1 cho chính xác và kỹ lưỡng hơn để tránh những thắc mắc, hiểu lầm không đáng có. Em trích dưới đây


Muốn tìm hiểu về Lịch sử giai đoạn này, nhất là cuộc sống, địa lý, phong tục, buôn bán, trang phục...lại phải đọc và dịch sách Trung Quốc.
Các nhà sử học Vn hầu như chỉ quan tâm đến vài cuốn sử lớn, chứ ít bỏ công dịch các sách khác,thành ra đôi khi cái nhìn về một giai đoạn Lịch sử có chút phiến diện chăng?
Nay em hân hạnh giới thiệu bản dịch cuốn: Lĩnh Ngoại Đại Đáp hầu các cụ ham mê Lịch sử, để tìm hiểu 1 giai đoạn thời Lý, bổ xung những kiến thức chưa tỏ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hiện tại em chưa thấy có vi phạm nào như tố cáo của cụ PI ZIN nên đề xuất vẫn để thớt tồn tại

Tuy nhiên nhắc cụ doctor76 sửa lại một số phần lời tựa ở #1 cho chính xác và kỹ lưỡng hơn để tránh những thắc mắc, hiểu lầm không đáng có. Em trích dưới đây


Muốn tìm hiểu về Lịch sử giai đoạn này, nhất là cuộc sống, địa lý, phong tục, buôn bán, trang phục...lại phải đọc và dịch sách Trung Quốc.
Các nhà sử học Vn hầu như chỉ quan tâm đến vài cuốn sử lớn, chứ ít bỏ công dịch các sách khác,thành ra đôi khi cái nhìn về một giai đoạn Lịch sử có chút phiến diện chăng?
Nay em hân hạnh giới thiệu bản dịch cuốn: Lĩnh Ngoại Đại Đáp hầu các cụ ham mê Lịch sử, để tìm hiểu 1 giai đoạn thời Lý, bổ xung những kiến thức chưa tỏ.
Nhất trí với ý kiến của cụ, em xin xóa bỏ đoạn đó.
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,614
Động cơ
475,581 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Đoạn tác giả viết về việc huấn luyện voi với nhiều lòng trắc ẩn, yêu thương động vật quá. Cả 1000 năm rồi đã có nhưng suy nghĩ tuyệt vời
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đoạn tác giả viết về việc huấn luyện voi với nhiều lòng trắc ẩn, yêu thương động vật quá. Cả 1000 năm rồi đã có nhưng suy nghĩ tuyệt vời
Em đang dịch nốt phần xem bói chân gà, bói cỏ thi, bói toán, tác giả tả khá kỹ nên em không dám dịch bừa.
 

Lò Văn Sò

Xe hơi
Biển số
OF-495888
Ngày cấp bằng
8/3/17
Số km
183
Động cơ
188,415 Mã lực
11. Vải vóc-Trang phục

Khăn vuông An Nam


Sứ giả của An Nam đến Khâm Châu, quan Thái thú dùng ca kỹ hát múa để đãi tiệc, cũng đem tặng các ca kỹ, người ta đem cho một cái khăn vuông. Khăn vuông mịn như tấm lưới nhỏ nhưng trùm khăm thì dùng gấm. Người Giao Chỉ khi tự mặc y phục, đều để khăn vuông bó kín bên trong người vậy??? [đoạn này người dịch không rõ tác giả mô tả cái khăn gì???]. Tôi cũng không biết cái khăn vuông như mắt lưới này của người An Nam dùng để làm gì?

Ta nghe nói người Man lấy được vải đỏ của Trung Quốc, đều gỡ sợi tơ màu mà tự đan áo, có lẽ khăn vuông này cũng gỡ sợi tơ ấy ra mà làm thôi.
Hay là yếm của phụ nữ cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top