[Funland] Dịch sách cổ: Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Tôi đã từng] Từ Khâm Châu qua biển đi đến quận Vĩnh An châu đưa công văn, không cho phép dân nói tiếng Giao Chỉ thuê quầy hay ở lâu tại các chợ quán mua bán gọi là Dịch Đình 驛亭, nhanh chóng bảo phải xuất cảnh, để đề phòng bị do thám những chuyện cơ mật. Khi nước An Nam vào cống, trước đây theo lệ vẫn yêu cầu được nhập cảnh ở Khâm Châu hoặc Ung Châu, đầu tiên sai sứ bàn định thống nhất, sau đó chuyển công văn đến ty Kinh Lược, ty này lại chuyển công văn lên cho vua [ phê chuẩn]. Nếu có chỉ dụ cho phép đến, lập tức đưa sứ lên kinh đô, không được làm khó dễ. Theo lệ cũ, sứ giả An Nam được ban cho vị trí cao hơn so với Cao Ly 高麗. Thường vào các tháng mùa nóng ở phương Nam, Lý Thiên Tộ 李天祚 xin nhập cống, triều đình khen là có lòng thành thật, thường đối đã với sứ giả trọng hậu, ban chiếu đáp từ. Năm Thiệu Hưng 紹興 thứ 26 [ 1157] xin nhập cống, vua đồng ý. Bèn sai sứ ban đầu xin nhập cảnh ở Khâm Châu, chánh sứ An Nam là Hữu võ đại phu 右武大夫 Lý Nghĩa 李義, phó sứ là Võ dực lang 武翼郎 Quách Ứng 郭應, lấy 5 con voi sung vào đội thường [giúp sứ giả cống] tiến ngoài biên cương, canh tiến thăng bình cương 更進升平綱 [đây là 2 cơ quan chuyên lo việc biên ải khi giao tiếp với sứ thần các nước]. Lấy An Nam Thái Bình châu thứ sử 安南太平州刺史 là Lý Quốc 李國 làm sứ thần. Đoàn sứ đến hiến phương vật gồm rất nhiều đồ quý, tất cả tấu chương đều khắc chữ bằng vàng. Phàm cống đồ vàng bạc là hơn 1.200 lượng, số ngọc trai đá quý bằng 1 nửa [số vàng bạc]. Cống trân châu 珍珠 loại đặc biệt gồm 3 viên to như quả cà tím, loại chất lượng thấp hơn gồm 6 viên to như hạt mít, loại kế tiếp gồm 24 hạt to như hạt đào, loại tiếp nữa 17 hạt to như hạt mận, tiếp là 50 viên to bằng hạt táo, gồm cả thảy 100 viên, lấy nhiều bình bằng vàng mà đựng. Cống trầm hương 1000 cân, lông cánh chim trả 50 chiếc, đĩa ăn lớn màu vàng dành cho vua, tơ đẹp tính theo tấm mỗi thứ là 850. Ngựa để vua cưỡi 6 con, gồm cả yên cương dây đai đầy đủ, ngựa tiến thường 8 con, voi 5 con. 2 bên mỗi viên quan chánh và phó sứ mỗi người có 50 người cưỡi ngựa hộ tống, sứ giả [An Nam] sở dĩ đi đông đảo thế vì đồ tiến cống nhiều và cũng là tự kiêu căng. Sau khi xin nhập cống, triều đình theo phép lịch sự thường từ chối [lễ vật]. Năm Càn Đạo 乾道 thứ 9 [1173, niên hiệu của Tống Hiếu Tông], triều đình có chiếu sai quan ở Quảng Tây xuống An Nam mua voi, Thiên Tộ nhân đó xin cống voi, triều đình chấp nhận. Lấy 5 con voi cống tiến làm đại lễ, chánh sứ là Thừa nghị lang 承議郎 Lý Bang Chính 李邦正, phó sứ là Trung dực lang 忠翊郎 Nguyễn Văn Hiến 阮文獻, lại có thêm 10 con voi đẹp do viên sứ thần là Trung vị đại phu 中衛大夫 Doãn Tử Tư 尹子思 dẫn theo đem bán. Đoàn sứ giả từ Ung Châu qua sông Tả Giang vào trại Vĩnh Bình. Mỗi khi voi đi qua các trấn sở, châu huyện đều có yến tiệc khao, rồi thì phu chăm sóc voi, tiền chi phí làm nhà cho voi ở làm cho các quận rồi binh lính bảo vệ đến mệt, nhiều lúc không đủ sức để mà phục dịch bọn ngoại di. Khi đến Tĩnh Giang 靜江 [ Thái Châu, Giang Tô], thấy lính mặc áo giáp nhiều, tiến lui đi thành 5 ngũ [mỗi ngũ là 5 người] rất cung kính. Sứ giả kêu thất thanh:

- Chúng tôi chỉ thử, nay được chứng kiến đại triều uy nghi làm sao!

Sứ giả đi vào các phủ thấy quân lính theo thứ tự vác kích ở ngoài cửa, bèn lên xuống ngựa rất là cung kính.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Phạm Thạch Hồ còn làm suất úy, thuộc hạ luôn phải giữ vẻ uy nghiêm, gặp khi hưng thịnh thường khao yến tiệc đưa thức ăn cho sứ giả, đến thời Thiệu Hưng 紹興 năm thứ 26 [1157] thì lễ đón tiếp sứ giả có giảm đi ít nhiều, tuy nhiên sứ giả cũng không dám so đo gì. Các quan ở Suất ti đón sứ giả nhập triều, Lý Bang Chính đề bài thơ lên nhà trạm dịch [ nơi sứ giả nghỉ], có câu viết rằng:

- Thử khứ ưu thành tứ quốc danh 此去優成賜國名 [ bên ấy đi xin ban tên nước được ưu ái đã xong]

Cho đến khi đến cửa khuyết, ngẫu nhiên được [vua Tống] ân sủng ban cho nước [An Nam], sứ giả rất mãn ý quay về. Qua Tĩnh Giang, quay vào chỗ sở quan hết lòng cảm tạ, xin tự từ Khâm Châu về nước, được chấp thuận. Khi đến Khâm Châu, lưu lại 2 tháng, sau nước này cho thuyền cắm cờ xí rợp trời đến đón về. Việc đi cống ngoài biên thùy, ngoài cống voi ra, còn cống vàng bạc mâm chậu, tê giác, ngà voi, trầm hương. Tính toán đầy đủ thẳng thắn ra thì [toàn bộ giá trị cống phẩm] không quá 23 vạn quan tiền, có vẻ những năm Thiệu Hưng việc nhập cống khá thịnh tình, các kho, quốc khố của An Nam chẳng qua cũng như bớt đi một ít? [ Ý tác giả nói An Nam giàu có, cống phẩm không đáng là bao, còn đầy trong kho]. Triều đình ban khen ưu đãi, lại được nhiều ân sủng lạ kỳ. Sứ Giao Chỉ mỗi khi đi sứ là hàng trăm người lưu trú ở các nha sở quan, đến châu huyện thì buôn bán hàng hóa, rồi phí tổn tiếp đón khiến nỗi các quan sở tại phải ghi phiếu nợ [rồi báo lĩnh sau], lấy gạo [ trong kho] để cung cấp lương thực, rồi lại lấy tiền cấp cho mỗi người 10 đồng 1 ngày, tiền thừa đều lấy đem về nước. Trên đường đi qua các châu huyện lại phải huy động phu vận chuyển hàng hóa, đồ cống phẩm đến cả 800 người, khiêng vác cống vật cồng kềnh, đấy là còn chưa kể sứ giả [An Nam] còn có thuê cả những người phụ giúp vận chuyển hàng hóa đi buôn bán từ [ An Nam] đến tận kinh đô. Voi thì có thể chở bằng thuyền lớn, người quản voi khi đến các bến nước, dùng dây thừng buộc thuyền lại, lên bờ lấy tiền [ của quan TQ] sau đó mới cho voi qua sông. Các quan đi áp tải cùng cũng đòi lễ lạt, hành lễ rất phiền toái, sứ giả [An Nam] càng thêm ngạo mạn, được các sở quan phục vụ tận tình thế, nhưng lúc đi cũng không thèm gia lễ tạ ơn, bảo rằng vì thỉnh mệnh vua mà đi gấp. Đã thế lúc đến kinh thì nịnh bợ [ các quan trên, nhà vua] để được ban ơn huệ cho nước mình, lại còn xin ấn, xin ban chức tước cho [ vua và bản thân mình] nữa. Sau khi hậu tạ thì sứ giả đến Khâm Châu, lại tính toán xin vào cống, triều đình không cho phép nữa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người nước An Nam mặc áo đen, nhuộm răng đen, búi tóc, đi chân không, giới quý tộc hay thấp hèn đều như thế. Người đứng đầu từ tù trưởng cho đến các thôn làng ở đồng bằng cũng đi chân trần, nhưng cài trâm vàng, trên là áo đơn màu vàng [nguyên văn 黃衫 hoàng sam], dưới là quần màu tím [ nguyên văn là 紫裙 tử quần, chữ quần 裙 ngày xưa chỉ đồ mặc che phần dưới thân thể, nam nữ đều dùng. Ngày nay mới chuyên chỉ váy của phụ nữ]. Người còn lại ở vùng đồng bằng thì trên mặc áo Giao Lĩnh bó viền cổ màu đen, cổ áo cuộn tròn trước cổ, bốn cái vạt áo giống cái vai gọi là bốn cái đỉnh; dưới là quần đen. Hoặc cài trâm sắt, đi đường xa mệt thì đi giày da, tay cầm cái quạt lông chim hạc, đầu đội nón trôn ốc [ nguyên văn là 螺笠 loa lạp, nón có hình như trôn ốc]. Người nước này xăm trổ thân mình như hình khắc của trống đồng. Quân sĩ khắc ngang trên trán chữ: Thiên Tử binh 天子兵. Người phụ nữ thì da trắng trẻo, khác với nam giới. [ Phụ nữ] mặc váy đen, đàn ông thì lấy vải quấn phần dưới như quần vậy. Lấy dầu hay sáp thơm bôi lên tóc như bôi sơn bóng mượt, trùm khăn lụa mỏng màu đen, buộc quanh đỉnh đầu nhưng nhỏ, từ trán trở lên, thì nếp gấp nhỏ như đường khâu, suốt từ phía trên đến đỉnh. [ Giới nhà giàu thì] Bên ngoài mặc áo Giao Lĩnh lớn màu đen, cổ áo cuộn khúc lớn, có thêm áo lĩnh cổ cuộn khúc nhỏ ở trên. Chân đi giày, bít tất, đi lại dạo chơi giữa đường lớn, nói chung không khác người Trung Quốc, nhưng nhìn cái khăn là phân biệt được. Người nước này gửi thư từ qua lại [ với Trung Quốc], bỏ thư vào ruột voi trông như măng tre sau đó buộc dây màu tía, họ đi thì nhanh nhưng bái lạy rất thong thả. Sứ giả [ Trung Quốc] đến, các quan văn võ đều mặc áo Bào dài chấm gót màu tía, dây lưng màu đỏ, đai vẽ hình tê giác, không có hình cá. Từ lúc cống voi về sau, Lí Bang Chính lại sai sứ đến Khâm Châu, mới có thêm hình cá vàng rất to lớn. Kiệu của người nước này như cái túi vải, khi sứ giả đến Khâm Châu thì ngồi kiệu mỏng, khi trời tạnh ráo đều dùng kiệu này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các nước bên ngoài Giao Chỉ

Các nước bên ngoài đại để chỉ giới hạn ngoài biển và trên đất liền, các vùng đất có chủ quyền lập quốc. Một quốc gia phải có sự hòa hợp giữa các sắc dân, cùng tụ về nơi đô hội, lấy [ kinh đô] để xét sự thịnh vượng, lấy sự giao thông thuận tiện đường xá để đánh giá sự cần mẫn [ của triều đình]. Các nước ở phía chính Nam, có nước Tam Phật Tề là nơi đô hội vậy [ tiếng Phạn: Srivijaya là một liên minh kiểu mandala gồm nhiều nhà nước cổ từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần đảo Borneo và Java, hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13]. Các nước ở phía Đông Nam, có nước Đồ Bà là nơi đô hội [nay là khu vực Java và Sumatra của Indonesia]. Các nước ở phía Tây Nam, nước Hạo Hồ 浩乎 [ người dịch chưa khảo được ở đâu] cũng không đến nỗi nghèo khốn lắm, ở ngay kế Chiêm Thành là Chân Lạp là nước ở vị trí thấp hơn, bằng phẳng hơn và cũng sung túc hơn. Phía xa Đại Tần [ đây là cách các văn bản cổ của TQ gọi tên Đế chế La Mã hoặc, tùy thuộc vào bối cảnh, vùng Trung Cận Đông] là các nước Tây Thiên Trúc 天竺 đô hội, xa nữa thì có Ma Li Bạt quốc 麻離拔國 [ nay là vùng Malabar, Mumbai, Ấn Độ], rồi các nước Đại Thực 大食 [chỉ chung khu vực thuộc đế chế Ba Tư], lại bên ngoài có nước Mộc Lan Bì Quốc 木蘭皮國 [ tên quốc gia cổ, đế chế Murabite, ở khu vực hiện nay là Tây Bắc Phi, phía Nam Tây Ban Nha].

Tam Phật Tề ở phía Nam, ở phía Nam đại dương vậy, giữa biển có rất nhiều những hòn đảo nhỏ, có đảo có người cư trú, đi xa hơn nữa về phía Nam, đường biển khó đi, Đồ Bà ở phía Đông, tức là phía Đông của đại dương, thế nước dần thấp, nghe đồn Nữ Nhân quốc 女人國 nằm ở đó? Vượt thêm biển về phía Đông, qua đuôi giáp 2 đảo [Chu Nhai, Đam Nhĩ, tức là Hải Khẩu, Hải Nam], đi theo hướng Đông Bắc qua eo biển [ Đài Loan bây giờ] là tới Cao Ly, Bách Tế 百濟 [là một vương quốc cổ nằm tại tây nam bán đảo Triều Tiên].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các nước về phía Tây Nam trên biển, tôi chưa có dịp đến nên không thể khảo được, chỉ biết qua vài việc đại lược mà thôi. Hãy tạm lấy Giao Chỉ làm phương hướng. Thẳng từ Giao Chỉ xuống phía Nam, đến nước Chiêm Thành, Chân Lạp, đều là theo Phật giáo. Phía Tây Bắc Giao Chỉ là Đại Lý, Hắc Thủy 黑水 [ nay là phần lớn Tứ Xuyên], Thổ Phồn 吐蕃 [ Tây Tạng]. Qua phía Tây [ Ai Lao, Xiêm La] lại có biển lớn đến nước Tế Lan 細蘭 [Sri Lanka], Tế Lan nằm ở giữa biển như một châu lớn, tên chính thức là Tế Lan quốc, đi sang bờ phía Tây, có nhiều tiểu quốc khác như phía Nam là Cổ Lâm quốc 古臨國 [ Bangladesh], phía Bắc là Đại Tần quốc, Vương Xá Thành 王舍城 [ nay là Rajgir, một thành phố và là một khu vực quy hoạch của quận Nalanda thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Thành phố này là kinh đô đầu tiên của vương quốc cổ Magadha, là nơi linh thiêng của Phật Giáo], Thiên Trúc [ Ấn Độ]. Qua phía Tây lại có biển [ tức là biển Ả Rập] gọi là biển Đông Đại Thực 東大食海. Đi tiếp về phía Tây, là Đại Thực Thác Thổ quốc大食錯國 [ các quốc gia vùng Trung Á cho đến Iran], đấy là vùng đất cực kỳ rộng, nhiều quốc gia, tôi không thể tả hết được. Lại phía Tây cũng có biển gọi là biển Tây Đại Thực 西大食海 [ biển Địa Trung Hải]. Đi tiếp về phía Tây là đến các nước Mộc Lan Bì 木蘭皮 [ đế chế nhà Almoravid là một triều đại Berber Hồi giáo lấy Maroc làm trung tâm, nay là Maroc, Algeri, 1 phần Tây Ban Nha]. Phía tây ấy tôi chưa được đến, cũng chưa nghe ai nói bao giờ vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các nước phía Tây, đại khái người ta quen gọi là Tây Thiên, thực ra có hàng trăm nước, mà cái tên nổi tiếng nhất là Vương Xá Thành 王舍城, Thiên Trúc, nằm ở miền trung Ấn Độ 中印度, nơi mà Phật sinh ra, thì cái tên từ xưa đã quan trọng vậy. Nghe nói ở vùng đất phía Đông, có sông Hắc Thủy 黑水, Ứ Hà 淤河, Đại Hải 大海, từ đất Việt chảy về phía Đông, đến Tây Vực 西域, Thổ Phồn, Đại Lý, rồi đến biên giới Giao Chỉ.

Phía Nam Giao Chỉ có một ngọn núi gọi là Bả Lưu 播流 [ người dịch chưa biết ở đâu] chu vi vài trăm dặm, giống như cái vòng tròn sắt lớn, không thể leo lên được, ở giữa lại có ruộng, duy nhất chỉ có 1 cái hang có thể đi vào, có một giống người cư trú, người Giao Chỉ cũng không có quan nào cai trị [ giống người này], tên là [người] Tam Phục Đà 三伏馱. An Nam thường muốn diệt hết những người này, nhưng vì họ cư trú ở chỗ hiểm trở, không có cách nào thâm nhập. Người Tam Phục Đà tự nói rằng:

- Tuy An Nam có binh mạnh, chúng tôi có đủ lương thực ăn.

Có lẽ muốn nói với An Nam rằng họ không thể bị tiêu diệt.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
8. Tài kế

Khu buôn bán ở trại Vĩnh Bình, Ung Châu


Trại Vĩnh Bình thuộc miền Tả Giang – Ung Châu, tiếp giáp với đất Giao Chỉ, cách một dòng suối vậy thôi. Phía Bắc có trạm dịch Giao Chỉ, phía Nam có đình Tuyên Hòa 宣和亭, làm thành khu buôn bán lớn. Viên tri trại Vĩnh Bình quản lí việc buôn bán. Người Giao Chỉ hằng ngày đem hương liệu thơm, tê giác, voi, vàng, bạc, muối, tiền trao đổi để lấy lụa mỏng, gấm, lưới đánh bắt cá, vải của thương nhân Trung Quốc rồi đi. Những người đến trại Vĩnh Bình đều là người Giao Chỉ ở các thôn động, đi đường bộ mà đến. Hàng hóa mang theo đều là đồ quý, nhỏ nhẹ, chỉ có muối là nặng. Nhưng muối chỉ có thể đổi lấy vải thô mà thôi. Lấy 25 cân làm một sọt, vải thì lấy vải khổ nhỏ mà người huyện Vũ Duyên武緣縣 Ung Châu làm ra. Người huyện này cũng thật thà, chất phác, không gian dối tinh ranh giảo hoạt như người Giao Chỉ ở châu Vĩnh An đến Khâm Châu. Như miền Tả Giang lại có sách Nam Giang 湳江柵, tiếp giáp với châu Tô Mậu của Giao Chỉ, lại ít trao đổi, chợ buôn bán nhỏ, vì thế chỉ giao cho viên Tuần phòng của sách Nam Giang trông coi việc buôn bán mà thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khu buôn bán ở Khâm Châu

Dân Giao Chỉ vốn lười sản xuất, thế nên những dụng cụ sinh hoạt của Giao Chỉ tất nhiên đều trông mong ở Khâm Châu, thuyền chèo qua lại không dứt. Chợ buôn bán ở trạm dịch Giang Đông 江東驛 ngoài thành. Người Giao Chỉ lấy cá, ngọc trai đổi lấy gạo, vải, người ta hay gọi là người Đản Giao Chỉ交址蜑 [ vì thấy người Việt rất giống với người Đản 蜑, một dân tộc thiểu số ở phía nam Trung Quốc, ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến, quanh năm sống trên thuyền, làm nghề đánh cá, chở thuyền].

Những nhà buôn giàu có của An Nam đến buôn bán, phải từ biên giới châu Vĩnh An gửi tờ trình đến Khâm Châu, gọi là Tiểu Cương 小綱 [ phép tắc buôn bán nhỏ, tức là tiểu ngạch]. Nếu nước này sai sứ giả đến Khâm Châu, nhân đó trao đổi buôn bán, gọi là Đại Cương 大綱 [buôn bán lớn chính ngạch]. Vật mang theo để trao đổi là vàng bạc, tiền đồng, trầm hương, quang hương, thục hương, sinh hương, trân châu, ngà voi, sừng tê. Nhà buôn nhỏ của Trung Quốc bán các đồ giấy, bút, gạo, chỉ, vải, hằng ngày trao đổi lặt vặt với người Giao Chỉ, hàng hóa trao đổi nhiều quá cũng không k
ể đủ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chỉ có nhà buôn giàu có của đất Thục 蜀 [ Tứ Xuyên] mang gấm đến Khâm Châu, ở Khâm Châu đổi lấy trầm hương hay các loại hương rồi về đất Thục, mỗi năm qua lại một lần. Mỗi lần giao dịch thường hơn 1000 quan tiền. Hàng hóa buộc vào trong các hòm hay rương. Giá cả thường là đã trao đổi hay thương lượng từ trước nếu lấy buôn. Mua xong đóng hàng vào hòm, rương buộc lại, lúc này không còn thương nghị giá nữa. Khi mới bắt đầu trả giá, thôi thì bên nói trời bên nói đất [ ý nói bên bán đòi giá cao trên trời, bên mua trả thấp như dưới đất]. Các nhà buôn lớn Trung Quốc, mỗi ngày đều mua gom đồ của tiểu thương, gom xong để hàng ở kho làm bằng đất nện rất chắc, thuê người canh gác, họ cứ ở đó mãi, ngâm giá cho đến lúc người [ An Nam mệt] phải bán rẻ, còn những nhà buôn lớn bên Giao Chỉ lại ngang bướng, giữ giá rất lâu, chả cần cất giữ hàng cẩn thận, để lâu vừa hỏng vừa làm tôi khốn khổ [vì trông nom, tác giả chính là quan ở đây nên biết khá rõ]. Hai nhà buôn gặp nhau, cả hai đều mời nhau vui vẻ vài chén rượu, sau đó sẽ tâm sự cùng nhau thân mật, rồi đến chuyện mua bán hàng hóa của nhau, những người trung gian của 2 bên sẽ dần dần trả giá lên hoặc xuống, cho đến lúc giá tương đương nhau hoặc không quá xa mức giá mà 1 bên đưa ra. Sau đó cả hai hài lòng về mức giá rồi mới quyết định mua bán. Quan sẽ là người cân hương và giao gấm, đó là công việc của họ. Rồi ở khu mua bán, quan chỉ thu thuế của thương nhân Trung Quốc. Hàng hóa để gửi ở kho công sở, [ quan] ước lượng số hàng mà thu thuế bằng tiền, đa phần là không chính xác, chỉ có thể ước lượng số hàng rồi tính ra tiền thuế phải nộp, gọi là Cương Tiền 綱錢. Cứ mỗi Cương Tiền là 1.000 quan, lại quy ra tiền thật là 400 quan, tức là thực tiền 1 quan thu thuế 30 đồng. Người Giao Chỉ bản chất thật thà, người Trung Quốc lừa họ ở chỗ cao, thấp của cái cân đo, ăn tiền ở khoảng giữa. Sau đó đến nỗi ba lần sứ [ An Nam] phải sang, làm rõ lại cân đo của chợ buôn bán. Năm gần đây người châu Vĩnh An rất gian dối, nhà buôn Trung Quốc lừa bọn bên kia đều lấy phải thuốc giả, còn bọn kia thì lấy vàng bạc pha trộn với đồng, đến nỗi không thể phân biệt được. Hương liệu thì trộn với muối, khiến cho nước ngấm vào để tăng cân, hoặc nhét chì vào hương liệu, các thương nhân hai bên đều] suy đốn sa đọa vì cái cách này vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
9. Khí dụng-Thuyền bè

Mực [viết]


Dung Châu có nhiều cây tùng lớn, người châu này làm ra mực. Một thoi mực tốt không đầy trăm quan tiền, rẻ nữa thì một cân mực chỉ có hai trăm quan tiền, thương nhân đề ra số tiền mua rồi bán mực. Mực của người Giao Chỉ tuy viết không đẹp lắm, cũng không đến nỗi xấu lắm. Người Giao Chỉ lấy mực và nghiên, bút, gộp lại đều đeo ở vùng eo lưng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quạt lông

Người huyện Tĩnh Giang giỏi bắt chim, rồi lấy lông để làm quạt, phàm các quạt phải đính lông, lấy lông căng rộng ra, rồi lấy dây buộc chặt vào cây trụ, đợi thịt khô gân cứng mới dùng được. Chim Kinh驚 là loài chim lớn, lấy lông của nó làm quạt, dài vài xích [ 1 xích = 33,33cm], màu đen, quạt nhiều gió, dũng sĩ thường dùng quạt này, nhìn rất tráng lệ. Lông con cò thì màu trắng muốt, chất nhẹ mà quạt gió nhỏ, sĩ phu thường dùng quạt này. Lấy keo bôi lên gân xương tạo cho màu đỏ, cũng có phần đẹp lại oai hơn. Người Giao Chỉ lại dùng lông chim hạc, lấy dây bện với ống lông, nhưng phân biệt với cán. Nói rằng đất Giao Chỉ có nhiều rắn, chim hạc lại có khả năng ăn thịt rắn, rắn ngửi thấy mùi lông chim hạc thì tất là tránh xa. Dùng chim hạc để đuổi rắn vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nón mũ

Nón của người Man vùng Tây-Nam, lấy trúc làm thân, nhìn như đầu con cá, đỉnh nón tròn nhọn, cao trên 1 xích dư [ hơn 33,33cm]

Giao Chỉ có nón như mũ đâu mâu 兜鍪, nhưng đỉnh nhọn giống hình trôn ốc, gọi là nón trôn ốc [nguyên văn Loa Lạp 螺笠]. Lấy sợi tre nhỏ chắc mà làm nên, tuy nói là khéo léo nhưng chỉ có người thấp hèn đội mà thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Giày da

Chân người Giao Chỉ xỏ dày da, giống hình vẽ các vị La Hán đi giày. Lấy da làm đế, nhưng giữa có một cái trục nhỏ dài khoảng một thốn [ 3,33cm], phía trên có núm nhỏ trên đầu, rồi xỏ ngón chân cái vào mà đi [ như cái dép tông bây giờ]. Hoặc lấy tấm da màu đỏ đính vào giống hình chữ thập, lại đặt ba cái núm ở trên đế da để chân xỏ vào mà đi. Đều là giày mà người giàu có đi vậy. Người ta đi giày dép khi dự yến tiệc, đến chỗ sở quan, Vì đất [ An Nam này gần phương Tây nên trang phục giống người phương Tây vậy [ có lẽ là người phương Tây TQ].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
10. Đồ ăn thức uống

Rượu


Quảng [ Đông, Tây] và Giao Chỉ không cấm rượu, lấy 1 viên quan Suất ti chuyên quản việc cất rượu, rượu càng để lâu càng ngon. Ai uống rượu giỏi thì mới là người toàn mỹ, quân tử, rượu Giao Chỉ ngon, tiếng vang chấn động lên tận Hồ Quảng [ Hồ Nam]. Rượu còn xuất đi Hạ Châu 賀州 [ nay ở đông bắc khu tự trị Choang Quảng Tây, giáp Hồ Nam về phía bắc và Quảng Đông về phía đông]. Nay cũng có rượu Lâm Hạ 臨賀酒 [ nay là huyện thuộc châu tự trị dân tộc Hồi Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc] nhưng ở xa khó mua kịp. Rượu ở các quận đều không nổi tiếng lắm. Rượu Chiêu Châu 昭州酒 uống vào nhanh say, nghe nói khi nấu rượu, người ta hái Man Đà La hoa 曼陁羅花 [ có lẽ là hoa bia hay hublông, danh pháp hai phần: Humulus lupulus, là thực vật dạng dây leo trong họ Cannabaceae, hoặc là hoa cây Cà độc dược lùn hay Mạn đà la, tên khoa học: Datura stramonium, là loài thực vật có hoa trong họ Cà], đặt hoa lên mặt hũ rượu, dùng hoa này để hút các chất độc trong rượu, nghe rất có lý vậy?

Khách đến nhà, bày rượu ở gian giữa, chủ nâng chén rượu ngang mặt mà mời, uống đến say. Còn có loại rượu Cổ Lạt Khư 古辣墟, chế bằng những loại cây thuốc dây leo trên núi, nấu với men nước mà thành rượu, loại rượu này sắc hồng đẹp, tuy thế rất mạnh, uống ngày hôm nay có thể say cả mấy ngày sau, mà sắc vị của rượu lại dịu. Những nhà giàu thì nấu rượu tinh chất, người nghèo thì tự nấu, gọi là rượu trắng [ bạch tửu 白酒], các quận những dân giàu có thì nấu rượu Lão Tửu 老酒, để 10 năm mới uống, rượu có màu đỏ xậm hơi tối, mùi vị thì vẫn giữ nguyên. Ở các quán ven đường thường bán rượu trắng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
ướp muối

Người An Nam lấy cá ướp muối, có khi đến 10 năm không hỏng, cách làm là lấy muối trộn đổ lên mặt cá rồi trộn đều để muối ngấm vào, khi đầy thì cho vào cái chum, đổ nước vào miệng chum, lấy cát bát đậy lại, ngăn nước thoát ra, nếu hết nước trong chum thì cho tiếp vào. Như thế, gió không lọt vào, cá ướp sau vài năm sinh ra hoa trắng? [ nguyên tác là bạch hoa 白花] giống như bị hỏng vậy. Phàm những người thân thích mới đưa tặng quà, tất phải dùng rượu và cá muối, duy món cá ướp lại rất được ưu thích.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Món ăn kỳ l

Người dân ở Lưỡng Quảng cùng với dân các khê động, Giao Chỉ, không cần biết là Chim, Thú, Rắn, hay Côn trùng, không con gì là không ăn. Thực là những món ăn kỳ dị, có món thì ngon có món thì kinh tởm. Trên núi có con ba ba, trong rừng tre trúc có con chuột [con dúi], chim Thương quát 鶬鸛 [ loại chim giống như hạc, mỏ và cánh rất dài, từ cổ trở lên màu trắng, phần lông cánh còn lại màu tro hoặc tro thẫm, chung quanh mắt màu đỏ] cũng đem nấu ăn. Môi cá tầm ngư còn đang sống cũng xẻo ra ăn, nghe nói là kể cả cá thần [ 魚魂 ngư hồn] cũng chén hết. Càng những món kì quái lại cho là món trân quý. Đi đường gặp rắn tất là đuổi bắt, không cần biết dài ngắn ra sao, gặp chuột cũng bắt, không phân biệt to nhỏ, đến con dơi bẩn là thế [cũng ăn], rồi con tắn kè nhìn đáng sợ, châu chấu, côn trùng còn sống, đều bắt đem quay, rán, hay nướng lên mà ăn. Lại đi phá bắt tổ ong lấy mật rồi ấu trùng đem nướng ăn, nhộng tằm nhìn ngọ ngoạy phát tởm, cũng đem rang lên uống rượu hay ăn. Trứng của các loại châu chấu cào cào, từ [trứng] con trăn cho đến trứng chim, đều đem ướp muối mà ăn, ngon ngọt bổ béo gì những thức ăn kì quái đó vậy? Thậm chí còn ăn cả phân trong ruột non con dê [ món nậm pịa rùng rợn], làm ra một món canh hỗn tạp không sạch sẽ chút nào, gọi là Thanh Canh青羹, món này đem đãi tân khách mới coi là thực tâm, khách mà có khả năng ăn được thì rất vui vẻ, nếu khách không dám ăn thì cho là sợ mà khinh thường chủ nhà, bất biết khách có văn hóa ăn uống thế nào, thành ra cứ ai không thích ăn món gì chủ nhà thết đãi là bị coi là xấu xa vậy sao? Cứ thử mời khách cá muối, thịt chim oanh ca 鶯哥 hay thịt chim Khổng tước 孔雀 xem có vậy không?
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,393
Động cơ
477,882 Mã lực
Thời Phạm Thạch Hồ còn làm suất úy, thuộc hạ luôn phải giữ vẻ uy nghiêm, gặp khi hưng thịnh thường khao yến tiệc đưa thức ăn cho sứ giả, đến thời Thiệu Hưng 紹興 năm thứ 26 [1157] thì lễ đón tiếp sứ giả có giảm đi ít nhiều, tuy nhiên sứ giả cũng không dám so đo gì. Các quan ở Suất ti đón sứ giả nhập triều, Lý Bang Chính đề bài thơ lên nhà trạm dịch [ nơi sứ giả nghỉ], có câu viết rằng:

- Thử khứ ưu thành tứ quốc danh 此去優成賜國名 [ bên ấy đi xin ban tên nước được ưu ái đã xong]

Cho đến khi đến cửa khuyết, ngẫu nhiên được [vua Tống] ân sủng ban cho nước [An Nam], sứ giả rất mãn ý quay về. Qua Tĩnh Giang, quay vào chỗ sở quan hết lòng cảm tạ, xin tự từ Khâm Châu về nước, được chấp thuận. Khi đến Khâm Châu, lưu lại 2 tháng, sau nước này cho thuyền cắm cờ xí rợp trời đến đón về. Việc đi cống ngoài biên thùy, ngoài cống voi ra, còn cống vàng bạc mâm chậu, tê giác, ngà voi, trầm hương. Tính toán đầy đủ thẳng thắn ra thì [toàn bộ giá trị cống phẩm] không quá 23 vạn quan tiền, có vẻ những năm Thiệu Hưng việc nhập cống khá thịnh tình, các kho, quốc khố của An Nam chẳng qua cũng như bớt đi một ít? [ Ý tác giả nói An Nam giàu có, cống phẩm không đáng là bao, còn đầy trong kho]. Triều đình ban khen ưu đãi, lại được nhiều ân sủng lạ kỳ. Sứ Giao Chỉ mỗi khi đi sứ là hàng trăm người lưu trú ở các nha sở quan, đến châu huyện thì buôn bán hàng hóa, rồi phí tổn tiếp đón khiến nỗi các quan sở tại phải ghi phiếu nợ [rồi báo lĩnh sau], lấy gạo [ trong kho] để cung cấp lương thực, rồi lại lấy tiền cấp cho mỗi người 10 đồng 1 ngày, tiền thừa đều lấy đem về nước. Trên đường đi qua các châu huyện lại phải huy động phu vận chuyển hàng hóa, đồ cống phẩm đến cả 800 người, khiêng vác cống vật cồng kềnh, đấy là còn chưa kể sứ giả [An Nam] còn có thuê cả những người phụ giúp vận chuyển hàng hóa đi buôn bán từ [ An Nam] đến tận kinh đô. Voi thì có thể chở bằng thuyền lớn, người quản voi khi đến các bến nước, dùng dây thừng buộc thuyền lại, lên bờ lấy tiền [ của quan TQ] sau đó mới cho voi qua sông. Các quan đi áp tải cùng cũng đòi lễ lạt, hành lễ rất phiền toái, sứ giả [An Nam] càng thêm ngạo mạn, được các sở quan phục vụ tận tình thế, nhưng lúc đi cũng không thèm gia lễ tạ ơn, bảo rằng vì thỉnh mệnh vua mà đi gấp. Đã thế lúc đến kinh thì nịnh bợ [ các quan trên, nhà vua] để được ban ơn huệ cho nước mình, lại còn xin ấn, xin ban chức tước cho [ vua và bản thân mình] nữa. Sau khi hậu tạ thì sứ giả đến Khâm Châu, lại tính toán xin vào cống, triều đình không cho phép nữa.
Các cụ nhà mình cũng ghê gớm thật! :D
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,393
Động cơ
477,882 Mã lực
Món ăn kỳ l

Người dân ở Lưỡng Quảng cùng với dân các khê động, Giao Chỉ, không cần biết là Chim, Thú, Rắn, hay Côn trùng, không con gì là không ăn. Thực là những món ăn kỳ dị, có món thì ngon có món thì kinh tởm. Trên núi có con ba ba, trong rừng tre trúc có con chuột [con dúi], chim Thương quát 鶬鸛 [ loại chim giống như hạc, mỏ và cánh rất dài, từ cổ trở lên màu trắng, phần lông cánh còn lại màu tro hoặc tro thẫm, chung quanh mắt màu đỏ] cũng đem nấu ăn. Môi cá tầm ngư còn đang sống cũng xẻo ra ăn, nghe nói là kể cả cá thần [ 魚魂 ngư hồn] cũng chén hết. Càng những món kì quái lại cho là món trân quý. Đi đường gặp rắn tất là đuổi bắt, không cần biết dài ngắn ra sao, gặp chuột cũng bắt, không phân biệt to nhỏ, đến con dơi bẩn là thế [cũng ăn], rồi con tắn kè nhìn đáng sợ, châu chấu, côn trùng còn sống, đều bắt đem quay, rán, hay nướng lên mà ăn. Lại đi phá bắt tổ ong lấy mật rồi ấu trùng đem nướng ăn, nhộng tằm nhìn ngọ ngoạy phát tởm, cũng đem rang lên uống rượu hay ăn. Trứng của các loại châu chấu cào cào, từ [trứng] con trăn cho đến trứng chim, đều đem ướp muối mà ăn, ngon ngọt bổ béo gì những thức ăn kì quái đó vậy? Thậm chí còn ăn cả phân trong ruột non con dê [ món nậm pịa rùng rợn], làm ra một món canh hỗn tạp không sạch sẽ chút nào, gọi là Thanh Canh青羹, món này đem đãi tân khách mới coi là thực tâm, khách mà có khả năng ăn được thì rất vui vẻ, nếu khách không dám ăn thì cho là sợ mà khinh thường chủ nhà, bất biết khách có văn hóa ăn uống thế nào, thành ra cứ ai không thích ăn món gì chủ nhà thết đãi là bị coi là xấu xa vậy sao? Cứ thử mời khách cá muối, thịt chim oanh ca 鶯哥 hay thịt chim Khổng tước 孔雀 xem có vậy không?
Nghìn năm mà cứ như đang kể hiện tại! Ko khác mấy cụ ạ! :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top