[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,584
Động cơ
522,318 Mã lực
40. Quả Óc Chó

Loại quả này cứng như đá, đập ra bên trong thịt quả cứ có những rãnh như bộ óc, ăn có vị tương đương như quả hồ đào ở phương Bắc vậy.

41. Quả Tần Bà

Quả có màu đỏ cực đẹp nhìn rất thích, kinh Phật nói rằng:

- Thần sắc có màu đỏ đẹp như quả tần bà.

Trái cây giống trái bưởi, da bóng và màu đỏ tươi.
Quả Tần Bà, em đoán là quả bưởi đỏ Luận Văn. Công nhận ông tác giả đi nhiều nơi, nên thưởng thức nhiều

1649838191451.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quả La Mông, em đoán là quả bưởi Thanh Trà, đặc sản xứ Huế.

View attachment 7042355
Lúc tác giả viết sách này thì biên giới nước ta chắc cũng đến Huế thật cụ nhỉ? nhưng em nghĩ miền Bắc cũng có chứ?
Phần sau, tác giả mô tả các loài hoa ở nước ta, em không rành về hoa lắm nên phải nhờ các cụ đoán vậy, vì tác giả ghi tên hoa bằng chữ Hán mà.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,584
Động cơ
522,318 Mã lực
Lúc tác giả viết sách này thì biên giới nước ta chắc cũng đến Huế thật cụ nhỉ? nhưng em nghĩ miền Bắc cũng có chứ?
Phần sau, tác giả mô tả các loài hoa ở nước ta, em không rành về hoa lắm nên phải nhờ các cụ đoán vậy, vì tác giả ghi tên hoa bằng chữ Hán mà.
Hehehe, tại vì tác giả tả nó màu vàng rực, to gần bằng quả bưởi, nên em võ đoán thôi, vì quả bưởi Thanh Trà có đặc điểm y hệt như vậy và vị nó hơi khác với quả bưởi thông thường. Hoặc là tác giả được thưởng thức món đặc sản Champa các anh em quan lại, thương nhân trong đó biếu. :))

Thời đấy biên giới nhà Lý cũng sát với mạn Thừa Thiên Huế rồi.
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Nhu cầu tìm hiểu Lịch sử nói chung và thời Lý của các cụ OF có rất nhiều. Trên thực tế, sử liệu về thời Lý -Trần của Việt Nam xét về bản gốc, còn rất ít do cuộc xâm lược của quân Minh thời Hồ Quý Ly đã thiêu hủy, phá đốt hết.

Với ý tưởng để các cụ/mợ nhà ta thấy được được góc nhìn của sử gia Trung Quốc, cách nhìn nhận, đánh giá của họ đối với triều nhà Lý, nay em hân hạnh giới thiệu bản dịch cuốn: Lĩnh Ngoại Đại Đáp viết về nhà Lý của chúng ra.
Lĩnh Ngoại Đại Đáp là cuốn sách biên khảo về địa lý, phong tục, kinh tế, xã hội chứ không bàn sâu về chính trị do viên quan vùng biên giới kiêm phiên dịch bộ Lễ nhà Tống là Chu Khứ Phi viết vào khoảng năm 1178.
Vì đã nhiều lần sang nước ta, lại làm phiên dịch, nên chắc chắn Chu Khứ Phi phải nói tiếng Việt tốt và am hiểu nhiều về đất nước ta thời ấy.
Sách nói về vùng Lĩnh Ngoại, hay Lĩnh Nam, là bao gồm các vùng của Trung Quốc ngoại Trung Nguyên như Lưỡng Quảng, Quế Lâm, Tứ Xuyên....và tất nhiên cả nước ta.
Em chỉ dịch những phần nào nói về nước ta, trong nguyên tác, tên nước ta đôi khi là: An Nam, Giao Chỉ [ lại có 2 cách viết Giao Chỉ: 交趾 và 交址] rồi Giao Châu, đôi khi tác giả gọi tắt là Nam 南 .
Do trình-độ chữ Hán cổ cực kỳ dốt nát, văn phong quê mùa, kiến thức hạn-hẹp, em gắng mạo muội cố gắng dịch hầu các cụ.

Sách rất dài, viết theo lối cổ văn thời Tống, nên đôi khi gây khó cho người đọc nếu dịch sát nghĩa, em xin phép chuyển những đoạn quá khó sang ngôn ngữ hiện đại cho dễ hiểu với đa số. Nếu đọc thấy không thuận mắt kính mong các cụ các mợ, đặc biệt là các Dịch giả, các cao thủ Hán - Nôm,... cho em xin hai chữ Đại Xá.
Hay quá cụ ạ, cuốn này em nghe danh lâu rồi!
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Việc tìm hiểu lịch sử một nước, thông qua sử nước khác, là chuyện rất bình thường. Việt Nam là một trong những nước có truyền thống viết sử từ sớm, theo phương pháp khoa học, nên học sinh mới có sử tương đối đầy đủ mà học để biết về đất nước mình. Đại đa số các nước trên thế giới không có may mắn đó, một là đất nước quá lạc hậu không có sử (như hầu hết các nước châu Phi), hai là không có sử biên niên (tức là sử chép ngay tại thời điểm sự việc xảy ra) mà chỉ là do các nhà sử học sống hàng trăm năm sau viết ra (như các dân tộc nói ngôn ngữ Iran và các dân tộc Ả-rập và hầu hết các nước châu Âu đến tận thời cận đại), tức là mức độ hư cấu rất nhiều; ba là dựa vào sử nước khác để tìm hiểu sử nước mình. Trên thế giới, theo em biết chỉ có người Trung Quốc (và phần nào đó là Việt Nam, Triều Tiên) và một hai dân tộc nói ngôn ngữ Giéc-manh là có sử biên niên (nhờ các cụ chuyên ngành sử cho ý kiến thêm) mà mức độ cũng không thể nào chi tiết và khoa học như sử Trung Quốc.

Trung Hoa là nước văn hiến hàng đầu trên thế giới. Lịch sử mà họ viết không phải chỉ được mỗi Việt Nam tham khảo, mà các nước sau đây cũng phải dùng sử Trung Hoa để hiểu thêm về lịch sử của họ:

  • Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ Nhĩ Kỳ nói một ngôn ngữ Đột Quyết (Turkic) có xuất xứ từ Trung Quốc/Đông Á nên họ coi các dân tộc Đột Quyết cổ đại ở Trung Quốc và Mông Cổ là tổ tiên của họ. Sử Trung Quốc vẫn được sử dụng để giảng dạy ở trường học cho học sinh Thổ Nhĩ Kỳ về lịch sử các đế quốc Turkic mà người Thổ Nhĩ Kỳ coi là tiền thân, từ đế quốc Đột Quyết (Gokturk) cho đến Seljuk) (mức độ chi tiết tất nhiên tùy thời kỳ. Thời Gokturk là hoàn toàn dựa vào sử Trung Quốc).
  • Nga: Nga vẫn phải sử dụng sử Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử của các dân tộc nằm trên đất Nga hiện đại mà trong lịch sử có quan hệ với người Hán. Tiếng Nga là một ngôn ngữ Xla-vơ nhưng về văn hóa và chủng tộc thì người Nga khá gần gũi với các tộc Đột Quyết và Finno-Ugric sống ở lưu vực sông Volga và Xi-bê-ri, mà lịch sử các dân tộc này trước thế kỷ 15 (sau khi Nga thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ) thì phải dựa (một phần) vào sử Trung Quốc mới biết được (tương tự, tiếng Việt thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, nhưng văn hóa của người Việt cổ không có gì chung với người Mon ở Myanmar hay người Khmer ở Campuchia và về chủng tộc, người Việt Nam gần với người nói ngôn ngữ Thái hơn (có lẽ là Đông Thái như Choang, Tày, Nùng, chứ không phải là Tây Thái như Lào, Thái Lan))
  • Bulgari: Người Bulgari có gốc gác từ dân tộc Bulgar ở lưu vực sông Volga, xa hơn nữa là từ vùng Mông Cổ / Kazakhstan, đại khái là một bộ phận của các bộ tộc Hung-nô. Nếu họ muốn tìm hiểu sử của tổ tiên chắc chắn phải thông qua sử Trung Quốc
  • Hungari: Người Hungari tự nhận mình là con cháu người Hung-nô (nên tên nước họ mới có chữ Hun), chắc chắn muốn tìm hiểu sử tổ tiên ở châu Á phải thông qua sử Trung Quốc
  • Mông Cổ và hầu hết, nếu không nói là tất cả các dân tộc Trung Á: Cái này dễ hiểu, vì cho đến tận thời Thành Cát Tư Hãn thì đa phần họ chưa có chữ viết, mà kể cả có chữ viết và có nhà nước thì cũng chưa văn minh được như Trung Quốc để có ghi chép lịch sử của dân tộc của họ ở mức độ chi tiết
  • Ấn Độ: Người Ấn Độ vẫn phải sử dụng ghi chép của nhà sư Đường Huyền Trang và các nhà lữ hành người Trung Quốc đã từng đi đến Ấn Độ / Trung Á để tìm hiểu về lịch sử của đất nước họl
  • Gần như tất cả các dân tộc Đông Nam Á
  • Còn nhiều dân tộc khác em không liệt kê hết được, như Phần Lan, Estonia,....vì họ cũng phần nào có gốc gác từ châu Á / Xi-bê-ri hay một số quốc gia Tây Âu khác đã từng bị các dân tộc châu Á da vàng (người Avar, người Hung-nô, người Mông Cổ) xâm lược.
Một điểm yếu nghiêm trọng của sử Việt Nam là các nhà sử học thời phong kiến đều viết sử bằng chữ Hán, tức là viết bằng tiếng nước ngoài, cho nên việc mô tả rất hạn chế, không thể nào phong phú được như người Trung Quốc viết chữ Hán. Về ngày tháng, sự kiện thì có thể có, nhưng phong tục, tập quán, quần áo, lễ tết, ma chay, hiếu hỉ, hình án, xét xử… và các vấn đề khác của cuộc sống hàng ngày hầu như không có mô tả, hoặc mô tả sơ sài (có lẽ chủ yếu do không biết được mặt chữ để viết), thậm chí đến đầu thời nhà Nguyễn cũng rất sơ sài, chưa nói đến nhà Lê hay Lý, Trần. Ngoài ra, ngành hội họa kém phát triển, nên không rõ vua ngày xưa mặt mũi thế nào, ăn mặc thế nào, chưa nói đến dân thường, dẫn đến những việc như tượng vua Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ ăn mặc hoàn toàn như vua Trung Quốc, hay các bạn trẻ tập cưỡi ngựa bắn cung hiện nay mặc như người Mông Cổ / Bắc Trung Quốc (nếu em không nhầm) và nói đó là võ phục thời nhà Lê.

Chính vì thế, những tác phẩm văn học, hội họa, bút ký…của người nước ngoài (người Trung Quốc cũng như người phương Tây) viết về Việt Nam rất quan trọng để có thể hiểu được cuộc sống người Việt trong quá khứ, điều đó là thực tiễn lịch sử buộc phải chấp nhận. Và tất nhiên, khi đọc những tác phẩm đó, chúng ta cũng phải chấp nhận cách nhìn của các tác giả đó qua lăng kính của họ.
Từ nhà Hồ về trước thì ít hình ảnh về trang phục chứ Hậu Lê thì tranh tượng vẫn đầy mà cụ, thứ áo các bạn trẻ tập bắn cung mặc mà cụ nói giống Bắc Trung Quốc, Mông Cổ đó chắc ý cụ nói đến "giao lĩnh", thứ áo chủ yếu của thời Lê, trong quyển này, phần nói về trang phục cũng nói rằng dân Việt thời Lý đều mặc áo giao lĩnh.
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Vâng cụ, tác giả viết là cây Dong, nhưng em nghĩ là cây Đa thì đúng hơn. Xem ra ông ta cũng khá rành về thực vật đấy cụ.
Có phải chữ "dong" thế này không cụ? Nếu đúng thì đó là cây đa, ta cũng hay đọc là "dung"
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
42. Quả Mộc Man Đầu

Loài cây thân nhỏ, nếu ở miền Trung An Nam thì mọc ra cành lá ở giữa thân, có thể dùng làm thuốc, nếu ở miền Nam An Nam thì lại là cây gỗ, không mọc cành lá ở giữa thân, quả mọc ở trên thân cây sát vào nhau, 2 loại này hình dáng khác nhau nhưng đều cùng loài, nhưng loài thân dây leo cho quả có thịt trắng và rất sai, ăn có vị như quả thục tiên lạc? quả của loại thân gỗ thì thịt dày, ở giữa có dịch mật ngọt, ngon như quả hồng chín, ăn mãi không chán. Ở Lưỡng Quảng muốn kiếm được loại quả này rất khó, chỉ khi nào những người giàu sang hay có quyền chức bày tiệc thì mới mua bày lên chiếu. Có người nhân đó nói:

- Tiệc ngon ở Lưỡng Quảng, phải có quả Mộc Man Đầu.

Tôi bèn đáp lời:

- Tiền lương của ta hay công khố cũng chỉ đủ mua 1 ít quả khô mà thôi.

Nói thì hơi ngoa, chứ đây là quả quý [ của An Nam nên đắt] vậy.
Em tò mò về cái quả này ghê. Thứ quả ngon, quý, đắt đỏ như vậy mà không đoán ra quả gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top