[Funland] ĐH Ô Phở - Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
MỤC LỤC

  • Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản
    • Khẩu độ (Aperture)
    • Tốc độ (Speed)
    • Độ nhạy sáng (ISO)
    • Sự phơi sáng (Exposure) và giá trị phơi sáng (EV)
    • Máy đo sáng (light meter)
    • Cháy (overexposure)
    • Bết (underexposure)
    • Bù, trừ sáng (exposure compensation)
    • Một giá trị EV có tương ứng với 1 cặp giá trị khẩu độ và tốc độ duy nhất?
    • Ống kính (Lens) & Tiêu cự (Focal)
    • DOF - độ sâu trường ảnh
    • ...
    • Các cách đo sáng (light metering)
    • Canh nét tự động (Auto Focus – AF)
    • Canh nét thủ công (Manual Focus – MF)
Bài này dùng để cập nhật mục lục. Hiện tại em chưa có thời gian để dùng ảnh minh họa, sẽ bổ sung phần ảnh sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản.

Chụp ảnh là cho ánh sáng qua ống kính hiện vào sensor (với máy ảnh số) để tạo nên hình ảnh. Hãy tưởng tượng như con mắt của bạn, nếu trời sáng thì bạn phải nheo mắt lại và nhìn thật nhanh nếu không chói mắt, trời tối thì mắt bạn phải mở to nhất (đồng tử mở rộng) và phải nhìn lâu hơn.

Vậy thì sự khác biệt giữa mắt người và máy ảnh là gì, đó là sự linh hoạt của mắt người cao hơn rất nhiều, ngoài ra chụp ảnh cũng giống như khi bạn nhìn bằng một mắt, khi đó thì không gian sẽ trở nên dẹt hơn và mất đi tính 3 chiều thường thấy.

Khi chụp ảnh chúng ta thường cố gắng tạ ra bức ảnh có chiều sâu, để người xem cảm nhận được không gian 3 chiều, như vậy thì ảnh sẽ thật hơn và mang lại nhiều cảm xúc hơn.

1. Khẩu độ (Aperture):

Khẩu độ là thuật ngữ dùng để chỉ độ mở của ống kính, thường được ký hiệu là F, ví dụ như f/1.2, f/2.8, f/22. Tuy nhiên, các cụ lưu ý là vì người ta thường viết kiểu dấu chia (/) cho nên mẫu số càng nhỏ (1.2 chẳng hạn) thì độ mở càng to, và mẫu số lớn (22) thì độ mở càng nhỏ.

Độ mở này mà to (khẩu lớn) thì lượng sáng vào nhiều, và ngược lại.

Khi người ta để khẩu độ lớn hơn, có thể dùng động từ “mở khẩu”. Khi đặt giá trị khẩu độ nhỏ lại, người ta có thể dùng động từ “khép khẩu”.

Độ mở kết hợp với tiêu cự của ống kính sẽ liên quan tới khái niệm DOF (Depth Of Field – độ sâu trường ảnh) tức là liên quan tới độ nông sâu của bức ảnh và có thể tạo ra hiệu ứng xóa phông.

2. Tốc độ (Speed):

Tốc độ là thuật ngữ để chỉ thời gian từ khi màn trập của máy mở ra để nhận ánh sáng vào sensor cho tới khi nó đóng lại. Tốc độ được tính theo giây (s) ví dụ như 1/1000s, 1/30s, 30s…

Tốc độ nhanh sẽ giúp bắt chặt chết cứng hành động, tốc độ chậm sẽ tạo nên hiệu ứng vệt mờ (blur).

3. Độ nhạy sáng (ISO):

Độ nhạy sáng của sensor sẽ giúp trong trường hợp ánh sáng vào yếu có thể được kích lên khi bởi bộ vi xử lý. Thông thường ISO trên các máy sẽ đặt ngầm định ở giá trị 100 (Canon) hoặc 200 (Nikon), trong điều kiện thiếu sáng thì có thể đặt độ nhạy sáng cao hơn.

Tuy nhiên khi đặt ISO cao thì bức ảnh có thể sẽ bị nhiễu (noise) với các đốm xám và đen lốm đốm.

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
4. Sự phơi sáng (Exposure) và giá trị (EV = Exposure Value):

Kết hợp 3 yếu tố tốc độ, khẩu độ và ISO thì đã tạm đủ để biết nguyên lý lấy ánh sáng vào máy. Giá trị kết hợp này được gọi là Exposure Value và thường ký hiệu là EV.

Ngày xưa, khi chụp máy phim, người ta đưa ra một công thức là trong ngày trời nắng, với ISO của phim là 100 thì có thể để độ mở ống kính (khẩu độ) là f/16 và tốc độ là 1/100 sẽ cho ra bức ảnh đủ sáng. Người ta gọi cái công thức này là quy tắc Sunny 16. Giá trị khẩu độ f/16 và tốc độ 1/100 tạo nên 1 giá trị EV.

5. Máy đo sáng (light meter):

Trên các máy ảnh số và ống kính mới hiện nay, trong máy đã có sẵn luôn máy đo sáng giúp máy ảnh có thể đưa ra giá trị tối ưu cho khẩu độ, tốc độ và ISO trong điều kiện hiện thời.

Trên màn hình LCD và trong view finder (ống ngắm) sẽ hiện ra một cái thước, trên thước có một vạch di chuyển được. Nếu vạch đó nằm giữa thước thì ảnh sẽ không bị cháy hoặc bết. Nếu vạch dịch sang bên phải tức là có khả năng ảnh sẽ bị thừa sáng, vạch dịch sang bên trái có thể ảnh sẽ bị thiếu sáng.

[(+) --+--+--+-- | --+--+--+-- (-)]

Thước và vạch đó sẽ giống như trong mô tả phía trên.

6. Cháy (overexposure):

Cháy là ám chỉ một bức ảnh có những phần sáng bị mất chi tiết (trắng hoàn toàn) do bị thừa sáng.

Trong trường hợp quy tắc Sunny 16 nói trên, hoặc là tăng ISO từ 100 lên 200, hoặc là để khẩu độ lớn hơn f/14, hoặc là để tốc độ chậm hơn 1/80 sẽ dẫn tới trường hợp cả bức ảnh bị thừa sáng và sẽ có thể có những phần sáng quá nên mất chi tiết.

[(+) --+--+--+-- o --|--+--+-- (-)]

Cái vạch sẽ chuyển qua mốc giữa sang phía bên phải.

7. Bết (underexposure):

Bết là ám chỉ một bức ảnh có những phần tối bị mất chi tiết (đen hoàn toàn) do bị thiếu sáng.

Trong trường hợp Sunny 16 nói trên, hoặc là giảm ISO từ 100 xuống 50, hoặc là để khẩu độ nhỏ hơn thành f/18 hoặc là để tốc độ nhanh hơn thành 1/200 sẽ dẫn tới trường hợp cả bức ảnh bị thiếu sáng và sẽ có thể có những phần bị bết.

[(+) --+--+--|-- o --+--+--+-- (-)]

Cái vạch sẽ chuyển qua mốc giữa sang phía bên trái.

8. Bù, trừ sáng (exposure compensation):

Trong trường hợp ảnh bị cháy, có thể dùng tính năng trừ sáng để giảm EV đi một số giá trị nhất định, khi đó bức ảnh sẽ tối đi

Trên máy, chức năng bù trừ sáng này được ký hiệu [+/-]. Bấm vào phím này sau đó xoay bánh xe sang phải / trái là sẽ tăng - giảm EV.

[(+) --+--+--|-- o --+--+--+-- (-)]

Khi đó trên thước, vạch sẽ chuyển qua trái hoặc phải tùy theo bạn tăng hay giảm giá trị của EV.

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
9. Một giá trị EV có tương ứng với 1 cặp giá trị khẩu độ và tốc độ duy nhất?

Câu trả lời là không. Bởi vì với 1 giá trị EV, nếu chúng ta tăng khẩu độ nhưng lại giảm tốc độ, hoặc ngược lại, thì giá trị của EV vẫn giữ nguyên.

Khẩu độ sẽ phụ thuộc vào ống kính, còn tốc độ sẽ phụ thuộc vào máy.

Các giá trị của khẩu độ, ví dụ của một ống kính có độ mở lớn nhất là 2.8 và nhỏ nhất là 32:

2.8 => 3.2 => 3.5 => 4 => 4.5 => 5 => 5.6 => 6.3 => 7.1 => 8 => 9 => 10 => 11 => 13 => 14 => 16 => 18 => 20 => 22 => 25 => 29 => 32

Các giá trị của tốc độ , ví dụ của một body có tốc độ chụp chậm nhất là 30s (ký hiệu trên máy là 30”) và nhanh nhất là 1/8000s (ký hiệu trên máy là 8000)

30” => 25” => 20” => 15” => 13” => 10” => 8” => 6” => 5” => 4” => 3” => 2.5” => 2” => 1.6” => 1.3” => 1” => 1.3 => 1.6 => 2 => 2.5 => 3 => 4 => 5 => 6 => 8 => 10 => 13 => 15 => 20 => 25 => 30 => 40 => 50 => 60 => 80 => 100 => 125 => 160 => 200 => 250 => 320 => 400 => 500 => 640 => 800 => 1000 => 1250 => 1600 => 2000 => 2500 => 3200 => 4000 => 5000 => 6400 => 8000

Ví dụ:

Giả sử, với ISO = 100 không thay đổi, sẽ có các cặp khẩu độ và tốc độ khác nhau cho ra cùng giá trị EV

f/10 + 1/250 = f/9 + 1/320 = f/8 + 1/400 = f/7.1 + 1/500 = f/6.3 + 1/640 = ….

Vậy thì, khi nào chọn cặp giá trị nào trong cái đám trên kia? Câu trả lời là tùy thuộc vào hiệu ứng mà bạn muốn tạo ra cho bức ảnh.

Ví dụ:

Khi chụp phong cảnh, thông thường chúng ta cần khép khẩu lại (đặt giá trị f lớn: f/11 => f/22) để cho bức ảnh có chiều sâu hơn (ảnh nét và rõ từ ngoài vào trong), tuy nhiên trong trường hợp đó thì tốc độ sẽ rất chậm vì như thế mới đủ thời gian để có một lượng ánh sáng cần thiết qua ống kính hiện lên trên sensor. Trong một số trường hợp, người ta sẽ phải dùng tới chân máy để tránh bị rung, ảnh sẽ nhòe, mà ảnh nhòe không cố ý là vứt.

Nếu chúng ta chụp một con chim đang bay, thông thường chúng ta sẽ cần chụp với tốc độ rất cao để có thể bắt kịp được nó, khi đó sẽ đòi hỏi ống kính có độ mở lớn (f/2.8 chẳng hạn). Mà ống kính có độ mở lớn thì thường rất đắt tiền.

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,312
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Giáo trình của mợ Thông khá chi tiết, kỹ lưỡng về nội dung và ngữ nghĩa, tương đối tóm lược so với lý thuyết thực sự đầy đủ về hiếp ảnh.

Tuy nhiên các cụ nên vừa đọc vừa cầm máy dò dần dần... ko rất dễ tẩu hỏa nhập ma đới :D

Vài bữa nữa em sẽ cố gắng soạn ra quả Giáo Trình Phủi :D:P, rút gọn đến cùng cực, bỏ qua những định nghĩa sâu xa về vật lý và đi thẳng vào vấn đề một cách nôm na mộc mạc nhất...... dành cho các cụ thích "tàu nhanh" :21: Khi nào tình hình ổn ổn rồi ta lại quay về đi "tàu chậm" cũng chả sao :69::69::69:
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Hay quá, em đã từng và vẫn rất cần những lý thuyết của cụ :41:.

Qua phân tích trên em thấy tại sao cụ Thông hay chụp phong cảnh và chụp rất đẹp ... có lẽ tại cụ tiết kiệm vì chụp phong cảnh thì không cần mua ống có độ mở lớn (ống kính có độ mở lớn thì thường rất đắt tiền) :)):))
Ái dà, phần này nằm trong bài về ống kính, tuy nhiên có thể nói tại sao kể cả khi chụp ảnh phong cảnh người ta vẫn cần có ống kính có độ mở lớn:

Các yếu tố để đánh giá một ống kính bao gồm:

1. Độ méo hình
2. Độ rõ nét từ tâm ra tới viền của ống kính, vấn đề về mờ 4 góc
3. Quang sai, viền tím
4. Tốc độ lấy nét
5. Độ nét và chi tiết với các tiêu cự và khẩu độ khác nhau
6. Khả năng xóa phông và bokeh
7. Build nói chung
8. Giá tiền

Nói chung, ống có độ mở lớn và 1 độ mở (sẽ có bài chi tiết sau) thì các yếu tố nói trên đều ngon, nhất là với ống Nano của Nikon hay ống L của Canon, chỉ duy nhất điểm 8 (giá tiền) là không ngon.

Giáo trình của mợ Thông khá chi tiết, kỹ lưỡng về nội dung và ngữ nghĩa, tương đối tóm lược so với lý thuyết thực sự đầy đủ về hiếp ảnh.

Tuy nhiên các cụ nên vừa đọc vừa cầm máy dò dần dần... ko rất dễ tẩu hỏa nhập ma đới :D

Vài bữa nữa em sẽ cố gắng soạn ra quả Giáo Trình Phủi :D:P, rút gọn đến cùng cực, bỏ qua những định nghĩa sâu xa về vật lý và đi thẳng vào vấn đề một cách nôm na mộc mạc nhất...... dành cho các cụ thích "tàu nhanh" :21: Khi nào tình hình ổn ổn rồi ta lại quay về đi "tàu chậm" cũng chả sao :69::69::69:
Bài trên là lý thuyết căn bản, còn bài hướng dẫn chỉnh chọt một số thông số và cách đặt các chế độ trên PnS và dSLR sẽ có sau, phần đấy thì sẽ rất ngắn gọn.

PS. Sau khi hoàn tất giáo trình này, em sẽ tạo thành file PDF để các bác download cho nó tiện.
 

junfang

Xe điện
Biển số
OF-4717
Ngày cấp bằng
14/5/07
Số km
2,089
Động cơ
567,810 Mã lực
Nơi ở
BVC
Bài cụ giảng chi tiết và rõ ràng quá, thanks cụ
 

LĩnhNam

Xe tải
Biển số
OF-38082
Ngày cấp bằng
12/6/09
Số km
436
Động cơ
475,340 Mã lực
Tuổi
44
Hay quá mợ Thông ạ, nhà cháu sẽ Save As lại trong Laptop, từ từ nghiên cứu và thực hành, hy vọng sang năm có thể vác súng xông vào CLB N...hiếp ảnh chiến đấu ạ!
(l) :41: (b)
 

trieuth

Xe điện
Biển số
OF-3426
Ngày cấp bằng
19/2/07
Số km
2,117
Động cơ
576,250 Mã lực
Nơi ở
OFTC
Mợ Thông ơi cháu học xong mấy bài này rồi ạ. Xin mợ bài tiếp theo ạ !
 

tnts

Xe buýt
Biển số
OF-12388
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
603
Động cơ
529,783 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Toàn loanh quanh trong nhà
Cụ nào trả lời giúp e với? Tốc độ đọc/ghi của thẻ ảnh hưởng thế nào tới tốc độ chụp ợ?
E giả sử cùng một con máy 30D, cắm thẻ CF thường - 133x - exchim III, IV thì sẽ khác nhau như thế nào ợ?
Thanks!
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Cụ nào trả lời giúp e với? Tốc độ đọc/ghi của thẻ ảnh hưởng thế nào tới tốc độ chụp ợ?
E giả sử cùng một con máy 30D, cắm thẻ CF thường - 133x - exchim III, IV thì sẽ khác nhau như thế nào ợ?
Thanks!
Các máy dSLR (thậm chí một số dòng PnS) có bộ nhớ đệm (memory buffer). Khi bác chụp ảnh thì nó sẽ lưu vào bộ nhớ đêm trước khi đẩy ra thẻ nhớ.

Với máy Ni D300 chẳng hạn, bộ nhớ đệm lưu được 100 ảnh cho nên tốc độ của thẻ nhớ gần như không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ chụp. Tuy nhiên tốc độ ghi từ bộ nhớ đệm của máy ra thẻ có thể bị ảnh hưởng nếu thẻ chậm.

Ngoài ra các hãng cũng sẽ có khuyến cáo các loại thẻ đã được kiểm định dùng tốt với 1 dòng máy nào đó, cho nên một số loại thẻ tốc độ đọc ghi thấp có thể không tương thích với máy.

Với D300 hãng chỉ kiểm định với 3 đơn vị sx thẻ nhớ là Sandisk, Lexar và Microdrive, mặc dù thẻ của hãng khác vẫn có thể dùng được.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
10. Ống kính (Lens) & Tiêu cự (Focal)

Tiêu cự ống kính được đo bằng mm. Với tiêu cự càng ngắn thì không gian thu được vào trong máy càng lớn và khi đó người ta gọi là ống góc rộng (wide). Với trường hợp tiêu cự lớn sẽ giúp kéo gần các hình ở xa lại và khi đó người ta gọi là ống tele (giống như nhìn ống nhòm).

Theo quy định thì ống kính tiêu cự 50mm khi lắp trên thân máy (body) full frame sẽ được gọi là ống normal (bình thường) vì khi đó người ta cho rằng “góc nhìn” của ống kính bằng “góc nhìn” của mắt người. Giá trị nhỏ hơn 50mm sẽ cho góc rộng, còn giá trị trên 50mm được gọi là tele. Người đầu tiên đưa ra khái niệm và các phân biệt này là bác Oskar Barnack, người sáng chế ra máy ảnh Leica. Với ống kính 50mm F1.8 của cả Nikon và Canon đều rẻ, chỉ trên 100$, tuy nhiên với độ mở lớn hơn, ví dụ F1.4 hoặc F1.2 thì giá của ống sẽ tăng theo hệ số nhân hoặc số mũ.

Với các ống góc rộng rất có thể phát sinh một hiệu ứng méo hình, các cạnh sẽ không thẳng mà có xu hướng hơi cong. Đặc biệt với các ống mắt cá thì hiệu ứng này càng rõ. Từ tiêu cự 24mm trở lên thì độ méo hình giảm còn không đáng kể trên phần lớn các ống kính.

Các ống kính zoom sẽ có nhiều mức tiêu cự, ví dụ ống 24-70mm sẽ cho phép chụp được rộng nhất ở tiêu cự 24mm và xa nhất ở tiêu cự 70mm.

Các ống 1 tiêu cự thường được gọi là ống fix hay còn gọi là prime lens, tức là phải zoom bằng chân. Thường thì cấu tạo của ống fix đơn giản hơn ống zoom nhưng chất lượng quang học thì lại cao. Các ống fix có độ mở lớn sẽ cho hiệu ứng xóa phông (bokeh) rất đẹp, độ chi tiết cao và thường được dùng để chụp chân dung, ví dụ với các ống 50mm, 85mm hoặc 135mm.

Các ống kính góc rộng tới một tiêu cự nào đó (thường thì từ 8-10.5mm với máy sensor crop – sẽ giải thích sau, hoặc từ 15-16mm với máy fullframe) thì sẽ bị độ méo hình rất lớn và khi đó phần thấu kính sẽ lồi ra ngoài, người ta gọi là ống mắt cá (fish eye).

Có những ống kính có tiêu cự lớn, độ mở lớn, thường được dùng trong chụp thể thao, chụp chim chóc hoặc chụp máy bay, thường các ống này có tiêu cự trên 300mm và cực cực đắt.

(còn tiếp)
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
11. DOF - độ sâu trường ảnh

Nghe cái thuật ngữ DOF hay độ sâu trường ảnh thì thấy có vẻ kỹ thuật, chứ còn cái này dân tình vẫn hay áp dụng hiệu ứng của nó trong các bức ảnh “xóa phông” khi chụp chân dung.

Lại dùng mắt người để giải thích về cái khái niệm này:

Bình thường, mắt chúng ta cho phép nhìn rõ mọi các vật dù là ở xa hay ở gần vì tự mắt đã điều tiết rất nhanh khi chúng ta nhìn gần hoặc nhìn xa.

Tuy nhiên, nếu các bác thử làm như thế này: Nhắm một mắt lại, để ngón tay trỏ trước mắt còn lại sau đó nhìn qua ngón tay và tập trung vào màn hình OF này, chúng ta sẽ thấy ngón tay mờ đi trong khi các dòng chữ các bác đang đọc thì rất rõ nét.

Tương tự như vậy, nhưng nếu chúng ta tập trung nhìn vào ngón tay ngay trước mắt, thì phần màn hình máy tính sẽ mờ đi. Và khi chúng ta muốn làm được điều này thì bắt buộc mắt sẽ phải mở rất to.

Vậy thì cái này áp dụng vào chụp ảnh như thế nào:

- Muốn ảnh nét từ gần tới xa, chúng ta khép khẩu lại càng nhiều càng tốt (giống như nheo mắt) đồng thời để tiêu cự nhỏ nhất của ống (nếu được). Ví dụ chụp chụp phong cảnh với ống 24-70mm f2.8, ta để khẩu khoảng f/9-22 ở tiêu cự 24mm.

- Muốn ảnh có hiệu ứng xóa phông, chúng ta mở khẩu tối đa, zoom sát lại gần đối tượng cần chụp (tiêu cự của ống càng lớn càng tốt) và để đối tượng cần chụp đứng cách xa phần nền (background) cần xóa mờ phía sau. Ví dụ chụp mẫu với ống 70-200mm F2.8, ta để khẩu f/2.8, zoom lại tiêu cự 200mm. Với ống fix thì chúng ta cũng để khẩu càng lớn càng tốt.

Khẩu f/8 mang tính trung dung khá cao, nếu để khẩu nhỏ hơn f/8 thì ảnh nét đều từ xa tới gần, để khẩu lớn hơn f/8 thì sẽ có hiệu ứng xóa phông.

Với trường hợp chụp close-up hoặc chụp macro (chụp gần, chụp phóng đại) thì vì khoảng cách từ ống kính tới vật rất nhỏ cho nên nếu chúng ta để khẩu lớn quá thì sẽ rất dễ bị mất nét (dân tình hay gọi là out nét) và trong trường hợp đó chúng ta sẽ phải khép khẩu, có những trường hợp khép tới tận f/22 hoặc f/32. Khi khép khẩu như vậy, ánh sáng vào sensor sẽ rất ít và người ta thường phải dùng thêm nguồn sáng phụ khi chụp macro.

(còn tiếp)
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,050
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
10. Ống kính (Lens) & Tiêu cự (Focal)
Tiêu cự ống kính được đo bằng mm.
abc xyz...
Các ống kính zoom sẽ có nhiều mức tiêu cự, ví dụ ống 24-70mm sẽ cho phép chụp được rộng nhất ở tiêu cự 24mm và xa nhất ở tiêu cự 70mm.
Thầy cho em hỏi phát. Cái tiêu cự đo bằng mm thì là đo từ chỗ nào đến chỗ nào? Hay nói cách khác, giả sử em nhặt được cái ống kính không còn chữ nào trên ấy thì làm sao xác định được tiêu cự của nó?
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Thầy cho em hỏi phát. Cái tiêu cự đo bằng mm thì là đo từ chỗ nào đến chỗ nào? Hay nói cách khác, giả sử em nhặt được cái ống kính không còn chữ nào trên ấy thì làm sao xác định được tiêu cự của nó?
Tiêu cự của ống kính (bác gúc focal length là ra một đống) là khoảng cách từ ống kính tới sensor khi canh nét vào một vật ở vô cực. Trong bức ảnh dưới đây nó là khoảng cách "image distance".



Có một sự liên quan giữa F-stop và Focal Length, người ta nói lấy tiêu cự / độ mở của ống thì sẽ tính được đường kính (ví dụ 200mm/4=50 với ống F4). Em chưa thử, bác thử xem đúng không nhé. Chắc sẽ áp dụng được với ống fix:P
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực


http://www.pentaximaging.com/camera-lenses/

Thầy lại cho em hỏi ngu phát này nữa nhá: Như bài trên thầy dạy thì em hỉu ngay là Tiêu cự chính là tâm thấu kính đến sensor khi canh nét ở vô cực. Thế mà em xem cái bọn Pentax này nó làm ống kính FIX 35mm lại nom dài và to hơn cái FIX 40mm cùng có độ mở 2.8 là seo nhể? Thầy mở mang thêm cho em phát! (b)(b)(b)(b) Liệu có phải 1 thằng nó có Ma cờ rồ còn một thằng không có mà cà rồ không ạ?
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Đừng chơi khó em thế, em không biết đâu:'(



Ở trong định nghĩa nói trên, chúng ta thấy khoảng cách được đo từ sensor cho tới thấu kính (nào đó chưa biết chính xác, có thể thay đổi tùy theo từng ống, mà mỗi ống có rất nhiều thấu kính khác nhau). Cho nên chúng ta có thể chắc chắn trong trường hợp này thấu kính đó không phải là thấu kính ngoài cùng, vì nếu không định nghĩa này sẽ sai:21:

 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hí hí
căn bản cái sai trong giải thích của mợ Thông đó là cái câu
chiều dài khoảng cách từ Thấu kính đến sensor
mà nó đơn giản là chiều dài từ điểm hội tụ của thấu kính đến sensor
việc ống kính dầy hay mỏng nó không hẳn là quyết định focal length ra sao chỉ là công thức thấu kính để điểm hội tụ nó nằm ở đâu
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
hí hí
căn bản cái sai trong giải thích của mợ Thông đó là cái câu
chiều dài khoảng cách từ Thấu kính đến sensor
mà nó đơn giản là chiều dài từ điểm hội tụ của thấu kính đến sensor
việc ống kính dầy hay mỏng nó không hẳn là quyết định focal length ra sao chỉ là công thức thấu kính để điểm hội tụ nó nằm ở đâu
Thì bây giờ sẽ phải xem lại là điểm hội tụ của thấu kính nào, vì kiểu gì điểm hội tụ đó cũng phải nằm trên sensor.

Trong khi đó, cái ống 35mm thì lại duỗi dài hơn ống 40mm, cho nên mọi người đang nghi ngờ liệu cái định nghĩa đấy có đúng không.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
chắc chắn là khi ta lấy nét thì tức là ta điều chỉnh điểm hội tụ nó trùng với sensor hoặc phim mà
em nhắc lại tại sao ông 40 limit tụt kia nó ngắn tý như đồng xu vì công thức ông kính của nó khác với ông 35 chính vì vậy điểm hội tụ của 40mm nó nằm xa hơn ông 35 dày cui
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top