[Funland] ĐH Ô Phở - Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Đừng chơi khó em thế, em không biết đâu:'(
Ở trong định nghĩa nói trên, chúng ta thấy khoảng cách được đo từ sensor cho tới thấu kính (nào đó chưa biết chính xác, có thể thay đổi tùy theo từng ống, mà mỗi ống có rất nhiều thấu kính khác nhau). Cho nên chúng ta có thể chắc chắn trong trường hợp này thấu kính đó không phải là thấu kính ngoài cùng, vì nếu không định nghĩa này sẽ sai:21:
Định hỏi tiếp là khoảng cách từ đầu hay đít cái ống kính nhưng thấy thầy bí em cũng không nỡ ép. :))
Đại thể là thầy vẫn chưa giải thích được cho em cách xác định tiêu cực nếu em nhặt được cái ống kính không còn chữ nào trên ấy.
Kụ nào mở mang cho em phát.
 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,333
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Định hỏi tiếp là khoảng cách từ đầu hay đít cái ống kính nhưng thấy thầy bí em cũng không nỡ ép. :))
Đại thể là thầy vẫn chưa giải thích được cho em cách xác định tiêu cực nếu em nhặt được cái ống kính không còn chữ nào trên ấy.
Kụ nào mở mang cho em phát.
Cái vụ cách tính tiêu cự này em cũng hỏi một "mợ Thông" phẩy (cũng đọc nhiều, nhớ nhiều) bên Xóm rồi, giải thích sùi bọt mép khoảng 20 phút, xong giờ em cũgn chả nhớ định nghĩa ló thế lào lữa :)) :102:
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,349,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Định hỏi tiếp là khoảng cách từ đầu hay đít cái ống kính nhưng thấy thầy bí em cũng không nỡ ép. :))
Đại thể là thầy vẫn chưa giải thích được cho em cách xác định tiêu cực nếu em nhặt được cái ống kính không còn chữ nào trên ấy.
Kụ nào mở mang cho em phát.
Em tham khảo trên trang của Tamron thì tiêu cự luôn được tính từ tâm của thấu kính lồi trong ống kính cho tới điểm hội tụ trên sensor.



http://www.tamron.com/lenses/fundamentals.asp

Nếu giả sử nhặt được cái ống mà không có chữ thì hoàn toàn có thể lắp vào máy để chụp thử và dùng công thức để tính ra tiêu cự của nó. Còn công thức thế nào thì phần này cụ tự gúc nhé, nó là luận văn sau tiến sĩ mất rồi, em chịu.

Mà đấy cũng chỉ là lý thuyết thôi, cụ làm sao mà nhặt được cái ống kính nào mà nó lại mờ hết cả số như thế.:21:
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Em tham khảo trên trang của Tamron thì tiêu cự luôn được tính từ tâm của thấu kính lồi trong ống kính cho tới điểm hội tụ trên sensor.

Giả sử cái len 10-22 cấu tạo nó như thế này thì đo từ tâm của cái thấu kính lồi nào ạ? :102: :^)

 

2R+

Xe điện
Biển số
OF-817
Ngày cấp bằng
18/7/06
Số km
3,595
Động cơ
612,363 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hanoi
Em tham khảo trên trang của Tamron thì tiêu cự luôn được tính từ tâm của thấu kính lồi trong ống kính cho tới điểm hội tụ trên sensor.
Nếu giả sử nhặt được cái ống mà không có chữ thì hoàn toàn có thể lắp vào máy để chụp thử và dùng công thức để tính ra tiêu cự của nó. Còn công thức thế nào thì phần này cụ tự gúc nhé, nó là luận văn sau tiến sĩ mất rồi, em chịu.
theo em, nếu nhặt cái ống mà không có chữ thì ta cứ thao béng cái vỏ ra, rồi lấy thước dây đo khoảng cách từ tâm của thấu kính lồi trong ống kính đến cái đít ống kính. sau đó chọc cái thước đó vào máy ảnh để đo khoảng cách đến sensor. cộng 2 số trên vào là ta đc tiêu cự của ống kính rồi :6:
 

xmen

Xe buýt
Biển số
OF-130
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
624
Động cơ
587,340 Mã lực
Các cụ lắp vào máy, bắn 1 phát, dùng trình đọc ảnh là ra tiêu cự ấy mà :D
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Giả sử cái len 10-22 cấu tạo nó như thế này thì đo từ tâm của cái thấu kính lồi nào ạ? :102: :^)
Các cụ lưu ý, đây là lớp Đại Học chứ không phải tiến sỹ hay phó tiến sỹ mà các cụ đưa ra những câu hỏi vượt quá tầm của thầy giáo!:)):)) và không nên đi sâu vào kỹ thuật sản xuất lens. :102:
Theo em tiêu cự chuẩn nhất thì đã được khắc sâu trên thân lens rồi (chắc nhà sản xuất cũng sợ sau này bị mờ do sử dụng rồi không biết đường nào mà lần, nên đã khắc rất sâu vào thân Lens) nên cứ đọc ở đó thôi. Còn ai nhặt đc cái L nào không thể đọc được thì phọt ảnh lên đây để anh em so sánh với cái đang có thế là cũng ra được tiêu cự! Còn không ai có cái giống nữa thì nên mang trả lại người đánh rơi, hoặc cho lại em để em trưng bày vào tủ sư tầm đồ cổ! :21::21::21::21::21::21: :41::41::41::41::41:
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,114
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Theo em hiểu thì nó thế này:

The focal length of a lens is defined as the distance in mm from the optical center of the lens to the focal point, which is located on the sensor or film if the subject (at infinity) is "in focus".

Tiêu cự (focal length) của ống kính (len) chỉ khoảng cách tính bằng mm từ tâm thấu kính đến điểm hội tụ trên cảm biến hoặc film khi lấy nét vào điểm ở vô cực.



Em hiểu là thuật ngữ focal length này đầu tiên được ra đời khi mà cấu tạo len rất đơn giản, chỉ bao gồm 1 thấu kính duy nhất (đương nhiên phải là thấu kính lồi) và film là film 35mm nên việc đo chỉ đơn giản là cầm cái thước đo từ tâm thấu kính đến mặt film là xong. Sau này mới có sensor, ta cũng phải quy vào sensor full frame.

Tuy nhiên, ống kính ngày nay rất phức tạp, ngoài việc xử lý để ánh sáng hội tụ đúng trên bề mặt cảm biến nó còn phải có các thấu kính phụ để xử lý các hiện tượng làm giảm chất lượng ảnh như quang sai, méo hình, flare,... hay chỉ là làm cho bokeh đẹp hơn... Sensor sau này mới ra đời cũng có nhiều kích thước từ to như cái full frame của 5D đến bé như cái sensor của điện thoại... Vì thế cho nên cách tính focal length cũng thay đổi, không biết về mặt nguyên tắc có khác đi không nhưng ít nhất là phức tạp lên.

Ví dụ như với ống kính Sigma 12 - 24mm thì nó lại tính cái focal length như thế này... :^) :102: :77:


Theo em tiêu cự chuẩn nhất thì đã được khắc sâu trên thân lens rồi (chắc nhà sản xuất cũng sợ sau này bị mờ do sử dụng rồi không biết đường nào mà lần, nên đã khắc rất sâu vào thân Lens) nên cứ đọc ở đó thôi. Còn ai nhặt đc cái L nào không thể đọc được thì phọt ảnh lên đây để anh em so sánh với cái đang có thế là cũng ra được tiêu cự! Còn không ai có cái giống nữa thì nên mang trả lại người đánh rơi, hoặc cho lại em để em trưng bày vào tủ sư tầm đồ cổ! :21::21::21::21::21::21: :41::41::41::41::41:
Với cách hiểu như em nêu trên, quay lại với ví dụ không tưởng của em (nếu như nhặt được cái len đã mất sạch chữ thì... đúng là chỉ có cách của cụ Ní.
Em vote cụ Ní phát...
Các cụ lưu ý, đây là lớp Đại Học chứ không phải tiến sỹ hay phó tiến sỹ mà các cụ đưa ra những câu hỏi vượt quá tầm của thầy giáo!
Ui, chúng em xin lỗi thầy giáo... hihi... hum nào thầy trò mình và các bạn trong lớp tổ chức học bài lấy nét vào cốc bia cái nhỉ...
Em đăng ký viết giáo trình bài lấy nét vào cốc bia. Cấm thầy giáo move bài của em đấy nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,349,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Các cụ lắp vào máy, bắn 1 phát, dùng trình đọc ảnh là ra tiêu cự ấy mà :D
Ý kiến của cụ rất hay:41:, tuy nhiên chỉ áp dụng được với các ống kính đời mới, các ống kính đời xưa nhiều trường hợp không thể hiện thông số trong EXIF.

Vì thế cho nên cách tính focal length cũng thay đổi, không biết về mặt nguyên tắc có khác đi không nhưng ít nhất là phức tạp lên.
Cụ nói đúng, nó phức tạp lên nhiều. Và trong phần lớn trường hợp nhà sx không tiết lộ cách tính tiêu cự của ống. Ngoài ra còn có ống cho máy FF, ống cho máy crop sensor (DX cho Nikon, EF-S cho Canon...).
Ví dụ như với ống kính Sigma 12 - 24mm thì nó lại tính cái focal length như thế này... :^) :102: :77:

Em thì không nghĩ cái sơ đồ trên của cụ nó hướng dẫn cách tính tiêu cự vì ống này là ống zoom 12-24mm mà ở trên chỉ đưa ra một con số gần đúng cho 24mm. Cụ paste nốt cái nội dung nói về cách tính tiêu cự của ống này lên xem nào?

Ui, chúng em xin lỗi thầy giáo... hihi... hum nào thầy trò mình và các bạn trong lớp tổ chức học bài lấy nét vào cốc bia cái nhỉ...
Em đăng ký viết giáo trình bài lấy nét vào cốc bia. Cấm thầy giáo move bài của em đấy nhá.
Nhà trường xin thông báo, GS Especen, Việt Kiều Pháp, đã đồng ý về trường đảm nhiệm bộ môn "Focal Length" cùng với TS Libor. Xin các cụ một tràng pháo tay.:41::41::41:
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Bài "Tiêu cự" đến đây là chấm dứt, vì chúng ta đã học đủ xxx tiết rồi, mà trong giáo trình thì chỉ có nhõn 1 tiết! Tài liệu của Giáo Sư Thông thì cũng còn nhiều lắm, nhưng nếu để giảng tiếp, e rằng học viên sẽ bị tẩu hỏa nhập ma! Đề nghị giáo sư Thông chuyển sang bài mới : Color temperature (Nhiệt độ mầu) hay ngắn gọn là cách đo sáng ạ! vỗ tay! :41::41::41::41::41:

 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Các cụ đừng chơi khó thày giáo nhá. Bác giao thông nói là tiêu cự của ống kính bằng khoảng cách từ ống kính đến sensor là CHUẨN. Em xin giải thích như thế này:

1) Đối với thấu kính đơn (Chỉ có mỗi một phần tử) thì tiêu cự được xác định như thế này (định nghĩa chính xác em ko nhớ, chỉ nhớ nôm na thôi): Khi các bác có một chùm sáng song song, đi song song với trục quang học, qua thấu kính hội tụ nó sẽ tụ lại một điểm trên trục quang học. Khoảng cách từ cái điểm này đến mặt phẳng đi qua thấu kính,vuôngs góc với cái trục quang học này chính là tiêu cự.

Ngược lại, nếu các bác có một nguồn sáng điểm đặt ở tiêu điểm (cái điểm hội tụ trên gọi là tiêu điểm) thì khi đi qua thấu kính nó sẽ cho ta một chùm sáng song song.

2) Ống kính thực chất là một đống các thấu kính đơn ghép lại. Khi ta chỉnh focus là thay đổi khoảng cách giữa các thấu kính này với nhau, sao cho ảnh cuối cùng được rõ nét nhất và rơi trên sensor. Cả cái hệ này cũng chỉ có tác dụng như một thấu kính đơn mà thôi và khoảng cách từ tâm quang học của cả hệ đến cái ảnh rõ nét vẫn là tiêu cự của ống kính. Trong máy ảnh, khoảng cách này luôn bằng khoảng cách từ tâm quang học của ống kính đến sensor (không phải vậy thì ảnh sẽ bị nhèo, không nét).

Cái tâm quang học kia thì nó có thể nằm ở đầu, ở đít hoặc giữa đầu và đít của ống kính, tùy vào cái vòng focus ta xoay nó ở đâu (túm lại là em ko biết nó nằm ở chỗ nào với một ống kính nói chung).

Vì vậy, khi lấy nét một vật ở vô cực, khoảng cách từ tâm quang học của ống kính đến sensor luôn là tiêu cự của ống kính.

Thày Giaothong vote cho em đê, :21:

@Especen: Cái định nghĩa tiêu cự bằng tiếng Anh của bác là đúng. Tuy nhiên, bác cần hiểu cái optical center cho đúng. Với một thấu kính lồi, đơn. Nếu lấy dây lạt bánh chưng mà bổ đều nó theo chiều dọc và chiều ngang thì giao như của những đường này chính là tâm quang học. Tuy nhiên, nếu nó là hệ thấu kính như trong ống kính thì ko biết là nó nằm ở chỗ nào, nếu ko đo đạc bằng các phép đo quang học.

@SV_gia: Cách của bác chỉ dùng được với một thấu kính lồi, đơn. Còn hệ thấu kính thì không dùng được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Cái tâm quang học kia thì nó có thể nằm ở đầu, ở đít hoặc giữa đầu và đít của ống kính, tùy vào cái vòng focus ta xoay nó ở đâu (túm lại là em ko biết nó nằm ở chỗ nào với một ống kính nói chung).

Vì vậy, khi lấy nét một vật ở vô cực, khoảng cách từ tâm quang học của ống kính đến sensor luôn là tiêu cự của ống kính.

Thày Giaothong vote cho em đê, :21:
Vớ vẩn, em đã bẩu bài này coi như đã giảng xong, cụ còn moi ra làm giề?
Mà đã moi ra thì cụ phải có trách nhiệm giải thích nốt cho em con Lens 300mm này nhá...tại sao nó là lens 300mm mà tổng chiều dài của nó lại có 184mm? :21::21::21::21:
http://www.pentaximaging.com/camera-lenses/smc_PENTAX_DA_Star_300mm_F4_ED(IF)_SDM/

Lens Mount:PENTAX KAF2Lens Construction:8 elements in 6 groups Angle of View:5.4 degrees Aperture:F4 Number of Diaphragm Blades:9Minimum Aperture:F32 Minimum Focusing Distance:55.2 inches (1.4m)Filter Diameter:77mm Maximum Magnification:0.24XDimensions: 3.3 x 7.2" (83 x 184mm) Weight:37.7 oz. (1,070g)Case:S120-210 Objective Cap:O-LC77 Hood:PH-RBK 77mm Lens Aperture Ring:N/ATripod Adapter:Included, demountable w/coin Diaphragm Control:Fully AutomaticFocal Length:300mm (equiv. 450mm)
 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,333
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Vớ vẩn, em đã bẩu bài này coi như đã giảng xong, cụ còn moi ra làm giề?
Mà đã moi ra thì cụ phải có trách nhiệm giải thích nốt cho em con Lens 300mm này nhá...tại sao nó là lens 300mm mà tổng chiều dài của nó lại có 184mm? :21::21::21::21:
http://www.pentaximaging.com/camera-lenses/smc_PENTAX_DA_Star_300mm_F4_ED(IF)_SDM/
Em vừa đọc bài của bạn Râm đang chắc mẩm vỡ vạc đôi điều thì cụ lại táng quả phản biện này thì biết lối nào mà lần :77::77::77:
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Vớ vẩn, em đã bẩu bài này coi như đã giảng xong, cụ còn moi ra làm giề?
Mà đã moi ra thì cụ phải có trách nhiệm giải thích nốt cho em con Lens 300mm này nhá...tại sao nó là lens 300mm mà tổng chiều dài của nó lại có 184mm? :21::21::21::21:
http://www.pentaximaging.com/camera-lenses/smc_PENTAX_DA_Star_300mm_F4_ED(IF)_SDM/

Cụ để ý là tiêu cự là khoảng cách tính từ tâm quang học đến tiêu điểm. Cái tiêu điểm thì như bên trên em đã giải thích rồi: Nó là điểm hội tụ của ánh sáng khi có một chùm tia song song với trục quang học, chiếu qua thấu kính. Ngắn gọn lại, với các ống kính thì tiêu điểm chính là chỗ cái ảnh nó được tạo ra. Mà phàm đã là ống kính thì ảnh tạo ra phải nằm bên ngoài kích thước vật lý của ống (thì mới "hứng" được ảnh). Như vậy, tiêu cự của một ống kính bao giờ cũng lớn hơn, tối thiểu, là 1/2 kích thước từ đầu ống đến đít ống kính (kích thước vật lý của ống). Thế thì việc một ống kính có kích thước vật lý là 184 mm lại có tiêu cự tới 300mm thì có gì là khó hiểu đâu.

Cụ Libor nhớ cho em là tiêu cự được tính từ tâm quang học đến tiêu điểm. Mà nôm na, cái tiêu điểm nó luôn nằm ngoài ống kính. Vậy, khoảng cách từ tâm quang học đến tiêu điểm (khoảng cách này chính là tiêu cự) nó luôn phải dài hơn kích thước vật lý của ống là đúng roài còn giề.

@X5: Phải tin tưởng vào bạn chứ, :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Chú ý, Giáo sư Râm đang cà cuống, có tý cãi cùn...:21::21::21:
Em đảm bảo với cái lens 300mm này nếu lắp vào máy và đo từ sensor ra đến hết thấu kính ngoài cùng cũng chỉ đc cùng lắm là 230mm ----> tiêu điểm(tip nhầm, sửa lại: Tâm quang học) của cái lens này nằm bên ngoài ống, đằng trước ống kinh luôn! ĐỀ nghị giáo sư giải thích tiếp!
(giáo sư Râm trong khi giải thích thì chú ý đến cả thấu kính hội tụ, và thấu kính phân kỳ nhá! )
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Chú ý, Giáo sư Râm đang cà cuống, có tý cãi cùn...:21::21::21:
Em đảm bảo với cái lens 300mm này nếu lắp vào máy và đo từ sensor ra đến hết thấu kính ngoài cùng cũng chỉ đc cùng lắm là 230mm ----> tiêu điểm của cái lens này nằm bên ngoài ống, đằng trước ống kinh luôn! ĐỀ nghị giáo sư giải thích tiếp!
(giáo sư Râm trong khi giải thích thì chú ý đến cả thấu kính hội tụ, và thấu kính phân kỳ nhá! )
Nếu cụ Libor bảo em cãi cùn thì phải đưa ra dẫn chứng. Vấn đề là cụ xác định cái tâm quang học nó nằm ở đâu.

Tiêu điểm mà nằm ở đằng trước thì ảnh rơi đi đâu? Chán cụ quá. Em xin chỉnh lại cho cụ tý là: Cái tâm quang học có thể nằm ở đăng trước, bên ngoài ống kính. Chuyện này là bình thường (Không thì mấy cái ống super tele có tiêu cự 500, 600mm thì sao thế nào?). Đối với ống kính máy ảnh thì tiêu cự của nó chắc chắn là luôn nằm trên sensor luôn, không phải nghĩ ạ, :)), nếu cụ muốn ảnh nét.

Em xin lưu ý các cụ là: Tâm quang học có thể không nằm bên trong ống kính, nó có thể ở bất cứ chỗ nào trên trục quang học.

Với một thấu kính lồi đơn, nếu lấy dao mà bổ dọc trên xuống, rồi cắt ngang, giao nhau của hai đường này chính là tâm quang học. Nó nằm chính giữa thấu kình. Điều này không đúng với hệ thấu kính. Với hệ thấu kính, tâm quang học có thể ở bất cứ vị trí nào trên trục quang học, tùy theo cấu trúc của hệ, không nhất thiết phải nằm ở giữa thấu kính.

Một lần nữa, em lại xin nhắc lại, tiêu cự của một ống kính chính là khoảng cách từ tâm quang học đến sensor khi ống kính lấy nét ở vô cực.

Cụ Libor tìm được ví dụ phản biện nào thì em xin được hầu chuyện cụ típ ạ, :21:
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
11h44" :
Cái tâm quang học kia thì nó có thể nằm ở đầu, ở đít hoặc giữa đầu và đít của ống kính, tùy vào cái vòng focus ta xoay nó ở đâu (túm lại là em ko biết nó nằm ở chỗ nào với một ống kính nói chung).
12h49":
Em xin lưu ý các cụ là: Tâm quang học có thể không nằm bên trong ống kính, nó có thể ở bất cứ chỗ nào trên trục quang học.
Đề nghị GS Râm soạn lại giáo trình rồi lên đây bàn tiếp, mới có 1 giờ đồng hồ mà giáo trình đã thay đổi theo hướng phản biện của học viên! :21::21::21::21::21:
 
Chỉnh sửa cuối:

Billy

Xe máy
Biển số
OF-11506
Ngày cấp bằng
9/11/07
Số km
66
Động cơ
529,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các bác! Em là lính mới, nghe các bác trao đổi như vén mây mù thấy giờ xanh vậy. Em cũng mới tậu được cái máy từ chỗ bác Vũ Nhật, bác ý bẩu chụp ảnh dễ lắm, nghe vậy em mới mua, chứ biết nó phức tạp vầy...:ohmy:

Cám ơn các pác rất nhìu, em đã trót cưới em nó rùi nên cũng gắng rửa tai lau mắt nghe các bác giảng giải, mong có thể vác máy xông pha trận mạc như các bác được. Em loay hoay từ hôm mua đến nay mà phập phù quá, mụ vợ em bẩu không bằng cái máy tự động của mụ, lại đắt nữa chứ, các bác thấy thế có rầu không??? Mong các bác giúp em có câu trả lời cho mụ ý nhà em nhé! Em xin hậu tạ sau ạ!:6:
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
11h44" :

12h49":


Đề nghị GS Râm soạn lại giáo trình rồi lên đây bàn tiếp, mới có 1 giờ đồng hồ mà giáo trình đã thay đổi theo hướng phản biện của học viên! :21::21::21::21::21:
Em biết ngay mà, cụ đọc thì phải đọc cho nó kỹ nhá.
Tưởng dư lào, :21::21::21:

Cái tâm quang học kia thì nó có thể nằm ở đầu, ở đít hoặc giữa đầu và đít của ống kính, tùy vào cái vòng focus ta xoay nó ở đâu (túm lại là em ko biết nó nằm ở chỗ nào với một ống kính nói chung).

Cụ nhìn cho nó rõ nhá. Em đã nói là với một ống kính nói chung thì không thể xác định tâm quang học bằng ... mồm được, ke ke ke.

Cụ Lí còn câu hỏi nào thì cứ hỏi, em đi làm tý tennis đã. Từ nãy, đến giờ, cứ phải ngồi chờ phản biện, mệt quá, :D.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top