[Funland] Đêm trông người ốm ở Viện

thichrauxanh

Xe điện
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
4,609
Động cơ
127,152 Mã lực
Tuổi
33
Em thì vừa tự trông mình trong viện gần tháng trời. Vào viện mới thấy sức khỏe quý ntn, cố gắng để ko phải nằm viện là tốt nhất.
Chúc cụ khoẻ mạnh, đúng là vào viện mới thấy sợ. Nhưng tự trông đc mình là hạnh phúc hơn nhiều so vs ng cần ng khác trông rồi cụ nhỉ.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,120
Động cơ
129,249 Mã lực
Cảnh nhà neo người phải vào viện chăm con, cuối năm bao việc nghĩ cũng mệt mỏi thật. Em nghĩ nếu ruột thừa phải mổ thì nhanh ấy mà, tuần sau có vết mờ mờ gần rốn thôi, chả sao đâu.
 

logiha

Xe hơi
Biển số
OF-869523
Ngày cấp bằng
11/10/24
Số km
155
Động cơ
4,716 Mã lực
Đêm mất ngủ, em kể cho các cụ một chuyện mà đến giờ em vẫn ám ảnh. Năm 2011 vào trông người ốm, em hỏi chuyện người thân đang chăm một thằng bé giường bên cạnh. Nó ngồi sau xe máy bạn đèo, bạn đâm vào gốc cây trên đường Chùa Bộc, nó ngã ra đập đầu xuống đất bị gãy đốt sống và liệt toàn thân. Nhưng vẫn có thể nghe được, vẫn có cảm giác đau, vẫn di chuyển mắt được.

Mẹ nó khá trẻ, mới ba mấy tuổi thôi. Ban đầu vẫn vào chăm nó đều, nhưng kéo dài cả năm mà tình hình không có khả quan nên dần mẹ nó chán nản, hay bỏ ra ngoài làm việc.

Mấy lần mẹ nó quên thay tã lót, khiến nó bị nhiễm trùng bởi chính nước tiểu của mình trong tã lót ẩm lâu ngày không thay. Vết nhiễm trùng loét ra nhìn rất kinh.

Thỉnh thoảng thấy bố nó vào thăm nắm tay nói chuyện mà mắt nó đỏ hoe, chứng tỏ vẫn nhìn và nghe thấy mọi người nói chuyện được. Xong mấy lần y tá vào thay băng gạt cho mà nó rên ư ử, vẫn cảm nhận được đau.

Một thời gian sau em quay lại hỏi thăm y tá thì được biết là thằng cu đã qua đời vì nhiễm trùng máu và suy nội tạng. Trong 2 năm nó sống như địa ngục, như tù nhân trong chính cơ thể mình: không cử động được, không nói được, nhưng vẫn nhìn, nghe, và cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Đấy có lẽ là cái chết đau đớn, kéo dài và tệ nhất em từng biết. Người thân cũng kiệt quệ và chán nản, rất thương nhưng không biết phải làm sao. Bà mẹ vừa đáng trách mà đáng thương nhiều hơn.

Em vẫn nhớ tên cháu nó là Nguyễn Đình Long, sinh năm 1992, lúc mất là sinh viên năm nhất.
 

bixinh1803

Xe hơi
Biển số
OF-111644
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
159
Động cơ
385,187 Mã lực
Bố e cũng bị tai biến, 15-16 năm, bị lần đầu thì vẫn đi làm và chơi thể thao. Mấy năm cuối phải nằm im một chỗ, con cháu k ở cùng nên chủ yếu bàn tay mẹ em chăm sóc. Tình yêu thương bao la vô điều kiện và kiên nhẫn nghị lực phi thường. Mẹ em ko quen việc nặng vậy mà cõng bế, bố e mấy năm liền từ giường vào WC..., ngồi xe lăn đẩy cũng khó nên ít ngồi... Mà cõng bế người bệnh thì cụ biết, khó khăn và phải quen mới làm được. Chăm bố vất vả mà nét mặt rạng ngời, hiếm khi kể lể kêu ca cằn nhằn. Chăm đến những giây cuối cùng và bố em lịm dần đi từ từ trong lòng mẹ em lúc gần 2h đêm khuya
Bố em điều trị k gần 2 năm nay. 1 tuần 7 ngày thì 4 ngày trong viện, 3 ngày về nhà nằm bệt. 2 năm ấy mẹ em bỏ hết mọi việc chỉ đi theo chăm bố em từ ăn uống đến vệ sinh thân thể, có những lúc tác dụng phụ của thuốc làm cụ đi ngoài hơn 20 lần/ ngày thì đủ hiểu vất vả như thế nào. Cụ nói đúng, chỉ có thể là tình yêu thương bao la vô điều kiện và kiên nhẫn nghị lực phi thường.
 

Sakai Việt Nam

Xe điện
Biển số
OF-389903
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
2,979
Động cơ
285,198 Mã lực
Tuổi
46
Chia sẻ với cụ. Em chiến đấu với cụ bà nhà em 20 năm nay. 2 lần thắng K. Giờ tiếp tục chiến đấu với TUỴ.
Người bệnh mạnh mẽ thì ta kiên cường thôi.
IMG_7880.jpeg
 

nkafe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
308
Động cơ
7,890 Mã lực
Tuổi
30
Trông vài hôm, lại là mổ ruột thừa, bây giờ nó chỉ là bệnh vớ vẩn, thì có gì mà phải lo, vài hôm là về thôi.
Cách đây 20 năm ông nội em trong 5 năm đột quỵ lớn 3 lần, tai biến nhỏ không tính, ông già em quen ông trưởng khoa cấp cứu, lại bán cả nhà đi để chữa bệnh cho ông nội, thế là em nằm viện, khoa cấp cứu trông ông nội liên miên trong 5 năm luôn. Ông già em con một, chị gái thì lấy chồng rồi, em trai em thì làm công an công tác Đà Nẵng, thế là cứ tối tối cơm nước xong xuôi, tắm rửa chải đầu xong em lại vào viện. Mà chăm người tai biến, liệt người nó vất lắm các cụ ạ, máy tim, mạch lúc nào cũng phải cắm, máy hút đờm dãi lúc nào cũng phải kè kè, thuốc - ống thông phân lúc nào cũng sẵn sàng, bơm to phễu cho ăn lúc nào cũng phải dùng, dung dịch truyền cũng là người nhà thay luôn. Ngủ chả được tí nào, máy tim nó thỉng thoảng lại tút dài là bật dậy sờ nắm các kiểu rồi không biết làm sao lại phi ra đập cửa phòng y tá - lúc nào cũng bị chửi. Mà nằm phòng cấp cứu nó kinh lắm, thỉng thoảng lại có người chết ngay bên cạnh, lúc thì lại có ca bị chủ nợ nó đánh vỡ sọ - truyền máu hơn 10 đợt, mỗi đợt 20 triệu tiền máu - xong gia đình chả cố được ôm nhau khóc tu tu đợi con chết, hay những ca uống thuốc sâu tự tử - vào bác sỹ cho uống thuốc trung hoà để nôn ra - cả dẫy nhà sực mùi thuốc sâu - xong rồi thì vẫn quằn quại đứt ruột mà chết .... cứ gọi là chết liên miên, lia lịa .... Chán nhất là nhiều đêm một mình giữa đêm, xoè bàn tay đếm ngón tay xong rồi lẩm bẩm chả nhẽ đời mình cứ thế này, biết là chẳng có ai thay mình nên cứ ngồi đợi vậy đến sáng.

Em còn phải trông ở bệnh viện những vụ lìu tìu khác như ông già u tá tràng, vợ u giáp mổ, u buồng trứng mổ, em giai nhậu nhiều viêm tụy cấp, bà già vợ u dạ dầy mổ, ông già vợ đột quỵ, ông già vợ gãy sườn sương cắm phổi .... nhiều chả nhớ. Lần nào cũng vào nằm ở bệnh viện vài hôm.

So với cảnh trên thì hoàn cảnh trong con mổ ruột thừa quá nhàn. Con em cũng mổ ruột thừa ở Bạch Mai, mổ nội soi - nằm 2 đêm rồi về, sau khi trừ bảo hiểm còn phải thanh toán có 700K, sau đó bảo hiểm thân thể học sinh thanh toán cho 2,5 củ nữa thế là lãi được 1 củ 8, về liên hoan ăn mừng thế là xong.
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Trông vài hôm, lại là mổ ruột thừa, bây giờ nó chỉ là bệnh vớ vẩn, thì có gì mà phải lo, vài hôm là về thôi.
Cách đây 20 năm ông nội em trong 5 năm đột quỵ lớn 3 lần, tai biến nhỏ không tính, ông già em quen ông trưởng khoa cấp cứu, lại bán cả nhà đi để chữa bệnh cho ông nội, thế là em nằm viện, khoa cấp cứu trông ông nội liên miên trong 5 năm luôn. Ông già em con một, chị gái thì lấy chồng rồi, em trai em thì làm công an công tác Đà Nẵng, thế là cứ tối tối cơm nước xong xuôi, tắm rửa chải đầu xong em lại vào viện. Mà chăm người tai biến, liệt người nó vất lắm các cụ ạ, máy tim, mạch lúc nào cũng phải cắm, máy hút đờm dãi lúc nào cũng phải kè kè, thuốc - ống thông phân lúc nào cũng sẵn sàng, bơm to phễu cho ăn lúc nào cũng phải dùng, dung dịch truyền cũng là người nhà thay luôn. Ngủ chả được tí nào, máy tim nó thỉng thoảng lại tút dài là bật dậy sờ nắm các kiểu rồi không biết làm sao lại phi ra đập cửa phòng y tá - lúc nào cũng bị chửi. Mà nằm phòng cấp cứu nó kinh lắm, thỉng thoảng lại có người chết ngay bên cạnh, lúc thì lại có ca bị chủ nợ nó đánh vỡ sọ - truyền máu hơn 10 đợt, mỗi đợt 20 triệu tiền máu - xong gia đình chả cố được ôm nhau khóc tu tu đợi con chết, hay những ca uống thuốc sâu tự tử - vào bác sỹ cho uống thuốc trung hoà để nôn ra - cả dẫy nhà sực mùi thuốc sâu - xong rồi thì vẫn quằn quại đứt ruột mà chết .... cứ gọi là chết liên miên, lia lịa .... Chán nhất là nhiều đêm một mình giữa đêm, xoè bàn tay đếm ngón tay xong rồi lẩm bẩm chả nhẽ đời mình cứ thế này, biết là chẳng có ai thay mình nên cứ ngồi đợi vậy đến sáng.

Em còn phải trông ở bệnh viện những vụ lìu tìu khác như ông già u tá tràng, vợ u giáp mổ, u buồng trứng mổ, em giai nhậu nhiều viêm tụy cấp, bà già vợ u dạ dầy mổ, ông già vợ đột quỵ, ông già vợ gãy sườn sương cắm phổi .... nhiều chả nhớ. Lần nào cũng vào nằm ở bệnh viện vài hôm.

So với cảnh trên thì hoàn cảnh trong con mổ ruột thừa quá nhàn. Con em cũng mổ ruột thừa ở Bạch Mai, mổ nội soi - nằm 2 đêm rồi về, sau khi trừ bảo hiểm còn phải thanh toán có 700K, sau đó bảo hiểm thân thể học sinh thanh toán cho 2,5 củ nữa thế là lãi được 1 củ 8, về liên hoan ăn mừng thế là xong.
Ông này mới đích thị là Bố của các thể loại trông BV =)). Trông liền 5 năm mà ngày nào cũng thế thì kinh dồi =)).
 

nkafe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
308
Động cơ
7,890 Mã lực
Tuổi
30
Ông này mới đích thị là Bố của các thể loại trông BV =)). Trông liền 5 năm mà ngày nào cũng thế thì kinh dồi =)).
5 năm, gần như là liên tục đó. Nhiều kỷ niệm buồn mà em chẳng muốn kể, có những việc nhớ đến là buồn tê tái cả người. Vì 5 năm đó em chuyển việc từ kinh doanh sang lập trình, thay vì lấy vợ là một em nhân viên ngân hàng xinh đẹp thì là lấy một em y tá học trung cấp mặt búng ra sữa. Thay đổi cả cuộc đời.
 

Bebon

Xe điện
Biển số
OF-86082
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
2,299
Động cơ
621,900 Mã lực
Nơi ở
Yên hòa, Cầu giấy
3 năm nay em cũng liên tục trông người nhà trong viện. 2022 mẹ em bị K thận phải mổ cắt, sau đó bị sốc phản vệ nên phải đặt nội khí quản nằm ở khoa hồi sức tích cực hơn chục ngày. Thuê người trông cơ mà vẫn phải thay nhau trông đêm vì sợ biến chứng vì bà đã 80 rồi. 2023 thì bệnh bà tái phát, cứ 3 tuần phải nhập viện hoá trị 1 lần nên cũng thay nhau mất mấy tháng. Đến cuối 2023 bà qua đời thì đầu 2024 đến lượt ông lại đặt sten liền 4 cái ở bệnh viện Tim Hà Nội. Đợt đó ông anh trai em bị ốm nên em toàn trông đêm. Tuần trước đến lượt bác cả bị viêm đại tràng cấp nên em lại khăn gói vào Hồng Ngọc trông đêm. May là Hồng Ngọc có chỗ nằm nghỉ ngơi thoải mái nên cũng nhẹ nhàng. Thôi cứ nghĩ đời người ai cũng phải trải qua vậy cho nhẹ nhàng các cụ nhỉ.
 

sweet dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-867972
Ngày cấp bằng
15/9/24
Số km
311
Động cơ
4,304 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Paradise
Trông vài hôm, lại là mổ ruột thừa, bây giờ nó chỉ là bệnh vớ vẩn, thì có gì mà phải lo, vài hôm là về thôi.
Cách đây 20 năm ông nội em trong 5 năm đột quỵ lớn 3 lần, tai biến nhỏ không tính, ông già em quen ông trưởng khoa cấp cứu, lại bán cả nhà đi để chữa bệnh cho ông nội, thế là em nằm viện, khoa cấp cứu trông ông nội liên miên trong 5 năm luôn. Ông già em con một, chị gái thì lấy chồng rồi, em trai em thì làm công an công tác Đà Nẵng, thế là cứ tối tối cơm nước xong xuôi, tắm rửa chải đầu xong em lại vào viện. Mà chăm người tai biến, liệt người nó vất lắm các cụ ạ, máy tim, mạch lúc nào cũng phải cắm, máy hút đờm dãi lúc nào cũng phải kè kè, thuốc - ống thông phân lúc nào cũng sẵn sàng, bơm to phễu cho ăn lúc nào cũng phải dùng, dung dịch truyền cũng là người nhà thay luôn. Ngủ chả được tí nào, máy tim nó thỉng thoảng lại tút dài là bật dậy sờ nắm các kiểu rồi không biết làm sao lại phi ra đập cửa phòng y tá - lúc nào cũng bị chửi. Mà nằm phòng cấp cứu nó kinh lắm, thỉng thoảng lại có người chết ngay bên cạnh, lúc thì lại có ca bị chủ nợ nó đánh vỡ sọ - truyền máu hơn 10 đợt, mỗi đợt 20 triệu tiền máu - xong gia đình chả cố được ôm nhau khóc tu tu đợi con chết, hay những ca uống thuốc sâu tự tử - vào bác sỹ cho uống thuốc trung hoà để nôn ra - cả dẫy nhà sực mùi thuốc sâu - xong rồi thì vẫn quằn quại đứt ruột mà chết .... cứ gọi là chết liên miên, lia lịa .... Chán nhất là nhiều đêm một mình giữa đêm, xoè bàn tay đếm ngón tay xong rồi lẩm bẩm chả nhẽ đời mình cứ thế này, biết là chẳng có ai thay mình nên cứ ngồi đợi vậy đến sáng.

Em còn phải trông ở bệnh viện những vụ lìu tìu khác như ông già u tá tràng, vợ u giáp mổ, u buồng trứng mổ, em giai nhậu nhiều viêm tụy cấp, bà già vợ u dạ dầy mổ, ông già vợ đột quỵ, ông già vợ gãy sườn sương cắm phổi .... nhiều chả nhớ. Lần nào cũng vào nằm ở bệnh viện vài hôm.

So với cảnh trên thì hoàn cảnh trong con mổ ruột thừa quá nhàn. Con em cũng mổ ruột thừa ở Bạch Mai, mổ nội soi - nằm 2 đêm rồi về, sau khi trừ bảo hiểm còn phải thanh toán có 700K, sau đó bảo hiểm thân thể học sinh thanh toán cho 2,5 củ nữa thế là lãi được 1 củ 8, về liên hoan ăn mừng thế là xong.
nghe trường hợp này mới thấy chị cháu vẫn sướng chán :|. Cháu thắc mắc là bác cân bằng giữa việc đi làm với việc chăm sóc như thế nào vậy ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

vieteuro

Xe lăn
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
10,085
Động cơ
27,832 Mã lực
Nói chung ở mình các bệnh viện giờ hay có dạng giường cao cấp, theo yêu cầu này nọ nhưng rất ít bệnh viện chăm bệnh nhân toàn diện. Do đó gia đình vẫn phải có người trông hoặc thuê giúp việc. Vừa mệt mỏi vừa lo lắng. Em thấy nhiều cảnh các cụ rất cao tuổi và nhiều bệnh nhưng ở xa, về Hà nội rồng rắn 3-4 người toàn trụ cột gia đình phải theo về chăm. Nghĩ về phương diện tình cảm thì ok, còn phương diện đóng góp của cải vật chất trong xã hội đúng là nếu nhiều người ốm thì đất nước nghèo đi kinh khủng.
Kéo lùi kinh tế gia đình mất vài năm nếu bệnh hiểm nghèo
Sử dụng dịch vụ lại ko yên tâm lắm :((
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,742
Động cơ
294,855 Mã lực
5 năm, gần như là liên tục đó. Nhiều kỷ niệm buồn mà em chẳng muốn kể, có những việc nhớ đến là buồn tê tái cả người. Vì 5 năm đó em chuyển việc từ kinh doanh sang lập trình, thay vì lấy vợ là một em nhân viên ngân hàng xinh đẹp thì là lấy một em y tá học trung cấp mặt búng ra sữa. Thay đổi cả cuộc đời.
Duyên số cụ nhỉ , giờ cụ vẫn hài lòng với lựa chọn "em y tá" hay nuối tiếc "em ngân hàng" ?
 

vieteuro

Xe lăn
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
10,085
Động cơ
27,832 Mã lực
Ở Ta mới có món người nhà dặt dẹo ở viện khi có người nằm viện, chứ bên kia thì cứ vào viện bác sĩ, y tá chăm hết. Như ta đợt dịch covid cũng hay, ng nhà cứ ung dung ở nhà mà ngủ
Viện tư nhiều bệnh lại ứ chữa được mới nhọc
 

vieteuro

Xe lăn
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
10,085
Động cơ
27,832 Mã lực
Mấy năm Covid em cũng phải vào viện chăm người thân ốm đau:
- Đầu tiên là bà nội em - đầu tháng 4/2020. Bà nội em hồi đó 92 tuổi, phải thay khớp háng ở BV Hà Đông. Bà em nằm tổng cộng 9 ngày (em ngủ đêm & trông 4 ngày đầu tiên sau đó trông ngày), khi về thì cụ ngồi xe, tập rồi vẫn đi lại được. Nhưng cụ ngã đúng đêm giao thừa/sáng sớm mùng 1 Tết 2022 rồi mất tháng 11 âm lịch cùng năm.
- Vợ em nằm viện Phụ sản TW giữa tháng 3/2021, phải hút dịch ở phổi và lồng ngực được hơn 3 lít dịch. Khi đó 1 mình em phải chạy đi chạy lại chăm vợ trong vòng 7 ngày vì quy định lúc đó chỉ dc phép 1 ng chăm nom.
- Căng nhất là mẹ em mổ sỏi thận ở BV GTVT do bà khám chữa theo bảo hiểm ở đây. Bà nhập viện 26/7/21 thì 27/7/21 mổ. Đó là đợt dịch căng nhất ở HN. 2 mẹ con phải trong viện 9 ngày, không được thay người trông. Em nhớ bà mổ xong, đến ngày thứ 3 mới có cơm trắng ở viện để ăn (mà cơm này mang từ BV Phụ sản HN & Nhi mang sang, trong BV GTVT không tổ chức nấu để cách ly theo quy định). Lúc chưa có cơm trắng ăn, em toàn phải mua trộm mỳ tôm xào & cơm rang để 2 bà con ăn ở mấy quán ở phía cổng BV (đường Láng). Mất mấy ngày sau có quan hệ, nhờ vả, quà cáp mấy đồng chí bảo vệ mới mua được ít trái cây mang vào.
Những lúc đó mới thấy sức khỏe của người thân và bản thân mình quan trọng đến mức nào. Ở hoàn cảnh đó, cầm cả nắm tiền trong tay cũng không thấy có mấy giá trị gì cả các cụ ah!
Nhà em cũng có người thân mắc covid đợt gần hết giãn cách
Tiền cả đống nhưng cũng chỉ nhìn người thân qua hình ảnh và video
Cuối cùng người thân cũng không qua khỏi phải đi hỏa táng.chẳng được nhìn lần cuối nốt .xót xa lắm cụ ạ
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,865
Động cơ
436,674 Mã lực
Nơi ở
HN
Nhà có người đi viện (ko phải bệnh thập tử nhất sinh) thì cứ có money cùng với tổ chức công việc hợp lý thì cũng ko đến nỗi khủng khiếp lắm. Với em, việc vẫn xử lý đc là việc nhỏ. Bệnh chữa đc là bệnh vặt. Cầu trời để gia đình người thân của em ko bị những bệnh nghiêm trọng.
Đợt còn covid, buổi tối 7h thằng con e kêu đau bụng bên phải. Em cho con uống 1 cốc nước đường, bảo con tự theo dõi, nếu đỡ đau thì là đau bụng giun, nếu ko đỡ thì khả năng cao là ruột thừa, mẹ sẽ đưa đi viện. Đến 9h chàng bảo đau hơn mẹ ạ. Em cho con vào đh Y. Đợt đó 1 bệnh nhân chỉ đc 1 ng nhà, nên chỉ mình em cùng con vào phòng cấp cứu. Chụp choẹt xét nghiệm thì đúng là ruột thừa. Bs cho con dùng giảm đau, cậu ngủ tít cả đêm nên ko mất sức. Em cũng nhảy lên cái băng ca bên cạnh ngủ chập chờn nhưng đỡ mệt hơn thức trắng. 6h sáng hôm sau con tươi cười vẫy tay chào bố mẹ để vào phòng mổ. Tầm hơn 1 tiếng thì ra. Hôm sau xuất viện luôn. Em chỉ lo trong hơn 1 tiếng nó vào mổ. Mổ xong ổn thì e hết lo.
Còn vài lần người nhà mổ ở Việt Đức những bệnh ko quá nghiêm trọng, em sắp xếp người chăm chia ca hợp lý. Nếu chăm bệnh nhân vất vả thì em thuê thêm 1 người trông (600k/ngày), còn ng nhà giám sát và hỗ trợ, ko để ai bị quá tải.
Riêng em, khi đi trông bệnh - người nhà e cứ mổ là chỉ vào Việt Đức, em rất mừng là viện gần nơi đông vui nhất HN - em luôn dành bữa trưa và bữa tối để tái tạo năng lượng. Em sẽ thong thả đi bộ xuyên qua ngõ Huyện để sang bờ hồ, vào quán sang chảnh gọi đồ ăn thật ngon, ăn uống thong thả, mơ màng ngắm hồ. Sau đó em thong thả quay trở lại viện để tiếp tục chăm bệnh. Ko âu lo và cũng ko vội vã.
Cũng có 1 số lần khác các cụ nhà e mổ ở viện K, em cũng phân công khoa học để tối ưu nhân lực và thời gian. Nên cái sự vất vả cũng giảm đi đáng kể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sakai Việt Nam

Xe điện
Biển số
OF-389903
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
2,979
Động cơ
285,198 Mã lực
Tuổi
46
Cảnh đêm
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,617
Động cơ
428,391 Mã lực
Các cụ mua cái miếng cuộn tròn rộng 50-60cm mang đi khá gọn. Tiện đâu thì trải ra nằm thẳng lưng cho đỡ mệt.
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,488
Động cơ
83,712 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Ở Ta mới có món người nhà dặt dẹo ở viện khi có người nằm viện, chứ bên kia thì cứ vào viện bác sĩ, y tá chăm hết. Như ta đợt dịch covid cũng hay, ng nhà cứ ung dung ở nhà mà ngủ
Vào mấy cái viện tư thì cũng ung dung mà cụ.
Bây giờ e thấy có dịch vụ chăm sóc NB rồi đấy ạ, tầm gần củ/ ngày thì phải.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,546
Động cơ
77,258 Mã lực
Em con 1 bố ốm, mẹ đau, vợ sinh, con nằm viện mình em cân tất nên lúc nào em cũng phải cân đối sức khoẻ mình trong trạng thái ổn nhất. Có người nhà nằm viện là em lập tức thuê người dù tối em vẫn vào trông những hôm đầu (để còn có thể chợp mắt được). Lúc nào em cũng sẵn một bộ balo đủ từ lương khô, vitamin, máy pha cafe, túi ngủ di động để có việc (trong đó có việc vào viện) là lên đường. Cái gì bỏ chi phí để giảm công sức là em bỏ. Ơn giời đến giờ em vẫn cân được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top