Nội dung em ấy gọi điện vay tiền là lời khai của lão V bác ợ. Em này không phải đánh bùn sang ao mà chỉ là công nhận một điều hiển nhiên là hàng tháng nhận tiên, quà... đen cái là gặp phải tên bần tiện thôi.
Em có thể hỏi ngược quan tòa là hàng tháng ngài ting ting vào tk vợ mà không ghi nội dung thì ra tòa có được công nhận là tiền cho vợ vay không???
Cụ toàn nói cảm tính , ra tòa giấy trắng mực đen, án tại hồ sơ hết, cãi vào mắt.
Quan hệ vợ chồng là quan hệ có ràng buộc về mặt pháp lý, nên tính sở hữu nó khác với các mối quan hệ khác không ràng buộc về mặt pháp lý. Tài sản hình thành chung trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là tài sản chung, có tranh chấp sau ra tòa quyết. Còn nếu là tiền riêng của cá nhân, khi góp vào hoặc đưa cho vợ/chồng với mục đích nào đó ( xây nhà, mua xe, đóng cổ phần công ty... chẳng hạn) thì phải có biên bản xác nhận đây là tiền riêng, được cả hai thống nhất và đồng ý. Thì sau này có tranh chấp xảy ra tòa sẽ phân chia theo biên bản, tiền và tài sản ông nào đóng thì ông ấy giữ.
Còn ra ngoài xã hội, ai đó đưa tiền cho cụ mà không nói gì, và không có cam kết bằng văn bản là cho + tặng hoặc thậm chí cam kết bằng mồm ( phải có người thứ 3 làm chứng ) thì đương nhiên số tiền đó vẫn là của người ta. Người ta đưa cụ cầm hộ thôi, khi nào đòi lại cụ phải chấp nhận. Thế nên ai đưa cho mình cái gì đừng có nhận bừa, nếu nhận thì phải bắt thằng đưa nó cam kết cho tặng hẳn hoi thì đấy mới chính thức là tài sàn của mình.
Quay chở lại vụ án thì em kia không hề có bằng chứng chứng minh là ông kia CHO tiền mình, tòa xử như vậy là chính xác. Cha nội kia cũng tỉnh lắm, chuyển tiền cho vay từ 1 tài khoản khác với tài khoản CHO chi tiêu hàng tháng. Còn cái vụ có phải vay tiền thật hay không thì chỉ có người trong cuộc là rõ nhất. Người ngoài và tòa chỉ căn cứ vào chứng cứ và pháp luật để đánh giá trên phương diện pháp lý.
" TAND huyện Phong Điền cho rằng, việc bị đơn thừa nhận có nhận của nguyên đơn hơn 2,9 tỷ đồng
là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng Dân sự.
Theo HĐXX, nguyên đơn là chủ sở hữu số tiền trên, đã chuyển giao cho bị đơn thông qua giao dịch dân sự, nên có quyền đòi lại tài sản.
Trong những lần chuyển khoản (từ tháng 4 đến 7/2023), ông Vương sử dụng số tài khoản khác và không thể hiện các nội dung chuyển khoản như những lần trước đó (là cho Linh).
Linh cho rằng số tiền này ông Vương cho cô để mua ôtô, mua xe điện, chi xài cá nhân; khi mua ôtô có ông này đi cùng
nhưng không có chứng cứ chứng minh ông mua xe tặng cô. Trong khi đó, các giao dịch (mua xe) không phải do ông Vương thực hiện. Như vậy, Linh không chứng minh được sự tự nguyện của ông Vương cho mình số tiền này.
"Không thể căn cứ vào các chứng cứ bị đơn cung cấp (những lần chuyển khoản năm 2020-2022) mà suy đoán nguyên đơn chuyển tiền (năm 2023) là để tặng cho", bản án sơ thẩm nêu. Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vương, buộc Linh phải trả lại 2,5 tỷ đồng còn lại.