- Biển số
- OF-189822
- Ngày cấp bằng
- 15/4/13
- Số km
- 12,549
- Động cơ
- 508,482 Mã lực
đàn ông gì mà lúc dụ dỗ thì đưa tiền, no xôi chán chè thì đòi lại! lừa đảo
Ra toà người ta ko quan tâm mấy thứ vớ vẩn như cụ đang trình bày đâu
quy định tại văn bản nào?Cụ nói án tại hồ sơ mà mở mồm ra vẫn cãi luật được nhỉ? )
Luật sinh ra là để bảo vệ chủ sở hữu tài sản. Giờ có người đến vất cái xe máy của họ vào sân nhà cụ. Cụ khăng khăng đấy là xe của cụ thì mời cụ cho chứng cứ nhé. Người chủ xe ( có giấy tờ xe) họ không có nghĩa vụ phải chứng minh đấy không phải là xe của cụ.
Vãi cụ, cái giấy tờ xe chính là cái chứng minh đấy còn gì.Người chủ xe ( có giấy tờ xe) họ không có nghĩa vụ phải chứng minh đấy không phải là xe của cụ.
Lên phường mà hỏi. Xàmquy định tại văn bản nào?
Họ ko thích thì họ đòi lại đấy, làm j đc nhauđàn ông gì mà lúc dụ dỗ thì đưa tiền, no xôi chán chè thì đòi lại! lừa đảo
Sthd là mình soạn thảo hợp đồng hở kụ. Kiểu dư lày thì dư lày. Sau mấy năm mí sang tên xe kiểu vậy. Mà em thấy chỉ xe là mòn chứ cái ấy chả mòn gièđàn ông gì mà lúc dụ dỗ thì đưa tiền, no xôi chán chè thì đòi lại! lừa đảo
Các mợ họ đào thợ mỏ dần thấy cũng khó nhai các kụ đại jazzz. Đầu họ tuyền sỏiLên phường mà hỏi. Xàm
Họ ko thích thì họ đòi lại đấy, làm j đc nhau
Cứ đúng pháp luật mà phệt cho nhấc người
Thì thế, người ta đã giơ cái giấy tờ xe ra rồi mà ông chủ nhà vẫn cãi là xe này mày cho tao rồi ))Vãi cụ, cái giấy tờ xe chính là cái chứng minh đấy còn gì.
Cụ thế này là ko biết rồi.Em mà là gái, là em cứ bắt đưa tiền mặt cầm nó mới phê. Khi nhận tiền đề phòng đối phương ghi âm, ghi hình, nói năng ưỡm ờ, cài cắm đặt bẫy là luôn mồm õng ẹo bầu anh còn nợ em tỷ lọ, tỷ kia rồi cả tận ngàn vàng, … cho nó khóc tiếng mán luôn á
Tưởng dề, hoá ra cũng nói mồmLên phường mà hỏi. Xàm
Họ ko thích thì họ đòi lại đấy, làm j đc nhau
Cứ đúng pháp luật mà phệt cho nhấc người
Gái ngành khác với sugar bb và khác với cái gọi là người yêu (ít ra là trong tư tưởng)Tính nhẩm 3000 triệu, gửi bank xong cầm tiền lãi đi nuôi bấy bì thì tuần làm đôi nháy đều đều cũng gãy mẹ nó chim mà gốc còn nguyên, sao nhiều ông cứ chọn giải pháp phức tạp thể nhỉ
quy định tại văn bản nào?
em mới gõ google, cũng chưa đọc hết, cmt trước rồi đọc từ từ
Điều 92 BLTTDS 2015 quy định về những tình tiết, sự kiện đương sự không phải chứng minh
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, khi những tình tiết, sự kiện mà đương sự đưa ra để chứng minh cho yêu cầu của mình được các đương sự khác thừa nhận hoặc ngay bản thân tình tiết, sự kiện đó đã hàm chứa sẵn giá trị chứng minh thì đương sự có thể được loại trừ nghĩa vụ chứng minh. Thực tế, quy định này nhằm loại bỏ những hoạt động chứng minh không cần thiết có thể làm mất thời gian của đương sự và tòa án.
Thứ nhất, nhóm tình tiết, sự kiện mà bản thân nó đã chứa đựng sự thật khách quan, bao gồm: Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được tòa án thừa nhận (phải là những tình tiết, sự kiện có tính khách quan). Những tình tiết, sự kiện được xác định trong bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoặc những tình tiết, sự kiện đã được ghi nhận trong văn bản công chứng, chứng thực hợp pháp.
Thực tế cho thấy, do sai lầm trong hoạt động công chứng, chứng thực hoặc việc ngụy tạo văn bản công chứng, chứng thực đã làm cho giá trị khách quan của văn bản này không được bảo đảm. Để khắc phục hạn chế đó cũng như bảo đảm sự công bằng trong hoạt động chứng minh của nguyên đơn, Điều 92 BLTTDS 2015 bổ sung quy định: “Nếu có dấu hiệu nghi ngờ tính đúng đắn của văn bản công chứng, chứng thực thì thẩm phán có quyền yêu cầu đương sự hoặc cơ quan công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính”.
Thứ hai, là nhóm những tình tiết, sự kiện mà bị đơn thừa nhận hoặc không phản đối (trong trường hợp vụ án có người đại diện tham gia thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện).
Hoạt động thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau:
Cung cấp chứng cứ là một trong các biện pháp chứng minh của đương sự: Việc xác định nghĩa vụ chứng minh của đương sự thông qua việc thu thập chứng cứ và cung cấp cho Tòa án được thể hiện rõ tại Điều 6 BLTTDS. Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ được thực hiện ngay từ khi khởi kiện, đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh bằng việc phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo quy định tại Điều 189 BLTTDS; bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhận được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có) theo quy định tại Điều 199 BLTTDS
Điều 96 quy định về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự; quy định tại khoản 8 Điều 272 BLTTDS về việc người kháng cáo phải gửi cho Toà án tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp... BLTTDS cũng đã có những quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn bảo đảm cho các đương sự chủ động thực hiện được quyền, nghĩa vụ chứng minh của họ trong các hoạt động nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Chẳng hạn, tại phiên tòa các bên đương sự được tham gia trình bày yêu cầu, bổ sung ý kiến, tham gia hỏi, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh xem xét vật chứng, tham gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh luận của họ không hạn chế (từ Điều 247 đến Điều 260 BLTTDS)…
Để bảo đảm cho đương sự thực hiện được nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và Tòa án có đầy đủ chứng cứ để giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ, việc dân sự thì BLTTDS đã quy định về nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tại Điều 7, theo đó: cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự chứng cứ, tài liệu mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.
Đương sự chủ động trong hoạt động chứng minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; ngoài ra để đương sự thực hiện hiệu quả hoạt động chứng minh BLTTDS đưa ra các công cụ hỗ trợ như: trách nhiệm của Tòa án trong việc hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ; nguyên tắc về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Dựa trên hoạt động chứng minh của đương sự là cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết chấp nhận hoặc không chấp nhận các yêu cầu. Bằng năng lực bản thân và nhờ hỗ trợ của các công cụ khác theo quy định, trong trường hợp đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ các chứng cứ thì đương sự phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó theo quy định tại khoản 4 Điều 91 BLTTDS “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.”
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tạo cơ chế bình đẳng về địa vị pháp lý cho các đương sự tham gia tố tụng, cho phép các đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự không chỉ đặt ra đối với đương sự đưa ra yêu cầu mà còn đối với đương sự phản đối yêu cầu. Đương sự phản đối yêu cầu phải chứng minh để làm rõ vấn đề: tại sao không chấp nhận yêu cầu của đối phương và muốn bác bỏ yêu cầu đó. Đương sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình bằng việc thu thập chứng cứ mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với kế hoạch và điều kiện chủ quan của mình, không bị ràng buộc thúc ép hay phải tuân theo một sự chỉ đạo hay điều khiển của bất cứ cơ quan nào, tổ chức nào. Đương sự chỉ có một sức ép duy nhất là nếu trong thời hạn tố tụng được quy định mà không chủ động thu thập được các chứng cứ một cách đầy đủ, khách quan thì có thể sẽ không chứng minh được yêu cầu của mình đã đề ra.
Hoàn thiện quy định pháp luật
Từ thực tiễn hiện nay trước tình hình thiên tai lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở một số địa phương thời gian qua và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay, nhất là trong bối cảnh thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly, nhiều vụ việc dân sự gặp khó khăn, bị trì hoãn do đương sự gặp khó khăn trong việc tham gia tố tụng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình. Nhiều vụ việc đã phải gia hạn thời hạn giải quyết, tuy nhiên đương sự vẫn không thể thực hiện được việc đưa ra các chứng cứ đầy đủ để giải quyết toàn diện, triệt để vụ việc. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật thì khi đương sự không đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì Tòa án đưa ra phán quyết trên cơ sở những chứng cứ đã thu thập, điều này có thể gây bất lợi đối với đương sự. Hiện tại, không có quy định cho phép tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh”.
Thiết nghĩ, việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh mà đương sự không thể thực hiện được việc cung cấp chứng cứ chứng minh sẽ tạo cơ sở pháp lý làm căn cứ giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên; đồng thời, bảo đảm tốt hơn cho đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình trong các trường hợp này, bởi vì khi việc thu thập chứng cứ không thể tiến hành, hoạt động chứng minh chưa toàn diện vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh mà đương sự không thể thực hiện được việc cung cấp chứng cứ chứng minh thì theo yêu cầu của đương sự, cơ quan tiến hành xem xét để ra quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục theo dõi, quản lý vụ việc tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật; tránh việc giải quyết vụ việc không toàn diện, chưa đủ cơ sở.
Đồng thời, để bảo đảm áp dụng thống nhất, chặt chẽ, tránh lạm dụng, tạo thuận lợi cho việc thi hành cần có sự hướng dẫn cụ thể. Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ phải cân nhắc, xem xét thận trọng khi quyết định áp dụng căn cứ này đối với từng trường hợp cụ thể, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến giải quyết vụ việc khi được tiếp tục giải quyết./.
Cùn toàn nói linh tinh. Dân tuý kiểu chí phèo à.Đấy BumYth . Tất cả các trường hợp cụ nêu đều không đúng với vụ án này. Có nghĩa Vương đại gia phải chứng minh tiền đấy là cho vay. Nhưng đại gia không chứng minh được và toà vẫn kết luận đại gia đúng!
đàn ông gì mà lúc dụ dỗ thì đưa tiền, no xôi chán chè thì đòi lại! lừa đảo
Mồm mà phải trả lại tiền thì ai cũng mồm thôiTưởng dề, hoá ra cũng nói mồm
Đáng bàn thật.. vì nếu chứng từ chuyển tiền có kèm theo các giấy tờ vay nợ thì Tòa mới có căn cứ để xử trả lại.. còn chuyển mà nội dung không có hoặc chỉ ghi chung chung không có giấy tờ kèm theo thì căn cứ nào để buộc cô này vào trường hợp vay nợ và phải trả..Kết quả xét xử này cũng đáng bàn. Nếu giao dịch nào, sau vài năm, bên chuyển cũng quay lại đòi bên nhận trả lại, vì lý do đó là tiền "cho vay". Khi đó nếu bên nhận không đưa ra chứng cứ gì là lý do của giao dịch kia (do không lưu, hoặc đã hủy bỏ chứng cứ) thì kể như xác định nộp tiền.