[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
Mời các cụ tham khảo thêm bài viết này. Bài dài nhưng rất hay, để các cụ hiểu rõ ý nghĩa của câu " Tiên học Lễ, hậu học Văn "


Học “lễ” và học “văn”?

Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào những năm 80 thế kỷ 20, nhà giáo dục học Nguyễn Lân bị “đấu tố” vì nêu khẩu hiệu cũ Tiên học lễ, hậu học văn.
Nhưng qua thời gian, khẩu hiệu ấy được chấp nhận, nhiều trường trưng lên ngay ngoài cổng. Năm ngoái, cô giáo hiệu trưởng một trường PTTH ở Kiến An đã biên soạn cuốn Tập bài đạo đức để giải thích chữ lễ trong câu Tiên học lễ…
Cho lễ nghĩa là đạo đức. Ý đồ của cô thì tốt, nhưng trình độ hiểu biết còn non, chất lượng sách kém nên bị thu hồi. Hai sự việc trên xảy ra cách nhau ba chục năm. Điều này chứng tỏ lễ và văn vẫn là vấn đề thời sự của giáo dục. Trước khi phê phán hay tán thành Tiên học lễ, hậu học văn, có lẽ nên tìm hiểu thêm lễ là gì, văn là gì? Ý nghĩa câu đó áp dụng vào hoàn cảnh xã hội của từng thời kỳ lịch sử có thể khác nhau.
Ý nghĩa cổ điển của lễ và văn:
Lễ là một khái niệm cơ bản của Khổng học và có một cơ sở lý luận phức tạp.
Nghĩa gốc của lễ là hình thức cúng tế, cầu thần ban phúc, nghĩa rộng là những quy tắc cho đời sống chung trong một cộng đồng xã hội (như cưới xin, ma chay, thăm hỏi, quan hệ chính quyền, làng xóm, gia đình, họ hàng…), lối cư xử hàng ngày (lời nói, cử chỉ, thái độ) trong các mối quan hệ ấy. Theo Nho giáo, lễ để thể hiện trật tự của trời đất. Trời đất và xã hội có trên có dưới, cần có lễ để phân biệt tôn ti trật tự. Lễ nhằm ngăn cản những cá nhân có hành vi và tình cảm không thích đáng với vị trí của mình (cha mẹ ra cha mẹ, con cái ra con cái, thầy ra thầy, trò ra trò…). Nhà toán học và Việt Nam học Hoàng Xuân Hãn nhấn mạnh: “Lễ là một từ thường bị dịch sai (ngoài nghĩa cúng tế, nghi lễ), lễ chỉ sự ứng xử với nhau một cách phù hợp với những quy tắc về nề nếp thanh lịch, lễ tiết” (Toàn tập La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn). Như vậy, lễ là ứng xử, thái độ bên ngoài để thể hiện cái bên trong, là nội hàm của chữ văn. Cô giáo ở Kiến An hiểu lễ là đạo đức, đã nhầm cái bên ngoài với cái bên trong.
Vậy khái niệm văn là gì?
Chữ văn có nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu khái quát là đạo trời, đạo Khổng (thể hiện trong Tứ thư và Ngũ kinh). Từ điển Dictionnaire Annamite Chinois Francais của linh mục G.Hue cho là có trường hợp văn đồng nghĩa với văn hoá, văn hiến, văn minh (mà của Trung Quốc là đạo Khổng).
Tóm lại, câu Tiên học lễ, hậu học văn nghĩa gốc là phải ứng xử lễ phép đối với thầy trước đã, trước khi học chữ để tiếp thu đạo thánh hiền (văn).
Những nhà lý học đời Tống đã thần thánh hoá đạo Khổng khiến cho quan hệ thầy trò trở nên thiêng liêng (trong tam cương: quân, sư, phụ). Chữ lễ đối với thầy gần mang tính tôn giáo.
...................."
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,314
Động cơ
551,788 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Mời các cụ tham khảo thêm bài viết này. Bài dài nhưng rất hay, để các cụ hiểu rõ ý nghĩa của câu " Tiên học Lễ, hậu học Văn "


Học “lễ” và học “văn”?

Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào những năm 80 thế kỷ 20, nhà giáo dục học Nguyễn Lân bị “đấu tố” vì nêu khẩu hiệu cũ Tiên học lễ, hậu học văn.
Nhưng qua thời gian, khẩu hiệu ấy được chấp nhận, nhiều trường trưng lên ngay ngoài cổng. Năm ngoái, cô giáo hiệu trưởng một trường PTTH ở Kiến An đã biên soạn cuốn Tập bài đạo đức để giải thích chữ lễ trong câu Tiên học lễ…
Cho lễ nghĩa là đạo đức. Ý đồ của cô thì tốt, nhưng trình độ hiểu biết còn non, chất lượng sách kém nên bị thu hồi. Hai sự việc trên xảy ra cách nhau ba chục năm. Điều này chứng tỏ lễ và văn vẫn là vấn đề thời sự của giáo dục. Trước khi phê phán hay tán thành Tiên học lễ, hậu học văn, có lẽ nên tìm hiểu thêm lễ là gì, văn là gì? Ý nghĩa câu đó áp dụng vào hoàn cảnh xã hội của từng thời kỳ lịch sử có thể khác nhau.
Ý nghĩa cổ điển của lễ và văn:
Lễ là một khái niệm cơ bản của Khổng học và có một cơ sở lý luận phức tạp.
Nghĩa gốc của lễ là hình thức cúng tế, cầu thần ban phúc, nghĩa rộng là những quy tắc cho đời sống chung trong một cộng đồng xã hội (như cưới xin, ma chay, thăm hỏi, quan hệ chính quyền, làng xóm, gia đình, họ hàng…), lối cư xử hàng ngày (lời nói, cử chỉ, thái độ) trong các mối quan hệ ấy. Theo Nho giáo, lễ để thể hiện trật tự của trời đất. Trời đất và xã hội có trên có dưới, cần có lễ để phân biệt tôn ti trật tự. Lễ nhằm ngăn cản những cá nhân có hành vi và tình cảm không thích đáng với vị trí của mình (cha mẹ ra cha mẹ, con cái ra con cái, thầy ra thầy, trò ra trò…). Nhà toán học và Việt Nam học Hoàng Xuân Hãn nhấn mạnh: “Lễ là một từ thường bị dịch sai (ngoài nghĩa cúng tế, nghi lễ), lễ chỉ sự ứng xử với nhau một cách phù hợp với những quy tắc về nề nếp thanh lịch, lễ tiết” (Toàn tập La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn). Như vậy, lễ là ứng xử, thái độ bên ngoài để thể hiện cái bên trong, là nội hàm của chữ văn. Cô giáo ở Kiến An hiểu lễ là đạo đức, đã nhầm cái bên ngoài với cái bên trong.
Vậy khái niệm văn là gì?
Chữ văn có nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu khái quát là đạo trời, đạo Khổng (thể hiện trong Tứ thư và Ngũ kinh). Từ điển Dictionnaire Annamite Chinois Francais của linh mục G.Hue cho là có trường hợp văn đồng nghĩa với văn hoá, văn hiến, văn minh (mà của Trung Quốc là đạo Khổng).
Tóm lại, câu Tiên học lễ, hậu học văn nghĩa gốc là phải ứng xử lễ phép đối với thầy trước đã, trước khi học chữ để tiếp thu đạo thánh hiền (văn).
Những nhà lý học đời Tống đã thần thánh hoá đạo Khổng khiến cho quan hệ thầy trò trở nên thiêng liêng (trong tam cương: quân, sư, phụ). Chữ lễ đối với thầy gần mang tính tôn giáo.
...................."

Cái tinh thần của Khổng giáo mà xuất ra ở câu "Tiên lễ hậu văn" nó thể hiện theo lối: Trò tuyệt đối tin ở thầy. Thầy lại tuyệt đối tin ở thầy của thầy. Thầy của thầy lại tin tuyệt đối ở thầy của thầy của thầy. Thầy của thầy của thầy lại tin tuyệt đối ở thầy của thầy của thầy của thầy của thầy. Còn cái thầy của thầy mũ n kia thì tin tuyệt đối vào ông Khâu.
Mà ông Khâu đã ngỏm củ thìu từ mấy nghìn năm nay. Tức có nghĩa kiến thức mà ông san định ra cũ kỹ lắm rồi.
Bởi cái lối cứ "theo đạo cũ mà làm" nên nước Tàu mấy nghìn năm ì ạch lạc hậu. Bây giờ cũng phải xoay ra khai phóng, sóng sau đè sóng trước mà lên. Lôi cả Khổng Khâu lên để mà phê phán mở mang được tư tưởng.

Cho nên, bỏ cái câu "tiên lễ hậu văn" là đúng quá rầu còn gì?
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,235
Động cơ
584,890 Mã lực
Cứ mạnh dạn đổi thành TIÊN HỌC PHÍ- HẬU HỌC THÊM cho nó sát thực tế.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,014
Động cơ
523,923 Mã lực
Cái tinh thần của Khổng giáo mà xuất ra ở câu "Tiên lễ hậu văn" nó thể hiện theo lối: Trò tuyệt đối tin ở thầy. Thầy lại tuyệt đối tin ở thầy của thầy. Thầy của thầy lại tin tuyệt đối ở thầy của thầy của thầy. Thầy của thầy của thầy lại tin tuyệt đối ở thầy của thầy của thầy của thầy của thầy. Còn cái thầy của thầy mũ n kia thì tin tuyệt đối vào ông Khâu.
Mà ông Khâu đã ngỏm củ thìu từ mấy nghìn năm nay. Tức có nghĩa kiến thức mà ông san định ra cũ kỹ lắm rồi.
Bởi cái lối cứ "theo đạo cũ mà làm" nên nước Tàu mấy nghìn năm ì ạch lạc hậu. Bây giờ cũng phải xoay ra khai phóng, sóng sau đè sóng trước mà lên. Lôi cả Khổng Khâu lên để mà phê phán mở mang được tư tưởng.

Cho nên, bỏ cái câu "tiên lễ hậu văn" là đúng quá rầu còn gì?
Em cũng cho là nên bỏ. Xã hội phát triển, những cái qui củ cũ không phù hợp thì nên bỏ. Thực tế nếu theo nếp cũ như ngày xưa các cụ, thì PHHS sẽ đồng tình với thầy cô về việc quyền đánh trò , nếu trò nghịch ngợm, mất trật tự,...Nhưng thời nay còn PHHS nào chấp nhận việc ấy không?
 

MacArthur1

Xe máy
Biển số
OF-758732
Ngày cấp bằng
28/1/21
Số km
85
Động cơ
50,020 Mã lực
Tuổi
50
Vứt hay không vứt thì nó không thay đổi tí nào nên giáo dục hiện tại. Quan điểm của em ở một đất nước quá nhiều khẩu hiệu rồi thì nên vứt, hơn nữa nó lại khó hiểu với bọn trẻ con. Các cụ hỏi 10 đưa tiểu học thì chắc cả 10 đứa chẳng hiểu Lễ là cái gì, còn Văn thì đưa bình thường hiểu là môn Tập làm văn, đưa thông minh xuất chúng thì hiểu thêm bao gồm cả tiếng Việt, luyện từ và câu...
VN mình có cái lạ là ngộ chữ, mỗi cái chữ Lễ cũng cãi nhau ỏm tỏi rồi thì nói nó thâm thúy, sâu rộng thế nào. Hồi em đi học hay thấy thầy kể, có những câu thêm 1 chữ, đảo 1 chữ nó thành hay quá, sâu quá cứ như thay đổi cả thế giới.
Tóm lại là vứt bớt mấy cái khẩu hiệu đi, dạy bọn trẻ thực chất như không nói tục, xếp hàng lần lượt, thực hiện đúng luật giao thông v.v...
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,956
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Nhiều cụ vẫn hiểu sai chữ Lễ, trong khẩu hiệu " Tiên học lễ hậu học Văn ", và cho rằng gán nó thành Đạo đức nhỉ, 2 từ hán việt này nghĩa khác hẳn nhau mà. Ngay kể cả cụ thứ trưởng bộ GD cũng hiểu sai luôn.
" Mới đây nhất, chia sẻ với Dân Trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, cá nhân ông không đồng ý với quan điểm bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ông nhận định, cái gốc cơ bản ở trong mỗi người là “đức”. Ở đây, có thể hiểu “lễ” chính là đức hạnh. Người không có đức nghĩa là người không giữ được mối quan hệ tốt đẹp với xung quanh. "


Câu Hán Việt của khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn" này là : "先學禮 , 後學文 "
Chữ Lễ : trong câu này là : nghĩa là : Nghi thức , Phép tắc , Vật biếu tặng ,Tế, cúng ,Tôn kính, hậu đãi
Chữ Đức trong Đạo Đức: . nghĩa là : Phẩm chất tốt đẹp , Thiện ,ân huệ, ơn đức .....

Tự dưng cụ thứ trưởng đi gán ghép chữ Lễ thành chữ Đức , em thấy không ổn. Bản thân cái khẩu hiệu này hoàn toàn không ổn, Dân gian có câu ca dao " Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy ", chính là một câu ám chỉ đến một phần nghĩa của chữ Lễ trong câu " Tiên học Lễ, hậu học văn " đấy ạ.



Cụ lấy Hán Việt để diễn giải chữ lễ mà quên mất lễ còn có các nghĩa là chuẩn tắc, quy phạm. Học lễ ở đây là học các phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm làm người.
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn đề nó nằm ở cái nền tảng ....

Thời em học, những đứa học kém trong lớp mới theo ngành giáo dục ( thi trượt hết các trường khác, vạn bất đắc dĩ mới học trường Sư Phạm), rồi những "thầy/cô" này lại đi đào tạo ra các thế hệ kế tiếp, trong thế hệ kế tiếp thì lịch sử lại lặp lại, chỉ những đứa kém mới học ngành Sư Phạm và trở thành "Thầy/Cô"....cứ thế....cứ thế....

Vậy thì các cụ còn đòi hỏi gì ở Ngành Giáo Dục nữa. Chấp nhận thực tế thôi các cụ. :D
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Mời các cụ tham khảo thêm bài viết này. Bài dài nhưng rất hay, để các cụ hiểu rõ ý nghĩa của câu " Tiên học Lễ, hậu học Văn "


Học “lễ” và học “văn”?

Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào những năm 80 thế kỷ 20, nhà giáo dục học Nguyễn Lân bị “đấu tố” vì nêu khẩu hiệu cũ Tiên học lễ, hậu học văn.
Nhưng qua thời gian, khẩu hiệu ấy được chấp nhận, nhiều trường trưng lên ngay ngoài cổng. Năm ngoái, cô giáo hiệu trưởng một trường PTTH ở Kiến An đã biên soạn cuốn Tập bài đạo đức để giải thích chữ lễ trong câu Tiên học lễ…
Cho lễ nghĩa là đạo đức. Ý đồ của cô thì tốt, nhưng trình độ hiểu biết còn non, chất lượng sách kém nên bị thu hồi. Hai sự việc trên xảy ra cách nhau ba chục năm. Điều này chứng tỏ lễ và văn vẫn là vấn đề thời sự của giáo dục. Trước khi phê phán hay tán thành Tiên học lễ, hậu học văn, có lẽ nên tìm hiểu thêm lễ là gì, văn là gì? Ý nghĩa câu đó áp dụng vào hoàn cảnh xã hội của từng thời kỳ lịch sử có thể khác nhau.
Ý nghĩa cổ điển của lễ và văn:
Lễ là một khái niệm cơ bản của Khổng học và có một cơ sở lý luận phức tạp.
Nghĩa gốc của lễ là hình thức cúng tế, cầu thần ban phúc, nghĩa rộng là những quy tắc cho đời sống chung trong một cộng đồng xã hội (như cưới xin, ma chay, thăm hỏi, quan hệ chính quyền, làng xóm, gia đình, họ hàng…), lối cư xử hàng ngày (lời nói, cử chỉ, thái độ) trong các mối quan hệ ấy. Theo Nho giáo, lễ để thể hiện trật tự của trời đất. Trời đất và xã hội có trên có dưới, cần có lễ để phân biệt tôn ti trật tự. Lễ nhằm ngăn cản những cá nhân có hành vi và tình cảm không thích đáng với vị trí của mình (cha mẹ ra cha mẹ, con cái ra con cái, thầy ra thầy, trò ra trò…). Nhà toán học và Việt Nam học Hoàng Xuân Hãn nhấn mạnh: “Lễ là một từ thường bị dịch sai (ngoài nghĩa cúng tế, nghi lễ), lễ chỉ sự ứng xử với nhau một cách phù hợp với những quy tắc về nề nếp thanh lịch, lễ tiết” (Toàn tập La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn). Như vậy, lễ là ứng xử, thái độ bên ngoài để thể hiện cái bên trong, là nội hàm của chữ văn. Cô giáo ở Kiến An hiểu lễ là đạo đức, đã nhầm cái bên ngoài với cái bên trong.
Vậy khái niệm văn là gì?
Chữ văn có nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu khái quát là đạo trời, đạo Khổng (thể hiện trong Tứ thư và Ngũ kinh). Từ điển Dictionnaire Annamite Chinois Francais của linh mục G.Hue cho là có trường hợp văn đồng nghĩa với văn hoá, văn hiến, văn minh (mà của Trung Quốc là đạo Khổng).
Tóm lại, câu Tiên học lễ, hậu học văn nghĩa gốc là phải ứng xử lễ phép đối với thầy trước đã, trước khi học chữ để tiếp thu đạo thánh hiền (văn).
Những nhà lý học đời Tống đã thần thánh hoá đạo Khổng khiến cho quan hệ thầy trò trở nên thiêng liêng (trong tam cương: quân, sư, phụ). Chữ lễ đối với thầy gần mang tính tôn giáo.
...................."
Loằng ngoằng thế này hóa ra ta chưa tạo nội dung mới phù hợp thời đại cho chữ Lễ, chữ Văn. Nhất là hậu học văn mà không học toán thì ra học lệch à.
Chết thật, cứ đưa khẩu hiệu mà không chú giải chữ dùng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thực ra, câu khẩu-hiệu này cũng rút từ sách Tam Tự Kinh 三字經 của Vương Ứng Lân 王應麟 (1223-1296) đời Tống biên-soạn.
Tam Tự Kinh là cuốn sách vỡ lòng cho trẻ con học, gồm 1.140 chữ Hán, trình-bày dưới dạng 3 chữ 1 ý rồi ngắt [ ý], 6 chữ thành 1 câu có vần với nhau để trẻ dễ đọc và nhớ, sách chia làm 44 đoạn, phân thành 6 phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa đề.

Câu: Tiên Học Lễ-Hậu Học Văn là cách chế tạo ra thôi, chứ nguyên tác nó thế này:

首孝弟,次見聞, : Thủ Hiếu Đễ, Thứ Kiến Văn
知某數,識某文. : Tri Mỗ Số, Thức Mỗ Văn.


Nghĩa là:


Đầu tiên [ quan trọng nhất] là phải hiếu- kính cha mẹ,thân- ái với anh em, sau đó rồi mới học đến Tri thức, hiểu- biết [ chữ Văn ở đây không phải Văn Học ].
Nhận biết được các con số [ làm tính] thì mới hiểu -biết [ kiến- giải] được chữ viết ( đề cao tính thực hành).

Ở đây, trẻ em chưa học đến chữ Lễ 禮, là những quy- tắc, chuẩn- mực Nho Giáo, cái này mãi sau mới học.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Thực ra, câu khẩu-hiệu này cũng rút từ sách Tam Tự Kinh 三字經 của Vương Ứng Lân 王應麟 (1223-1296) đời Tống biên-soạn.
Tam Tự Kinh là cuốn sách vỡ lòng cho trẻ con học, gồm 1.140 chữ Hán, trình-bày dưới dạng 3 chữ 1 ý rồi ngắt [ ý], 6 chữ thành 1 câu có vần với nhau để trẻ dễ đọc và nhớ, sách chia làm 44 đoạn, phân thành 6 phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa đề.

Câu: Tiên Học Lễ-Hậu Học Văn là cách chế tạo ra thôi, chứ nguyên tác nó thế này:

首孝弟,次見聞, : Thủ Hiếu Đễ, Thứ Kiến Văn
知某數,識某文. : Tri Mỗ Số, Thức Mỗ Văn.


Nghĩa là:


Đầu tiên [ quan trọng nhất] là phải hiếu- kính cha mẹ,thân- ái với anh em, sau đó rồi mới học đến Tri thức, hiểu- biết [ chữ Văn ở đây không phải Văn Học ].
Nhận biết được các con số [ làm tính] thì mới hiểu -biết [ kiến- giải] được chữ viết ( đề cao tính thực hành).

Ở đây, trẻ em chưa học đến chữ Lễ 禮, là những quy- tắc, chuẩn- mực Nho Giáo, cái này mãi sau mới học.
Có cụ mới rõ cái khẩu hiêụ kia rất là cụt lệch, chỉ học văn không học toán, sách đời Tống đã ghi rõ là biết tính toán, rõ chữ nghĩa thế kia cơ mà.
Đúng là khẩu hiệu không quan trọng bằng nội dung giảng dạy, nhớ thời mới giải phóng thì các phụ huynh ngoài này vào cứ ngạc nhiên vì học sinhtrogn Nam thời đó được dạy khoanh tay khi nghe, khi thưa gửi với người trên, gọi thầy cô xưng con, trong khi ngoài Bắc gọi thầy cô xưng em, được khuyến khích hăng hái giơ tay phát biểu, cũng thưa gửi, chào hỏi thầy cô nhưng chỉ đứng thẳng, nói to rõ hơi nghiêng phong cách quân sự
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có cụ mới rõ cái khẩu hiêụ kia rất là cụt lệch, chỉ học văn không học toán, sách đời Tống đã ghi rõ là biết tính toán, rõ chữ nghĩa thế kia cơ mà.
Đúng là khẩu hiệu không quan trọng bằng nội dung giảng dạy, nhớ thời mới giải phóng thì các phụ huynh ngoài này vào cứ ngạc nhiên vì học sinhtrogn Nam thời đó được dạy khoanh tay khi nghe, khi thưa gửi với người trên, gọi thầy cô xưng con, trong khi ngoài Bắc gọi thầy cô xưng em, được khuyến khích hăng hái giơ tay phát biểu, cũng thưa gửi, chào hỏi thầy cô nhưng chỉ đứng thẳng, nói to rõ hơi nghiêng phong cách quân sự
Đi lấy một câu khẩu-hiệu có nguồn gốc chữ Hán, rồi đem chuyển sang tiếng Việt, nó vừa tối nghĩa vừa cụt què chẳng ra làm sao cả cụ ạ.
Nguyên tác chữ Hán của nó rất hay đấy, không lạc-hậu chút nào đâu cụ ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cái tinh thần của Khổng giáo mà xuất ra ở câu "Tiên lễ hậu văn" nó thể hiện theo lối: Trò tuyệt đối tin ở thầy. Thầy lại tuyệt đối tin ở thầy của thầy. Thầy của thầy lại tin tuyệt đối ở thầy của thầy của thầy. Thầy của thầy của thầy lại tin tuyệt đối ở thầy của thầy của thầy của thầy của thầy. Còn cái thầy của thầy mũ n kia thì tin tuyệt đối vào ông Khâu.
Mà ông Khâu đã ngỏm củ thìu từ mấy nghìn năm nay. Tức có nghĩa kiến thức mà ông san định ra cũ kỹ lắm rồi.
Bởi cái lối cứ "theo đạo cũ mà làm" nên nước Tàu mấy nghìn năm ì ạch lạc hậu. Bây giờ cũng phải xoay ra khai phóng, sóng sau đè sóng trước mà lên. Lôi cả Khổng Khâu lên để mà phê phán mở mang được tư tưởng.

Cho nên, bỏ cái câu "tiên lễ hậu văn" là đúng quá rầu còn gì?
Cái khẩu hiệu này không phải sách ông Khâu cụ ơi, sách mới từ thời Tống. Sách ông Khâu nguyên tác chữ Hán cổ, trình bày những triết lý sống, cách trị dân, luân lý, đạo đức Nho giáo, có cái cũng hay,nhưng đa số lạc hậu.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Đi lấy một câu khẩu-hiệu có nguồn gốc chữ Hán, rồi đem chuyển sang tiếng Việt, nó vừa tối nghĩa vừa cụt què chẳng ra làm sao cả cụ ạ.
Nguyên tác chữ Hán của nó rất hay đấy, không lạc-hậu chút nào đâu cụ ạ.
Nếu dùng cả hai câu thì rất hay, chỉ có điều chữ hiếu đễ sẽ phải định nghĩa lại về nội dung hàm chứa trong đó một chút, không lại sa vào cái cảnh "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" làm con cứ phải hầu hạ bố mẹ vô điều kiện và không được có ý khác cũng không phải là hay.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nếu dùng cả hai câu thì rất hay, chỉ có điều chữ hiếu đễ sẽ phải định nghĩa lại về nội dung hàm chứa trong đó một chút, không lại sa vào cái cảnh "phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" làm con cứ phải hầu hạ bố mẹ vô điều kiện và không được có ý khác cũng không phải là hay.
Thực ra, những cái câu đó không có sách vở nào Trung Quốc dạy đâu, toàn Việt Nam chế cháo ra cả mà thôi, nguyên tác là: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
Câu này chả có trong sách vở dạy dỗ nào của Trung QUốc cả, Phong kiến Vn chế ra, rồi đem nhét vào mồm ông Khổng Tử.
Luận ngữ của Khổng Tử có câu: “Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con” [Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử]

Chữ Hiếu 孝 gồm bộ Lão và bộ Tử, chỉ lòng hiếu kính, tôn trọng, phụng dưỡng, cúng bái cha mẹ.
 

blogtienso

Xe tải
Biển số
OF-759936
Ngày cấp bằng
14/2/21
Số km
498
Động cơ
50,531 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
06 Hai Bà Trưng, Phường Hùng Vương, Phúc Yên, Vĩnh
Website
blogtienso.net
Vấn đề nó nằm ở cái nền tảng ....

Thời em học, những đứa học kém trong lớp mới theo ngành giáo dục ( thi trượt hết các trường khác, vạn bất đắc dĩ mới học trường Sư Phạm), rồi những "thầy/cô" này lại đi đào tạo ra các thế hệ kế tiếp, trong thế hệ kế tiếp thì lịch sử lại lặp lại, chỉ những đứa kém mới học ngành Sư Phạm và trở thành "Thầy/Cô"....cứ thế....cứ thế....

Vậy thì các cụ còn đòi hỏi gì ở Ngành Giáo Dục nữa. Chấp nhận thực tế thôi các cụ. :D
Vấn đề là cái cơ chế nó ko thu hút được người vào nghành cụ nhỉ, thử hỏi học 4 năm học Đại Học song ra trường + vài trăm củ thì may ra mới dc BIÊN CHẾ. Lương mới ra trường còn thua xa mấy em làm công nhân học hết C3. Thử hỏi những người có thực tài có ai muốn vào ko.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Thực ra, những cái câu đó không có sách vở nào Trung Quốc dạy đâu, toàn Việt Nam chế cháo ra cả mà thôi, nguyên tác là: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
Câu này chả có trong sách vở dạy dỗ nào của Trung QUốc cả, Phong kiến Vn chế ra, rồi đem nhét vào mồm ông Khổng Tử.
Luận ngữ của Khổng Tử có câu: “Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con” [Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử]

Chữ Hiếu 孝 gồm bộ Lão và bộ Tử, chỉ lòng hiếu kính, tôn trọng, phụng dưỡng, cúng bái cha mẹ.
Sách vở Nho giáo về mình đã lôm côm, lại còn chế tác thêm, tự đặt chữ thế này thì hỏng thật. Nếu tra ra ‘tiên học lễ, hậu học văn” cũng lại mới chế tác thì tiếc gì cái câu cụt lệch mà không bỏ quách đi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách vở Nho giáo về mình đã lôm côm, lại còn chế tác thêm, tự đặt chữ thế này thì hỏng thật. Nếu tra ra ‘tiên học lễ, hậu học văn” cũng lại mới chế tác thì tiếc gì cái câu cụt lệch mà không bỏ quách đi.
Thì là toàn Vn chế tác ra mà cụ, câu khẩu hiệu què cụt, tối nghĩa, sách Nho Giáo chuẩn người ta không hề dạy như thế.
Em thấy nên bỏ cái khẩu hiệu đó đi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,030
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhờ cụ giải thích từ Cần Vương ở phong trào Cần Vương giùm cái.
Thực ra đây là khẩu hiệu, bài Hịch nửa Nôm nửa Hán, nguyên tác là : 風潮勤王 Phong Trào [ triều] Cần Vương.
Cần Vương 勤王 nghĩa là: Hết lòng hết sức lo việc cho vua , cứu viện cho vua khi [ vua] gặp nạn, dấy binh khởi nghĩa cứu giúp vua.

Điển cố, trích trong Tấn Thư 晉書,Tạ An truyện 謝安傳, có câu: 夏禹勤王, 手足胼胝 Hạ Vũ cần vương, thủ túc biền tri [ Hạ Vũ hết lòng vì vua, da tay chai cứng cả]
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,473
Động cơ
453,512 Mã lực
Ý kiến các cụ ra sao? em đồng ý bỏ cái khẩu hiệu này đi. Ngày xưa chỉ có cụ nào kém thì GVCN sẽ bắt đi học thêm ở trường để phụ đạo, nhưng ngày nay học giỏi hay học dốt đều phải đi học tự nguyện.
Ngoài ra lễ Tết ngày xưa, học trò đến chơi nhà thầy cô chủ yếu là hoa và quà lưu niệm. Ngày nay hội PHHS yêu cầu PHHS đóng tiền, sau đó cử một nhóm PHHS đến từng nhà thầy cô để phong bì, phong bao.

Ngày xưa học dốt thì bị đúp, ngày nay học dốt cũng bị đủn lên lớp, dốt quá thì ép chuyển trường. Ngày xưa chương trình học đơn giản, nhẹ nhàng, SGK dùng vài thế hệ. Ngày nay năm béo nào cũng đổi mới, và mua mới bộ SGK.


"
Trong tham luận phát biểu tại hội thảo mới đây, GS Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM) nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo...

Chừng nào còn đề cao chữ 'lễ' để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".

Trả lời PV Dân trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phản đối quan điểm này, đồng thời ông có góc nhìn khác khi cho rằng, muốn đổi mới giáo dục, cần thay đổi nội hàm thay vì thay đổi các khẩu hiệu. "



.

Ý kiến của cụ hơi tạp nham. Đặt chuyện dạy thêm phong bì với đề xuất của mấy vị GS để nâng tầm chủ đề bản thân.

Lễ không cần dạ vâng mà là hiểu biết đối nhân xử thế. Giờ bao ông hô EQ hơn IQ thì còn đòi gì?
Nói đúng mà sai người sai thời điểm thì ở đâu cũng chết.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
16,314
Động cơ
551,788 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cái khẩu hiệu này không phải sách ông Khâu cụ ơi, sách mới từ thời Tống. Sách ông Khâu nguyên tác chữ Hán cổ, trình bày những triết lý sống, cách trị dân, luân lý, đạo đức Nho giáo, có cái cũng hay,nhưng đa số lạc hậu.

Em đọc trong sách Luận Ngữ thiên Học nhi có câu: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân; hành hữu dư lực tắc dĩ học văn”.

Bởi đọc thấy thế thì em mới chém ở còm #39 theo ý này:

Câu này xuất từ lời trong sách Luận ngữ, đại ý rằng học trò chúng bay, ở nhà thì phải là con có hiếu, ra đường phải biết kính quý các bậc đàn anh, ăn nói phải cho cẩn thận kiệm lời, phát ngôn phải thận trọng đáng tin, phải có tình yêu nhân loại, phải biết cách mà gần gụi các bậc đức cao vọng trọng . Chúng mày cứ được như thế đã tốt, còn sau có học hành gì rồi tính.

Bối cảnh thời đó, sự học thời nhà nước chưa bắt phổ cập. Đại đa số thì nông thương kiếm cắn, đứa nào khá giả điều kiện cũng phải lựa cho đoàng hoàng thì thầy mới giảng sách cho nghe. Đương nhiên, những đứa ngoan hẫng được đi học, còn những loại bố láo ăn cắp thì ở nhà mà đi hót qứt.

Thời bây giờ, việc học hành là quyền lợi trách nhiệm nghĩa vụ toàn dân để còn đóng góp vào nhu cầu thuê người của xã hội. Thôi thì những đứa chưa ngoan, những đứa ngu tối cũng phải đưa hết vào guồng giáo dục để nhanh nhanh người lao động ra lò cúng hiến cho sự phát triển. Giá kể theo phép cũ, cứ rèn cho ngoan rồi mới dạy chữ e là tốn kém cho gia đình xã hội. Nên cần phép mới, vừa cho nó chạy vừa mặc quần cho nó. Khó khăn dồn hết lên nhà trường gia đình và xã hội nên cần một phương pháp giáo dục mới làm sao để mấy đứa lỏi con mất dạy đi nữa, ra đời cũng vẫn nhận thức được đúng sai, biết yêu Tổ cuốc biết yêu đồng bìu, học tập cho giỏi lao động cho tốt biết chấp hành 5k thật tốt.
Vì cần một phương pháp giaó dục mới nên cần một cái sít lô gần mới. Có thế thôi mà toshi bọn cải bới chuyện để gây cãi nhau mất đoàn kết nhân dân.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top