- Biển số
- OF-468027
- Ngày cấp bằng
- 4/11/16
- Số km
- 928
- Động cơ
- 207,050 Mã lực
- Tuổi
- 38
Các cụ theo tây thì cứ cho xem siêu nhân bắn nhau bùm bùm. Nhật thì cho món thủy thủ mặt trăng, bảy viên ngọc rồng. Hi hi.
Nhiều cụ phạt quá. Em uống say rồiSao lại đỏ lòm thế này.
Cụ thấy em nói sai thì cụ cứ phản biện.Đấy, thể hiện văn hoá ngay đấy. Kết quả nhãn tiền.
Sao cụ không phản biện lại em mà cụ bảo em là vàng vẩu trọc phú? Em nghĩ cụ là người không có văn hóa. Và theo ý cụ nói, thì lỗi này là do bố mẹ cụ. Em thông cảm!Cụ thấy em nói sai thì cụ cứ phản biện.
Thứ nhất: Truyện cổ tích, truyện trạng có cả trăm loại truyện. Đầy rẫy truyện kể về những tấm gương tốt, sự thông minh và hướng thiện. Cụ chắc chỉ đọc những chuyện xấu nên mới vơ đũa cả nắm như vậy (Em không cần dẫn chứng vì có quá nhiều, cụ thiếu đọc và biết chữ thì có thể tìm trên mạng về đọc thêm). Đó là 1 cái rởm đời của cụ.Truyện cổ tích và truyện trạng là những truyện mang tính chất xấu xa, toàn mưu hèn kế bẩn, giết người như ngóe, thói nịnh bợ, thói đút lót...Tiêm nhiễm vào đầu óc trẻ em những câu chuyện không hay. Đề nghị Nhà nước hủy bỏ toàn bộ những truyện như thế này. Chúng ta nên để các cháu đọc những câu chuyện mang tính chất xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn. Những câu chuyện mang tính chất thực tế hơn.
Đọc nhưng không hiểu ý truyện muốn truyền đạt chỉ như cái máy đọc thôi cụ ạ .Cụ tranh luận kiểu này à?
Cụ không đọc, ko học chuyện cổ tích mà sao có tính cách này?
À nhìn ava cụ cháu cũng ưngĐấy, thể hiện văn hoá ngay đấy. Kết quả nhãn tiền.
Quan điểm của cụ với em khác xa nhau nên có khi thảo luận cả ngày không ra điểm chung nên em cũng chào thân ái cụThứ nhất: Truyện cổ tích, truyện trạng có cả trăm loại truyện. Đầy rẫy truyện kể về những tấm gương tốt, sự thông minh và hướng thiện. Cụ chắc chỉ đọc những chuyện xấu nên mới vơ đũa cả nắm như vậy (Em không cần dẫn chứng vì có quá nhiều, cụ thiếu đọc và biết chữ thì có thể tìm trên mạng về đọc thêm). Đó là 1 cái rởm đời của cụ.
Thứ 2: Tất cả những thứ mà cụ nói là xấu xa, mưu hèn kế bẩn... Là ước mơ phản kháng của con người với thực trạng xã hội trong từng thời kỳ. Nó không hề xấu khi ở trong hoàn cảnh như vậy. Đó là cụ thiếu nhận thức, chỉ nhìn được cái nghĩa đen và phức tạp hóa vấn đề đem suy nghĩ của mình gán ghép cho con trẻ. Suy nghĩ của con trẻ nó không màu mè như cụ.
Thứ 3: Tất cả những chuyện cổ tích, trạng... Nó được lưu truyền bằng miệng qua dân gian, nó tồn tại được qua hàng trăm, ngàn năm là có lý do của nó. Cụ trọc phú vàng vẩu đọc được 3 cái chữ tây, sách tây tưởng mình hay nhưng thực ra cụ chả hiểu cái mẹ gì về văn học cả.
Thân chào cụ!
Cụ hỏi em gì vậy? Em tìm các còm trên của cụ nhưng không thấy gì.Cháu chỉ thấy cụ chủ chưa trả lời còm trước của cháu
Dưới nha cụCụ hỏi em gì vậy? Em tìm các còm trên của cụ nhưng không thấy gì.
À, quê cháu vừa xây lại đền thờ hai chị em bị hổ ăn thịt cách đây 10 năm.
Năm 1954 đã bị đập bỏ
À mà cái đền đó là tỏ lòng tiếc thương hai trinh nữ xấu số. Nghe bảo thiêng lắm, dân tình cũng thờ cúng đầy đủ, chả hiểu sao đập, chắc là phải xoá bỏ mê tín dị đoan
Mà cũng lạ, từ khi khôi phục đền, trẻ con biết lịch sử là ngày xưa vùng này có voi có hổ
Một số ngôi chùa bây h chả còn, vẫn tiếc nuối gọi là “Cồn” Chùa vì h còn mỗi cái cồn
Kế thừa và phát triển chắc k phải là quan điểm của cụ
Hay ta đập phát xây lại
Thấy những thằng lưu manh, mất dạy toàn là những thằng ko biết nổi lấy một câu chuyện cổ tích.
Người ta dạy con người yêu- ghét rõ ràng, cái xấu cần đc tiêu diệt, đấu tranh với những kẻ độc ác...thì một số cụ lại lên án.
Em nói thật, đám nào không nhìn thấy giá trị nhân văn của các câu chuyện cổ tích, dân gian...thì đám đó sống cũng chẳng có tình người!
Thớt này mợ chủ mở mà cũng tranh cãi tới 25 trang cơ ạ? Em còn định không vào đọc cơ.
Theo quan điểm của em thì truyện cổ tích là văn hóa rồi mợ, nó truyền cả mấy nghìn đời rồi có phải ngày một ngày hai đâu.
Còn thì dạy con và ảnh hưởng tới con (từ suy nghĩ, hành động, kiến thức, kỹ năng...) 10 phần thì 7 phần là ở cái cách của ba mẹ được tốt và đúng đắn đến mức nào. Nên mợ cứ vô tư đi, sửa mình là được rồi.
Tây nó cũng đầy truyện cổ tích mà nhỉ.
Nhiều người tư duy về thiện ác đơn giản quá, nếu thế thì đã không có thế giới này. Ví dụ như này: để chống tham nhũng thì thiết quân luật như quân đội, thằng nào lấy 1 cái kim sợi chỉ là bắn ngay thì có ai dám tham nhũng nữa!? Nhưng mà làm như thế có giúp con người ta lương thiện hơn không? Hoàn toàn không, con người bị đối xử như con vật phản xạ có điều kiện, sợ hãi bị trừng phạt nên dấu cái ác của mình đi, chả tiến bộ lên được 1 cm nào. Bỏ hoàn toàn tuyệt đối không cho con người tiếp xúc với thực tế ác của cuộc sống sẽ chỉ làm cho con người ta trở nên yếu đuối, kém đề kháng, mà những người yếu đuối này lại dễ bị ma quỷ xâm nhập nhất, vì thế mới có vô số truyện sát thủ giết người dã man hàng loạt mà ở nhà rất ngây thơ yếu đuối trong sáng. Lửa thử vàng, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mới là cốt cách của hoa sen cao quý khác xa bọn hạ lưu. Phật đã nói" Buông đao thành Phật" có nghĩa là gì ? Buông đao có nghĩa là anh phải có đao mà buông, nghĩa là anh có điều kiện làm việc ác mà cương quyết không làm đấy mới là chân "Thiện". Còn kẻ không có đao mà buông là kẻ quá yếu ớt không mang nổi đao thì làm sao làm việc chân "Thiện" được, phải có đao mới biết ai thiện ai ác. Cũng như phải giàu có thì mới biết ai là kẻ trọc phú, phải có quyền lực trong tay thì mới đánh giá ai là người trong sạch, chứ còn xe ôm với grab thì có thằng nào tham nhũng hay hợm hĩnh khoe khoang đâu!
Tổ sư đọc truyện nước ngoài nó cũng như thế, chưa chi đã ngoạc mồm lên chửi, em đang có F1 ở thế hệ hay nghe truyện cổ tích đây, các cụ thích em đưa lên xem nội dung như thế nào ko?, một dân tộc luôn chửi tổ tiên mình thảo nào cả nghìn năm ko ngóc đầu lên được
Em mong cccm hãy nhớ ngày này chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này. Em nghĩ cũng chỉ 10-20 năm nữa mọi thứ sẽ thay đổi. Bây giờ đại đa số cccm đang ở đây đã quá quen thuộc với những câu chuyện cổ tích rồi. Nó gắn liền với tuổi thơ của cccm và cả của em nữa. Nên khi em đề xuất bỏ đi thì không khác gì lấy dao đâm vào tâm hồn cccm ở đây nên em bị phản đối cũng đúng. Bằng chứng là em bị phạt rượu, mặt em đỏ lòm rồi . Cụ mợ nào còn là nhà văn nhà thơ thì còn phản đối em nữa. Nếu truyện cổ tích dành cho những người lớn tuổi thì em cũng chẳng ý kiến gì nhưng hầu hết truyện cổ tích là viết cho các bạn nhỏ. Lứa tuổi hay đọc nhất là học mầm non và cấp 1. Cccm thử nghĩ xem, các cháu lứa tuổi như vậy có nên đọc những câu chuyện có nội dung như vậy không? Nhiều cụ biện luận rằng để các cháu biết được đâu là thiện, đâu là ác; đâu là xấu, đâu là tốt. Cc nói thế đúng nhưng sử dụng nội dung quá xấu xa (quan điểm của em là ghê tởm) như vậy có phù hợp không. Chúng ta có rất nhiều truyện khác rất gần gũi với đời sống thực tế để cho các cháu biết đâu là tốt, đâu là xấu. Qua những câu chuyện thực tế đó các cháu có thể áp dụng ngay vào cuộc sống. Các cụ có thể seach seri truyện: chuột típ, siêu thỏ, gieo mầm tính cách, truyện tranh Ehon, các sách kỹ năng sống cho trẻ, lớn hơn thì có truyện của Nguyễn Nhật Ánh... nhiều vô cùng. Giữa hai sự lựa chọn tại sao chúng ta không chọn cái tốt, cái tiến bộ hơn. Tại sao chúng ta không dám bỏ hẳn đi để hướng đến cái mới mẻ, những câu chuyện mang tính tích cực. Tâm hồn trẻ nhỏ như những tờ giấy trắng. Tờ giấy ấy sau này trắng hay đen còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như gia đình, xã hội chứ không chỉ những câu chuyện cổ tích nhưng nếu mỗi thứ cải tiến một chút thì em nghĩ sẽ có nhiều thay đổi tích cực. Còn cụ mợ nào muốn ném đá em, mời cụ ra nhà sách gần nhất đọc hai thể loại sách mà em nói ở trên, ngẫm nghĩ rồi sau đó đánh giá em cũng chưa muộn .
Quote lại ý cụ này để nhấn mạnh thêm cho cụm từ "khuyết tật văn hóa" em đã từng đề cập ở đâu đấy. Rất tiếc lối tư duy ấy lại là sản phẩm đại trà của ngành giáo dục thời kì đổi mới.
Em thấy hai sự việc hoàn toàn khác nhau. So sánh như thế là không hợp lý.Dưới nha cụ
Các dân tộc lớn đều kế thừa và phát triển em chưa thấy dân tộc nào mà “đập” mà là dân tộc lớn cảEm thấy hai sự việc hoàn toàn khác nhau. So sánh như thế là không hợp lý.
Chửi một cách hả hê nữa chứ, buồn thật! Các cụ các mợ ơi, m chối bỏ, dè bỉu xuất xứ của mình thì mình từ trên trời rớt xuống ah? Ngày bé ngoài truyện ra e còn thích cả ca dao tục ngữ, và mỗi lần đọc đc câu ca dao, tục ngữ nào đó tâm đắc là em lại thêm phục ông cha, toàn lời từ thấm thía "Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn"Tổ sư đọc truyện nước ngoài nó cũng như thế, chưa chi đã ngoạc mồm lên chửi, em đang có F1 ở thế hệ hay nghe truyện cổ tích đây, các cụ thích em đưa lên xem nội dung như thế nào ko?, một dân tộc luôn chửi tổ tiên mình thảo nào cả nghìn năm ko ngóc đầu lên được
Dài như này sức đâu mà đọcCác dân tộc lớn đều kế thừa và phát triển em chưa thấy dân tộc nào mà “đập” mà là dân tộc lớn cả
Đề nghị hủy tất cả truyện cổ tích và trạng.
Chính cái tiêu đề của cụ có chữ Huỷ
Đến h ai cũng tiếc nuối vì nhà Minh đốt kho tàng bao đời gây dựng!
Đập hết chùa đi giờ chùa xây đầy rẫy?
Cụ chỉ nhìn vào mặt xấu của cái việc “máu trả nợ máu” “khôn lỏi” “ma lanh” mà cụ phủ nhận đi cái hay của truyện
Có Tấm/Cám thì trẻ con sẽ biết: Xay gạo sẽ có Tấm và Cám, biết cá Bống, biết quả Thị thơm chỉ ngửi chứ k ăn
Truyện cổ tích chỉ hay khi có người kể “Chuyện”, đó là người dẫn dắt tâm hồn trẻ thơ
Trạng: Dở, khôn lỏi, vẽ 10 con giun....
Cụ kể cho con cụ thì cụ bẩu, xưa ghét quan ghét tàu ghét ... nên thế, giờ không nên thế
Sao cụ k mượn truyện mà dẫn dắt trẻ con hiểu, “Trạng thật” là ai? Đi Sứ là gì? Vua là ai? Cao Ly là nước nào?
Em ví dụ truyện Trạng Lột, ngoài cái thói ma lanh mà cụ thấy, em còn thấy 1 mảng nữa
Cái tâm lý đám đông và tính tò mò nên bị Trạng lừa. Bị lừa rồi xấu hổ chả giám nói ra
Đấy, truyện đó là đang chửi dân đấy cụ
Còn cụ mang “Chuyện cổ tích/Trạng” với một mớ chữ rồi cho con đọc hay đọc theo thì cụ chưa phải là người kể “Chuyện” đâu.