Em nhớ là Nguyên mông đánh chiếm dần dần TQ, không có chuyện thua rút về rồi đánh lại
Đây cụ - ba bốn chục năm với bao nhiêu cuộc hành binh mới chiếm được Nam tống chứ:
Kháng cự Mông Cổ[sửa | sửa mã nguồn]
Bậc đá tại
Điếu Ngư thành tại
Hợp Xuyên.
Sau khi triều Kim diệt vong, quân Mông Cổ triệt thoái về phía bắc, Hà Nam trống không, Tống Lý Tông có ý đồ chiếm cứ
Đồng Quan, Hoàng Hà, thu phục Tam Kinh (Đông Kinh Khai Phong, Tây Kinh Lạc Dương, Nam Kinh
Quy Đức), quang phục Trung Nguyên. Tháng năm năm Đoan Bình thứ 1 (1234), Tống Lý Tông nhiệm mệnh
Triệu Quỳ làm chủ soái, Toàn Tử Tài làm tiên phong, hạ chiếu xuất binh đến Hà Nam. Ngày mười hai tháng sáu, Toàn Tử Tài thu phục Nam Kinh. Ngày năm tháng bảy, quân Tống tiến trú Khai Phong. Tuy nhiên, do lương thảo không đủ nên lỡ thời cơ, khi tiến công Lạc Dương bị quân Mông Cổ phục kích, tổn thất nghiêm trọng. Các lộ quân Tống toàn tuyến chiến bại và triệt thoái. "Đoan Bình nhập Lạc" thất bại, Tống do chiến dịch này mà tổn thất nghiêm trọng, lãng phí một lượng lớn tinh binh và vật tư, tạo cớ cho Mông Cổ xâm chiếm Tống sau này. Sau "Đoan Bình nhập Lạc", Tống Lý Tông sao lãng chính sự, đắm chìm trong hưởng lạc, triều chính đại hoại.
[tham 39]
Năm Đoan Bình thứ 2 (1235), ba lộ quân Mông Cổ phân biệt xâm nhập Xuyên Thiểm Tứ lộ, Kinh Hồ Bắc Lộ và Hoài Nam Tây lộ, song đều bị đánh lui. Quân Mông không cam tâm, đến tháng 9 năm sau và năm tiếp đó lại phân thành ba lộ xâm nhập phương nam, quân tiền phong tiếp cận bờ bắc Trường Giang. Do quân Tống nỗ lực tác chiến, đả bại quân Mông, hơn một lần bẽ gãy mưu tính của quân Mông là chiếm lĩnh Xuyên Thiểm Tứ lộ để vượt Trường Giang nam hạ. Sau đó, quân dân Tống dưới quyền chỉ huy của các tướng lĩnh kháng Mông như
Vương Kiên,
Mạnh Củng nhiều lần đánh bại quân Mông, khiến họ buộc phải đi đường vòng. Năm Khai Khánh thứ 1 (1259), Đại hãn của Mông Cổ là
Mông Kha khi chinh chiến tại
Hợp châu bị trúng tên của quân Tống rồi tử thương. Em trai Mông Kha là
Hốt Tất Liệt đang giao chiến với quân Tống tại
Ngạc châu, khi biết tin Mông Kha tử vong và em là
A Lý Bất Ca chuẩn bị xưng hãn tại
Hòa Lâm (Karakorum), quyết định chuẩn bị triệt quân để tranh ngôi đại hãn, quyền thần triều Tống là
Giả Tự Đạo nhân cơ hội này cùng Hốt Tất Liệt nghị hòa, nhằm bảo đảm hòa bình. Hốt Tất Liệt trở về phương bắc tự lập làm hãn.
[tham 39]
Hai hoàng tử của Tống Lý Tông chết yểu, do vậy chọn con của em trai tên Triệu Dữ Nhuế là
Triệu Kì làm hoàng tử. Do mẹ của Triệu Kì trong thời gian mang thai từng uống thảo dược phá thai, do vậy Triệu Kỳ sinh thiếu tháng. Tháng 6 năm Cảnh Định thứ 1 (1260), Tống Lý Tông hạ chiếu lập Triệu Kỳ làm thái tử. Ngày hai mươi sáu tháng 12 năm Cảnh Định thứ 5 (1264), Tống Lý Tông từ trần, Triệu Kì kế vị, tức là
Tống Độ Tông. Sau khi kế vị, Tống Độ Tông không quản triều chính, Hữu thừa tướng Giả Tự Đạo do vậy chuyên quyền. Giả Tự Đạo kết đảng mưu tư lợi, bài xích những người bất đồng với mình, suốt ngày trong biệt thự tại Cát Lĩnh cùng thê thiếp nô đùa, do ông thích đấu dế, nên người đời gọi ông là "Tất suất tể tướng", tức tể tướng dế. Giả Tự Đạo cấm chỉ báo tin chiến sự cho Tống Độ Tông.
Tương Dương,
Phàn Thành sau ba năm bị vây thì Tống Độ Tông mới biết được. Năm Hàm Thuần thứ 7 (1271), Hốt Tất Liệt tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh) kiến quốc, hiệu là "Đại Nguyên", kiến lập
triều Nguyên. Ngày chín tháng 7 năm Hàm Thuần thứ 10 (12 tháng 8 năm 1274), Tống Độ Tông từ trần ở tuổi 35.
[tham 39]
Diệt vong[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi
Tống Độ Tông từ trần, hoàng tử
Triệu Hiển kế vị khi mới 4 tuổi, tức là
Tống Cung Đế, triều Tống đương thời đã tiến vào trạng thái nguy ngập khi không chặn nổi đà tấn công của quân Nguyên.
Nhà Nam Tống đầu hàng nhưng chưa triệt để
Ngày
14 tháng 3 năm 1273,
Tương Phàn thất thủ, tướng
Lã Văn Hoán sau 6 năm cố thủ đã dâng thành đầu hàng quân Nguyên sau khi không còn cơ hội nhận được chi viện từ triều đình. Mùa xuân năm Đức Hựu thứ 1 (1275), quân Nguyên công chiếm các trọng trấn về quân sự là
An Khánh và
Trì Châu, uy hiếp Kiến Khang, phòng tuyến Trường Giang tan vỡ. Triều đình Tống hết sức kinh hãi, các giới đều hy vọng Giả Tự Đạo có thể xuất chinh, kết quả quân Tống đại bại, Giả Tự Đạo bị giáng chức, trên đường đi nhậm chức thì bị Trịnh Hổ Thần sát hại. Ngày hai mươi tháng 11 năm Đức Hựu thứ 1,
Thường Châu bị chiếm, quân Nguyên tàn sát người trong thành. Không lâu sau, tin
Bình Giang bị chiếm cũng đến, người Lâm An lo sợ. Tháng giêng năm Đức Hựu thứ 2 (1276), thành Lâm An cử hành nghi thức thụ hàng ngày
4 tháng 2 năm 1276 - tròn 316 năm ngày nhà Tống thành lập.
Tống Cung Đế thoái vị, Nam Tống mất. Tuy nhiên, anh của Tống Cung Đế là
Triệu Thị và em là
Triệu Bính được một số đại thần trung thành bảo vệ chạy thoát khỏi Lâm An.
[tham 40]
Tiểu triều đình vẫn kháng cự yếu ớt, diệt vong hoàn toàn ở trận hải chiến Nhai Sơn
Triệu Thị tức vị tại
Phúc Châu, tức là Tống Đoan Tông, cải niên hiệu là Cảnh Viêm (1276). Tuy nhiên, nội bộ triều đình đấu tranh không ngừng, vào tháng 11 năm Cảnh Viêm thứ 1, quân Nguyên tới sát Phúc Châu. Ngày mười lăm tháng mười một, các đại thần là Trần Nghi Trung, tướng
Trương Thế Kiệt hộ tống Triệu Thị và Triệu Bính đi thuyền về phía nam. Mùa xuân năm Cảnh Viêm thứ 3 (1278), tiểu triều đình đến
Lôi Châu. Ngày 15 tháng tháng tư, Triệu Thị từ trần khi gần 11 tuổi, thừa tướng
Lục Tú Phu và quần thần tôn
Triệu Bính làm hoàng đế, cải niên hiệu thành Tường Hưng (1278). Đến khi Lôi Châu thất thủ trước quân Nguyên, tiểu triều đình dời sang Nhai Sơn (nay thuộc
Giang Môn,
Quảng Đông). Tướng lĩnh quân Nguyên là
Trương Hoằng Phạm lãnh quân truy kích, phát động tổng công kích Nhai Sơn, quân Tống chiến đấu thất bại, toàn tuyến thất bại, sử gọi là
hải chiến Nhai Sơn. Thừa tướng
Lục Tú Phu cõng Triệu Bỉnh nhảy xuống biển tuẫn tiết vì nước, hơn 800 thành viên hoàng tộc Tống cũng nhảy xuống biển tự vẫn, đến đây thế lực hoàng tộc triều Tống bị tiêu diệt triệt để.
[tham 41]