Sai chứ sao không sai, vì nguyên tắc phân chia gói thầu thì Luật Đấu thầu cũng quy định, và có hẳn một điều cấm chia nhỏ gói thầu nữa.
Em thấy Luật Đấu thầu 2014 đã tiến sát đến các thông lệ quốc tế rồi, còn vài nội dung còn vênh với thông lệ quốc tế, và vài quy định còn hạn chế, khiếm khuyết. Luật Sửa đổi lần này chỉ cần cập nhật thêm các phương pháp mua sắm hiện đại theo thông lệ quốc tế (mà cụ thể là FIDIC) hoặc áp dụng theo các hướng dẫn mới của WB, ADB vì hai định chế này cũng áp dụng FIDIC mà ra.
Em có đọc dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi (phiên bản tháng 9/2022) thì thấy rằng dự thảo Luật này có khi chữa lợn lành thành lợn què.
Các chinh sách (5 nhóm chính sách) đưa ra là rất thiết thực và Luật sửa đổi để giải quyết được 5 nhóm chính sách đó. Tuy nhiên, trước sức ép của giải ngân đầu tư công, sức ép từ khó khăn trong đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế mà dư luận (mà chủ yếu là lĩnh vực y tế họ kêu), em rất quan ngại Luật sửa đổi sẽ làm mất đi bản chất về đấu thầu (mua sắm công).
Hiện nay, Luật Đấu thầu 2014 như một cái thùng rác mà ai làm chậm cũng đổ lỗi cho nó. Như em đã nói ở trên, Luật Đấu thầu 2014 đã tiến khá sát thông lệ quốc tế. Cái sai là các bên mời thầu, chủ đầu tư cố tình áp dụng nó, ví dụ như thay vì đấu thầu 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ thì các bác lại đi giải trình với người có thẩm quyền để áp dụng 1 giải đoạn, 2 túi hồ sơ... làm cho việc đấu thầu kéo dài thời gian, hết Quý 2 vẫn chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu thì làm sao công trình có thể khởi công, giải ngân được.
Phương pháp 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ được Việt Nam chúng ta quy định như một trong hai phương pháp lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp công trình. Coi như là một "sáng kiến" để hạn chế "bẫy giá thấp" của các nhà thầu đến từ một quốc gia nào đó. Nhưng thực tế, phương pháp 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ áp dụng cho cả đấu thầu cạnh tranh trong nước để bên mời thầu/chủ đầu tư dễ bề xử lý, lựa chọn nhà thầu mục tiêu. Thực tiễn cho thấy, cũng 1 chủ đầu tư, nhưng gói thầu xây lắp sử dụng vốn vay của ADB (ADB, WB không cho phép áp dụng 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ) thì họ áp dụng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, nhưng cũng gói thầu xây lắp quy mô tương tự (gói thầu XDCB) mà sử dụng vốn ngân sách thì chủ đầu tư lại áp dụng phương thức 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ theo thuần Luật Đấu thầu.
Nói chung, bàn về Luật này, nhiều chuyện để nói lắm. Tưởng dễ và ai (đại biểu QH nào) cũng nói được, nhưng thật sự phải hiểu rõ bản chất, hiểu rõ những thực tiễn áp dụng và bản chất của những phát sinh dẫn đến trách nhiệm hình sự thì phát biểu nó mới chuẩn.
Em là em rất lo Luật Đấu thầu (sửa đổi) lần này không tiến bộ bằng Luật hiện hành (2014).