- Biển số
- OF-107372
- Ngày cấp bằng
- 1/8/11
- Số km
- 71
- Động cơ
- 393,700 Mã lực
hay quá. cám ơn cụ bm21
Thì đã chiến tranh thì phải có đổ máu chứ bác, 2 nhà mới đánh nhau sơ sơ mà đi viện cũng mất mấy triệu bạc rồiChuyện bác Mai bắn hạ lão này e được nghe kể nhiều rồi. Nhưng ta quen nghe chiến thắng chứ ít để í đến tổn thất. Bác Mai hình như cũng hy sinh vì một thủ đoạn mới của bọn phi công Mỹ.
Dám đánh tay bo với nó là kinh *** nóa rồi. Hơn đứt cái lũ ả rập hôi rìnhChuyện bác Mai bắn hạ lão này e được nghe kể nhiều rồi. Nhưng ta quen nghe chiến thắng chứ ít để í đến tổn thất. Bác Mai hình như cũng hy sinh vì một thủ đoạn mới của bọn phi công Mỹ.
Em trả lời thắc mắc cho bác đây
Mối hận ngàn năm của 'chuyên gia diệt MiG' Mỹ bị bắn hạ ở Việt Nam
Norman C. Gaddis là phi công nổi tiếng của Không quân Mỹ, được mệnh danh là “chuyên gia diệt Mig” nhưng lại bị bắn hạ bởi một phi công MiG-17 tại Việt Nam.
Norman C. Gaddishttp://quocphong.baodatviet.vn/Trong các cuộc không chiến trên bầu trời giữa phi công Việt Nam và phi công Mỹ, đã xảy ra một tình huống trớ trêu, không lấy gì làm vui vẻ với oai danh Không lực Hoa Kỳ. Đó là việc "lý thuyết gia chống MiG" của siêu cường Mỹ, bị bắn hạ ngay trong lần đầu tiên thực chiến đối mặt với loại máy bay "cổ lỗ" MiG-17.
"Chuyên gia" đó chính là phi công Norman C. Gaddis, khi đó mang quân hàm đại tá, còn người đã bắn hạ ông ta là trung úy phi công Ngô Đức Mai của Không quân Nhân dân Việt Nam. Một người được tôn vinh là "chuyên gia chống MiG", mang quân hàm cao nhất của cấp tá, có 20 năm bay lượn với gần 4.200 giờ bay, thuộc lực lượng không quân nhà nghề đã thua một phi công đang là sĩ quan cấp thấp, mới có kinh nghiệm khoảng 300 giờ bay.
Trở thành "Chuyên gia diệt MiG"
Phi công Norman C. Gaddis sinh năm 1923 tại Dandridge, Tennessee, Mỹ. Ông đi nghĩa vụ quân sự vào năm 1942 theo chương trình huấn luyện thiếu sinh quân của Không quân vào năm 1944 tại Trung tâm thực địa không quân Williams của Quân đội Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp phi công Norman được biên chế hoạt động tại căn cứ không quân Luke nơi Norman hoạt động bay với máy bay P-40 và P-51.
Ngày 14/02/1949, Norman được triệu tập hoạt động tại phi đội chiến đấu số 86 vào ngày phục vụ ở Tây Đức cho đến năm 1952. Tại đây ông hoạt động với các máy bay chiến đấu P-47 và F-86, sau đó Norman chuyển đến hoạt động tại phi đội chiến đấu số 31 Turner AFB, Georgia. Trong thời gian này Norman đã thực hiện các chuyến bay vượt Thái Bình Dương trên máy bay chiến đấu.
Tiếp đó Norman lại chuyển đến hoạt động tại phi đội chiến đấu số 81 tại căn cứ không quân RAF Bentwaters, Anh. Đến tháng 10/1955 Norman lại được điều động đến phi đội chiến đấu số 450, tại đây Norman hoạt động với các máy bay F-100C/D.
Với những thành tích của mình, năm 1960, Norman được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu không quân cao cấp. Tại đây, Norman C. Gaddis làm công tác đào tạo phi công chiến đấu “làm thế nào để chống lại các máy bay MiG của Liên Xô”.
Tại các buổi hướng dẫn phi công, Norman thường xuyên chỉ trích các phi công Mỹ tại Việt Nam là “không biết cách khai thác tính năng của các máy bay hiện đại như F-4, F-105 trước các máy bay MiG dưới cơ”. Norman chỉ ra hàng trăm điểm yếu của MiG, đồng thời chỉ cho họ làm thế nào để chế ngự MiG.
Một chiếc F-4 mang đầy vũ khí.
http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Ung-vien-thay-the-phi-doi-F4-cua-Nhat-Ban/20119/170278.datvietBộ 3 pháo: 1 pháo 37mm N-37 và 2 pháo 23mm NR-23, vũ khí không chiến của MiG-17.
Thực tế, F-4 Con ma là tiêm kích hiện đại, được đưa vào sử dụng từ năm 1963. Ra đời vào năm F-4 là loại tiêm kích - ném bom tầm xa hai chỗ ngồi, có tốc độ tối đa Mach 2,23 (hơn gấp đôi tốc dộ âm thanh), được trang bị tên lửa đối không AM-7 hoặc AIM-9.
Trong khi đó, MiG-17 ra đời sớm hơn và cũng lạc hậu hơn, đưa vào sử dụng năm 1952, sớm hơn F-4 một thập kỷ. Nếu đọ thông số với F-4, gần như MiG-17 thua toàn diện. MiG-17 chỉ đạt tốc độ cận âm (1.144km/h) và không hề được trang bị tên lửa. Vũ khí chính của MiG-17 là 1 pháo N37 37mm và 2 pháo NR-23 23mm, có tầm bắn thua xa với tên lửa đối không của Không quân Mỹ.
Thế nhưng, những bài học lý thuyết mà Norman trình bày trên giảng đường không làm giảm số lượng F-4, F-105 bị bắn hạ tại Việt Nam, số lượng phi công bị bắt ngày một tăng lên. Vì lẽ đó, đích thân Norman sang Việt Nam để nghiên cứu cách “điều trị MiG” trên thực tế.
Nhiệm vụ mà Lầu Năm Góc giao cho Norman là: “Xem xét chiến thuật của Không quân Mỹ, nghiên cứu về lưới lửa phòng không của Bắc Việt. Đặc biệt là nghiên cứu cách đánh của máy bay MiG của Việt Nam, tìm ra cách tiêu diệt hiệu quả các loại MiG rồi quay về báo cáo cho Washington”.
Bài thực hành dở tệ của ông hiệu trưởng
Tháng 11/1966, Norman đến Việt Nam với tư cách tham mưu, không quên đính theo danh hiệu “chuyên gia diệt MiG” tại phi đội chiến đấu số 12 đóng quân tại Đà Nẵng. Sau nhiều tháng thu thập tài liệu, Norman đã có trong tay một tập báo cáo về cách “điều trị MiG”. Kế hoạch báo cáo trước Hội đồng Tham mưu Không quân Mỹ đã được lên kế hoạch. Ông ta cần thêm chuyến bay thực tế để hoàn tất mọi thứ.
Ngày 12/5/1967, Đại tá Norman cùng với hoa tiêu là Trung úy James M. Jefferson lái chiếc tiêm kích F-4C, chỉ huy tốp chiến đấu có vừa có F-4, F-105 bay từ Lào theo hướng Ba Vì tiến vào trong nhiệm vụ "tiêu diệt toàn bộ MiG -17 của Bắc Việt" do đích thân ông chủ Nhà Trắng giao phó.
Về phía ta, nhận được lệnh báo động chiến đấu, đúng 15h23, biên đội gồm 4 chiếc MiG-17 do các phi công Cao Thanh Tịnh, Lê Hải, Hoàng Văn Kỷ, Ngô Đức Mai, điều khiển xuất kích.
MiG-17 đối đầu F-4 trên bầu trời. Tranh minh họa
Vừa bay lên, số Ba Ngô Đức Mai phát hiện 4 chiếc F-4 bay độ cao 1.000-1.500m, cùng lúc ấy số Một - biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh phát hiện thêm bốn chiếc F-105 từ phía sông Đà đi vào giữa Ba Vì và Tản Viên. Ngay lập tức, số Một kéo lên bám 4 chiếc, bắn liền hai loạt đạn vào F-105 trong cự ly 600m, độ cao 2.500m. Sau loạt đạn, anh thấy thân máy bay địch bốc khói, chúng vội vã vứt bom để thoát thân.
Số Một vòng qua núi Viên Nam thì gặp số Ba Ngô Đức Mai và số Bốn Hoàng Văn Kỷ đang quần nhau với tốp F-4 của Mỹ phía đầu đông sân bay, số Một bám luôn một chiếc F-4 bắn hai loạt đạn ở cự ly 800m, độ cao 1.500m. Anh vừa bắn xong quay sang đã thấy hai chiếc F-4 bám theo mình phóng tên lửa. Số Một vội vã hô: “Tất cả cơ động!”. Toàn biên đội nghe lệnh tản hết.
Số Ba Ngô Đức Mai, khi phát hiện có F-4 thì lao vào rồi xả luôn hai loạt đạn ở cự ly gần 300m. Không kịp tránh loạt đạn nhanh như chớp của anh, máy bay địch bốc cháy và rơi ngay tại chỗ.
Chiếc Mig-17F số hiệu 2011 đã quật ngã chiếc F-4C "Con Ma" của "chuyên gia diệt MiG" Norman C Gaddis được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không Không quân Việt Nam.Chiếc máy bay bị bắn rơi đó chính chiếc mang số hiệu BN-63-7614 do Norman điều khiển. Khi bị bắn, Norman kịp thoát ra ngoài bằng dù, may mắn hơn hoa tiêu Jefferson bị kẹt trong máy bay. Norman đã hạ cánh an toàn xuống mặt đất nhưng bị quân dân ta "mời" ngay về “khách sạn Hanoi - Hinton” (nhà tù Hỏa Lò)
Sau này, không tin nổi mình bị bắn hạ, Norman đòi gặp bằng được phi công Ngô Đức Mai. Chính trong buổi gặp gỡ, lần đầu tiên ông Hiệu trưởng trường Cao đẳng sĩ quan tham mưu không quân cao cấp Mỹ được phi công trẻ 27 tuổi đời, 300 giờ bay của đối phương giảng về lối đánh bất ngờ ở cự ly gần, quen gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh”.
Đáng lý ra, đây sẽ là những lời giảng hay trong giáo trình tiếp theo của Hiệu trưởng Norman, đáng tiếc, chương trình “điều trị MiG” đã chấm dứt khi ông ta phải "thụ án" tại tại nhà tù Hỏa Lò cho đến năm 1973.Theo Quốc Việt (Đất Việt)
Đối đầu với người Do Thái ko đơn giản vậy đâu. Xét về trình độ sử dụng vũ khí, kỹ chiến thuật thì Do Thái xứng đáng là bậc thầy so với các nước khác. Vũ khí của Liên Xô bị chế áp ngay khi xuất hiện ko lâu kể cả đồ mới ra lò.Dám đánh tay bo với nó là kinh *** nóa rồi. Hơn đứt cái lũ ả rập hôi rình
Em thấy ăn nhau cũng ở cái tính bí mật, đồng ý là nghệ thuật quân sự của Do thái là cao nhưng những thiết bị tác chiến điện tử đêu do mẽo sản xuất, mà cũng nhờ có Do thái lấy được các khí tài tên lửa của Ả Rập nên mẽo mới có cái mà ngâm cứu thôi. Nếu A Rập bảo vệ khí tài và tính bí mật tốt thì Do thái cứ ngồi đó mà khóc. Mờ thời đó 2 thằng đó đánh nhau theo quy ước rồi chứ không phải phi đối xứng như mềnh và mẽo, Suy ra Ả Rập đánh dỡ òm.Đối đầu với người Do Thái ko đơn giản vậy đâu. Xét về trình độ sử dụng vũ khí, kỹ chiến thuật thì Do Thái xứng đáng là bậc thầy so với các nước khác. Vũ khí của Liên Xô bị chế áp ngay khi xuất hiện ko lâu kể cả đồ mới ra lò.
Kế đến là Ả rập bị Do thái đập cả trên bộ chứ ko đơn thuần chỉ là ko chiến. Nhiệm vụ của ko quân và phòng ko Ả rập bao gồm cả tác chiến bảo vệ bộ binh khác nhiều so với VN là bảo vệ mục tiêu.
Bác có biết F22 là tiêm kích hạng nặng còn mig 21 là tiêm kích hạng nhẹ không ợ, tiêm kích hang nặng su hào 30 mình cũng có mấy trục con rồi bác ợ.theo em làm con F22 raptor S là chuẩn đới cụ. Hàng này lên thẳng như trực thăng không tốn nhiều đất nên hợp với dải đất hình chữ S ợ
Do thái thì kinh rồi, nhớ ngày lập nước có một tí dân (hình như hơn 500k một ít) bị 6 thằng nó cử quân xâu xé mà vẫn thắng, lúc đó vũ khí chưa được Mẽo hỗ trợ, phải đi cướp 3 tàu vũ khí của thằng khác. Xứng đáng là vua chiến tranh du kích.Đối đầu với người Do Thái ko đơn giản vậy đâu. Xét về trình độ sử dụng vũ khí, kỹ chiến thuật thì Do Thái xứng đáng là bậc thầy so với các nước khác. Vũ khí của Liên Xô bị chế áp ngay khi xuất hiện ko lâu kể cả đồ mới ra lò.
Kế đến là Ả rập bị Do thái đập cả trên bộ chứ ko đơn thuần chỉ là ko chiến. Nhiệm vụ của ko quân và phòng ko Ả rập bao gồm cả tác chiến bảo vệ bộ binh khác nhiều so với VN là bảo vệ mục tiêu.
Xem bản đồ xem Vĩnh Linh nó nằm ở vĩ tuyến nào đi, haiz lại có vấn đề kiến thức địa lý. Năm 68 hay năm 72 dũng cảm kéo tên lửa bảo vệ Thành Cổ hay cho Mig lươn lờ để các anh ko phải dơ lưng chịu B52 thì đỡ được bao nhiêu xương máuGhê sợ nhà bác Hải.
Trung đoàn tên lửa Hạ Long, Trung đoàn ba lần anh hùng. Trung đoàn tên lửa SAM2 Hạ Long (E238), hành quân từ Quân khu 3 vào tuyến lửa Vĩnh Linh. Từ tháng 6-1966, E238 vừa hành quân, vừa đánh địch. Sau 6 tháng, đến tháng 1/1967, đơn vị mới đến được Vĩnh Linh. Cả 4 tiểu đoàn hỏa lực của trung đoàn đều lần lượt bị máy bay Mỹ gây thiệt hại nặng nề. Cán bộ chiến sỹ E238 với lòng dũng cảm đức hy sinh đã mưu trí sáng tạo sửa chữa, dồn lắp, phục hồi và triển khai chiến đấu. Sau gần một năm bám trụ kiên cường, vượt qua bom đạn của máy bay và tàu chiến Mỹ ngày đêm bắn phá, đến ngày 17-4-1967, tiểu đoàn 84, E238 đã lập chiến công đầu, đặc biệt xuất sắc, bắn rơi hai máy bay B52!
thống kê cho biết trong 81 ngày đêm, hoa kỳ đã sử dụng:
- 4.958 lần/chiếc b-52 (trung bình 60 lần/ngày đêm). 9.048 lần/chiếc máy bay phản lực các loại (trung bình hơn 100 lần/ngày đêm), ném tổng cộng hơn 120 nghìn tấn bom đạn (bằng 7 lần quả bom nguyên tử mà mỹ ném xuống hiroshima), nếu tính trung bình thì các chiến sĩ qđndvn tham gia trận đánh phải hứng chịu 4 tấn bom mỗi người.[5].
Vĩnh Linh chưa đến VT 17, còn từ Vĩnh Linh vào đến Thành Cổ khoảng 50km.Xem bản đồ xem Vĩnh Linh nó nằm ở vĩ tuyến nào đi, haiz lại có vấn đề kiến thức địa lý. Năm 68 hay năm 72 dũng cảm kéo tên lửa bảo vệ Thành Cổ hay cho Mig lươn lờ để các anh ko phải dơ lưng chịu B52 thì đỡ được bao nhiêu xương máu
Có một cái phải công nhận cụ đúng là tương quan 2 bên có lợi cho Ả rập. Chính vì tương quan bất lợi lại thành động lực cho Do thái ra tay trước. Về khí tài thì đổ cho dân Ả rập một phần thôi vì nhiều khí tài do chuyên gia Soviet vận hành đóa. Bí mật kô thể giữ được vì cứ khai hỏa phát sóng là lộ, vấn đề ông thầy Nga phải chủ động thay đổi bài để Do Thái ko kịp trở tay bắt bài.Em thấy ăn nhau cũng ở cái tính bí mật, đồng ý là nghệ thuật quân sự của Do thái là cao nhưng những thiết bị tác chiến điện tử đêu do mẽo sản xuất, mà cũng nhờ có Do thái lấy được các khí tài tên lửa của Ả Rập nên mẽo mới có cái mà ngâm cứu thôi. Nếu A Rập bảo vệ khí tài và tính bí mật tốt thì Do thái cứ ngồi đó mà khóc. Mờ thời đó 2 thằng đó đánh nhau theo quy ước rồi chứ không phải phi đối xứng như mềnh và mẽo, Suy ra Ả Rập đánh dỡ òm.