[Funland] Dấu ấn cai trị Hà Thành trong giai đoạn 1802-1945 của 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc.

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,262
Động cơ
339,109 Mã lực
Cụ Tự Đức về sau đã xử cụ Bùi Thức Kiên như thế này:
Còn như Bùi Thức Kiên, chính mình làm Tổng đốc, thế mà trước không biết xem cơ hội xếp đặt, sau lại chịu nhẫn nhục để sống cho qua, rất là đáng giận một cách lạ lùng, cho xử trảm giam hậu, và tước bỏ tên ở bia, sổ tiến sĩ.
Tổng đốc bỏ thành chạy thì dân chửi, giữ thành đến cùng như ông Hoàng Diệu thì dân ca tụng, cũng là lẽ tự nhiên
Tập diễn ca chữ Nôm Hà Ninh Tổng Đốc Truyện có những bài như "Hà Ninh tổng đốc truyện" ca tụng ông Hoàng Rượu, "Hà Thành chính khí ca" kể về thành Hà Nội thất thủ 1882.
Một điều lạ là thử google 1 vài đoạn văn bản, không thấy nguyên văn xuất hiện ở đâu, tức là các tập diễn ca nôm này nhiều năm nay ít có người gõ lại dạng văn bản, chỉ nằm ở dạng scan chụp như bộ sưu tập của nhà VN học Pháp-Việt Maurice Durand số hóa ở đại học Yale kia
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1873 - 1880 Trần Đình Túc - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1880 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Su Đình đã góp ý. (Ghi chú: bác Su Đình đang nghi vấn độ chính xác)
1880 - 1882 Hoàng Diệu - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1882 (tuẫn tiết).
Canh Thìn, năm Tự Đức thứ 33 [1880]

Cho Hữu tham tri bộ Lại là Hoàng Diệu thăng thự Tổng đốc Hà - Ninh ; Tả thị lang bộ Lại là Hoàng Hữu Xứng thăng thự Tuần phủ Hà Nội ; Tổng đốc Hà - Ninh là Trần Đình Túc gia hàm Hiệp biện Đại học sĩ, được ở lại Hà Nội cùng với Tổng đốc, Tuần phủ mới cùng bàn làm việc. Vua bảo rằng : Trần Đình Túc tuy tuổi già, khí lực suy, nhưng còn có thể tĩnh trấn được. Trước kia việc ở 4 tỉnh, chịu mạo hiểm dấn mình làm việc, tài lược ấy đáng khen, chuẩn cho gia hàm, nhưng hãy ở lại năm ba tháng, khi viên mới đã quen, sẽ cho về hưu.
...
Cho Tổng đốc Hà - Ninh gia hàm Hiệp biện Đại học sĩ là Trần Đình Túc về hưu.

Vậy là cụ Túc lĩnh lương hưu vào tháng 5 (âm) năm 1880 nhé. Cụ Hoàng Diệu chính thức làm Tổng đốc Hà-Ninh khi đã quen việc cũng vào tháng này..
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
5,846
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Nhìn nhà cửa như này thì có thiên tai địch hoạ gì lại phải xuất tiền trung ương ra hỗ trợ nhỉ ? :D
Chứ thuế thu được mấy xu
Đến cách đây 20 năm thì cũng vẫn thế này.
Sau này có phong trào xóa nhà tranh tre nứa lá, xây nhà kiên cố thì mới hết dần.
Nhưng mà vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và cống thoát nước thì vẫn y nguyên như cách đây cả trăm năm.
Ngoài ra, đề ra kế hoạch xây nhà kiên cố nhưng không có quy hoạch nên nông thôn rất là lôm nhôm.
Lẽ ra bộ xây dựng nhiều viện nghiên cứu nên nghiên cứu cho mỗi xã một bản quy hoạch về đường sá, hạ tầng để rồi từ đó nhà nước đầu tư thì tốt biết mấy.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1882 - 1884 Một ông họ Trần - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: chưa rõ. Cảm ơn bác Trung đã góp ý.
Sau khi cụ Diệu mất thì cụ Túc dù đã về hưu lại được mời ra làm quyền Tổng đốc Hà-Ninh (1882)
Quyền lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Trần Đình Túc vì ốm xin nghỉ. Vua bảo rằng : Ngươi nên cố gắng cùng làm để cho xong việc. Đợi việc ở Hà Nội yên ổn, trẫm không bắt ép, chỉ toàn danh phận của ngươi mà thôi.
...
Vua cho là Hà Thành Pháp đã giao trả, không phải thương thuyết gì. Cho Trần Đình Túc bỏ bớt hàm Khâm sai, chuyên làm việc tỉnh ấy.

Cho quyền Tổng đốc Hà - Ninh là Trần Đình Túc vẫn theo như cũ về quê hưu trí. Thị lang sung Phó sứ Tĩnh Biên là Nguyễn Hữu Độ đổi bổ hộ Tổng đốc Hà - Ninh. Hữu Độ dâng sớ xin từ. (Tờ sớ nói : Nếu đến làm việc ở Hà Thành, cùng đóng với chúng, bị chúng kìm chế, đóng ở ngoài thành, tất chúng sinh ngờ, xin chọn quan trọng thần tài giỏi để thay, cho tôi lại đến đồn Thục Luyện cùng đóng với Hoàng Tá Viêm bàn tính việc biên thuỳ, để làm trọn công việc).
Vua bảo rằng : Rất cần người, ngươi đã quen việc, lại khéo ứng biến, không nên chối, nên tuỳ việc làm cho ổn thoả, chớ sơ suất mà lỡ việc, sai phái đi nhận chức ngay.

....
Sau đó Pháp đánh lan ra các tỉnh Bắc Kỳ như Nam Định, Bắc Ninh...Hà Nội coi như đã mất nên không còn ai làm Tổng đốc được nữa. Ngay đến năm 1883 đến thời Dục Đức thì cụ Nguyễn Hữu Độ cũng chỉ là Tuần phủ.

Thị lang hộ lý Tổng đốc Hà - Ninh Nguyễn Hữu Độ thăng thụ Tuần phủ, đều vẫn hộ lý Tổng đốc.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,952
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Như vậy là có bao nhiêu cụ hy sinh khi làm tổng đốc Hà thành nhỉ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,487
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Như vậy là có bao nhiêu cụ hy sinh khi làm tổng đốc Hà thành nhỉ?
Ba vị mất vì bệnh (Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Hữu Tâm, Tôn Thất Hàn).
Một vị tuẫn tiết (Hoàng Diệu).
Tỷ lệ tử vong khi đương nhiệm là 04/22 (18%).
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Cảm ơn các bác
GamCaoMayLanh
Atlas23
mitdac1819
Su Đình
Trung
Nhờ có các bác góp ý mà danh sách #1 đã được hoàn chỉnh.
Chưa đâu thớt chủ. Đang đọc đến năm Kiến Phúc thứ 1 lại thấy cụ Độ làm quyền Tổng đốc Hà-Ninh!. Tạm thời thớt chủ đã có thể bỏ cụ Phạm Chi Hương ra khỏi danh sách được rồi. Hết thời Đồng Khánh, Thành Thái thì sẽ dò ngược lại để cập nhật chính xác các cụ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
16,809
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhìn nhà cửa như này thì có thiên tai địch hoạ gì lại phải xuất tiền trung ương ra hỗ trợ nhỉ ? :D
Chứ thuế thu được mấy xu
Đến cách đây 20 năm thì cũng vẫn thế này.
Sau này có phong trào xóa nhà tranh tre nứa lá, xây nhà kiên cố thì mới hết dần.
Nhưng mà vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và cống thoát nước thì vẫn y nguyên như cách đây cả trăm năm.
Ngoài ra, đề ra kế hoạch xây nhà kiên cố nhưng không có quy hoạch nên nông thôn rất là lôm nhôm.
Lẽ ra bộ xây dựng nhiều viện nghiên cứu nên nghiên cứu cho mỗi xã một bản quy hoạch về đường sá, hạ tầng để rồi từ đó nhà nước đầu tư thì tốt biết mấy.
Nhà mạn ngược, đường rừng thế này họ làm để phù hợp với lối sống ít bỏ phân cho đất, định cư ngắn hạn và sống xoay vòng giữa các khu đất có thể trồng cấy, chăn nuôi. Các khu đất được bỏ hoang có chủ ý để đất tự phục hồi, không thâm canh, chuyên canh một loại cây quá lâu như dưới xuôi, đồng bằng.
Lý do là địa hình dốc có thâm canh cũng bị xói bay.
Thế nên từ mạn ngược nó có cái hay mà câu “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi” hoá ra là không đúng: địa hình hiểm trở chỉ nuôi sống một số ít người cũng không cần lối canh tác rầm rộ, khai hoang phạt bằng rộng bát ngát rồi cũng ... bỏ hoang do chi phí để thâm canh, chuyên canh đắt quá cái thu được. Cái giá phải trả là địa hình đang thuận tự nhiên lại thành ... trái tự nhiên.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1873 - 1880 Trần Đình Túc - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1880 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Su Đình đã góp ý. (Ghi chú: bác Su Đình đang nghi vấn độ chính xác)
1880 - 1882 Hoàng Diệu - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1882 (tuẫn tiết).
1882 - 1882 Trần Đình Túc - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1882. Cảm ơn bác Trung bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
Từ 1883 trở đi không còn ai giữ chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) Cảm ơn bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1884 - 1888 Nguyễn Hữu Độ - Tuần phủ Hà Nội. Năm kết thúc: 1888 (mất vì bệnh). Cảm ơn bác Trung GamCaoMayLanh đã góp ý.
Giáp Thân, năm Kiến Phúc thứ nhất [1884]
Dụ sai quyền Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Hữu Độ, phải cho người giỏi đi đánh để cho dân yên ở.
Quyền Tổng đốc Hà - Ninh là Nguyễn Hữu Độ, án sát Nguyễn Xuân Duẩn bị tội giáng chức đổi bổ nơi khác, nhưng chuẩn cho được quyền hộ, quyền sung.
Đồng Khánh năm ất Dậu [1885], Bính Tuất, Đồng Khánh năm thứ nhất [1886],Đinh Hợi, Đồng Khánh năm thứ 2 [1887],Mậu Tý, Đồng Khánh năm thứ 3 [1888]
Chuẩn cho : Thự Bố chính Hà Nội là Lê Đĩnh thăng thụ Thị lang quyền lĩnh Tổng đốc Hà-Ninh.
Xuống Dụ : “Khi trước, cho Tổng đốc Hà Nội, Hưng Yên là Lê Đĩnh, nghỉ gia hạn 2 tháng về Kinh chiêm bái, nhân tiện về quê làm lễ phần hoàng (đã chú thích ở trên), khi hết hạn tới nhận chức ; nhưng hạt ấy là tỉnh lớn, công việc nhiều, quan to không nên vắng lâu, nên cho nguyên Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Khắc Mỹ án bổ chức khuyết ấy. Nay Lê Đĩnh đã đến, cho vẫn làm Tổng đốc Hà Nội, Hưng Yên như cũ, còn Nguyễn Khắc Mỹ lại theo lời như trước cho về quê thăm nuôi cha mẹ, khi hết hạn sẽ bổ nơi khác.
----------------------------------------
Chốt lại là:
1883-1884 Nguyễn Hữu Độ là quyền Tổng đốc Hà-Ninh
1885-1887 Lê Đĩnh là quyền Tổng đốc, Tổng đốc Hà - Ninh
1888 Lê Đĩnh là Tổng đốc Hà Nội - Hưng Yên
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1840 - 1842 Phạm Hữu Tâm - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1842 (mất vì bệnh). Cảm ơn bác Atlas23 đã góp ý.
1842 - 1844 Nguyễn Đăng Giai - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1844 (mãn nhiệm).
1844 - 1846 Tôn Thất Bật - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1846 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác Atlas23 đã góp ý.
1846 - 1848 Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình). Năm kết thúc: 1848 (mãn nhiệm). Cảm ơn bác mitdac1819 đã góp ý.
Vừa đọc xong thời Thiệu Trị. Tóm tắt nhanh:

Nhâm Dần, Thiệu Trị năm thứ 2 [1842], mùa thu, tháng 7

Thái bảo Tiền quân Chưởng phủ sự, lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh là Tân Phước hầu Phạm Hữu Tâm chết. Trước đây, Hữu Tâm bị ốm ở Hà Nội. Vua nhiều lần sai trung sứ ra thăm hỏi, ban cho sâm, quế của vua dùng và phái Thái y đến chữa. Tới đây, Hữu Tâm bệnh nặng, xin về làng, đi đến Nghệ An thì chết.
Trao cho Mai Công Ngôn làm Hữu quân Đô thống phủ Đô thống, lĩnh chức Tổng đốc Hà - Ninh

Bính Ngọ, Thiệu Trị năm thứ 6, [1846], mùa hạ, tháng 5


Tân Lộc nam Mai Công Ngôn tấn phong Tân Lộc tử
Cho : Thái tử Thái bảo lĩnh Tổng đốc Thanh Hoá là Tôn Thất Lương thăng thự Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình
Tháng 8 quyền Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình là Tôn Thất Lương chết, vua tiếc lắm,

Vậy là cụ Mai Công Ngôn làm Tổng đốc Hà-Ninh từ 1842 đến 1846. Cụ Tôn Thất Lượng làm Tổng đốc Hà -Ninh được vài tháng thì mất. Dù sao cũng tính chức này cho cụ Lượng.
Cho Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Thượng thư bộ Lễ là Đặng Văn Thiêm gia hàm Thái tử Thiếu bảo, lĩnh Tổng đốc Hà Nội - Ninh Bình
Vậy là cụ Thiêm giữ chức này cũng từ 1846 đến 1847 thì đổi qua Định-An, cụ Tôn Thất Bật thay.
Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 [1847] mùa hạ, tháng 4

Lấy : Hiệp biện Đại học sĩ lĩnh Tổng dốc Hà - Ninh là Đặng Văn Thiêm bổ đi lĩnh Tổng đốc Định - An ; tước Vũ Khê tử là Tôn Thất Bật thực thụ Đô thống Hậu quân, lĩnh Tổng đốc Hà - Ninh.

Tạm thế đã vì đến gần cuối năm 1847 thì cụ Thiệu Trị băng hà, cụ Tự Đức lên thay.
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
3,143
Động cơ
141,336 Mã lực
Cụ Tự Đức về sau đã xử cụ Bùi Thức Kiên như thế này:
Còn như Bùi Thức Kiên, chính mình làm Tổng đốc, thế mà trước không biết xem cơ hội xếp đặt, sau lại chịu nhẫn nhục để sống cho qua, rất là đáng giận một cách lạ lùng, cho xử trảm giam hậu, và tước bỏ tên ở bia, sổ tiến sĩ.
Hoá ra cái trò cắt nguyên là có từ thời Tự Đức, cứ tưởng mới phát minh
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Danh sách 20 vị quan triều Nguyễn, 50 vị Đốc lý thời Pháp thuộc, từng cai trị Hà Thành, giai đoạn 1802 - 1945.
1816 - 1817 Chưa rõ ai là Tổng trấn thời điểm này (Lê Chất là Hiệp Tổng trấn. Đến 1818 thì được thăng Tổng trấn). Cảm ơn bác Atlas23 bác GamCaoMayLanh đã góp ý.
1818 - 1826 Lê Chất - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1826 (xin nghỉ chịu tang mẹ).
1826 - 1831 Nguyễn Hữu Thận - Bắc Thành Tổng trấn. Năm kết thúc: 1831 (mãn nhiệm).
Vừa đọc xong 10 năm đầu cai trị của Hoàng đế Minh Mạng. Đã có một sự ngạc nhiên không hề nhẹ Jochi Daigaku
Bính Tuất, năm Minh Mạng thứ 7 [1826]
Sai Hiệp tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn Hữu Thận kiêm lĩnh cục Bảo tuyền.
Chưởng Hậu quân quận công Lê Chất chết.

Về lý mà nói thì sau khi cụ Thận làm Hiệp Tổng trấn vài tháng thì sẽ được thăng làm Tổng trấn. Nhưng cụ Minh Mạng đã nghĩ khác:
Gia hàm Tiền phong Đô thống chế cho Phó đô thống chế lĩnh Trấn thủ Nghệ An là Trương Văn Minh, cho chuyên quản biền binh Bắc Thành, hiệp đồng với Hiệp tổng trấn Nguyễn Hữu Thận xử lý việc quân.
Đinh Hợi, năm Minh Mạng thứ 8 [1827], mùa Thu, tháng 7.
Triệu Hiệp trấn Bắc Thành là Nguyễn Hữu Thận về Kinh, sai Đô thống chế Tiền dinh quân Thần sách, chuyên quản biền binh Bắc Thành là Trương Văn Minh quyền chưởng công việc tổng trấn, kiêm Chưởng cục Bảo tuyền.
Vua thấy Minh là võ biền, Bắc Thành là nơi quan trọng, sợ một mình không làm nổi, cho các quan ba tào hiệp đồng làm việc thành, những tờ tâu đều cùng ký tên.

Chính vì làm việc cùng nhau nên đến khi cụ Văn Minh bị giáng chức năm 1828 thì cụ ấy cũng vẫn chỉ là quyền Tổng trấn.
Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], tháng 7

Lấy Đô thống chế thự ấn vụ Hậu quân là Phan Văn Thuý lĩnh Phó tổng trấn Bắc Thành.
Nguyên quyền trưởng ấn Tổng trấn là Trương Văn Minh nhiều lần bị phân xử giáng đến 5 cấp, bộ Binh tâu xin cách chức. Hạ lệnh cho thôi việc thành, mà cho Thuý thay. Thuý bệ từ. Vua dụ rằng : “Trẫm biết khanh tuổi già, vừa mới đi biên vụ khó nhọc, trẫm rất thương. Duy Bắc Thành là chỗ quan trọng không phải khanh thì không được. Vậy nên cố gắng làm việc, chẳng bao lâu sẽ triệu về”.

Còn cụ Minh đã có một cái kết đắng do lĩnh trách nhiệm vụ vỡ đê năm 1828.
Kỷ Sửu, năm Minh Mạng thứ 10 [1829], mùa Hạ, tháng 6.

Bộ Hình dâng án vỡ đê ở Bắc Thành về mùa thu năm ngoái xin nghĩ xử : quyền chưởng Tổng trấn ấn là Trương Văn Minh..
Vua dụ rằng : “Việc đề phòng trẫm thấu đêm lo nghĩ bời bời 2,3 lần dụ bảo phải dự phòng trước, chớ để lo cho nhân dân. Thế mà bọn Trương Văn Minh không biết hết lòng trù biện lại dám tâu trả lời rằng : giữ được không lo. Thế rồi đê vỡ ngay, cái tội dối trá, nói sao xiết được, vốn nên y lời bàn mà trừng trị nặng. Nhưng nghĩ Văn Minh trước trấn Nghệ An, bắt giặc có công, còn thể lượng giảm. Vậy gia ân cách xuống làm lính về Kinh để sai phái.
(còn tiếp...)
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Tân Mão, Minh Mạng năm thứ 12 [1831] mùa đông, tháng 10

Triệu Đô thống thự Hậu quân ấn vụ, lĩnh Phó tổng trấn Bắc Thành Phan Văn Thuý về Kinh cung chức. Sai bọn Chưởng cơ Lê Văn Quý, Hình tào Tham tri Lê Đại Cương, Hộ tào Tham tri Đặng Văn Thiêm và kiêm biện Binh tào Nguyễn Văn Mưu cùng nhau quyền giữ ấn triện Tổng trấn Bắc Thành. Khi có việc tâu báo chuẩn cho đều hội hàm cùng ký tên vào tờ tâu.

Vậy cụ Thúy làm Phó Tổng trấn Bắc Thành 1828-1831
Cho Đô thống Nguyễn Văn Hiếu lĩnh Tổng đốc Hà Ninh, thự Hiệp trấn Sơn Nam quyền lĩnh Binh tào Bắc Thành Nguyễn Văn Mưu thự Bố chính sứ Hà Nội ; Tạm đặt chức Tuần phủ Hà Nội.
Nhâm Thìn, Minh Mạng thứ 13 [1832], mùa thu, tháng 7
Triệu Nguyễn Văn Hiếu, Tổng đốc Hà Ninh về Kinh. Chuẩn cho Lê Đại Cương, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên, quyền kiêm lĩnh cả ấn quan phòng Tổng đốc Hà - Ninh. Ninh Bình đã có Tuần phủ Hồ Hựu chuyên làm việc trong hạt, duy có việc trọng đại mới phải hội bàn. Bố chính, án sát Hà Nội, đều chiếu theo chức vụ làm việc, nếu có việc trọng yếu, tức thì bẩm lên để Đại Cương điều khiển.

Vây cụ Hiếu làm Tổng đốc Hà Ninh 1831-1832

Nhâm Thìn, Minh Mạng thứ 13 [1832], mùa thu, tháng 9
Đổi bổ Tổng đốc Hải - Yên là Nguyễn Kim Bảng làm Tổng đốc Hà - Ninh, Lê Đại Cương lại về cung chức ở Sơn - Hưng - Tuyên.

Vậy cụ Bảng bắt đầu làm Tổng đốc Hà Ninh từ những tháng cuối năm 1832.

(còn tiếp...)
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Ba vị mất vì bệnh (Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Hữu Tâm, Tôn Thất Hàn).
Một vị tuẫn tiết (Hoàng Diệu).
Tỷ lệ tử vong khi đương nhiệm là 04/22 (18%).
Quý Tỵ, Minh Mạng năm thứ 14 [1833], mùa thu, tháng 8
Thự Tả quân Đô thống phủ Chưởng phủ sự Lương Năng bá Nguyễn Văn Hiếu chết.
Hiếu là người trung hậu thuần phác, đã trải làm quan trong, ngoài, nổi tiếng về thành tích chính sự. Vua rất thương, chuẩn cho thực thụ (chức ấy) và chiểu theo phẩm mà cấp tiền tuất. Lại thưởng thêm 1.000 quan tiền và ban cho 1 tuần tế.

Năm 1832 thì cụ Hiếu được triệu về Kinh để giao nhiệm vụ khác chứ đã mất đâu. Một năm sau...Thớt chủ chịu khó cập nhật thớt thì tỷ lệ này sẽ xuống thấp nữa.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,288
Động cơ
519,647 Mã lực
Nhìn chung công việc của các Tổng đốc Hà Nội trước thời kỳ Pháp đánh khá nhàn nhã. Các tỉnh khác có loạn thì lùa mấy thớt voi ra giúp tỉnh bạn, hết loạn lại lùa về. Đê điều xem chỗ nào thiếu đất, sụt lở thì đắp vá thêm vào.
 

chacchanxe

Xe buýt
Biển số
OF-149435
Ngày cấp bằng
17/7/12
Số km
743
Động cơ
363,976 Mã lực
Hậu duệ của các cụ bgio ko biết còn những ai nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top