- Biển số
- OF-129566
- Ngày cấp bằng
- 5/2/12
- Số km
- 1,241
- Động cơ
- 386,305 Mã lực
các bác uyên thâm tìm lại lịch sử xem ông nào gây dựng vườn đào Nhật tân, còn ông phá thì có rồi
Chắc là trước thời điểm 1789 rồi ạ. Khi đó ông Huệ chạy ra chợ đào mua cành đào tặng Ngọc Hân công chúa mà.các bác uyên thâm tìm lại lịch sử xem ông nào gây dựng vườn đào Nhật tân, còn ông phá thì có rồi
Ông này theo Tây Sơn, mãi sau khi ông Nguyễn Huệ chết mới theo Nguyễn Ánh, lại được Nguyễn Ánh sủng ái, cho làm quan to, thăng tiến nhanh nên đám theo Ánh lâu năm ngứa mắt, nhưng không làm gì được.Trong số các ông Bắc Thành Tổng Trấn, cháu ấn tượng với ông Lê Chất vì hai lý do:
1. Ông này viết cuốn Bắc Thành Dư địa chí, là cuốn sách địa chí gần sát nhất với thời kỳ Tây Sơn.
2. Ông này chết rồi mà vẫn bị mang ra xử tội.
Các ông khác không nhớ được, vẫn phải tra google.
Dấu ấn của vị Đốc lý Hà Nội cuối cùng: Bác sĩ Trần Văn Lai (nhiệm kỳ 21/7/1945 - 19/8/1945).
Việc đầu tiên Bác sĩ Trần Văn Lai thực hiện khi ở cương vị Đốc lý Hà Nội là cho kéo đổ một loạt tượng thực dân: Tượng Bà Đầm Xòe (Nữ thần Tự do) ở vườn hoa Cửa Nam, tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).
Việc thứ hai là Bác sĩ Trần Văn Lai thực hiện đổi tên phố do thực dân Pháp đặt, để mang tên các danh nhân lớn của đất nước, theo quy tắc cho đến nay vẫn được coi là mẫu mực: Tên các danh nhân lớn đặt tên cho phố lớn, phố chính, tên các danh nhân khác hoặc tên vùng đất (đã có từ xưa), có liên quan thì đặt cho các phố thứ, phố xương cá.
Ví dụ Quảng trường Ba Đình là do Bác sĩ Trần Văn Lai đặt tên, trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông.
Ông Trần Văn Lai dấu ấn đúng là đổi tên phố. Lịch sử các tên phố chắc có trong bài viết hoặc sách của mấy ông như Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Vinh Phúc, ví dụ https://360.hncity.org/spip.php?article545Thế còn đổi tên Rue Paul Bert thành phố Hàng Khay có đúng không ạ ?
Ghi chú: Paul Bert là tên của Résident supérieur du Tonkin và Résident supérieur de l’Annam (1886).
Lê Chất làm hiệp tổng trấn từ 1810 tại sao tôi chỉ nói ông làm quyền tổng trấn từ 1816.Vẫn chưa sửa xong à thớt chủ. Giả dụ chức 'Hiệp Tổng trấn' dịch là chức 'Quyền Tổng trấn' thì năm 1812 cụ Lê Văn Duyệt là đương kim Tổng trấn thành Gia Định, còn cụ Ngô Nhân Tịnh là Hiệp Tổng trấn tức là Quyền Tổng trấn thành này (theo ý nhà sử học Lê Văn Át Lát) thì có cái gì đó rất sai sai ở đây rầu.
Chức 'Quyền Tổng trấn' là bác cố gắng nhét vào chứ làm gì có chức vụ này. Gia Long Hoàng Đế thích là nhích luôn chức Tổng trấn trong trường hợp viên Tổng trấn đương nhiệm được Hoàng đế điều đi nơi khác hoặc được triệu về kinh hỏi han. Ví dụ:Lê Chất làm hiệp tổng trấn từ 1810 tại sao tôi chỉ nói ông làm quyền tổng trấn từ 1816.
Vì 1816 khuyết chức tổng trấn bắc thành đến 1818 thì Gia long có chỉ dụ cho Lê Chất nhận chức tổng trấn.
Cho nên ta có thể suy ra Lê Chất giai đoạn đó làm quyền tổng trấn bắc thành khi chức này đang bị khuyết
Cháu cảm ơn bác, bài viết hay quá ạ.Ông Trần Văn Lai dấu ấn đúng là đổi tên phố. Lịch sử các tên phố chắc có trong bài viết hoặc sách của mấy ông như Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Vinh Phúc, ví dụ https://360.hncity.org/spip.php?article545
Phố Paul Bert là gộp Hàng Khay với Tràng Tiền. Ông Lai đổi tên được vài năm thì cả trục Tràng Tiền Hàng Khay Tràng Thi lại bị đổi tiếp thành Pháp Quốc, Anh Quốc, Mỹ Quốc
Thế cụ tưởng Lê Chất không phải võ tướng sao?Chức 'Quyền Tổng trấn' là bác cố gắng nhét vào chứ làm gì có chức vụ này. Gia Long Hoàng Đế thích là nhích luôn chức Tổng trấn trong trường hợp viên Tổng trấn đương nhiệm được Hoàng đế điều đi nơi khác hoặc được triệu về kinh hỏi han. Ví dụ:
năm Gia Long thứ 5 (1806), Hoàng đế triệu Nguyễn Văn Thành vào chầu. Cho Phó tướng Long Vân hầu Trương Tấn Bửu tạm làm Tổng trấn Bắc Thành. Đến ngày 15 tháng 2 năm Đinh Mão Gia Long thứ 6 (1807) Nguyễn Văn Thành từ kinh về Bắc Thành, tiếp tục đảm trách chức Tổng trấn Bắc Thành.
Cần nói thêm rằng dưới thời Gia Long thì việc quản lý hành chính Bắc Thành, Gia Định Thành mang đậm tính quân quản, chức Tổng trấn thường do võ quan nắm. 10 năm đầu dưới thời Minh Mạng cũng như vậy.
Đây là ảnh chụp một con phố cổ Hà Nội năm 1922 khi trời vừa mưa xong (đường lầy lội).Theo lời kể của một phụ nữ đã sống trong những năm 80 của thế kỷ XIX, thì: “Trừ các đường ở phố Khach (tức phố Mã Mây ngày nay - TG), ở giữa có một phần lát gạch, còn các đường khác đều bằng đất nện, đầy bùn và rác do cư dân hai bên đường và khách qua lại vứt ra mà không ai nghĩ đến việc quét dọn cả! Khi trời mưa, những con đường trở nên lầy lội, ở một số con đường, người ta phải xếp một hàng gạch nối nhau để người đi đường có chỗ đặt chân. Không có cống rãnh thoát nước, nước đọng lại khắp nơi, mùa viêm nhiệt mùi hôi thối bốc lên kinh khủng. Không cần nói cũng biết rằng những con đường đó là nguồn ổ dịch bệnh, các bệnh đậu mùa, thổ tả và sốt rét tàn hại hàng năm…” (2).
Một người Pháp, bác sĩ Hocquard cũng có những quan sát tương tự: “Trong những khu phố giàu có, như phố Cờ Đen (tức phố Mã Mây ngày nay) của người Hoa (…) đường phố giữ gìn tử tế và có những ngôi nhà đẹp hai bên. Đường gồ sống trâu, lát đá tảng, hai bên có hai rãnh hẹp và sâu để dẫn nước mưa và nước thải xuống cống” (3). Qua đó ta có thể suy luận rằng người Trung Hoa đã có một quy tắc xây dựng đô thị từ lâu đời, nên phố xá của họ đỡ bị ô nhiễm hơn, còn thành thị của người Việt vốn chỉ là một ngôi làng lớn (Kẻ Chợ) nên không có một quy hoạch nào hết. Hãy xem thêm lời kể của nhân chứng nói trên: “Nhà cửa được xây dựng tuỳ theo ý thức của chủ nhà. Nó không theo một khuôn mẫu nào, không có một trật tự nào, nhiều nhà nhô ra đường. Mỗi nhà có một mái hiên bằng tre đan nhô ra, khiến lối đi của khách qua đường càng hẹp lại. Nếu một đám chảy xảy ra ở bên ngoài nhà thì chỉ có cách là chạy theo lối sau hay nhảy xuống ao hồ. Tôi có thể chỉ cho thấy ở sân trong một số ngôi nhà cổ những bể chứa nước phòng khi hoả hoạn” (4). Còn một điều chúng ta chưa thể biết được là thời đó rác rưởi sinh hoạt ngoài việc ném ra đường còn có nơi chứa nào khác không, và việc thu don rác trong thành phố do ai đảm nhiệm. Không thấy có một tài liệu nào ghi cả.
Còn quang cảnh quanh Hồ Gươm thơ mộng ngày nay theo lời kể của một người Pháp cuối thế kỷ XIX thì: “Các túp lều của dân bản xứ san sát nhau bên bờ hồ đến nỗi để xuống được hồ, sau khi rời những con đường, mặc dù khá bẩn nhưng vẫn đi được, người ta phải len lỏi qua những ngõ chật hẹp men theo hàng ngàn khúc quẹo quanh những ngôi nhà lá lụp xụp phía trong chen chúc đám dân cư khốn khổ, phải nhảy qua những vũng nước hôi thối và những đống rác” (5).