Haha, vậy em mới nói là cơ hội. Còn hơn bị covy nó cấm hết các giải cho ko có tia sáng le lói.
Vui là chính mà, những Chã không mở poll kiểu ấy.
Còn nói thật, Myanmar chỉ hỗn loạn một thời gian thôi, càng loạn phe dân sự càng dễ tèo, vì lịch sử cầm quyền của phe quân sự nó rất khác, nó chả quan tâm chuyện quốc tế có định làm gì nó không, nó bị cấm vận cũng nhiều rồi nên nó đếch sợ, nên khả năng phe quân sự sẽ cho kéo dài để đến khi nó làm cỏ là nó đánh hết tận gốc rễ đám chống đối luôn.
Myanmar về địa chính trị chả có ý nghĩa nhiều với phương Tây, phương Tây cùng lắm là mấy cái lệnh cấm vận, nhưng dân chúng vẫn hiểu không phải cấm vận quan chức chính phủ mà cấm vận hết tất cả, nên một thời gian là nó không còn nhiều ý nghĩa nữa, vì thế chuyện Mỹ đóng băng tài khoản của mấy anh quân đội không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến sự kiện ở Myanmar nó rối loạn hơn, hoặc giả Mỹ muốn tạo ra nhiều rối loạn ở nhiều nơi trên thế giới để tạo vị thế, cũng không phải là không có cơ sở. Anh là nước mẹ từng cai trị, nhưng vị thế của Anh bây giờ quá tệ, có con HKMH thì rò nước suốt ngày, tuyên bố nhiều nhưng làm được ít, tóm lại là chỉ châm được tí lửa, chứ muốn đốt nhà người khác thì không làm được.
Myanmar thì từ lâu có quan hệ với TQ rất sâu sắc, khi phe dân sự lên là cũng nhờ vào quan hệ tốt với TQ mới lên được, Bắc Kinh nói riêng hay các nước có ảnh hưởng tới Myanmar nói chung đều có quan hệ tốt với phe quân sự và sau này là cả với phe dân sự, trong số các nước có ảnh hưởng tác động được tới Myanmar có mặt cả Việt Nam ta đấy ạ, ngoài ra các nước như Nhật, Sing, Thái đều không có ý định yêu cầu hoặc nghiêng về bên nào, đơn giản vì các nước có khả năng ảnh hưởng tới Myanmar đều chơi tốt với cả 2 phe, nên các nước này đều bày tỏ chuyện mong muốn 2 bên dàn xếp giải quyết bất đồng.
Myanmar nằm trong khối Asean, mà khối này từ trước khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung nổ ra đã là một khối kinh tế đang lên, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung bùng phát, đây là một trong những chiến trường tranh giành ảnh hưởng của quốc tế và cả Mỹ Trung, nhưng khối này chọn phương án trung lập, quan hệ kinh tế của khối với TQ ngày một tăng. Quan hệ giữa các nước trong khối không đơn giản, nhưng có 1 điều then chốt là khối này chủ trương không can thiệp vào nội bộ của nhau và có cơ chế hợp tác an ninh quốc phòng riêng, điều này đảm bảo cho Myanmar rất nhiều, và cho tới nay thì khối vẫn tôn trọng công việc nội bộ của Myanmar và chỉ góp ý chứ không có hành động can thiệp. Xung quanh Myanmar đều là các nước không muốn can thiệp thì Mỹ hay phương Tây chỉ có cách can thiệp thông qua các nhóm hoạt động dân sự xã hội như từng thao tác ở HK, nên ảnh hưởng sẽ không lớn, không lâu. Chính quyền quân sự của Myanmar thừa sức luộc thịt các đám này, cộng thêm nếu các nước khác cung cấp thông tin thì các tổ chức này sớm muộn cũng bỏ cuộc, TQ có quá nhiều kinh nghiệm từ cuộc đấu ở HK, Việt Nam cũng có kinh nghiệm dày dạn suốt các năm sau khi hết cấm vận, các nước khác thì quan hệ kinh tế với giới quân sự sâu sắc nên không tham dự.
Myanmar em dự kéo dài đến năm sau là cả dây của Cố vấn đi đời hết, thông minh nhất là nhanh chóng có đàm phán, thoả thuận, còn định thay đổi phải từ từ. Nói gì thì nói, phe dân sự lên thì cũng chỉ vì câu chuyện lợi ích kinh tế chứ cũng chả có gì khác, nên chuyện này không thể vội vã kiểu thò được 1 chân là nhảy vào úp luôn được, phe quân sự nó đâu phải tay mơ.