[Funland] Đập Tam Hiệp lần đầu xả lũ giữa lo ngại khả năng vỡ đập

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,467
Động cơ
352,030 Mã lực
ngoài chịu áp suất của cột chất lỏng, nếu khối nước (39,3 km3) trong hồ mà nằm trên mặt phẳng nghiêng, thân đập còn chịu 1 lực vuông góc là thành phần phụ của trọng lực khối lượng nước gây ra, thì mới thấy áp lực lên con đập khủng khiếp như thế nào, xác suất vỡ đôi không phải không có
Cụ lại nhầm về vật lý rồi, ở đây là khối chất lỏng chứ không phải chất rắn, nên mặt nước luôn phẳng :D Và lực tĩnh lên thân đập chỉ phụ thuộc vào độ cao của nước thôi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,467
Động cơ
352,030 Mã lực
Ví dụ cụ để túi chất lỏng trên mặt phẳng nghiêng, thì túi ý nó có lăn xuống dốc không ạ
Cụ so sánh với túi nước thì không hợp lý rồi! Nó lăn xuống dốc không nói lên sẽ có thêm lực tác động lên đập!
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,467
Động cơ
352,030 Mã lực
khối nước 40km3 hồ TĐ này hình dung ntn cho dễ hả các cụ trên ?
Bằng 40 tỉ m3 nước, đủ cho mỗi người trên thế giới dùng trong 1 tháng (5 khối / người).

Nếu đổ hết vào một tỉnh VN diện tích tầm 500km2 thì cả tỉnh ngập sâu 80 mét.

Bằng 4.5 thể tích hồ chứa Hòa Bình.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Kiểu gì cũng vỡ thôi... các cụ chưa ngăn dòng không hiểu được sức mạnh của nước đâu... khủng khiếp !

Em xây cái đập chắc cũng khoảng 1500 tấn quan con suối nho nhỏ mà lũ to nó cuốn phăng đi như mình bẻ cây đũa.

Không bao giờ được đùa dỡn với mẹ thiên nhiên, làm gì cũng phải thuận theo tự nhiên... ăn ké thì được chứ chiếm đoạt kiểu đập Tam hiệp là hỏng ngay !
cụ dự là đến bao giờ cái đập Tam hiệp nó vỡ để mà em còn liệu đường chạy ???
:D
 

vịt nước

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732360
Ngày cấp bằng
11/6/20
Số km
283
Động cơ
72,229 Mã lực
Tuổi
33
Kiểu gì cũng vỡ thôi... các cụ chưa ngăn dòng không hiểu được sức mạnh của nước đâu... khủng khiếp !
Em xây cái đập chắc cũng khoảng 1500 tấn quan con suối nho nhỏ mà lũ to nó cuốn phăng đi như mình bẻ cây đũa.
Không bao giờ được đùa dỡn với mẹ thiên nhiên, làm gì cũng phải thuận theo tự nhiên... ăn ké thì được chứ chiếm đoạt kiểu đập Tam hiệp là hỏng ngay !
Thế theo cụ, đập Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình có Kiểu Gì Cũng Vỡ không?
 

ngocvt

Xe buýt
Biển số
OF-734745
Ngày cấp bằng
2/7/20
Số km
661
Động cơ
73,739 Mã lực
Với đập Tam Hiệp thì em chỉ quan tâm đến việc tại sao nó có thể làm được công trình khó và mang lại nhiều lợi ích với giá rẻ như vậy (khoảng 32 tỷ$ cho toàn bộ công trình, riêng tiền thu được từ bán điện đã cỡ 7 tỷ $ mỗi năm, giá trị về cắt lũ là ...không thể đo đếm).
Nói thêm về nguyên nhân vụ hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long:
Nguyên nhân hạn hán và xâm nhập mặn là do thiếu nước của sông Mekong, tại sao thiếu nước? Là do trời ít mưa!
Về phân chia lưu lượng cấp nước cho sông Mekong thì phần lưu vực thượng nguồn trên đất Tàu chỉ cung cấp 5% lưu lượng của sông Mekong. (Phần lưu lượng cấp nước cho sông Mekong trên lưu vực Việt Nam là khoảng 18%, phần còn lại là của Thái, Lào, Cam, Myanma). Điều này giả sử Tàu nuốt được hết nước trên sông Mekong thì sông Mekong chỉ mất 5% nước (ảnh hưởng nhỏ, tất nhiên, không ai có nuốt được nước trên sông).
Việc xây đập thủy điện có gây hạn hán và xâm nhập mặn? Thực tế thì gần như không (chỉ lúc tích nước lần đầu có thể gây hạn nếu tích vào mùa khô, nhưng ở Mekong thì không thể).
Giải thích đơn giản: thiên nhiên có 100 m3 nước, phân bổ 6 tháng mùa mưa thì 80 m3 nước sẽ chảy xuống sông, 20 m3 nước sẽ chảy vào 6 tháng mùa khô. Việc không có đập thủy điện thủy lợi sẽ dẫn đến trường hợp: mùa mưa thì nước ngập nóc nhà do lượng nước về hạ lưu quá nhiều, mùa khô thì sông trơ đáy. -> Đương nhiên, mùa khô sẽ hạn nặng!
Khi có đập thủy điện và thủy lợi: mùa mưa sẽ được tích nước đầy đập, lượng lượng về hạ lưu ít hơn (so với không có đập), ít gây ra ngập lụt -> Đập có tác dụng chống lũ. Vào mùa khô, các đập đã tích nước sẽ phải xả nước để phát điện -> Duy trì mức nước hạ lưu cao hơn so với khi không có đập nước vào mùa khô ->đập thủy điện thủy lợi có chức năng chống hạn và chống xâm nhập mặn.
Tóm lại, nếu dòng sông Mekong là làm được vài con đập như đập Tam Hiệp thì gần như miền nam sẽ không còn lũ, và mùa khô cũng sẽ ít bị hạn và xâm nhập mặn. Đập thủy điện có tác dụng chống hạn và xâm nhập mặn. Cái này khác hoàn toàn đám lều báo đang vu vạ cho các đập thủy điện trên sông gây hạn và xâm nhập mặn ở ĐB sông Cửu Long.
Tác hại của đập thủy điện: làm thay đổi tập quán dòng chảy (đang lẽ mùa mưa dâng cao 5 mét, mùa không hạn -3 mét chẳng hạn, khi có nhiều đập thủy điện thì dòng sông trở nên hiền hòa hơn: ví dụ mùa mưa dâng 2 mét, mùa khô giảm -2 mét). Việc thay đổi tập quán dòng chảy của sông sẽ khiến thay đổi tập quán sinh sống của con người phụ thuộc vào sông. Đa số thường thay đổi tốt lên. Hà Nội từ khi có đập Hòa Bình là 1 ví dụ. Khi chưa có đập Hòa Bình thì vào mùa khô sông Hồng trơ đáy, tàu thuyền lớn không bơi được, dân có thể lội bộ qua sông. Bây giờ thì mùa khô tàu thuyền chạy vô tư.
bác có vẻ chưa hiểu ảnh hưởng của việc xây thủy điện trên sông rồi, vậy nhờ bác giải thích, giả sử tôi có 1 máy bơm nước(lượng mưa), vòi chảy tử sân ra cổng(sông), bơm(lượng mưa) hoạt động bình thường các ngày, giờ tôi đặt 10 cái thùng chứa nước(nhà máy thủy điện) trên đoạn đó, giả sử máy bơm(mưa) không hỏng(không hạn hán), thì việc tích nước ở các thùng(hồ chứa) phải được tích đầy thì mới có nước chảy(bình thường trở lại với cùng lưu lượng) ra cổng(hạ lưu). Nhưng nếu 1 ngày đẹp trời máy bơm hỏng(hạn hán) thì lấy đâu ra lưu lượng để chảy xuống cống đây, có phải 10 cái thùng kia đã chứa rồi không, nó phải đầy(đạt đủ lượng tích trữ) thì nó mới xả ra cho vùng hạ lưu được hưởng. Đồng ý là điều tiết được lượng lũ, tuy nhiên ảnh hưởng cũng là quá lớn với môi trường và lượng nước hạ lưu
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
bác có vẻ chưa hiểu ảnh hưởng của việc xây thủy điện trên sông rồi, vậy nhờ bác giải thích, giả sử tôi có 1 máy bơm nước(lượng mưa), vòi chảy tử sân ra cổng(sông), bơm(lượng mưa) hoạt động bình thường các ngày, giờ tôi đặt 10 cái thùng chứa nước(nhà máy thủy điện) trên đoạn đó, giả sử máy bơm(mưa) không hỏng(không hạn hán), thì việc tích nước ở các thùng(hồ chứa) phải được tích đầy thì mới có nước chảy(bình thường trở lại với cùng lưu lượng) ra cổng(hạ lưu). Nhưng nếu 1 ngày đẹp trời máy bơm hỏng(hạn hán) thì lấy đâu ra lưu lượng để chảy xuống cống đây, có phải 10 cái thùng kia đã chứa rồi không, nó phải đầy(đạt đủ lượng tích trữ) thì nó mới xả ra cho vùng hạ lưu được hưởng. Đồng ý là điều tiết được lượng lũ, tuy nhiên ảnh hưởng cũng là quá lớn với môi trường và lượng nước hạ lưu
Ví dụ tào lao làm gì hả cụ? Thực tế tại đập Hòa Bình luôn kìa. Khi chưa có đập Hòa Bình thì mùa lũ nước dâng lên gần mặt cầu Long Biên, dân không dám ở ngoài đê. Mùa khô thì dân lội từ bên này sang bên kia sông mà ko cần đi cầu.
Từ ngày khánh thành đập Hòa Bình thì mùa mưa nước sông Hồng cũng không dâng lên nhiều, mùa khô thì tàu thuyền vẫn chạy ngược xuôi. Mà đó mới chỉ chính phục sông Đà, chinh phục được cả sông Hồng thì sông Hồng đoạn HN có khi 4 mùa nước trôi lững lờ.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Kiểu gì cũng vỡ thôi... các cụ chưa ngăn dòng không hiểu được sức mạnh của nước đâu... khủng khiếp !

Em xây cái đập chắc cũng khoảng 1500 tấn quan con suối nho nhỏ mà lũ to nó cuốn phăng đi như mình bẻ cây đũa.

Không bao giờ được đùa dỡn với mẹ thiên nhiên, làm gì cũng phải thuận theo tự nhiên... ăn ké thì được chứ chiếm đoạt kiểu đập Tam hiệp là hỏng ngay !
Cụ đuổi việc thằng nào thiết kế con đập đó đi.
 

vịt nước

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732360
Ngày cấp bằng
11/6/20
Số km
283
Động cơ
72,229 Mã lực
Tuổi
33
Ví dụ tào lao làm gì hả cụ? Thực tế tại đập Hòa Bình luôn kìa. Khi chưa có đập Hòa Bình thì mùa lũ nước dâng lên gần mặt cầu Long Biên, dân không dám ở ngoài đê. Mùa khô thì dân lội từ bên này sang bên kia sông mà ko cần đi cầu.
Từ ngày khánh thành đập Hòa Bình thì mùa mưa nước sông Hồng cũng không dâng lên nhiều, mùa khô thì tàu thuyền vẫn chạy ngược xuôi. Mà đó mới chỉ chính phục sông Đà, chinh phục được cả sông Hồng thì sông Hồng đoạn HN có khi 4 mùa nước trôi lững lờ.
Ngày xưa chưa có Hòa Bình, Sơn La, mùa lũ năm nào cũng báo động cấp 3, trên cấp 3, nước mấp mé mặt đê. Một số năm đã phải chuẩn bị sẵn sàng phá đập Phùng chia lũ.

Giờ thì báo động cấp 1 cũng rất hiếm hoi.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
bác có vẻ chưa hiểu ảnh hưởng của việc xây thủy điện trên sông rồi, vậy nhờ bác giải thích, giả sử tôi có 1 máy bơm nước(lượng mưa), vòi chảy tử sân ra cổng(sông), bơm(lượng mưa) hoạt động bình thường các ngày, giờ tôi đặt 10 cái thùng chứa nước(nhà máy thủy điện) trên đoạn đó, giả sử máy bơm(mưa) không hỏng(không hạn hán), thì việc tích nước ở các thùng(hồ chứa) phải được tích đầy thì mới có nước chảy(bình thường trở lại với cùng lưu lượng) ra cổng(hạ lưu). Nhưng nếu 1 ngày đẹp trời máy bơm hỏng(hạn hán) thì lấy đâu ra lưu lượng để chảy xuống cống đây, có phải 10 cái thùng kia đã chứa rồi không, nó phải đầy(đạt đủ lượng tích trữ) thì nó mới xả ra cho vùng hạ lưu được hưởng. Đồng ý là điều tiết được lượng lũ, tuy nhiên ảnh hưởng cũng là quá lớn với môi trường và lượng nước hạ lưu
Cụ sai.
Ở đời cái gì cũng có mặt tích cực-tiêu cực
Thủy điện cũng vậy.
Mặt trái là hủy hoại môi trường.
Mặt phải là trị thủy (cắt lũ, tích nước chống hạn), phát điện, thủy sản, giao thông, tạo độ ẩm
Vậy thôi :D
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Ngày xưa chưa có Hòa Bình, Sơn La, mùa lũ năm nào cũng báo động cấp 3, trên cấp 3, nước mấp mé mặt đê. Một số năm đã phải chuẩn bị sẵn sàng phá đập Phùng chia lũ.

Giờ thì báo động cấp 1 cũng rất hiếm hoi.
Nhờ thủy điện trên sông Đà mà bãi sông Hồng Hà nội thoát khỏi cảnh chạy lụt hàng năm.
Em nhớ lần cuối cùng phải đóng các cửa khẩu đê sông Hồng Hà nội là mùa nước năm 1996 :D
 

vịt nước

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732360
Ngày cấp bằng
11/6/20
Số km
283
Động cơ
72,229 Mã lực
Tuổi
33
Nhờ thủy điện trên sông Đà mà bãi sông Hồng Hà nội thoát khỏi cảnh chạy lụt hàng năm.
Em nhớ lần cuối cùng phải đóng các cửa khẩu đê sông Hồng Hà nội là mùa nước năm 1996 :D
Em nhớ mang máng 2000 hay 2002 gì đó còn đợt lũ to nữa.

Sau khi ngăn dòng đập Sơn La thì hết hẳn lũ.
 
Biển số
OF-448927
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
1,010
Động cơ
218,074 Mã lực
Em nhớ mang máng 2000 hay 2002 gì đó còn đợt lũ to nữa.

Sau khi ngăn dòng đập Sơn La thì hết hẳn lũ.
Chuẩn rồi, em nhập đại học 2000, sau đấy có đợt qua Chương Dương nước đến tận nóc nhà, cảm giác đứng trên cầu thò tay với đc nước :)
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,582
Động cơ
588,422 Mã lực
Bây giờ tam hiệp mà vỡ thì sẽ lộ mặt doanh nghiệp nào nhập hàng tàu về bán.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ sai.
Ở đời cái gì cũng có mặt tích cực-tiêu cực
Thủy điện cũng vậy.
Mặt trái là hủy hoại môi trường.
Mặt phải là trị thủy (cắt lũ, tích nước chống hạn), phát điện, thủy sản, giao thông, tạo độ ẩm
Vậy thôi :D
Cái chỗ hủy hoại môi trường là hẳn đúng nha cụ. Nó làm thay đổi môi trường thì đúng. Còn thay đổi tốt hay xấu thì tùy quan điểm. Ví dụ: khi chưa tích nước thì nó là cánh rừng, là nơi sinh trưởng của động thực vật trên cạn. Nhưng khi tích nước thành hồ thì cũng vị trí đó sẽ chuyển thành môi trường động thực vật ngập nước.
Hạ du thì thay đổi chút xíu: đất bán ngập sẽ trở thành đất khô, môi trường sống bán ngập sẽ trở thành môi trường sống khô.... Và giai đoạn cực đoan nhất là thời gian tích nước hồ. Ở đập Đại Phục Hưng của Ethiopia trên dòng sông Nile dự kiến mất tới 3 năm để tích nước, đồng nghĩa với sông Nile của Ai Cập có thể mất trên 50% lưu lượng trong 3 năm mà Đại Phục Hưng tích nước. Ai Cập đang dọa chiến tranh với Ethiopia vì nguy cơ mất nước này.
Còn ảnh hưởng lớn nhất của đập thủy điện hiện nay mà các nhà môi trường đang nhắm vào là ảnh hưởng đến một số loài di cư. Có đập thì khỏi di cư và nguy cơ tuyệt chủng (nhưng nếu chúng thích nghi thì lại không tuyệt chủng nữa).
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Bây giờ tam hiệp mà vỡ thì sẽ lộ mặt doanh nghiệp nào nhập hàng tàu về bán.
Thế thì đến Tỉ Phú cũng lợn lòi ra cụ nhuề
Ngay bây giờ cũng đã có vẻ lộ lộ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top