[Funland] Đào tạo ‘tinh hoa’ và 'tỵ nạn giáo dục'...🎓

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Em thấy cả hơn chục thớt mấy ngày gần đây. Kiểu có nhóm nào đó đang cố lái dư luận hay sao ý...
Lái xe lòng vòng quanh trường thì cứ kệ họ đi, để mọi người quan sát và xem xét động tĩnh.

Còn khi họ lái xe vào cổng trường thì cứ phải xuống xe, xuất trình giấy tờ.

Nếu họ để xe ở ngoài rồi trèo rào vào trường thì sẽ có án hình sự thôi. :D
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
ko biết đất nước của cụ Mandela này đến đâu? :(
Từ khi cụ Mandela đưa dân của cụ tham gia chính quyền thì Nam Phi hầu như không phát triển gì thêm. Cơ sở hạ tầng là từ thời Apartheid, các chính quyền người da màu hầu như không tạo nên thành tựu kinh tế nào cả. Các trang viên, tư gia thì rào kín như Hỏa Lò vì sợ cướp. Trang trại, nhà máy nào mà giao cho dân da đen quản lý chăm sóc thì xuống cấp, mất từ cái vòi nước trở đi.
Hồi năm 2018, hội da đen còn đang thúc đẩy một dự luật đòi quốc hữu hóa các nhà máy, trang trại lớn hay chia đất cho dân da đen gì đấy, đại khái là lấy của dân da trắng để chia cho dân da đen, sặc mùi cơm sườn.
Bởi vậy cái câu cụ Mandela nói quá là đúng :(
 

Hoài Phi

Xe hơi
Biển số
OF-351633
Ngày cấp bằng
20/1/15
Số km
141
Động cơ
267,863 Mã lực
Những khái niệm của cụ chủ Xetang đưa ra cũng là một đề tài nóng của nền Giáo dục Việt Nam đang loay hoay mãi mà chưa có lời giải.
nếu nói về vĩ mô thì nền GD của chính thể nào thì đào tạo nhân lực để phục vụ cho chính thể đó. từ định hướng trên trên thì các cụ cũng thấy nền GD Việt Nam sẽ định hướng đào tạo ra những nhân lực thế nào. Trên thực tế cũng đã có những địa phương hay bộ, ngành nào đó cũng muốn có được nguồn nhân lực thực sự chất lượng nhưng do cơ chế mà không thể thực hiện được. Điển hình như Đà Nẵng có hẳn một chương trình đầu tư đạo tạo nhân tài những cuối cùng cũng chưa thể thành công với nhiều nguyên nhân...
Quay trở lại vấn đề vi mô, tức là Vấn đè thuộc về sự đầu tư, sự kỳ vọng trên con đường học hành của từng gia đình, từng em học sinh. Khi Việt Nam mở cửa việc cơ hội cho những nhân lực thực sự có năng lực ngày càng nhiều, như vậy những người học thật, làm thật sẽ có nhiều cơ hội hơn. Vì lẽ đó các gia đình sẽ mạnh tay đầu tư cho con cái trên con đường học hành hơn nữa. Như vậy sẽ hình thành nên một thị trường GD mà nguồn Cầu rất lớn và như vậy có cầu ắt phải có cung. Các mô hình GD trường chuyên, lớp chọn hay cao hơn là quốc tế, du học tại chỗ...sẽ được các nhà đầu tư đua nhau mọc ra để thoã mãn nhu câu đầu tư GD cho đông đảo gia đinh phụ huynh và học sinh. như vậy đã hình thành một thị trường GD mà chúng ta khó có thể kiểm soát được chất lượng. Tôi nói ra đây có thể đụng chạm chút ít những thử nhìn lại các nhà đầu tư cho GD hiện nay là ai? Một quý bà chăn bò cũng mở trường Quốc tế, một quý ông buôn BĐS cũng đầu tư trường QT...đó là thực trạng...các cụ cũng như tôi thử làm một phép tính về việc đóng học phí cho con, em mình vào những trường chất lượng cao, trường QT xem mức đó có theo mô hình GD “phi lợi nhuận“ như các nhà đầu tư GD “vĩ đại” của chúng ta quảng cáo hay không?
Quay trở lại quan điểm “chảy máu chất xám, chảy máu nguồn nhân lực, chảy máu ngoại tệ...” theo tôi nghĩ những khái niệm đó nghe có vẻ đao to, búa lớn quá, nó chí dành cho sách, báo tuyên truyền mà thôi. Thực tế tôi hay các cụ, các mợ đều phải cày, cuộc bục mặt ra để lấy tiền đầu tư cho con được học hành ở những mô hình GD tiên tiền chứ có được ngân sách Nhà nước chi trả đồng nào đâu. khi con em chúng ta có được kiến thức, năng lực tốt rồi thì ra nước ngoài hay quay về nước làm việc và làm việc cho ai đó là quyền của cá nhân chúng ta.
tôi chia sẻ những điều trên chỉ mong muốn rằng việc đầu tư cho học hành, tri thức là một việc luôn cần thiết cho dù ở thời đại nào, chế đội nào. Nhưng việc đầu tư cho GD trong thời điểm hiện nay ở nước ta cần có sự tính toán hết sức tỉnh táo.
 

vasco

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-58838
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
2,154
Động cơ
465,436 Mã lực
Ý vátsờcô muốn đề cập v đề gì đến đâu? Để đây còn chuẩn bị tài liệu và chạ nhời bằng văn bản theo con đường công văn
câu hỏi rõ ràng thế rồi mà vẫn lòng vòng trả lời à. Trâu này mà lên lãnh đạo thì cũng chỉ kéo tụt quần dân đen thôi =))
 

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
3,269
Động cơ
584,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Giải quyết đc vấn đề công bằng trong xã hội thì các vấn đề khác kể cả giáo dục là chuyện nhỏ.
Chưa có công bằng thì thớt này còn dài.....
 

Conchuotnho

Xe tăng
Biển số
OF-23309
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
1,194
Động cơ
500,113 Mã lực
Nơi ở
Tam lý đồn
Có một mô hình khác có thể vừa phục vụ học sinh có năng khiếu, vừa đảm bảo phân bổ nguồn lực xã hội công bằng, vừa thúc đẩy khunh hướng tự lập và khả năng xác định phương hướng sở thích của học sinh mà tôi chưa thấy cụ mợ nào bàn đến chi tiết trong bốn năm thớt gần đây về trường chuyên và trường quốc tế tại Việt Nam. Đó là mô hình lớp bắt buộc + tự chọn (cores + electives)

Cores + Electives là mô hình khá phổ biến ở các nước phương Tây ở bậc THCS trở đi. Tựu trung lại gồm 2 bộ phận:

1. Cores: các môn học bắt buộc, thường được phân thành 4-6 nhóm chính với số lượng học phần mỗi nhóm khác nhau.
Vd: các trường THPT ở Mỹ thường có 24 - 32 ô chọn học phần chia đều cho 4 năm học (9-12), mỗi năm 6-8 học phần, và 1 học phần = 1 lớp kéo dài 2 học kỳ hoặc 2 lớp kéo dài 1 học kỳ. Trong đó khoảng 1/2 tới 3/4 là Cores:
- toán 3 học phần
- ngôn ngữ bản địa 3 học phần
- khoa học tự nhiên 3 học phần
- khoa học xã hội 3 học phần
- ngoại ngữ 2 học phần
- âm nhạc-nghệ thuật 2 học phần
- thể dục 2 học phần

Ngay cả trong hệ thống Cores này, học sinh vẫn có thể chọn các lớp với nội dung kiến thức và mức khó/chuyên sâu khác nhau.

Ví dụ, trong nhóm toán về mảng kiến thức thì có: Đại Số (algebra), Hình Học (geometry), Lượng Giác (trigonometry hoặc pre-calculus), Thống Kê, Vi phân và Tích Phân (Derivative and Integral ~ Calculus), v.v. Về mức khó/chuyên sâu thì phân ra làm: cấp 1, cấp 2, cấp Honors, cấp AP, v.v.

2. Electives: chiếm khoảng 1/2 tới 1/4 số học phần. Học sinh tùy ý chọn lớp thuộc các nhóm môn Cores nói trên hoặc nhóm khác ví dụ như nhóm kinh tế, khoa học máy tính, v.v.

Như vậy học sinh có thể tự chọn nội dung muốn học và mức khó, muốn chuyên biệt hóa và thử thách bản thân thì đăng ký vào lớp cấp Honors / AP và những nội dung cao cấp hơn trong Toán, Lý, Hóa, v.v. chỉ cần hoàn thành ở mức chấp nhận được (điểm A-B) các lớp ở nội dung/cấp thấp hơn và/hoặc được sự cho phép đặc biệt của giáo viên.

Bằng cách này, mọi học sinh đều có quyền và nghĩa vụ tìm hiểu và tham gia vào các lớp giúp nâng cao khả năng của bản thân ở một mức độ phù hợp. Đồng thời vì hệ thống này tồn tại ở gần như mọi trường công lập, rất hiếm có chuyện một trường chỉ toàn học sinh muốn luyện chuyên, và cũng không có chuyện học sinh chỉ học một môn hoặc nhóm môn nào đó trong 90-100% thời gian tại trường (và cũng không bao giờ được giáo viên môn khác du di sửa điểm) mà bỏ qua các lĩnh vực khác trong Cores.
cám ơn cụ đã mở mang kiến thức. EM thấy mô hình này khá ổn cũng là mong muốn của e cho con đi học kiểu này, các cháu chọn mức phù hợp với năng lực bản thân
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,146
Động cơ
606,883 Mã lực
Em thấy cả hơn chục thớt mấy ngày gần đây. Kiểu có nhóm nào đó đang cố lái dư luận hay sao ý...
Vâng cụ, suốt ngày "lấy của người nghèo cho người giàu", rồi "chảy máu chất xám", "tỵ nạn giáo dục" ... Dân tình sôi sùng sục vì phát hiện ra bọn chuyên xấu xa ăn không của xã hội và trốn hết ra nước ngoài. Nói cho cùng Elite phải là Vin của em, chứ mấy chú chuyên này chuyên nọ cần phải giải tán và cổ phần hóa gấp :).
 

Buồn quá

Xe hơi
Biển số
OF-680822
Ngày cấp bằng
1/7/19
Số km
161
Động cơ
222,982 Mã lực
Trường chuyên lớp chọn để làm gì ,để lấy cái môi trường cho các cháu cố gắng .Messi thì cũng phải có Ronaldo đua cùng chứ ,chứ cứ một mình thì cố gắng làm gì.Các cụ xem các giải bóng đá lớn cũng toàn tuyển chọn các anh tài ở khắp nơi trên thế giới về thi đấu,tạo động lực cạnh tranh ,nâng cao chất lượng giải đấu,cùng nhau tiến bộ .Có thế thôi mà.
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Nhầm là bình thường mà bác. Cháu cũng bị nhầm một lần như bác ạ, muốn dùng từ với ý nghĩa Educere nhưng lại viết nhầm Educare, lần đó bài luận của cháu điểm A thành A- nên cháu rất nhớ ạ.
Không hiểu các cụ/mợ lấy từ Educere ở đâu ra? Em tìm trên wiki thì gốc Latin của Education là "ēducātiō" (https://en.wikipedia.org/wiki/Education), còn educare là động từ dã chia thì hiện tại của "educò" (https://en.wiktionary.org/wiki/educere#Latin)?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Không hiểu các cụ/mợ lấy từ Educere ở đâu ra? Em tìm trên wiki thì gốc Latin của Education là "ēducātiō" (https://en.wikipedia.org/wiki/Education), còn educare là động từ dã chia thì hiện tại của "educò" (https://en.wiktionary.org/wiki/educere#Latin)?
Giáo sư của cháu giải thích từ cuốn sách này ạ: https://www.amazon.fr/Que-sais-je-La-Philosophie-léducation/dp/2130519601
Thực ra kể cả cuốn sách đó cũng chỉ là một nguồn tham khảo, nhưng nó uy tín hơn một chút so với nguồn wiki.
Cháu có thể chọn căn cứ là cuốn sách đó, hoặc wiki, hoặc những nguồn khác v.v...
Nhưng cháu không học và làm việc về giáo dục, nên cháu không đi sâu vào tìm hiểu.
Từ sau bài luận đó đến nay cũng mấy năm rồi và cháu chưa sử dụng lại lần nào.
Nếu bác có cuốn sách nào bản PDF, giải thích như wiki, thì cho cháu xin ạ. Cháu cảm ơn.
Hoặc bác cho cháu xin tên sách, cháu tự tra cứu cũng được ạ.

Cái vấn đề của wiki là rất hay dẫn nguồn, lại từ một cái nguồn không có nguồn. Ví dụ:

Etymology
Etymologically, the word "education" is derived from the Latin word ēducātiō ("A breeding, a bringing up, a rearing") from ēducō ("I educate, I train") which is related to the homonym ēdūcō ("I lead forth, I take out; I raise up, I erect") from ē- ("from, out of") and dūcō ("I lead, I conduct"). [1]
Và nguồn [1] của đoạn trích bên trên là từ: https://www.etymonline.com/word/educate

Cháu muốn xin bác nguồn [1] từ cuốn sách nghiên cứu cụ thể nào đó ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trâu Lái Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729440
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
1,005
Động cơ
82,145 Mã lực
Giải quyết đc vấn đề công bằng trong xã hội thì các vấn đề khác kể cả giáo dục là chuyện nhỏ.
Chưa có công bằng thì thớt này còn dài.....
Vâng cụ, suốt ngày "lấy của người nghèo cho người giàu", rồi "chảy máu chất xám", "tỵ nạn giáo dục" ... Dân tình sôi sùng sục vì phát hiện ra bọn chuyên xấu xa ăn không của xã hội và trốn hết ra nước ngoài. Nói cho cùng Elite phải là Vin của em, chứ mấy chú chuyên này chuyên nọ cần phải giải tán và cổ phần hóa gấp :).
nếu đặt tự do trước công bằng ta sẽ có tương đối cho cả hai
nếu đặt công bằng trước tự do thì chả có cái ccc gì cho cả hai
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Từ khi cụ Mandela đưa dân của cụ tham gia chính quyền thì Nam Phi hầu như không phát triển gì thêm. Cơ sở hạ tầng là từ thời Apartheid, các chính quyền người da màu hầu như không tạo nên thành tựu kinh tế nào cả. Các trang viên, tư gia thì rào kín như Hỏa Lò vì sợ cướp. Trang trại, nhà máy nào mà giao cho dân da đen quản lý chăm sóc thì xuống cấp, mất từ cái vòi nước trở đi.
Hồi năm 2018, hội da đen còn đang thúc đẩy một dự luật đòi quốc hữu hóa các nhà máy, trang trại lớn hay chia đất cho dân da đen gì đấy, đại khái là lấy của dân da trắng để chia cho dân da đen, sặc mùi cơm sườn.
Bởi vậy cái câu cụ Mandela nói quá là đúng :(
Chắc vì thế nên tay elon musk mới di cư sang Mỹ. Nước Mỹ hưởng hết
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Có một thời vinschool hút hết học sinh của các trường dân lập. Nay đỡ hơn rồi.
 

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,133
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có một mô hình khác có thể vừa phục vụ học sinh có năng khiếu, vừa đảm bảo phân bổ nguồn lực xã hội công bằng, vừa thúc đẩy khunh hướng tự lập và khả năng xác định phương hướng sở thích của học sinh mà tôi chưa thấy cụ mợ nào bàn đến chi tiết trong bốn năm thớt gần đây về trường chuyên và trường quốc tế tại Việt Nam. Đó là mô hình lớp bắt buộc + tự chọn (cores + electives)

Cores + Electives là mô hình khá phổ biến ở các nước phương Tây ở bậc THCS trở đi. Tựu trung lại gồm 2 bộ phận:

1. Cores: các môn học bắt buộc, thường được phân thành 4-6 nhóm chính với số lượng học phần mỗi nhóm khác nhau.
Vd: các trường THPT ở Mỹ thường có 24 - 32 ô chọn học phần chia đều cho 4 năm học (9-12), mỗi năm 6-8 học phần, và 1 học phần = 1 lớp kéo dài 2 học kỳ hoặc 2 lớp kéo dài 1 học kỳ. Trong đó khoảng 1/2 tới 3/4 là Cores:
- toán 3 học phần
- ngôn ngữ bản địa 3 học phần
- khoa học tự nhiên 3 học phần
- khoa học xã hội 3 học phần
- ngoại ngữ 2 học phần
- âm nhạc-nghệ thuật 2 học phần
- thể dục 2 học phần

Ngay cả trong hệ thống Cores này, học sinh vẫn có thể chọn các lớp với nội dung kiến thức và mức khó/chuyên sâu khác nhau.

Ví dụ, trong nhóm toán về mảng kiến thức thì có: Đại Số (algebra), Hình Học (geometry), Lượng Giác (trigonometry hoặc pre-calculus), Thống Kê, Vi phân và Tích Phân (Derivative and Integral ~ Calculus), v.v. Về mức khó/chuyên sâu thì phân ra làm: cấp 1, cấp 2, cấp Honors, cấp AP, v.v.

2. Electives: chiếm khoảng 1/2 tới 1/4 số học phần. Học sinh tùy ý chọn lớp thuộc các nhóm môn Cores nói trên hoặc nhóm khác ví dụ như nhóm kinh tế, khoa học máy tính, v.v.

Như vậy học sinh có thể tự chọn nội dung muốn học và mức khó, muốn chuyên biệt hóa và thử thách bản thân thì đăng ký vào lớp cấp Honors / AP và những nội dung cao cấp hơn trong Toán, Lý, Hóa, v.v. chỉ cần hoàn thành ở mức chấp nhận được (điểm A-B) các lớp ở nội dung/cấp thấp hơn và/hoặc được sự cho phép đặc biệt của giáo viên.

Bằng cách này, mọi học sinh đều có quyền và nghĩa vụ tìm hiểu và tham gia vào các lớp giúp nâng cao khả năng của bản thân ở một mức độ phù hợp. Đồng thời vì hệ thống này tồn tại ở gần như mọi trường công lập, rất hiếm có chuyện một trường chỉ toàn học sinh muốn luyện chuyên, và cũng không có chuyện học sinh chỉ học một môn hoặc nhóm môn nào đó trong 90-100% thời gian tại trường (và cũng không bao giờ được giáo viên môn khác du di sửa điểm) mà bỏ qua các lĩnh vực khác trong Cores.
Mô hình đào tạo chia học phần/tín chỉ theo chương trình (và người học có thể tự chọn linh hoạt) thì áp dụng khá phổ biến ở các trường cấp 4 (ĐH-CĐ) tại VN từ khá lâu rồi... Không biết ở Mỹ áp dụng mô hình Cores + Electives từ cấp học phổ thông nào (từ lứa hs bao nhiêu tuổi) à Kụ ? :-?
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Tổng kết lại lớp cấp 3 của e ngày xưa (lớp chọn của 1 trường với tỉ lệ đỗ đại học là 51/52), thì giờ em thấy bạn giỏi nhất và làng nhàng giờ bằng nhau thậm chí còn chả hơn đứa kém như em tí nào vì mỗi ông 1 ngành nghề, quan trọng nhất là giáo dục đại học phải theo hình chóp nón, thoải mái đầu vào và chặt đầu ra vì trường chuyên lớp chọn và ko chuyên vào đại học thì học như nhau, lúc đấy chả biết đứa nào trước đây học như nào mà lúc học đại học nó mới bộc lộ khả năng mỗi ng. Chính vì thế vẫn nên siết chặt đầu ra đại học thì số lượng ng tinh hoa sẽ chất lượng hơn
 

CaoXanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709064
Ngày cấp bằng
30/11/19
Số km
1,433
Động cơ
106,336 Mã lực
Nơi ở
Himmel
Tổng kết lại lớp cấp 3 của e ngày xưa (lớp chọn của 1 trường với tỉ lệ đỗ đại học là 51/52), thì giờ em thấy bạn giỏi nhất và làng nhàng giờ bằng nhau thậm chí còn chả hơn đứa kém như em tí nào vì mỗi ông 1 ngành nghề, quan trọng nhất là giáo dục đại học phải theo hình chóp nón, thoải mái đầu vào và chặt đầu ra vì trường chuyên lớp chọn và ko chuyên vào đại học thì học như nhau, lúc đấy chả biết đứa nào trước đây học như nào mà lúc học đại học nó mới bộc lộ khả năng mỗi ng. Chính vì thế vẫn nên siết chặt đầu ra đại học thì số lượng ng tinh hoa sẽ chất lượng hơn
Học trong trường có phần năng lý thuyết/xa rời thực tế ==>> thành công thường dành cho ngườicó ý chí, thức thời, năng động...
Thời nay, xu hướng đào tạo ĐH chuyên sâu cũng đang phải điều chỉnh theo hướng trang bị nền tảng chắc + học suốt đời=hiểu biết rộng và linh hoạt. 🤔
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Kết luận là hiện em đang dư mấy chục củ to. Liệu có nên đầu tư cho f1 vào vinuni ko?
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Kết luận là hiện em đang dư mấy chục củ to. Liệu có nên đầu tư cho f1 vào vinuni ko?
Nếu cụ muốn con theo chương trình quốc tế chuẩn Cambridge từ lúc chưa biết mặc quần đến khi tốt nghiệp THPT thì cụ đăng ký TH School.

Chương trình quốc tế chuẩn nhất, đầy đủ nhất, xịn nhất. Chất lượng và học phí sẵn sàng SBTC các trường "quốc tế" hiện có tại Việt Nam. :D
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Một quý bà chăn bò cũng mở trường Quốc tế, một quý ông buôn BĐS cũng đầu tư trường QT....
Cái này thì em e rằng bỉ bôi hơi quá. Bà chăn bò ấy vốn điều hành một ngân hàng to đùng, còn ông buôn BĐS ấy cũng vốn là một du học sinh, và vào cái thời của ông ấy thì phải thuộc diện xuất sắc mới được đi du học như thế. Bà chăn bò ấy chẳng biết tí gì về bò cả nhưng giờ đã mở hẳn trại bò bên Nga. Còn ông buôn BĐS thì đã làm đủ thứ mà cụ có thể tự tìm hiểu, dù ban đầu ông ta cũng chẳng biết gì về những thứ đó.
Chẳng có lý gì mà chăn bò hay buôn bất động sản không thể đầu tư vào giáo dục. Standford cũng vốn do một cặp vợ chồng già lắm tiền, chẳng biết tí gì về giáo dục đại học đầu tư nên.
Sry các cụ mợ vì em lạc đề tí.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top