[TT Hữu ích] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Tôi đã kín đáo nhận xét thái độ của các thành viên trong hội đồng ngay tại hành lang bầng dưới của toà nhà chính Bộ tổng tham mưu, ngay sau khi thiếu tướng Mai Hữu Xuân báo cáo và sau đó trung tướng Minh trả lời ngắn gọn cho tướng Khiêm.
Thoạt đầu, tất cả đều có vẻ vui (có lẽ khi biết đã đón được tổng thống và ông cố vấn về đây rồi, hay bắt được cũng vậy), vì ai cũng nghĩ rằng phe đảo chính đã nắm chắc phần thắng 100% mà không còn sợ hậu quả gì nữa, vì hai ông không chạy vuột ra khỏi thủ đô được để còn mưu tính chuyện gì khác nữa.
Và câu “Mission accomplie” cũng được các tướng tá trong hội đồng hiểu là đã “bắt được hai ông về rồi”.

Đến lúc nghe trung tướng Minh trả lời cho tướng Khiêm là cả hai đều đã chết hết rồi thì phần đông đều có vẻ sửng sốt, ngạc nhiên đến độ không nói được lời nào. Vì cứ y theo quyết định thì cùng lắm cũng chỉ có một mình ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết mà thôi, tại sao lại hai người? Ai cũng nghĩ là tổng thống sẽ được hội đồng cho đi ra ngoại quốc, bây giờ tại sao lại như vậy? Phải giải thích thế nào đây?

Riêng tướng Minh rất bình tĩnh, không nói một lời nào với tướng Xuân, cũng không một lời giải thích với các thành viên của hội đồng sau câu trả lời ngắn gọn cho thiếu tướng Trần Thiện Khiêm.
Sau đó vài hôm, tôi có dịp gặp lại thiếu tá Nhung (đã được thăng cấp thiếu tá sau khi đảo chính thành công). Để hết thắc mắc, tôi có gạn hỏi lại sự việc đã xảy ra như thế nào trên thiết vận xa thiếu tá Nhung vừa cười vừa trả lời cho tôi một cách gọn gàng như đã không có chuyện gì xảy ra:
- Một người cũng vậy mà hai người cũng vậy thôi. Hai người cũng không khó lắm nhưng chắc ăn hơn.
- Nhưng làm gì có lệnh cho hai người? - Tôi gợi ý hỏi thêm.
- Vì ông Diệm chống cự lại sau khi ông Nhu bị tôi đâm chết nên tôi phải thanh toán luôn, có lệnh cũng được mà không có lệnh cũng vậy thôi. Cho nó chắc ăn. Lúc đó đâu có đợi lệnh được.
Thiếu tá Nhung cũng cho tôi biết anh ta đã sử dụng dao găm cá nhân và sau đó bồi thêm cho mỗi người một viên đạn vào đầu.
Tôi còn nhớ mồn một những câu đối đáp này. Nhưng, không bao giờ tôi dám hé môi nửa lời... Bí mật quốc gia chăng? Cũng có thể là như vậy, vì hội đồng họp báo có tiết lộ điều gì rõ ràng đâu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Người chụp lén ba bức hình kể
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (9).jpg
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (10a) .jpg
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (11a) .jpg

Tôi đã được chứng kiến hai cái xác không hồn vào buổi sáng ngày 2-11-1963, tại Bộ tổng tham mưu:
Chiếc thiết vận xa M.113 (loại xe thiết giáp lội nước) mang số 80.989 đậu ở sân.
Cửa mở ra, hai cái xác nằm co quắp ở sàn xe, bên cạnh mấy cái nồi nhôm đen thui, mấy cái chén nhôm, mấy con gà trói chân.
Xác Diệm nằm không thẳng, đầu và mắt Diệm có nhiều vết đạn, máu chảy ra đã khô, ngực Diệm cũng có vết đạn, máu đẫm bộ đồ vét xám.
Còn Nhu đầu cũng có mấy vết đạn bắn, mặt cũng có vết đạn, ngực Nhu bị nhiều vết đạn và có mấy vết đâm, máu chảy ra ngực áo vét đã đen.
Đại úy Nhung đứng cạnh xe, cửa xe mở, Nhung vội bảo người lính lái xe lục túi Diệm xem có gì không?
Trong túi bộ đồ vét của Diệm còn bao thuốc lá Bactos xanh, chỉ còn một hai điếu, một cỗ tràng hạt và 2.640 đồng Việt nam cộng hoà.
Trên tay Nhu có đeo chiếc đồng hồ mạ vàng Tây.
Những vật này đại úy Nhung thu và đút vào túi, riêng bao thuốc lá thì Nhung đưa cho người lính lái xe.
Lúc đó không thấy bóng dáng một tướng lĩnh nào dám lảng vảng tới nhìn xác Diệm-Nhu
Hai cái xác Diệm-Nhu nằm trơ trọi, máu đã thâm đen, ruồi nhặng đánh hơi đã bay tới bám vào.
Một người lính thấy cảnh tượng như vậy đã chạy vào trong văn phòng ôm hai tấm vải trắng (có lẽ là vải trải giường của sĩ quan) ra gói xác Diệm, xác Nhu để chờ xe cứu thương tới chở đi.
Xác Diệm-Nhu được khiêng bỏ lên hai cái băng-ca rồi khiêng để xuống sàn chờ lệnh mang đi.
Tôi nhìn quanh không thấy có lính an ninh nào, bèn lén lấy máy ảnh chụp được vài kiểu.
Nhưng khi về nhà rửa xong thì bị an ninh quân đội tới tịch thu, may là tôi cho người bạn một tấm đã mang đi nên còn sót lại được. Còn các tấm khác và cả cuốn phim an ninh quân đội đã tịch thu hết.
Một hồi lâu sau đó, xe cứu thương tới chở hai xác Diệm-Nhu đi đâu không rõ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cái chết của Diệm-Nhu đã bị bao phủ bới bao điều bí mật, thì việc chôn cất họ cũng nhiều rắc rối.
Sau này, tôi có dịp gặp ông Trần Trung Dung, tôi có hỏi về vụ Diệm-Nhu chết được chôn cất như thế nào?
Ông Dung cho biết:
"Tôi có điện thoại cho tướng Trần Văn Đôn xin được mang xác hai ông Diệm-Nhu về tẩm liệm và mai táng.
Tướng Đôn đã đồng ý và đêm ngày 2-11-1963, xe cứu thương quân đội đã chở hai quan tài có xác Diệm-Nhu tới nhà thương Saint Paul đường Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ).
Vợ chồng tôi thấy hai cái quan tài bằng gỗ tạp nứt nẻ, loại quan tài chôn lính chết nên tới hãng hòm Tobia, một hãng hòm nổi danh ở đường Hai Bà Trưng mua hai cái quan tài loại tốt.
Nhưng hãng hòm Tobia chỉ còn hai cái khác nhau, một kiểu Tây, một kiểu ta".
Hai chiếc hòm được chở đến Bệnh viện Sain Paul và xác hai ông Diệm-Nhu được chuyển sang hòm mới".
 

Kyson1

Xe container
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
5,054
Động cơ
458,015 Mã lực
Ông CVV này tương đối uy tín kiểu đại ca giang hồ, sau thời Diệm thì ông này leo rất nhanh thành Đại tướng, và mọi tướng lĩnh trong chế độ Thiệu đều nể ông này, kể cả gấu bể như tướng Kỳ.
VNCH hình như chỉ có 3 Đại tướng thì phải: Lê Văn Tỵ, Cao Văn Viên và ông gì nữa em ko nhớ.
Anh am hiểu ghê.
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,578
Động cơ
767,488 Mã lực
Thì nghe cc kể lại mà anh, vụ ông Thiệu ông Kỳ choảng nhau tranh chức TT các tướng cũng bị lôi kéo 2 bên sau ông CVV ra mặt mới yên đấy, nói chung đội VNCH nể và sợ ông CVV, nhưng đc cái ông này luôn trung lập và ko tham quyền tham tiền nên nói ae mới nể :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (28_1).jpg

Giấy chứng tử cho Ngô Đình Diệm
Y sĩ Đại uý Huỳnh Văn Huôn, Y sĩ Trưởng Bệnh Xá, Tổng Hành Dinh, Tổng Tham Mưu, chứng nhận:
Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM, 62 tuổi, đã chết ngày 01-11-1963 vì vết đạn vào đầu
KBC.4.002 ngày 2-11-1963
(đã ký)
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (28_2).jpg

Giấy chứng tử cho Ngô Đình Nhu
Y sĩ Đại uý Huỳnh Văn Huôn, Y sĩ Trưởng Bệnh Xá, Tổng Hành Dinh, Tổng Tham Mưu, chứng nhận:
Ông NGÔ ĐÌNH NHU, 54 tuổi, đã chết ngày 01-11-1963 vì vết đạn vào đầu
KBC.4.002 ngày 2-11-1963
(đã ký)
 

LamDo

Xe đạp
Biển số
OF-578200
Ngày cấp bằng
9/7/18
Số km
12
Động cơ
140,113 Mã lực
Nơi ở
Saigon
Theo như em thấy thì tinh thần lịch sử thì không thiên kiến nhưng có lẽ là thiên kiến hơi nhiều rồi chăng?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Đoàn xe đến Bộ tổng tham mưu vào lúc hơn 8 giờ sáng.
Một tiểu đội quân cảnh đã có mặt tại cổng và hướng dẫn chiếc thiết vận xa có chở tổng thống Diệm và Nhu đến đậu ở bãi cỏ bên cạnh toà nhà chính và gác luôn tại chỗ, chờ lệnh.
Đại úy Nhung đã xuống xe lúc nào tôi không thấy được.
Tôi bước theo tướng Xuân lên toà nhà chính. Vừa vào đến tầng dưới, tôi đã thấy có tướng Dương Văn Minh và một số tướng khác từ trên lầu vừa xuống tới đó. Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm đi sau cùng.
Tướng Xuân vui vẻ bước tới báo cáo thẳng với tướng Minh bằng tiếng Pháp, ai cũng nghe thấy:
- Mission accomplie! (Nhiệm vụ đã hoàn thành).
Trầm ngâm và đăm chiêu, tướng Minh chưa nói một lời nào, sau báo cáo của tướng Xuân, thì thiếu tướng Khiêm hỏi nhỏ:
- Việc gì đã xảy ra?.
Trung tướng Minh quay lại nói một câu ngắn gọn:
- Hai ông đã chết rồi.
Ngay lúc này, tôi cũng có mặt tại chỗ. Tôi chợt hiểu ra.
Thì ra câu “Nhiệm vụ đã hoàn tất” cũng còn có nghĩa là “Hai ông đã chết rồi”.
Rất rõ ràng. Tướng Minh nói xong, tất cả đều không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn phòng, không đi ra chỗ thiết vận xa đậu nữa.
Tôi cũng đi theo. Bước vào đây, tôi mới thấy là đại úy Nhung đã có mặt ở văn phòng của tham mưu trưởng rồi, cũng tức là văn phòng mà tướng Minh và các tướng tá trong Hội đồng quân nhân cách mạng đang tạm sử dụng.
Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là đại úy Nhung đã lên đây trước rồi, đã báo cáo với tướng Minh trước khi có người lên đây trình là “xe đón tổng thống đã về đến Bộ tổng tham mưu, đang đậu ở sân vận động và đã có quân cảnh canh gác cẩn thận”.
Đại úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho tướng Minh mà thôi và chắc chắn vẫn là “kín” là “mật” nên các tướng tá trong hội đồng, kể cả tướng Khiêm, cũng chưa hay biết được việc gì đã xảy ra. Do đó, khi tướng Minh cùng các tướng tá trong hội đồng cùng đi xuống sân vận động dự trù sẽ gặp tổng thống và ông cố vấn thì chưa ai biết được việc gì đã xảy ra cho tổng thống cả.
Vừa đến tầng dưới thì gặp ngay thiếu tướng Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với tướng Minh là “nhiệm vụ đã hoàn thành”.
Người viết này là rất thân tín với TTK nên tình tiết cũng khó nói xác tín 100%. Nhưng với các thông e đọc nhiều phe thì có thể khá chắc chắn là Mỹ & TTK & DVM đã thống nhất khử D-N từ trước. Ngoài TTK & DVM thì ko dám chắc có thêm ai biết trước lệnh đó. Chỉ có cụ Lốt vẫn có chút sỹ diện khi cảnh báo ông Diệm giữ mạng trước, nên nếu công khai được Mỹ bảo vệ thì Mỹ sẽ lại ko dám giết, và có lẽ ô Diệm cũng đoán trước kết cục nên chọn đi nhà thờ lần cuối.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,702
Động cơ
1,134,490 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ông CVV này tương đối uy tín kiểu đại ca giang hồ, sau thời Diệm thì ông này leo rất nhanh thành Đại tướng, và mọi tướng lĩnh trong chế độ Thiệu đều nể ông này, kể cả gấu bể như tướng Kỳ.
VNCH hình như chỉ có 3 Đại tướng thì phải: Lê Văn Tỵ, Cao Văn Viên và ông gì nữa em ko nhớ.
Lão chek lại xem dư lào chứ em thấy anh Gen Viên này ngoài tướng đô cây bệ vệ, nụ cười khuôn mặt lành lành kiểu vô hại bẫy chết các quý cô ra thì thực lực không, gia thế không, phe nhóm chống lưng hay quan thầy cũng không nốt
Có chăng được bầy tướng lĩnh VNCH sói đói lôi ra làm trung gian để trám chỗ trống thoai

Khụ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Như vậy, vợ chồng Trần Trung Dung đã nhận được hai xác từ 17 giờ ngày 2-11-1968.
Trong hồ sơ về cái chết của Diệm-Nhu có một bản phúc trình của quân đội Sài gòn mang tên “Sơ lược tài liệu về hai ông Diệm-Nhu”, có đoạn:

“Khi tẩm liệm xong, hai quan tài để tại một phòng riêng trong nhà xác Saint Paul thì trung tướng Tổng trấn Sài gòn yêu cầu vợ chồng Trần Trung Dung sắp đặt tổ chức việc an táng hai xác Diệm-Nhu tại nghĩa trang đất Thánh Tây đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1 vào sáng ngày 3-11-1963, khoảng 1 giờ trưa, chôn tại lô đất số 3, nơi đây đã đào sẵn hai huyệt đã xây kim tĩnh xong".

Trong khi vợ chồng Trần Trung Dung nhờ Tổng trấn Sài gòn tổ chức việc mai táng thì học sinh và Phật tử đô thành cũng tổ chức ban chỉ đạo đến nhà xác Bệnh viện Saint Paul hoặc đến đất Thánh Tây để cướp hai quan tài Diệm-Nhu để tế các vị sư đã tử vì đạo cho thỏa dạ của Phật tử.
Khoảng 20 giờ ngày 2-11-1963, vợ chồng Dung nhờ hội đồng tướng lĩnh cứu nguy và cho gửi hai quan tài của Diệm-Nhu trong một bệnh viện của quân đội để tránh sự cướp phá nói trên.

Lúc 21 giờ ngày 2-11-1963, do lệnh của Trung tướng quyền Tổng tham mưu bảo liên lạc với vợ chồng Trần Trung Dung lo việc di chuyển hai quan tài xác Diệm-Nhu về để một nơi trung Bộ tổng tham mưu, đồng thời Trung tướng Tổng trấn Sài gòn (có lẽ là Tôn Thất Đính) cho lệnh hủy bỏ việc mai táng hai xác Diệm-Nhu tài nghĩa trang đất Thánh Tây, mặc dù hai huyệt đã được đào sẵn.

Lợi dụng trong giờ giới nghiêm, đúng 1 giờ 30 đêm ngày 3-11-1963, vợ chồng Dung viết thư cho bà soeur giám đốc Bệnh viện Saint Paul xin nhận lãnh hai quan tài và xác Diệm Nhu giao lại cho quân đội chở về Bộ tổng tham mưu và canh giữ được cẩn mật.
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
958
Động cơ
291,493 Mã lực
Báo Ngôn Luận thứ Ba 5/11/1963.
"Sanh mạng và tài sản quân nhân chống cách mạng được tuyệt dối bảo đảm"
🐧
Vậy đại tá Hồ Tấn Quyền, đại tá Lê Quang Tung, thiếu tá Lê Quang Triệu là trúng gió chết hay sao?
Trong bản tin bắt Ngô Đình Nhu, có thông báo trả 3 người con của Ngô Đình Nhu cho "họ Trần" tức Trần Lệ Xuân và đại sứ quán Mỹ đã thu xếp việc đưa họ sang Italia.
Ảnh: Trúc Bạch Thư Xã

1635919789226.png
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Đến ngày 6-11-1963, thì bỗng chiếc quan tài của Nhu bị xì hơi bay mùi khó chịu.
Ngày 7-11-1963, nhận thấy tình trạng học sinh và Phật tử đô thành còn phẫn nộ, không thể an táng Diệm-Nhu được tại Sài gòn hay đưa về Huế, phần vì một quan tài đã bị xì hơi thối nên vợ chồng Trần Trung Dung gửi thư yêu cầu Trung tướng tổng Tham mưu trưởng cho mượn một khu đất trong trại Trần Hưng Đạo, Bộ tổng tham mưu, để tạm mai táng hai quan tài Diệm-Nhu một thời gian rồi sẽ cải táng đem đi nơi khác..
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (18).jpg

Thư của Trần Trung Dung xin chôn cất hai ông Ngô Đình Diệm- Nhu tại Bộ Tổng tham mưu
TRẦN TRUNG DUNG
123, Đoàn Thị Điểm, Sài Gòn
Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1963
Thân gửi Trung tướng
Về hai chiếc quan tài của hai ông cậu nhà tôi, chúng tôi xét thấy để quàn lâu không tiện, và đưa về Huế trong tình thế này cũng không xong.
Vì vậy tôi xin Trung tướng làm ơn cho mượn tạm một miếng đất tại Bộ …. chúng tôi rất nhiều trong hoàn cảnh khó khăn hiện thời.
Kính thư


Lưu ý: năm 1954, Trần Trung Dung đã là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam, trong khi Trần Văn Đôn và Trần Thiện Khiêm còn là cấp dưới, vì thế ông Trần Trung Dung viết thư có vẻ "bỗ bã"
 
Chỉnh sửa cuối:

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Ngày xưa em cũng đọc quyển Hồi ký của Đỗ Mậu....
Ông này cũng có 1 thời gian làm tùy tùng cho Ng Đ Diệm và cũng biết rất rõ các sự kiện của thời gian đó!

Những tất cả đều cho thấy - số phận Diệm , Nu đã được định đoạt không phải trong năm 1963 mà từ 1960 rồi!

Trong thớt này của bác Ngao 5 đã có vài bác đưa ra nhận định NgĐ Diệm chẳng tài cán cmn gì cả... - kể cả từ khi làm quan những năm cuối dưới thời phong kiến nhà Nguyễn trong sự bảo hộ của thực dân Pháp
Em thấy đấy là nhận định chính xác...!

Đưa Diệm về VN cũng là Mỹ. Giúp Diệm diệt trừ các đảng phái và các lực lượng Bảo Đại thân Pháp cũng là Mỹ... với đầy đủ các ngón nghề mà anh em trong thớt này cũng đã chứng kiến, bàn bác cho hàng chục trường hợp ở khắp nơi châu Mỹ la tinh, Nam Á, Đông NAm Á, Trung Cận đông, Đông Âu... mà CIA rất chuyên nghiệp về thủ đoạn cũng như tiền bạc không bị hạn chế chút nào...

Cho nên trong năm 1955 dù mới chân ướt, chân ráo về VN mấy tháng mà Diệm từ tay không đã lật được cả 1 nền chính quyền với Bảo đại và các tướng lĩnh thân pháp , do Pháp đào tạo... cùng với 1 loạt các băng đảng như Bảy Viễn, Cao đài, Hòa hảo.... Nếu không có Mỹ mà đại diện là tên "Người Mỹ tầm lặng" đạo diễn chỉ huy toàn bộ thì....

Tuy nhiên cái dốt của Diệm là như nhà văn ngụ ngôn Jean de La Fontaine viết về chuyện con ễnh ương muốn to bằng con bò... nên nổ bùm là tất nhiên cmnl....

Sau này 1 số người ở cả 2 phía có ý kiến ca ngợi Diệm, thổi Diệm lên mây.... và thậm chí so với ông Cụ phía Bắc....

Đúng là cống rãnh mà đòi sóng sánh... với Đại dương... - nực cười quá thể!

Ngày nhỏ (hơn 30 năm) cháu đọc ở đâu đó(truyện, báo…) cháu nhớ rõ có chi tiết trên dg từ nhà thờ cha tam về đến đoạn giao nhau với dg sắt( ko biết đg nào ở SG) đoàn xe dừng lại chờ xe lửa chạy qua. Trong lúc đoàn xe lửa ầm ầm chạy qua thì cũng là lúc ae ông bị ám sát. Cháu ko thể nhớ đọc ở đâu, chỉ nhớ mỗi chi tiết này. Có cụ nào đọc giống vậy ko ah.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Theo yêu cầu của vợ chồng Trần Dung Dung, Trung tướng quyền tổng tham mưu trưởng chỉ định an táng khoảng đất và Uỷ ban kiểm soát để tạm an táng Diệm-Nhu tại Bộ tổng tham mưu, theo Công văn số 835/TTM/VP ngày 7-11-1963.

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (17).jpg

MẬT
BIÊN BẢN
CÔNG TÁC UỶ BAN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CHÔN CẤT ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGÔ ĐÌNH NHU
1/ Thi hành Sự Vụ VănThư số 835/TTM ngày 7/11/1963, một buổi họp do Trung tá NGUYỄN VĂN LƯƠNG, Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Tổng Tham mưu triệu tập hồi 10G00 ngày 8-11-1963 để bàn về việc chôn cất ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
Sự hiện diện trong buổi họp gồm có:
- Trung tá NGUYỄN VĂN LƯƠNG, Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Tổng Tham mưu
- Trung tá Lê SOẠN, Trưởng ban Nghi lễ Bộ Tổng Tham mưu
- Đại uý Đỗ Văn Giương, Đại đội 1 Mai tang
- Đại uý Trần Ngọc Giang, Trưởng ban An Ninh Quân đội tại Bộ Tổng tham mưu được chỉ định đại diện Nha An ninh quân đội Việt Nam Cộng hoà
- Trung sĩ I Hiến binh Nguyến Thế Phương, Tiểu đội trưởng Hiến binh Tân Bình
Mở đầu Trung tá LƯƠNG cho Hội đồng biềt thể theo lời yêu cầu của ông bà TRẦN TRUNG DUNG, Bộ Tổng tham mưu chấp thuận cho tạm chôn Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu tại Nghĩa trang trong Bộ Tổng tham mưu.
Sau phần mở đầu, Trung tá LƯƠNG hướng dẫn toàn thề Hội Viên Ban Kiểm Soát Mai Táng đi xem xét lại 2 quan tài ông Diệm và Nhu quàn tại Phòng Hội trường Đại đội Tổng Hành Dinh Tổng tham mưu
Theo lời Trung tá Lương từ khi tẩm liệm 2 thi hài tại nhà xác Bệnh Viện SANT PAUL đến khi khi di chuyển 2 linh cữu về Bộ Tổng tham mưu đều có mời ông bà TRẦN TRUNG DUNG chứng kiến. Quan tài của ông Ngô Đình Diệm bằng kim khí và quan tài ông Ngô Đình Nhu bầng gỗ "Trai”. Cả 2 quan tài trên đã được đóng kín và do nhà bán hòm TOBIA cung cấp.
Đến 1100 tất cả Hội đồng đến quan sát 2 cái huyệt đã được đào sắn và xây tạm bằng xi-măng. 2 chiếc huyệt được đào tại khu đất sau Chùa Hưng Quốc Tự bên cạnh mồ của Ông Lê Văn Phong (triều thần đời Nguyến và là bào đệ của Đức Tả quân Lê Văn Duyệt).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Ngày 8-11-1968, đúng 20 giờ 20, hai quan tài Diệm-Nhu do quân nhân thuộc đại đội mai táng của quân vụ Trấn Sài gòn, dưới sự chỉ huy của đại úy Đỗ Văn Giương, Đại đội trưởng đại đội mai táng, được di chuyển bằng hai chiếc xe GMC từ phòng Hội đại đội Tổng hành dinh Tổng tham mưu đến đặt trên hai huyệt đã xây kim tĩnh sẵn tại khu vực lăng Võ Tánh sau chùa Hưng Quốc Tự phía Đông Bắc.
Khi đó có sự hiện diện của vợ chồng Trần Trung Dung và linh mục Claude Larre đại diện Toà Khâm sứ Sài gòn, do vợ chồng Trần Trung Dung mời đến để cử hành lễ cầu hồn đưa xác.
Đúng 21 giờ, hai quan tài được hạ xuống huyệt.
Mộ nằm về phía Đông Bắc, đầu hướng về phía Đông Tây, sau chùa Hưng Quốc Tự.
Hai nấm mộ được lấp đất và xây gạch kín tô đá rửa và mộ Diệm đề chữ huynh, mộ Nhu đề đệ.
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (27).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (35).jpg

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (34).jpg

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (33).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (32).jpg

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (31).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (30).jpg

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (29).jpg

Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (28).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Năm 1967, hai xác Diệm-Nhu được cải táng đem về chôn tại đất Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nhưng không có bia hay chữ đề gì, chỉ có vòng xích sắt đen quấn trên mộ làm hàng rào.
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (50).jpg
Ngô Đình Diệm 1963_11_2 (51).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top