[Funland] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Hồi ký của Thiếu tá Phạm Bá Hoa, Trợ lý của Trần Thiện Khiêm
....
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ngày lễ “Các Thánh” (All Saints), quân đội được nghỉ buổi sáng.
Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:
- Đại uý Hoa tôi nghe.
- Chú đến nhà tôi ngay.
- Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu tướng.
Đó là Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo - tức Bộ Tổng Tham mưu - cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.
- Chào Thiếu tướng.
- Chú lấy ghế ra sân với tôi.
Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề gì đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:
- Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa?
- Tôi nghe rõ, thưa Thiếu tướng.
"Chú Có" mà Thiếu tướng Khiêm vừa nói là Trung uý Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tuỳ viên của Thiếu tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung uý Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại tá Nguyễn Hữu Có lúc ấy. Năm 1975, Nguyễn Hữu Có (trung uý) trở thành Đại tá, phụ tá Võ Phòng, Phủ thủ tướng).
- Hôm nay, tôi và một số vị tướng lĩnh đảo chính ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (Bộ Tổng Tham mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khoá cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa?
- Vâng. Tôi rõ, thưa Thiếu tướng.
- Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham mưu) và các thành phần an ninh của Tổng hành dinh (Tổng Tham mưu). Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 - tức cổng chánh - bất cứ ai ra hay vào đều phải trình tôi. Lệnh của tôi xong, chú có gì cần hỏi không?
- Thưa Thiếu tướng, lý do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực?
- Tuỳ chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn phòng làm việc đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Trần Thiện Khiêm mới đích thực là thủ lĩnh đảo chính
Như đã nói ở trên: 3 người tin cẩn nhất của CIA là Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm
Người Khánh từng cứu giá và được anh em Diệm-Nhu tin cậy, nên nhiều người và cả bà nhà báo viết cuốn "Madame Nhu - Bà Rồng" xuất bản gần đây cũng lầm tưởng Người Khánh là người "ngoài cuộc"
Nguyễn Khánh lúc đó nằm ở Pleiku, không về Sài gòn
Nguyễn Văn Thiệu lo tổ chức Sư đoàn 5 bộ binh tấn công Dinh Độc lập, nên không có mặt tại Sở chỉ huy đảo chính
Sở chỉ huy đảo chính ở đâu?
Đó chính là Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH
Cần nói rõ trước một vài chi tiết
Trung tướng Trần Văn Đôn lúc đó giữ chức vụ Quyền Tổng Tham mưu trưởng, thay Đại tướng Lê Văn Tỵ đang dưỡng bệnh
Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm là Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà
Cả về cấp bậc và chức vụ, rõ ràng Trần Văn Đôn cao hơn Trần Thiện Khiêm
Nhưng Trần Văn Đôn không có quân, mọi việc điều động quân đội do Trần Thiện Khiêm điều hành.
Vì thế anh em Diệm-Nhu để Khiêm ở vị trí quan trọng. Còn Đôn thì bị vô hiệu hoá
Trần Thiện Khiêm là xịa chính hiệu, tổ lái hết vụ đảo chính. Ô Dương Văn Minh được đẩy ra chịu trận và mang tiếng ám sát tổng thống rồi bị chỉnh lý thay bằng Nguyễn Khánh là người mà xịa và Khiêm lái được.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Đọc thì thấy TT Đính có công phò giá từ đầu nên được tin dùng là hợp lý mà cụ.
Cụ Đính bám càng Đỗ Mậu nên được cất nhắc, nhưng 1963 thì Đỗ Mậu cũng bất mãn rồi. Nói về "công phò tá từ đầu" phải kể cụ Dương Văn Minh, dẹp tan cụ Viễn, Cao Đài, Hòa Hảo vv trớ trêu là chính DVM lãnh đạo (bề nổi) cuộc đảo chính.
 

Aids

Xe điện
Biển số
OF-5596
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
2,122
Động cơ
567,830 Mã lực
Em thắc mắc là đoạn này không thấy ông Nhu xuất hiện trong ảnh cụ nhỉ
Ông Nhu chỉ là cố vấn chính trị riêng cho ông Diệm . Chức danh này cũng ko có trong văn bản , ko có quyết định đóng dấu nên ko đi tiếp khách ngoại giao Nhà nước được
 

Aids

Xe điện
Biển số
OF-5596
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
2,122
Động cơ
567,830 Mã lực
Hồi ký của Thiếu tá Phạm Hữu Hoa, Trợ lý của Trần Thiện Khiêm
....
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ngày lễ “Các Thánh” (All Saints), quân đội được nghỉ buổi sáng.
Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:
- Đại uý Hoa tôi nghe.
- Chú đến nhà tôi ngay.
- Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu tướng.
Đó là Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo - tức Bộ Tổng Tham mưu - cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.
- Chào Thiếu tướng.
- Chú lấy ghế ra sân với tôi.
Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề gì đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:
- Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa?
- Tôi nghe rõ, thưa Thiếu tướng.
"Chú Có" mà Thiếu tướng Khiêm vừa nói là Trung uý Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tuỳ viên của Thiếu tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung uý Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại tá Nguyễn Hữu Có lúc ấy. Năm 1975, Nguyễn Hữu Có (trung uý) trở thành Đại tá, phụ tá Võ Phòng, Phủ thủ tướng).
- Hôm nay, tôi và một số vị tướng lĩnh đảo chính ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (Bộ Tổng Tham mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khoá cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa?
- Vâng. Tôi rõ, thưa Thiếu tướng.
- Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham mưu) và các thành phần an ninh của Tổng hành dinh (Tổng Tham mưu). Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 - tức cổng chánh - bất cứ ai ra hay vào đều phải trình tôi. Lệnh của tôi xong, chú có gì cần hỏi không?
- Thưa Thiếu tướng, lý do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực?
- Tuỳ chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn phòng làm việc đi.
Đại tá Phạm Bá Hoa ko phải Phạm Hữu Hoa
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,769
Động cơ
298,349 Mã lực
Em có thích tướng Kỳ không?
Tính cách của Ổng thì đậm chất cowboy ngang tàng, cũng không phải dạng mưu sâu kế hiểm, thực ra là vị Tướng VNCH thứ 2 mà em có cảm tình ạ
Nhưng ngoại hình thì nhỏ con quá, thua xa Tướng Viên ạ :P
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Có hai danh sách được mời đến họp và ăn trưa
Danh sách 1: là những sĩ quan tướng lãnh tham gia đảo chính (họ biết trước nên việc mời cũng là cho phải phép). Những người này đến sớm và tập trung ở tầng trên
Danh sách 2: là những sĩ quan tướng lãnh thân anh em Diệm-Nhu, bị giam ở tầng trệt để "cách ly" khỏi đảo chính. Một số sẽ bị "thịt" theo danh sách Khiêm đưa ra gồm Đại tá Lê Quang Tung, Đại tá Hải quân Hồ Tấn Quyền, Đại tá Cao Văn Viên...
Đại tá Lê Quang Tung và Đại tá Cao Văn Viên tới, cả hái bị còng nhốt ở tầng trệt
Hồ Tấn Quyền.jpg

Đại tá Hải quân Hồ Tấn Quyền do ra sân chơi tennis, không nhận được điện mời. Phe đảo chính cho sĩ quan thân cận của Hồ Tấn Quyền dụ ông Quyền đi ăn cưới ở Thủ Đức và đâm chết ông này trên đường
Lê Quang Tung (2).jpg

Đại tá Lê Quang Tung bị Dương Văn Minh cử Đại uý Nguyễn Văn Nhung "thịt" và chôn ngay phía sân sau.
Đại uý Nguyễn Văn Nhung chính là người "thịt" anh em Diệm-Nhu trên xe M-113 một ngày
Đại tá Cao Văn Viên... thoát chết trong gang tấc, có tin nói do Dương Văn Minh, có tin nói do người khác cứu
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Tính cách của Ổng thì đậm chất cowboy ngang tàng, cũng không phải dạng mưu sâu kế hiểm, thực ra là vị Tướng VNCH thứ 2 mà em có cảm tình ạ
Nhưng ngoại hình thì nhỏ con quá, thua xa Tướng Viên ạ :P
Xấu trai là lý do chính =))
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Đại tá Cao Văn Viên... thoát chết trong gang tấc, có tin nói do Dương Văn Minh, có tin nói do người khác cứu
Ông CVV này tương đối uy tín kiểu đại ca giang hồ, sau thời Diệm thì ông này leo rất nhanh thành Đại tướng, và mọi tướng lĩnh trong chế độ Thiệu đều nể ông này, kể cả gấu bể như tướng Kỳ.
VNCH hình như chỉ có 3 Đại tướng thì phải: Lê Văn Tỵ, Cao Văn Viên và ông gì nữa em ko nhớ.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,256
Động cơ
619,714 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Về việc buôn ma tuý của ông Nhu thì em nghĩ là có thật, khá nhiều người nói về việc này (chương trình ma tuý phụng sự QG). Vận chuyển ma tuý từ 3 giác vàng về SG và nhảy dù biệt kích thám báo ra Bắc đc thực hiện song song trong khoảng năm 1959-1960. Triển khai việc này là bác sĩ Tuyến, đại tá Nu Giám đốc nha kỹ thuật, trực tiếp thực hiện tuyển lựa máy bay-phi công là tướng Sáu Lèo khi đó là thiếu tá, trưởng phòng hành quân của Phi đoàn 417.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,256
Động cơ
619,714 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Ông CVV này tương đối uy tín kiểu đại ca giang hồ, sau thời Diệm thì ông này leo rất nhanh thành Đại tướng, và mọi tướng lĩnh trong chế độ Thiệu đều nể ông này, kể cả gấu bể như tướng Kỳ.
VNCH hình như chỉ có 3 Đại tướng thì phải: Lê Văn Tỵ, Cao Văn Viên và ông gì nữa em ko nhớ.
Đảo chính 63 tướng Viên mới là đại tá, nhưng lên rất nhanh tầm 67-68 đã là Đại tướng rồi. Viên, Big Minh, Khánh, Khiêm, Trí là 5 đại tướng, ông Tỵ sau truy phong thống tướng 5*.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Về cái chết của anh em Diệm-Nhu:
Phạm Bá Hoa kể
Khoảng 5 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, điện thoại reo trong khi tôi đang bận cuộc đàm thoại khác nên Thiếu tướng Khiêm nhấc ống nói sau mấy lượt chuông reo, và qua cuộc nói chuyện ngắn của Thiếu tướng Khiêm với các vị có mặt, tôi biết đầu dây bên kia là người thân cận của Tổng thống, nhưng chưa nghe nội dung.
Ngay tức thì, các vị gọi nhau vào họp thật nhanh, tiếc là tôi ngồi phòng ngoài nên chỉ nghe lỏm bõm mà thôi dù rằng cửa ngăn giữa phòng tôi với phòng Thiếu tướng Khiêm mở thường xuyên từ lúc 1 giờ trưa hôm qua.
Do công việc đòi hỏi tôi ra vào văn phòng Tham mưu trưởng Liên quân một cách nhanh chóng nên tôi phải sang ngồi ở phòng sĩ quan tuỳ viên, vì phòng này khi mở cửa thì nhìn thẳng vào bàn viết của Thiếu tướng Khiêm, nơi đang là bản doanh của Hội đồng quân nhân cách mạng.
Nghe Trung tướng Dương Văn Minh ra lệnh, tôi mới biết là một phái đoàn do Thiếu tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu sẽ vào nhà thờ Cha Tam đón Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu về Bộ Tổng Tham mưu.
Lúc ấy tôi trông thấy vài vị sĩ quan cấp tá đi vô đi ra phòng Tham mưu trưởng Liên quân, nhưng không rõ những vị này có được cử trong phái đoàn hay không.
Một lúc sau, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi:
- Chú theo dõi khi đoàn xe đón Tổng thống và ông cố vấn về đến thì hướng dẫn xe đậu ở sân vận động cạnh toà nhà chánh, cho Quân Cảnh gác chung quanh và không cho bất cứ ai đến gần. Xong, chú lên trình tôi.
- Vâng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Trong thời gian chờ đợi, các vị bàn thảo với nhau chung quanh vấn đề cách giải quyết Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu sao cho ổn vì sợ phật lòng khối Thiên Chúa Giáo lẫn Phật giáo.
Ngay lúc đó, ngoài cửa phòng tôi có một người xin gặp tôi nói là ông được lệnh mang quần áo đến đây để Tổng thống và ông cố vấn đi ngoại quốc.
Tôi mời ngồi nhưng thật ra tôi cũng không rõ lệnh này từ đâu. Tôi ngờ rằng lệnh đó xuất phát từ Trung tướng Đôn vì ông là người hậu thuẫn mạnh mẽ ý kiến đưa Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu xuất ngoại, được hiểu là “lưu vong”.
Trình xong với Thiếu tướng Khiêm thì tôi không theo dõi được nữa vì phải xuống lầu đón đoàn xe sắp vào cổng Bộ Tổng Tham mưu.
Theo hướng dẫn của tôi, chiếc M113 vào vị trí, và một tiểu đội Quân Cảnh bao quanh. Tôi trở lên văn phòng:
- Trình Thiếu tướng, Thiết Vận Xa chở Tổng thống và ông cố vấn đã vào sân vận động và có Quân Cảnh bảo vệ.
- Mình xuống đi.
Đó là lời Trung tướng Dương Văn Minh. Nói xong, ông đứng lên trong khi Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm nét mặt không vui:
- Các “Toa” xuống đi, thấy ổng dù sao “moi” cũng bùi ngùi!
Tuy nói vậy, nhưng khi các vị rời khỏi phòng thì Thiếu tướng Khiêm cũng từng bước theo sau, và tôi là người tháp tùng sau cùng. Khi xuống đến bậc thang chót của tầng trệt thì Thiếu tướng Khiêm đứng lại, vì các vị đã dừng chân hành lang bên ngoài, lúc ấy có Thiếu tướng Xuân và một sĩ quan nữa mà tôi không thấy rõ là vị nào, đang trình bày gì đó với các vị. Bỗng các vị cùng quay vào, Thiếu tướng Khiêm ngạc nhiên:
- Việc gì vậy?
- Hai ổng chết rồi! - Trung tướng Minh trả lời ngắn ngủn. Tất cả cùng trở lên lầu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Lời kể của Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa , Chỉ huy đoàn xe đi đón anh em Diệm-Nhu
Đoàn xe vào đến nhà thờ Cha Tam. Đại úy Hiệp giúp tôi bố trí trung đội thiết vận xa nước nhà thờ.
Tôi đi gặp thiếu tướng Xuân và đại tá Lắm để nhận lệnh tiếp.
Tôi không thấy đại úy Nhung lúc này. Tướng Xuân, đại tá Lắm không ai chịu vào nhà thờ để gặp Tổng thống Diệm, dù đó là nhiệm vụ của hai ông, và bảo tôi đại diện hội đồng vào mời tổng thống cùng ông cố vấn ra xe là được rồi.
Vào khỏi cổng khoảng 10 mét, tôi sực nhớ là mình vào một cơ sở tôn giáo không nên mang theo vũ khí.
Tôi vội bước lui, trở ra cổng và cởi súng lục ra, trao cho tài xế của tôi (xe đậu gần cổng chính). Lúc này, dân chúng thấy có việc lạ nên tò mò kéo đến đứng lố nhố đầy cả ngã ba, trước rào sắt của nhà thờ.
Binh sĩ cũng không gắt gao lắm và chắc chắn bấy giờ dân ở đây đã biết được tổng thống Diệm và ông Nhu đang ở trong nhà thờ này.
Tôi bước vào nhà thờ lần thứ hai, không súng và vẫn một mình. Tôi không nhìn lại phía sau nhưng nghĩ bụng là anh em thiết giáp ở ngoài rào sắt chắc cũng đã bố trí để theo dõi và bảo đảm an ninh cho tôi, vì tất cả đều biết rằng tôi vào đây không một tấc sắt trong tay.
Tôi mạnh dạn bước tới, rẽ về hướng tay phải, đi khoảng 20 mét thì thấy từ phía dãy nhà bên hông phải của nhà thờ bốn người đang đi ra, về hướng của tôi.
Đó là tổng thống (tay có cầm gậy), ông Nhu và hai người nữa mặc thường phục. Tôi nghĩ bụng: một trong hai người phải là đại úy Đỗ Thọ tùy viên của tổng thống (vì xách một chiếc cặp da). Người thứ tư (sau này tôi mới biết là đại úy An, sĩ quan cận vệ của tổng thống).
Tôi nghĩ, chắc là tổng thống đã được Hội đồng quân nhân cách mạng báo trước rồi, nên khi nghe thấy xe tới nhà thờ là đi ra.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Tôi đứng lại chờ nhưng vẫn không để ý xem hai sĩ quan này có võ trang hay không...
Khi tổng thống đến còn cách tôi khoảng 3 mét, tôi đứng nghiêm lại, đưa tay lên mũ, chào đúng nghi lễ quân cách và giữ nguyên tư thế nghiêm đó, nói:
- Thưa tổng thống, chúng tôi được lệnh của Hội đồng quân nhân cách mạng đến đây mời tổng thống và ông cố vấn về Bộ tổng tham mưu. Có thiếu tướng Mai Hữu Xuân đại diện cho hội đồng đang trước cổng nhà chờ tổng thống.
Tổng thống đứng lại, nghe tôi trình bày và có nói một câu ngắn mà tôi không nghe rõ lắm. Sau đó, đại úy Đỗ Thọ bảo tôi đi trước, tổng thống sẽ theo sau. Nhưng tôi đứng nép qua một bên, mời tổng thống đi trước, ra hướng cổng nhỏ bên phải, cả bốn người qua hết rồi, tôi mới lững thững bước theo sau, cách xa 3 mét.
Dù sao trong cương vị sĩ quan (nhất là sĩ quan cấp tá), tôi vẫn bắt buộc phải giữ lễ đối với tổng thống, dù là trong hoàn cảnh nào.
Đi sau cũng có thể là một hành động phản ứng đề phòng tự nhiên của tôi, chớ hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác. Tôi đinh ninh rằng tướng Xuân đã phải có mặt trước cổng để hướng dẫn tổng thống lên xe về Bộ tổng tham mưu vì đó là nhiệm vụ của ông.
Đến cổng rào, vì là cổng nhỏ bên hông nên bốn người phải tuần tự bước qua cổng, tổng thống bước ra trước, đến đại úy Đỗ Thọ rồi mới đến ông cố vấn, đại úy An. Tôi là người thứ năm bước ra khỏi cổng sau cùng.
Ngay lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận thấy có một thiết vận xa đậu ngay cổng nhỏ này; cánh cửa sau xe mở rộng, gác nằm xuống sát trên lề đường (lề đường rộng khoảng 8m dành cho người đi bộ, cao khỏi mặt lộ khoảng hơn 2 tấc).
Tôi thấy thiếu tướng Xuân và đại úy Nhung đã có mặt tại chỗ, không có đại tá Lắm. Tướng Xuân bảo Đỗ Thọ trao cho ông chiếc cặp da của tổng thống mà đại úy đang xách. Sau đó, ông Xuân xách chiếc cặp đi ngay, không nói thêm một li nào khác ngoài việc khoát tay ra lệnh cho đại úy Thọ và đại úy An đi theo ông.
Đại úy Nhung hướng về phía tổng thống và ông Nhu, nói như ra lệnh:
- Mời hai ông lên xe!
Lúc này, tổng thống và ông Nhu đang đứng cách cửa thiết vận xa khoảng 1 mét. Tổng thống không có một phản ứng nào về thái độ kém nhã nhặn của người sĩ quan mà ông chưa hề biết mặt. Tổng thống còn đang đứng tần ngần, sững sờ, thì ông Nhu đã lên tiếng, lộ hẳn vẻ mặt bất bình của người bề trên:
- Tại sao lại phải lên xe này? Không còn xe nào khác hay sao?
- Không có! Vì lý do an ninh! Tình hình đang hỗn loạn. Dân chúng đang muốn tìm giết hai ông đó? Hai ông phải lên xe này thôi, để được bảo vệ an ninh.
Đại úy Nhung có vẻ bực bội vì câu hỏi giọng kẻ cả của ông Nhu nên vừa trả lời vừa đưa tay ra dấu, như có ý đẩy hai người vào thiết vận xa.
Nhìn qua, nhìn lại không thấy tướng Xuân đâu cả, đại úy Đỗ Thọ và người sĩ quan cận vệ cũng không thấy có mặt, tổng thống hỏi:
- Thiếu tướng Mai Hữu Xuân đâu? Gọi thiếu tướng Xuân đến gặp tôi đã!
- Thiếu tướng Xuân đã lên xe đi trước rồi - Đại úy Nhung vừa trả lời vừa giục hai ông vào xe.
Sau một phút ngập ngừng, hai ông phải bước lên xe (không còn cách nào hơn).
 

MP3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-30965
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
2,341
Động cơ
1,434,363 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân quận
Website
goo.gl
View attachment 6631133
7-1948- Bảy Viễn, thủ lĩnh lực lượng Bình Xuyên.
Bảy Viễn sinh năm 1904 tại Chợ Lớn trong một gia đình trung lưu gốc Hoa.
Tuy sinh ra trong gia đình điền chủ khá giả, nhưng vì mâu thuẫn gia đình khi cảm thấy thiệt thòi trong việc chia gia tài, Bảy Viễn bỏ nhà đi bụi, tự lực cánh sinh, rồi thọ giáo ở nhiều võ đường khác nhau, nên ông rất giỏi võ.
Bảy Viễn cao trên một thước bảy, dáng to và vạm vỡ, trên khắp cơ thể đều có hình xăm (Một con Rồng đỏ chiếm trọn tấm lưng, đầu rồng trên cổ, đuôi rồng tận hậu môn, hai vai xăm hình Đầm trần truồng, bùa và đầu Rắn xăm ở đầu dương vật, phía trên cổ tay trái một chút thì xăm hình Đại bàng). Vì xăm gần như kín mình nên Bảy Viễn luôn thận trọng vận đồ chỉnh trang để khoác lên vẻ ngoài lịch lãm và uy nghiêm, che đi một cách tối đa những hình xăm của mình.
Buổi đầu giang hồ, Bảy Viễn làm bảo kê ở chợ Bình Đông. Đến năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung ông chủ sòng Bạc của mình và bị bắt khi đang tá túc tại nhà tình nhân.
Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang ở trung tâm thành phố Sài Gòn, tuy nhiên, đến năm 1940, ông vượt ngục thành công về đất liền (tổng cộng ông đã vượt ngục thành công 3 lần ở Côn Đảo). Trong khoảng thời gian ngồi khám, Viễn đã hạ được một tay trùm du đãng gốc Khmer để trở thành ông vua du đãng mới, quyến rũ và dan díu với cô vợ của một tên Cai ngục, cô này rất mê Bảy Viễn nên sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ ông.
Tháng 8 năm 1945, Bảy Viễn cùng Mười Trí tập hợp lực lượng du đãng tại Sài Gòn hợp tác với Trần Văn Giàu tham gia chống Pháp dưới lá cờ của Việt Minh. Đơn vị của Bảy Viễn tuy tuân thủ chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng lại từ chối tiếp nhận những chính trị viên do cấp trên cử xuống.
Tham gia Việt Minh một thời gian thì Bảy Viễn đã nhận thấy tướng Nguyễn Bình muốn thiết lập chế độ Đảng trị và củng cố uy quyền cá nhân, đặc biệt là sau cái chết của Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sỗ của Giáo phái Hòa Hảo. Bảy Viễn nói với Nguyễn Bình:
"Chúng tôi không hài lòng về cung cách đồng chí đối xử với chúng tôi. Bình Xuyên đã chiến đấu từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ, đồng chí không hề đề nghị giúp đỡ gì chúng tôi, mà đồng chí chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi phải thi hành...
View attachment 6631137
Ngoại trừ yếu tố chính trị, nếu có đạo diễn nào dựng lại bộ phim về cs của Bảy Viễn nhỉ, có dàn diễn viên chân thực, dàn dựng công phu thì em nghĩ hot k kém gì Biệt động SG hoặc Ván bài lật ngửa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Tôi vẫn còn đứng cách đó vài bước, bên cánh cổng nhỏ nhà thờ, còn nhìn thấy được cảnh thiếu tướng Xuân đầu trần, không nhìn thẳng tổng thống (không dám hay không muốn, khó mà nhận rõ được). Tướng Xuân đã đưa tay nhận chiếc cặp da từ tay đại úy Thọ, xong bước đi luôn về hướng xe của ông, không quên ra lệnh cho đại úy Thọ cùng người sĩ quan cận vệ (đại úy An) theo ông, để mặc cho đại úy Nhung đối đáp với tổng thống ra sao tùy ý.
Tôi cũng nhìn thấy gương mặt thẫn thờ, ngạc nhiên của ông Diệm, vẻ bất bình cau có của ông Nhu và thái độ nóng nảy của đại úy Nhung. Tôi còn chứng kiến được cảnh hai người lặng lẽ bước vào xe, còn nghe đại úy Nhung bảo họ “cúi đầu xuống” (vì cửa xe thấp, phải khom lưng xuống mới vào được). Đợi cho hai người vào xong, đại úy Nhung mới bước vào sau cùng. Cửa xe từ từ dựng đứng lên, đóng kín lại... Ngay lúc bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra trong thiết vận xa không có một binh sĩ thiết giáp nào (trừ tài xế và phụ tài xế)
Lúc đại úy Nhung là người sau cùng bước vào xe, rõ ràng tôi chỉ thấy có ba “hành khách” trong xe. Đó là: tổng thống Diệm, ông Nhu và đại úy Nhung. Sau này hỏi ra tôi mới biết là trưởng xa, xạ thủ đều được đại úy Nhung yêu cầu tạm đi qua xe khác.
Tôi bước xuống lòng đường, đi bộ lại gặp tướng Xuân (xe ông đậu trước thiết vận xa này, trên con đường dọc). Tôi báo cáo tình hình sau cùng và đề nghị với tướng Xuân cho đoàn xe khởi hành về Bộ tổng tham mưu.
Tôi bước về xe Jeep của tôi, ra lệnh cho đoàn xe nổ máy và chuẩn bị lên đường. Thứ tự các xe như cũ: xe Jeep chỉ huy của tôi và đại úy Hiệp đi đầu, ngay sau hai xe quân cảnh dẫn đường, kế đó là xe tướng Xuân, xe của đại tá Lắm, theo sau vẫn là bốn thiết vận xa liền nhau, thiết vận xa thứ ba chở tổng thống Diệm và Nhu tiếp theo là xe bọc thép và cuối cùng là thiết vận xa của trung đội trưởng thiết giáp. Xe này thường trực liên lạc truyền tin với tôi để báo cáo tình hình di chuyển và tình hình an ninh của đoàn xe.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Tôi vẫn lái xe Jeep chỉ huy của tôi, đại úy Hiệp ngồi bên cạnh. Đoàn xe đi với tốc độ bình thường, không nhanh lắm. Đoàn xe đang đi trên đường Hồng Thập Tự, qua khỏi nhà bảo sanh Từ Dũ (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ hiện nay) thì dừng lại tại cổng xe lửa, vì có xe lửa sắp chạy qua, cổng đã gác ngang đường. Thời gian đoàn xe ngừng tại đây khoảng trên 10 phút.
Chợt tôi nghe có mấy tiếng súng nổ phía sau, vào khoảng giữa đoàn xe. Tôi quay đầu xe Jeep lại, chạy dọc theo đoàn xe để xem việc gì đã xảy ra. Đến ngang thiết vận xa có chở tổng thống và Nhu, tôi thấy đại úy Nhung ngồi trên nóc xe (ngay vị trí của trưởng xa) và hướng về phía chúng tôi, đưa một ngón tay cái lên làm hiệu (được hiểu là mọi việc đều tốt).
Tôi vội hỏi:
- Tiếng súng nổ ở đâu đó?
Đại úy Nhung đưa tay chỉ vào trong xe và không nói gì. Tôi quay đầu xe lại, tiếp tục trở lên đầu đoàn xe. Lúc đó xe lửa vừa chạy qua xong, cổng đã mở, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy, hướng về Bộ tổng tham mưu. Để được biết rõ ràng hơn, qua máy bộ đàm, tôi có hỏi trung đội trưởng thiết giáp việc gì đã xảy ra mà có tiếng súng nổ trên thiết vận xa thứ ba?
Trung đội trưởng thiết giáp trả lời:
- Phụ tài xế xe này có báo cáo cho tôi biết là tiếng súng đó do ông đại úy bộ binh ngồi trong xe bắn chết tổng thống Diệm và ông Nhu.
Cả tôi và đại úy Hiệp nghe câu trả lời này qua hệ thống truyền tin trên xe Jeep chỉ huy của chúng tôi. Nhưng tôi vẫn chưa báo cáo gì về Bộ tổng tham mưu vào lúc đó, cả với Bộ chỉ huy hành quân thiết giáp cũng vậy (tần số chỉ huy khác tần số an ninh hộ tống).
 
Biển số
OF-784198
Ngày cấp bằng
15/7/21
Số km
504
Động cơ
-2,942 Mã lực
Thớt tư liệu lịch sử mà các cụ mợ cũng hăng hái vật nhau nhỉ. Em hóng thôi
Ông CVV này tương đối uy tín kiểu đại ca giang hồ, sau thời Diệm thì ông này leo rất nhanh thành Đại tướng, và mọi tướng lĩnh trong chế độ Thiệu đều nể ông này, kể cả gấu bể như tướng Kỳ.
VNCH hình như chỉ có 3 Đại tướng thì phải: Lê Văn Tỵ, Cao Văn Viên và ông gì nữa em ko nhớ.
Có thêm Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Min, Nguyễn Khánh, Đỗ Cao Trí (truy thăng) nữa cụ ạ. Ông Lê Văn Tỵ là Thống tướng duy nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đoàn xe đến Bộ tổng tham mưu vào lúc hơn 8 giờ sáng.
Một tiểu đội quân cảnh đã có mặt tại cổng và hướng dẫn chiếc thiết vận xa có chở tổng thống Diệm và Nhu đến đậu ở bãi cỏ bên cạnh toà nhà chính và gác luôn tại chỗ, chờ lệnh.
Đại úy Nhung đã xuống xe lúc nào tôi không thấy được.
Tôi bước theo tướng Xuân lên toà nhà chính. Vừa vào đến tầng dưới, tôi đã thấy có tướng Dương Văn Minh và một số tướng khác từ trên lầu vừa xuống tới đó. Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm đi sau cùng.
Tướng Xuân vui vẻ bước tới báo cáo thẳng với tướng Minh bằng tiếng Pháp, ai cũng nghe thấy:
- Mission accomplie! (Nhiệm vụ đã hoàn thành).
Trầm ngâm và đăm chiêu, tướng Minh chưa nói một lời nào, sau báo cáo của tướng Xuân, thì thiếu tướng Khiêm hỏi nhỏ:
- Việc gì đã xảy ra?.
Trung tướng Minh quay lại nói một câu ngắn gọn:
- Hai ông đã chết rồi.
Ngay lúc này, tôi cũng có mặt tại chỗ. Tôi chợt hiểu ra.
Thì ra câu “Nhiệm vụ đã hoàn tất” cũng còn có nghĩa là “Hai ông đã chết rồi”.
Rất rõ ràng. Tướng Minh nói xong, tất cả đều không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn phòng, không đi ra chỗ thiết vận xa đậu nữa.
Tôi cũng đi theo. Bước vào đây, tôi mới thấy là đại úy Nhung đã có mặt ở văn phòng của tham mưu trưởng rồi, cũng tức là văn phòng mà tướng Minh và các tướng tá trong Hội đồng quân nhân cách mạng đang tạm sử dụng.
Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là đại úy Nhung đã lên đây trước rồi, đã báo cáo với tướng Minh trước khi có người lên đây trình là “xe đón tổng thống đã về đến Bộ tổng tham mưu, đang đậu ở sân vận động và đã có quân cảnh canh gác cẩn thận”.
Đại úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho tướng Minh mà thôi và chắc chắn vẫn là “kín” là “mật” nên các tướng tá trong hội đồng, kể cả tướng Khiêm, cũng chưa hay biết được việc gì đã xảy ra. Do đó, khi tướng Minh cùng các tướng tá trong hội đồng cùng đi xuống sân vận động dự trù sẽ gặp tổng thống và ông cố vấn thì chưa ai biết được việc gì đã xảy ra cho tổng thống cả.
Vừa đến tầng dưới thì gặp ngay thiếu tướng Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với tướng Minh là “nhiệm vụ đã hoàn thành”.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top