[Funland] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
16:15 PM, Tổng thống Diệm gọi điện cho Tướng Trần Thiện Khiêm, người đã cứu ông trong cuộc đảo chính tháng 11-1960.
Tướng Khiêm không cầm máy. Tướng Trần Văn Đôn trả lời.
Diệm hỏi:
- Các tướng đang làm cái gì vậy?
Tướng Đôn trả lời:
- Thưa Ngài, thời điểm đã đến, quân đội phải đáp lại nguyện vọng của đồng bào.
Diệm quở trách Tướng Đôn ăn nói thiếu lễ độ.
Sau đó Diệm tuyên bố là ông muốn thực hiện những điều cải tổ như ý quân đội Nam Việt Nam đòi hỏi trong tháng 9 vừa rồi.
Diệm mời Tướng Đôn và những tướng lãnh khác vào Dinh Gia Long để thảo luận.
Vì nhớ lại cái kinh nghiệm chua cay của cuộc đảo chính thất bại tháng 11-1960 khi Diệm dùng kế hoãn binh để đoàn quân trung thành với ông có đủ thì giờ về giải cứu, do đó Tướng Đôn từ chối lời mời.
16:30 PM, Tổng thống Diệm gọi điện thoại cho Đại sứ Lodge đang ở nhà. Theo lời Đại sứ Lodge báo cáo cho Bộ Ngoại giao sau này, thì cuộc đối thoại có nội dung như sau:
Diệm:
- Có một số đơn vị lính phản loạn và tôi muốn biết thái độ của chính phủ Mỹ ra sao?
Lodge:
- Tôi hiện không có đủ chi tiết để trình với Ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không biết nguyên do. Vả lại, bây giờ ở Washington là 4 giờ 30 sáng do đó chính phủ Mỹ chắc không thể có quan điểm gì.
Diệm:
- Nhưng ông phải có vài ý kiến tổng quát chứ? Tôi là Tổng thống. Tôi đã cố gắng thi hành những bổn phận của tôi. Bây giờ tôi muốn sử dụng cái bổn phận của tôi. Tôi tin là bổn phận trên tất cả.
Lodge:
- Ngài lẽ dĩ nhiên đã làm những bổn phận của Ngài. Tôi cảm phục sự can đảm và công lao đóng góp lớn lao của Ngài vào quốc gia của Ngài. Không ai có thể tước đi công ơn mà Ngài đã làm. Bây giờ tôi đang lo ngại cho sự an toàn tính mạng của Ngài. Tôi đã sắp xếp để đưa Ngài và em của Ngài ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng nếu Ngài từ chức. Còn nếu như Ngài không đồng ý, thì tôi cũng đã sắp đặt để Ngài mang tước vị Quốc trưởng và Ngài có thể ở lại đây an toàn.
Diệm:
- Không, không, tôi không muốn vậy. Tôi muốn tái lập trật tự. Tôi phải tái lập trật tự.
(tít... tít.... tít.... cúp máy)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Tướng Trần Văn Đôn có kể lại là trong khi đang đảo chính thì Tổng thống Diệm gọi điện thoại nói chuyện với ông,
Tướng Đôn nói với Diệm:
- Thưa Tổng thống, tôi lấy làm tiếc về sự việc xãy ra, nhưng điều tôi muốn Tổng thống bây giờ là hãy khôn ngoan và hiểu cho hoàn cảnh, và hiện có một chiếc máy bay đặc biệt sẵn sàng đưa Tổng thống và gia đình ra khỏi nước nếu Tổng thống đầu hàng vô điều kiện.
Cả chiều 1-11, nhiều tướng đảo chính gọi vào Dinh kêu gọi Tổng thống Diệm và ông Nhu đầu hàng.
16:30 PM, Dương Văn Minh lên tiếng với ông Nhu rằng nếu ông Nhu và Tổng thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh Tổng thống sẽ bị pháo kích và dội bom. Phe đảo chính mang Đại tá Lê Quang Tung đến, ông ta là người chỉ huy Lực lượng Đặc biệt trung thành với Tổng thống Diệm.
Họ kê súng vào đầu Đại tá Tung bắt gọi.
Đại tá Tung báo cáo thẳng là phe đảo chính bắt giam tất cả tướng lãnh và viên chức trung thành chính phủ, và Tướng Trần Thiện Khiêm nói là Tướng Đính đã gia nhập phe đảo chính rồi. Đại tá Tung kêu gọi đầu hàng, nhưng ông Nhu không chịu.
Tối hôm đó, phe đảo chính trói tay Đại tá Tung và em của ông ta giữ chức Phó Chỉ huy Lực lượng Đặc biệt. Họ bị giao cho cận vệ của Tướng Minh chở về Bộ Tổng tham mưu bắn chết và chôn vào 2 cái hố mới được đào.
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,885
Động cơ
332,122 Mã lực
Cụ Ngao5 có ảnh nào xuất hiện Le Quang Tung, tay đại tá chỉ huy lực lượng đặc biệt trung thành với anh em ông Diệm, bị bắn chết trước khi đảo chính không?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Các cụ kính mến
Những hình ảnh về cuộc đảo chính, khoảng 300 hình, em sẽ post ở cuối
Em muốn post liền mạch câu chuyện đảo chính cho đến khi chôn cất Ngô Đình Diệm và vụ bà Trần Lệ Xuân sang Mỹ "giải độc" và đón những đứa con được cứu thoát khỏi Sài Gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Cụ Ngao5 có ảnh nào xuất hiện Lê Quang Tung, tay đại tá chỉ huy lực lượng đặc biệt trung thành với anh em ông Diệm, bị bắn chết trước khi đảo chính không?
Lê Quang Tung (2).jpg

Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh đầu tiên Binh chủng Lực lượng Đặc biệt
Lê Quang Tung (1).jpg

Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt được thành lập tháng 4/1963, bị sát hại hôm 1/11/1963

Hồ Tấn Quyền.jpg

27-10-1959 – Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải quân VNCH cùng với Chuẩn Đô đốc Alfred G. Ward, Chỉ huy Sư đoàn Tuần dương hạm số 1, trên boong USS Toledo (CA-133) khi chiến hạm này thăm Sài gòn nhân dịp Ngày Độc lập của VNCH
Hồ Tấn Quyền bị phe đảo chính giết ngay từ phút đầu tiên
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Khi nhận được báo cáo đầu tiên về việc có quân đội tiến về Dinh Gia Long một cách bất thường, ông Nhu tỏ ra không mấy lo ngại. Ông nghĩ đó chính là nằm trong kế hoạch đảo chính giả của ông gồm 2 phần: nhận diện và tiêu diệt đám đối nghịch chế độ.
Lực lượng phòng vệ Phủ Tổng thống không hề được biết kế hoạch BRAVO I và BRAVO II của Ngô Đình Nhu. Thấy lực lượng đảo chính tấn công Phủ Tổng thống là họ bắn trả
Nghe tiếng súng, Diệm hỏi Nhu, thì Nhu trả lời rằng đây là nằm trong kế hoạch của ông.
Hai ông Diệm và Nhu bình tâm, còn hút thuốc, nhìn qua cửa kính để "hóng", vì lúc này tiếng súng còn xa
Theo kế hoạch này, ông Nhu tiên đoán là "chúng ta sẽ lừa bọn tay sai của Mỹ rúc hết vào một cái rọ trong thủ đô".
Nhưng thật rủi cho anh em Diệm-Nhu, ông Nhu vì quá tin nên giao kế hoạch làm đảo chính giả cho Tướng Tôn Thất Đính thực hiện.
Được khoảng hơn một giờ sau, thì tiếng súng chát chúa gần Phủ Tổng thống khiến cả hai ông lo ngại, theo kịch bản BRAVO I thì "phe đảo chính giả" không tấn công Phủ Tổng thống mạnh mẽ như thế.
Sau khi súng nổ một lúc lâu, cảm thấy khác thường, ông Nhu cố liên lạc với Tôn Thất Đính nhưng không gặp, ông Nhu liên lạc với các tướng trung thành chế độ nhưng cũng không gặp được, lúc đó thì ông Nhu mới nhận thức ra là đảo chính thật.
Cụ Nhu đa nghi đến người chí cốt như Trần Kim Tuyến còn ko tin mà lại tin ông phổi bò Tôn Thất Đính kể cũng lạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, tướng Nguyễn Khánh đã tiết lộ rằng khi Hoa kỳ quyết định lật đổ ông Diệm, người đầu tiên được Lucien Conein bàn hỏi không phải là tướng Dương Văn Minh hay tướng Trần Văn Đôn, mà là tướng Trần Thiện Khiêm.
Lucien Conein , tướng Khiêm và tướng Nguyễn Khánh đã họp với ông Al Spera, cố vấn Bộ tổng tham mưu, để bàn định việc này.
Sau khi bốn người bàn định xong những việc phải làm, Lucien Conein mới tiếp xúc với tướng Trần Văn Đôn để yêu cầu tướng Đôn phối hợp với tướng Khiêm lập kế hoạch đảo chính.
Khi kế hoạch được Cabot Lodge duyệt y mới giao cho tướng Dương Văn Minh thực hiện dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Lucien Conein và tướng Khiêm.
Lực lượng chính dùng để đảo chính là Sư đoàn 5 của Đại tá Nguyễn Văn Thiệu ở Biên Hoà.
Các tướng Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân và Tôn Thất Đính chỉ là kẻ thừa hành. Đại tá Đỗ Mậu chỉ được dùng để sai vặt.
Ngoài ba nhân vật chủ chốt là Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu, CIA còn móc nối được với hầu hết những nhân vật khác được ông Diệm và ông Nhu tin cậy như Bác sĩ Trần Kim Tuyến, ông Trần Quốc Bửu, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Đại tá Dương Ngọc Lắm, v. v.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Trong cuốn hồi ký của mình, Trần Văn Đôn úp mở rằng chính ông mới là người cầm đầu vụ đảo chính Ngô Đình Diệm.
Trên thực tế, chỉ có Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm mới là người quyết định. Ngay việc giết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, chỉ có 3 người quyết định là: Lucien Conein, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm.
CIA sử dụng Trần Văn Đôn làm người liên lạc, truyền đạt ý kiến của CiA tới ban lãnh đạo đảo chính, vì CIA biết rằng, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã biết Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cầm đầu phe đảo chính, không nghi ngờ Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Thiệu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Trong cuốn hồi ký Việt nam nhân chứngcủa mình, Trần Văn Đôn úp mở rằng chính ông mới là người cầm đầu vụ đảo chính Ngô Đình Diệm, mọi sự đều do ông ta hoạch định và chỉ đạo
Trên thực tế, chỉ có Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm mới là người quyết định. Ngay việc giết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, chỉ có 3 người quyết định là: Lucien Conein, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm.
CIA sử dụng Trần Văn Đôn làm người liên lạc, truyền đạt ý kiến của CiA tới ban lãnh đạo đảo chính, vì CIA biết rằng, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã biết Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cầm đầu phe đảo chính, không nghi ngờ Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Thiệu
Tướng Đôn cũng không được CIA tin dùng vì quá thân Pháp.
Nhưng lúc đó tướng Đôn đang giữ chức Tư lệnh lục quân, nên CIA phải dùng.
CIA dự trù khi sắp làm đảo chính, họ xúi tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, đi Hoa kỳ chữa bệnh mấy tháng, thế nào Ngô Đình Diệm cũng sẽ cử tướng Đôn làm Quyền Tổng tham mưu trưởng, vì không còn ai hơn. Mọi việc đã xảy ra đúng như vậy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Tình hình trong Dinh Gia Long khi cuộc đảo chính bắt đầu

Version 1

Sáng 1-11-1963, để cầm chân Tổng thống Ngô Đình Diệm cho các tướng hội họp để tổ chức đảo chính tại Bộ tổng tham mưu, Đại sứ Cabot Lodge đã dẫn Đô đốc Harry D. Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương, vào thăm ông Diệm.
Sau cuộc viếng thăm, ông Diệm mời Cabot Lodge ở lại để nói chuyện thêm.
Trong khi nói chuyện, ông Diệm có hỏi ông Lodge rằng nghe tin sắp có đảo chính, có đúng như vậy không.
Ông Lodge nói rằng ông không hề nghe tin đó, nếu có nghe ông sẽ báo tin cho Tổng thống biết ngay, và quả quyết Hoa kỳ không đồng ý một cuộc đảo chính như vậy.
Trong khi Đại sứ Cabot Lodge gặp ông Diệm, CIA cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5, vào gặp và nói chuyện với ông Ngô Đình Nhu để cầm chân ông này.
Đại tá Thiệu đã hỏi ông Nhu rằng có nghe tin gì về đảo chính không. Ông Nhu cho biết không có tin gì mới cả.
Chiếu 31-10-1963, theo lệnh của Lucien Conein, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đã điều động hai trung đoàn của Sư đoàn 5, một Tiểu đoàn pháo binh và một chi đoàn thiết giáp, nói là đi hành quân ở Phước Tuy (Bà Rịa), nhưng khi đến ngã ba xa lộ Biên Hoà và quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, các đơn vị này được lệnh dừng ở đó đợi lệnh.
Ác thật, lúc đó binh sĩ Sư đoàn 5 bộ binh của Thiệu đang "nghỉ chân" ở Biên Hoà, chuẩn bị xông vào Sài Gòn, và Nhu cũng tin Thiệu là người của mình nên Nguyễn Văn Thiệu mới dám hỏi sốc như thế
Sáng 1-11-1963, Thiếu tá Nguyễn Bá Liên, cháu của Đỗ Mậu, tham mưu trưởng Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến, ra lệnh hai Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến là Tiểu đoàn 1 của đại uý Trần Văn Nhật và Tiểu đoàn 4 của đại uý Lê Hằng Minh đi hành quân ở núi Thị Vãi, Ba Rịa, rồi bất thần đưa về Sài gòn tiến chiếm Tổng Nha Cảnh sát, Bộ Nội Vụ, Nha truyền tin và đài phát thanh Sài gòn. Còn tướng Mai Hữu Xuân đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả vào Sài gòn.
Đến một giờ trưa 1/11, Đại tá Thiệu bất thần ra lệnh cho cả hai trung đoàn di chuyển về Sài gòn, một trung đoàn đóng ở Phú Lâm, còn một trung đoàn đóng ở ngã tư Hàng Xanh để ngăn chặn quân cứu viện từ ngoài tiến về giải cứu Sài gòn. Bản doanh của Bộ tư lệnh tiền Phương Sư đoàn 5 được đặt tại Trường Đại học Sư Phạm ở đường Cộng hoà.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,255
Động cơ
619,714 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Nhìn thằng Tướng kia nhìn cứ đần đù kiểu gì ấy Cụ nhỉ
Lê Văn Tỵ đấy cụ, từ trung sĩ lên đến đại uý ông ta mất 26 năm, nhưng từ đại uý lên đến đại tướng 4* chỉ mất có 8 năm thôi, nhanh như tên lửa. :)):)) sau này đc truy thăng thống tướng 5*.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
13 giờ 30, tiếng súng bắt đầu nổ ran tại một vài nơi ở Sài gòn.
Cao Xuân Vỹ, Tổng giám đốc Thanh niên, đã gọi cho Ngô Đình Nhu tại Dinh Gia Long để hỏi thăm tin tức.
Ông Nhu bảo Cao Xuân Vỹ đi quanh một vòng xem tình hình như thế nào.
Ông Cao Xuân Vỹ lái xe đi một vòng rồi vào báo tin cho ông Nhu biết tình hình vẫn yên tĩnh. Ông Nhu hỏi: “Chúng nó lấy lực lượng nào để đảo chính?”.
Ông Nhu cho biết sáng nay Đại tá Thiệu mới đến đây nói chuyện và báo cáo tình hình vẫn yên tĩnh.
Trung tá Lê Như Hùng, tham mưu trưởng Biệt Bộ tại Phủ tổng thống đặc trách liên lạc với quân đội, được gọi đến Dinh Gia Long để liên lạc với những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Sài gòn.
Trung tá Hùng đã liên lạc ngay với tướng Trần Thiện Khiêm ở Tổng tham mưu và tướng Tôn Thất Đính ở Quân đoàn 3, hai nơi này cho biết tướng Khiêm và tướng Đính đang họp ở Bộ tổng tham mưu.
Trung tá Hùng gọi cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5, ở đây cho biết Đại tá Thiệu đang đi hành quân. Trung tá Hùng quay qua gọi cho Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh hải quân, nhưng không ai trả lời. Ông Ngô Đình Nhu không hề biết Đại tá Quyền đã bị lực lượng đảo chính giết chết.
Trung tá Hùng liền gọi Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt. Ở đây trả lời Đại tá Tung đi họp ở Tổng tham mưu. Ông Nhu cũng không biết tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho đại uý Nguyễn Văn Nhung đem Đại tá Tung ra sau Nghĩa trang Bắc Việt thủ tiêu rồi.
Trong khi đó, ông Cao Xuân Vỹ gọi cho Tổng Nha Cảnh sát nhưng không liên lạc được, vì nơi đây đã bị thuỷ quân lục chiến chiếm.
Ông liền liên lạc với trung tá Phước, Phó Đô Trưởng Nội An. Trung tá Phước cho biết tình hình vẫn yên tĩnh.
Ông đã gọi ông Bửu Thọ, Tổng giám đốc Đài phát thanh Sài gòn, và dặn nếu quân đảo chính xâm nhập, phải cho phá đài phát thanh ngay.
Trước tình trạng này, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã điện thoại cho Đại sứ Cabot Lodge cho biết ông vừa nghe tin có đảo chính và xin ông Đại sứ cho biết tin đó có đúng không. Đại sứ Lodge trả lời rằng Tổng thống cứ yên tâm, không hề có chuyện đó. Nếu có tin gì, ông sẽ cho Tổng thống biết ngay.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,639 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Ngày 3/11/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp khách nước ngoài chúc mừng ngày thành lập nước VNCH
Việt Nam 1955_11_3 (9).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (10).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (11).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (12).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (13).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (14).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (15).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (16).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (17).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (18).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (19).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (20).jpg
Việt Nam 1955_11_3 (21).jpg
Em thắc mắc là đoạn này không thấy ông Nhu xuất hiện trong ảnh cụ nhỉ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Lúc 14:30 chiều, đài phát thanh bỗng im lặng. Ông Vỹ liền gọi đến đài phát thanh, nhưng không ai trả lời.
Có lẽ lúc đó Liên binh phòng vệ Phủ tổng thống đang giao tranh với thuỷ quân lục chiến, vì đang nghe tiếng súng ở phía đó.
Tổng thống Ngô Đình Diệm liền gọi lại cho Đại sứ Lodge lần thứ hai. Đại sứ Lodge cầm điện thoại lên ngay. Tổng thống Diệm cho biết ông đã nghe tiếng súng, yêu cầu ông Đại sứ cho biết tin tức. Ông Lodge quả quyết không có chuyện gì xảy ra cả. Tổng thống Diệm yêu cầu ông Lodge liên lạc với cơ quan MACV xem sao. Ông Lodge vẫn quả quyết không có chuyện gì xảy ra.
Lúc 16:45, đài phát thanh Sài gòn bắt đầu đưa tin Quân đội đã đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hội đồng tướng lãnh yêu cầu ông Diệm từ chức và cùng ông Nhu rời khỏi Việt nam.
Khi biết chắc một số tướng lãnh đã đứng ra làm đảo chính, ông Nhu bảo trung tá Hùng gọi cho Liên binh phòng vệ Phủ tổng thống, xem tình hình ra sao.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham mưu trưởng Liên binh phòng vệ cầm điện thoại trả lời và cho biết trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư lệnh Liên binh, đã đi họp tại Bộ tổng tham mưu nhưng không thấy về.
Về tình hình, Thiếu tá Duệ trình rằng thuỷ quân lục chiến đã chiếm đài phát thanh và bắt đầu bắn vào thành Cộng hoà.
Trung tá Hùng yêu cầu Thiếu tá Duệ cho biết tình hình của Liên binh phòng vệ, Thiếu tá Duệ cho biết Liên binh có khoảng hai Tiểu đoàn gồm khoảng 1.500 quân, chia ra thành 6 đại đội, đang đóng rãi rác ở Sở thú, thành Cộng hoà, Dinh Độc Lập và vườn Tao Đàn. Ngoài ra, Liên binh còn có một Liên chi đoàn thiết giáp, một Đại đội phòng không và một Đại đội truyền tin.
Ông Nhu ra lệnh cho Thiếu tá Duệ thay trung tá Khôi chỉ huy Liên binh.
Trung tá Hùng gọi điện thoại cho Thiếu tá Phạm Văn Phú, Chỉ huy trưởng Liên đoàn 77 thuộc Sở liên lạc và hỏi có quân không.
Thiếu tá Phú cho biết không còn đại đội nào cả, vì trong những tuần qua, Bộ tổng tham mưu đã ra lệnh giao các đại đội của Liên đoàn cho tướng Tôn Thất Đính sử dụng vào các cuộc hành quân.
Khi Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Cao Xuân Vỹ xuống hầm trú ẩn ở dưới Dinh Gia Long, Thiếu tá Duệ gọi đến và yêu cầu cho mở cuộc hành quân tiến chiếm Bộ tổng tham mưu. Sau đó, Thiếu tá Phạm Văn Phú gọi vào cho biết có một đại đội biệt kích mới đi hành quân trở về. Anh Đại đội trưởng đề nghị cho mở cuộc hành quân vào Bộ tổng tham mưu xúc hết các tướng đảo chính. Theo kế hoạch của anh, một đơn vị của Liên binh phòng vệ sẽ đánh nghi binh lên mặt tiền Bộ tổng tham mưu, còn anh sẽ dẫn đại đội của anh đánh bọc hậu phía sau, tiến vào bắt hết các tướng đảo chính.
Ông Cao Xuân Vỹ trình các đề nghị này lên Tổng thống Diệm thì Tổng thống Diệm quát tháo om sòm và nói: “Tôi là Tổng tư lệnh quân đội, tôi không thể ra lệnh cho quân đội đánh quân đội được. Hãy để quân đội đi đánh Việt Cộng”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Sau khi Diệm từ chối dùng quân sự để chống đảo chính, Cao Xuân Vỹ nghĩ rằng có thể dùng lực lượng quần chúng để chống đảo chính.
Ông liền gọi cho ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Công, một đảng viên Đảng Cần Lao, nhưng không ai trả lời.
Ông Cao Xuân Vỹ lại gọi cho ông Lê Mỹ, người lãnh đạo các công nhân khuân vác ở Cảng Sài gòn, nhưng cũng không gặp.
Sau này ông mới biết ông Trần Quốc Bửu đã hợp tác với CIA.
Khoảng 17 giờ, Tổng thống Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho ông Cabot Lodge lần thứ ba, cho biết một số tướng lãnh phản loạn đang họp ở Bộ tổng tham mưu để làm đảo chính lật đổ chính phủ, yêu cầu ông Lodge cho biết quan điểm của chính phủ Hoa kỳ về cuộc đảo chính này.
Ông Lodge nói rằng ông cũng có nghe tiếng súng nổ, nhưng không biết hết sự kiện. Vả lại, lúc này là 4 giờ sáng ở Wasington, chính phủ Mỹ không thể có một quan điểm.
Ông Cao Xuân Vỹ điện thoại cho trung tá Phước ở Toà Đô Chánh, yêu cầu dời bộ tham mưu tiền phương vào trung tâm xã hội ở Đại thế giới, Chợ Lớn. Sau đó ông cùng với ông Ngô Đình Nhu tìm một giải pháp. Lúc đầu, ông Cao Xuân Vỹ đề nghị để Tổng thống Diệm lại trong Dinh, còn ông và ông Nhu ra khỏi Dinh để có thể giải cứu cho nhau. Nhưng Tổng thống Diệm bác ngay. Ông Diệm sợ ông Nhu khi rời khỏi ông sẽ bị giết. Ông Nhu đề nghị cả hai cùng đi.
Ông Diệm liền hỏi: “Đi mô?”
Ông Nhu đề nghị đến ẩn náu tại Toà Khâm Sứ của Toà Thánh Vatican ở đường Hai Bà Trưng.
Ông Diệm trả lời không được. Theo ông, không nên gây khó khăn cho Toà Thánh.
Ông Nhu đề nghị tới Đại sứ quán Úc.
Ông Diệm bảo đừng tin vào những Đại sứ quán Tây Phương.
Ông Nhu đề nghị đến Đại sứ quán Nhật, ông Diệm bảo Nhật không có tốt với mình đâu, ông đã có quá nhiều kinh nghiệm với Nhật.
Rồi cuối cùng, ông Nhu đề nghị đến Đại sứ quán Đài Loan.
Ông Diệm cho rằng mình mới ban hành nhiều biện pháp đối với người Hoa, bây giờ đến đó coi sao được.
Nói tóm lại, ông Diệm không muốn rời Dinh Gia Long nên tìm cách bác bỏ các đề nghị của ông Nhu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Cao Xuân Vỹ đề nghị với ông Nhu hoặc đi lên Cao Nguyên với tướng Nguyễn Khánh, hoặc đi xuống miền Tây với Đại tá Bùi Dinh.
Ông Nhu bảo ông Cao Xuân Vỹ đi xem tình hình xem như thế nào.
Cao Xuân Vỹ lái xe đi một vòng thì thấy không thể đi đường bộ được, vì quân đảo chính đã chặn ở Phú Lâm và cầu xa lộ Biên Hoà rối.
Cao Xuân Vỹ nghĩ rằng có thể đi bằng ghe xuống miền Tây, nhưng trong khi chờ đợi tìm ghe để đi, phải rời khỏi Dinh Gia Long ngay lập tức.
Ông Nhu vào trình với ông Diệm rằng phải ra khỏi Dinh Gia Long, vì tình thế rất nguy hiểm.
Ông Diệm nói rằng làm Tổng thống không thể đi trốn được.
Ông Nhu giải thích rằng mình không đi trốn, đây chỉ là “dịch cư” để bảo đảm an ninh rồi trở về lại mà thôi.
Ông Nhu thuyết phục ông Diệm rằng trên nguyên tắc, một cuộc đảo chính nếu trong 48 giờ không thành công, sẽ thất bại. Mình chỉ rời khỏi Dinh một thời gian thôi.
Ông Diệm làm thinh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,912
Động cơ
1,127,427 Mã lực
Bỗng ông Cabot Lodge gọi đến nói rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng thống. Ông nói nếu ông có thể làm gì cho sự an toàn của Tổng thống, xin cứ gọi ông.
Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
Như vậy, khi ở Dinh Gia Long, Tổng thống Diệm đã gọi ông Cabot Lodge tất cả ba lần, và ông Lodge đã gọi cho Tổng thống Diệm một lần. Nhưng trong hồ sơ, ông Lodge nói ông Diệm chỉ gọi cho ông một lần mà thôi.
Trong cuốn “Lodge in Vietnam” bà Blair (vợ Lodge) cho biết khi cuộc đảo chính bắt đầu, ông Lodge ra đứng ngoài hành lang điều khiển, để những mệnh lệnh của ông không bị ghi âm!
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo:
- Đi thì đi!
Chuyện xảy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,538
Động cơ
256,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
16:15 PM, Tổng thống Diệm gọi điện cho Tướng Trần Thiện Khiêm, người đã cứu ông trong cuộc đảo chính tháng 11-1960.
Tướng Khiêm không cầm máy. Tướng Trần Văn Đôn trả lời.
Diệm hỏi:
- Các tướng đang làm cái gì vậy?
Tướng Đôn trả lời:
- Thưa Ngài, thời điểm đã đến, quân đội phải đáp lại nguyện vọng của đồng bào.
Diệm quở trách Tướng Đôn ăn nói thiếu lễ độ.
Sau đó Diệm tuyên bố là ông muốn thực hiện những điều cải tổ như ý quân đội Nam Việt Nam đòi hỏi trong tháng 9 vừa rồi.
Diệm mời Tướng Đôn và những tướng lãnh khác vào Dinh Gia Long để thảo luận.
Vì nhớ lại cái kinh nghiệm chua cay của cuộc đảo chính thất bại tháng 11-1960 khi Diệm dùng kế hoãn binh để đoàn quân trung thành với ông có đủ thì giờ về giải cứu, do đó Tướng Đôn từ chối lời mời.
16:30 PM, Tổng thống Diệm gọi điện thoại cho Đại sứ Lodge đang ở nhà. Theo lời Đại sứ Lodge báo cáo cho Bộ Ngoại giao sau này, thì cuộc đối thoại có nội dung như sau:
Diệm:
- Có một số đơn vị lính phản loạn và tôi muốn biết thái độ của chính phủ Mỹ ra sao?
Lodge:
- Tôi hiện không có đủ chi tiết để trình với Ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không biết nguyên do. Vả lại, bây giờ ở Washington là 4 giờ 30 sáng do đó chính phủ Mỹ chắc không thể có quan điểm gì.
Diệm:
- Nhưng ông phải có vài ý kiến tổng quát chứ? Tôi là Tổng thống. Tôi đã cố gắng thi hành những bổn phận của tôi. Bây giờ tôi muốn sử dụng cái bổn phận của tôi. Tôi tin là bổn phận trên tất cả.
Lodge:
- Ngài lẽ dĩ nhiên đã làm những bổn phận của Ngài. Tôi cảm phục sự can đảm và công lao đóng góp lớn lao của Ngài vào quốc gia của Ngài. Không ai có thể tước đi công ơn mà Ngài đã làm. Bây giờ tôi đang lo ngại cho sự an toàn tính mạng của Ngài. Tôi đã sắp xếp để đưa Ngài và em của Ngài ra nước ngoài để bảo toàn tính mạng nếu Ngài từ chức. Còn nếu như Ngài không đồng ý, thì tôi cũng đã sắp đặt để Ngài mang tước vị Quốc trưởng và Ngài có thể ở lại đây an toàn.
Diệm:
- Không, không, tôi không muốn vậy. Tôi muốn tái lập trật tự. Tôi phải tái lập trật tự.
(tít... tít.... tít.... cúp máy)
Ca bốt Lốt lật mặt hơi kynh.... ;)) e sẽ học cái văn của tay ca-bốt này :)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top