- Biển số
- OF-171717
- Ngày cấp bằng
- 27/9/12
- Số km
- 55,406
- Động cơ
- 1,114,862 Mã lực
- Tuổi
- 46
Đánh thuế nặng người vay tiền nhiều.
Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới công bố, Bộ Tài chính đề xuất việc khống chế tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, các DN sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) thì phần chi trả lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tương tự, với các DN ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1).
Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng (NH) thì tỉ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đề xuất thời điểm áp dụng quy định này là từ 1-1-2019.
Vay càng nhiều, nộp thuế càng nhiều
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc đề xuất bổ sung quy định mới về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN nhằm đảm bảo lành mạnh hóa tài chính DN và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.
"Thời gian qua nhiều DN có khoản vay vốn sản xuất, kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. DN ít vốn, hoạt động dựa nhiều vào vốn đi vay dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính và là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách” - đại diện Bộ Tài chính lý giải.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và DN cho rằng nếu quy định khống chế chi phí lãi vay được áp dụng thì không chỉ khiến DN mất đi cơ hội làm ăn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng nguy cơ gian lận sổ sách. Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng việc Bộ Tài chính quy định khống chế lãi vay gây khó khăn lớn cho DN và làm giảm tăng trưởng tín dụng, đi ngược chủ trương của Chính phủ.
Ông Xoa ví dụ: Hiện tại một DN có 1 tỉ đồng nhưng có thể đi vay 10 tỉ đồng, khoản chi trả lãi vay của khoản vay 10 tỉ đồng được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo quy định mới được Bộ Tài chính đề xuất, chỉ có phần chi trả lãi vay cho khoản vay vượt bốn lần vốn chủ sở hữu là 4 tỉ đồng được khấu trừ khi tính thuế TNDN; còn phần chi lãi vay cho khoản vay 6 tỉ đồng còn lại không được khấu trừ, tức DN phải chịu thuế.
“Hệ quả của quy định này là nhà kinh doanh sẽ phải hạn chế vay. Bởi nếu vay càng nhiều phải đóng thuế càng nhiều khi chi phí trả lãi vay vượt quy định không được khấu trừ khi tính thuế TNDN” - luật sư Xoa nói.
Trói chân trói tay doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tất Bính, Giám đốc công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, kể bình thường những DN nhỏ có vốn chủ sở hữu tầm khoảng 5-10 tỉ đồng tiếp cận vốn vay NH đã không hề đơn giản. Giờ lại thêm quy định khống chế chi phí lãi tiền vay nữa thì không khác nào trói cả tay lẫn chân của người kinh doanh.
Việc không cho DN đưa phần tiền lãi vào chi phí hợp lý sẽ khiến các DN gặp khó khăn rất lớn trong việc vay vốn tín dụng. Đó là chưa kể nếu không được vay NH thì nhà kinh doanh chỉ còn cách vay nóng bên ngoài, qua người thân, bạn bè… với lãi suất cao hơn.
“Một khi chi phí lãi vay cao hơn nhưng lại không được khấu trừ vào thuế, DN chỉ còn cách đẩy vào giá thành sản phẩm. Điều này càng làm giảm lợi nhuận, giảm tính cạnh tranh của DN” - vị giám đốc công ty trên lo lắng.
Ô hay nhỉ, cho vay thế nào để đảm bảo an toàn là nhiệm vụ của ngân hàng chứ không phải của ngành thuế.
Chẳng có lẽ:
"Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn" (Ba Đình 2/9/1945)
Mời các cụ, mợ cùng bình luận.
Trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mới công bố, Bộ Tài chính đề xuất việc khống chế tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, các DN sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vượt quá năm lần vốn chủ sở hữu (5:1) thì phần chi trả lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Tương tự, với các DN ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở hữu (4:1).
Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng (NH) thì tỉ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính cũng đề xuất thời điểm áp dụng quy định này là từ 1-1-2019.
Vay càng nhiều, nộp thuế càng nhiều
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc đề xuất bổ sung quy định mới về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN nhằm đảm bảo lành mạnh hóa tài chính DN và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.
"Thời gian qua nhiều DN có khoản vay vốn sản xuất, kinh doanh vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. DN ít vốn, hoạt động dựa nhiều vào vốn đi vay dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính và là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách” - đại diện Bộ Tài chính lý giải.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và DN cho rằng nếu quy định khống chế chi phí lãi vay được áp dụng thì không chỉ khiến DN mất đi cơ hội làm ăn, gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn làm gia tăng nguy cơ gian lận sổ sách. Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, cho rằng việc Bộ Tài chính quy định khống chế lãi vay gây khó khăn lớn cho DN và làm giảm tăng trưởng tín dụng, đi ngược chủ trương của Chính phủ.
Ông Xoa ví dụ: Hiện tại một DN có 1 tỉ đồng nhưng có thể đi vay 10 tỉ đồng, khoản chi trả lãi vay của khoản vay 10 tỉ đồng được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo quy định mới được Bộ Tài chính đề xuất, chỉ có phần chi trả lãi vay cho khoản vay vượt bốn lần vốn chủ sở hữu là 4 tỉ đồng được khấu trừ khi tính thuế TNDN; còn phần chi lãi vay cho khoản vay 6 tỉ đồng còn lại không được khấu trừ, tức DN phải chịu thuế.
“Hệ quả của quy định này là nhà kinh doanh sẽ phải hạn chế vay. Bởi nếu vay càng nhiều phải đóng thuế càng nhiều khi chi phí trả lãi vay vượt quy định không được khấu trừ khi tính thuế TNDN” - luật sư Xoa nói.
Trói chân trói tay doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tất Bính, Giám đốc công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, kể bình thường những DN nhỏ có vốn chủ sở hữu tầm khoảng 5-10 tỉ đồng tiếp cận vốn vay NH đã không hề đơn giản. Giờ lại thêm quy định khống chế chi phí lãi tiền vay nữa thì không khác nào trói cả tay lẫn chân của người kinh doanh.
Việc không cho DN đưa phần tiền lãi vào chi phí hợp lý sẽ khiến các DN gặp khó khăn rất lớn trong việc vay vốn tín dụng. Đó là chưa kể nếu không được vay NH thì nhà kinh doanh chỉ còn cách vay nóng bên ngoài, qua người thân, bạn bè… với lãi suất cao hơn.
“Một khi chi phí lãi vay cao hơn nhưng lại không được khấu trừ vào thuế, DN chỉ còn cách đẩy vào giá thành sản phẩm. Điều này càng làm giảm lợi nhuận, giảm tính cạnh tranh của DN” - vị giám đốc công ty trên lo lắng.
Ô hay nhỉ, cho vay thế nào để đảm bảo an toàn là nhiệm vụ của ngân hàng chứ không phải của ngành thuế.
Chẳng có lẽ:
"Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn" (Ba Đình 2/9/1945)
Mời các cụ, mợ cùng bình luận.