[TT Hữu ích] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,841
Động cơ
379,710 Mã lực
Cũng nằm trong chủ đề "Dành cho những ai quan tâm tới piano và thích nghe piano" mời các bác nghe, và so sánh về cây đàn piano khi giá cao tới nóc (7-8 tỷ, phổ thông (150 - 180 triệu) và bèo (70-80 triệu) qua cùng một tác phẩm, một người chơi sẽ ntn khi chúng (những cây piano này) được canh chỉnh & lên dây "tử tế":

Bösendorfer 280VC (7 - 8 tỷ):


Yamaha C5 (150 - 180 triệu):


MIKI cũ nát, dây đã rỉ sét,....... (70 - 80 triệu):



Trên đây là một ví dụ về ba cây đàn Grand piano của 3 thương hiệu, khác nhau về giá trị (70-80 triệu ===> 7-8 tỷ) ), cũng như chất lượng, tình trạng khác nhau quá xa (mới khui thùng và cũ gần như bán ve chai).

Vậy còn trong trường hợp những cây đàn cùng một thương hiệu, có thể kich cỡ và chủng loại khác nhau: một bên là đàn Upright một bên là Grand piano, cũng như một bên là đàn Upright rất cũ và một bên là đàn Grand piano cũ,..... thì sẽ ntn????

Xin thưa,
Tuy xuất phát điểm là vậy, nhưng nhiên nếu cả hai được lên dây và căn chỉnh tử tế, đúng mức, thì âm thanh của chúng cũng sẽ không quá cách biệt, và có thể nói là giống nhau thậm chí rất giống nhau với những ai không có chuyên môn và chỉ nghe lướt qua.

Đây là một ví dụ cụ thể nhất: Cùng một tác phẩm, với hai cây đàn khác nhau, và hai người chơi khác nhau, ở hai thời điểm khác nhau, nhưng nghe âm thanh vẫn khá giống nhau, nếu không muốn nói là dễ làm cho người không rành âm thanh sẽ bị lẫn lộn mặc dù giá của chúng chênh nhau khoảng 7, 8 lần (Upright Yamaha U1F, trên 50 năm tuổi, tầm 25-30 triệu VS Grand C5, trên 30 năm tuổi tầm 150-180 triệu)

Trăm nghe không bằng một thấy, xin mời:

Upright Yamaha U1F, trên 50 năm tuổi, tầm 25-30 triệu:



Grand Yamaha C5, trên 30 năm tuổi, tầm 150-180 triệu:



KHÔNG CÓ ĐÀN PIANO TỆ, CHỈ CÓ THỢ LÊN DÂY TỒI!!!!!! [-X [-X [-X [-X [-X [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,841
Động cơ
379,710 Mã lực
Cuối năm nhân có một đại gia kinh doanh sự kiện ở Sài Gòn, gửi tôi một sound records đánh bài Nocturne No. 20 in C-Sharp Minor của Chopin, nhờ đánh giá hộ âm thanh cây đàn 5 tỷ mà ông mới yêu cầu thợ của công ty bán cho ông cây đàn tới chinh dây (do tuy ông ta biết và quen tôi nhưng tôi từ chối lên dây cây đàn này cũng như không cho học trò tôi tới chỉnh giúp mà chỉ đồng ý giúp "Free of charge" sau khi ông ta đã "nếm" hết mùi thợ ở VN) và với tôi khi khen chê thì phải có cái chứng minh, nên tôi lục lại Clips để chứng minh và cũng là nhân tiện thể xóa hay lưu tiếp, vô tình thấy cái clip này nên nhân đây, lọc ra mời các bác nghe và so sánh cho vui.
Riêng về, cây đàn 5 tỷ kia, FYI, đây là một cây "đình đám" vì đã từng dùng cho một số "Concourt ao làng " tại Sài Gòn và khi chủ nhân mua về đã nhờ KTV tên D. là người có bằng chỉnh dây của Yamaha vởi điểm cao tuyệt đối nhưng tiếng đàn vẫn chưa làm ông hài lòng và rồi ông phải triệu một KTV của Steinway tên B. với tiền công chỉ lên dây và canh chỉnh máy là 25 triệu, mà cây đàn đánh lên nghe vẫn tịt,
nhất là tiếng Bass nghe còn thua một cây C5!!! :(( :)) =))

Còn âm thanh cây đàn này tuy tôi có trong tay, vì lý do cá nhân cũng như nói thật, nghe chỉ tổ bẩn tai các bác nên tôi không up lên.
Anyway,bác nào tò mò, và thực sự muốn nghe thi Inbox tôi sẽ gửi cho nghe coi cây 5 tỷ kia qua bàn tay tài hoa của các KTV ở Sài Gòn nó ntn.

Đây là âm thanh của cùng một cây Yamaha C7 (tầm 200 triêu) khi đánh cùng một bài Nocture Posthumous số 20 của Chopin dưới ngón đàn của một thằng nhóc học nghiệp dư do tôi chỉnh dây, và cũng chính cây đàn C7 này được chơi bởi một pianist nổi tiếng, bậc thầy nhưng tôi không chỉnh dây, ở trong cùng một khán phòng lúc biểu diễn, khi nghe thì nó như thế này đây:



Nói về kỹ thuật xử lý câu, nhả câu, và nhấn nhá câu của pianist này đúng là bậc thầy, nhưng rõ ràng là khi nghe tiếng đàn của bà ta không sâu lắng, trong trẻo và tự nhiên, mà nặng nề, u tối, cũng như không thể cho người nghe những cảm xúc, nhất là sự nhẹ nhàng hơn so với chú nhóc oắt con, chỉ học nghiệp dư mới mấy tháng kia!!!

Xét về tay nghề biểu diễn, về cảm xúc và cảm thụ âm nhạc thì thằng bé này thua xa người pianist bậc thầy nhưng tiếng đàn khi nghe thì nó thánh thót, và êm dịu, ngọt ngào hơn hẳn! Một ví dụ cụ thể: Ở ô nhịp 74, ngay note đầu tiên Sol thăng trong octave 1 (G#1) không chỉ là note ở phách thứ nhất mà con là note lưu me pianist bậc thầy này (phút 2:13) khi đánh bị sai cường độ và trường độ khiến câu nhạc mờ nhạt sai sắc thái trong khi chú nhóc kia đánh lên (phút 2:18) là ra ngay câu nhạc! Đây hoàn toàn là do kỹ thuật (lỗi) lên dây và canh chỉnh của KTV chứ không do lỗi người đánh cây đàn này.
Ngoài ra, khả năng nhận định âm thanh và thẩm mỹ âm nhạc của người nghe sẽ nhìn ra, và phân định ra chuyện hay dở như thế nào, và nhiều, rất nhiều cái khác nữa, mặc dù đây là một sự so sánh vô cùng khấp khểnh, khập kiễng và rất không công bằng (một pianist bậc thầy và chú oắt con mới học piano) !!!!!!

Tiếng piano nó không biết nói dối một khi anh lên dây canh chỉnh như thế nào, khi thu âm lại, thì nó mãi mãi sẽ là như vậy và muôn đời không thay đổi, không thể nào che đậy, hay dấu diếm được tay nghề của người kĩ thuật viên tạo ra nó!


In closing, đây là "còm" cuối cùng tôi viết trong năm con rồng này, qua đây cũng xin gửi lời chào tới tất cả những ai vào đọc "thớt" này và cảm ơn sự quan tâm của mọi người khi vào xem tôi chia sẻ kiến thức về piano.

Ước mong, qua năm con rắn, ơn trên lại cho tôi vẫn còn khỏe, và đủ sức để tiếp tục chia sẻ với các bác , hầu giúp cho cộng đồng "những người quan tâm tới piano và thích nghe piano" lại nghe được, cũng như biết thêm và được thấy những tiếng đàn hay, những tài năng giỏi của đất nước, khi cả dân tộc VN đang chuyển mình và bước vào một kỷ nguyên mới, phát triển mạnh mẽ, bền vững và có thể ngửng mặt lên nhìn các nước xung quanh, với những thay đổi tích cực trong mọi mặt, cũng như nền nếp trật tự xã hội ngày càng ổn định, và tôi tin tưởng rằng trong những năm tới, chắc chắn sẽ không thua kém gì những nước Đông Nam Á.


Fly high through the New year of Wood Snake!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,841
Động cơ
379,710 Mã lực
Nhân dịp xuân Ất Tỵ, kinh chúc các bác và gia đình vào đọc "thớt" một năm mới an khang, thinh vượng và nhiều may mắn.

Nhân dịp xuân mới cũng xin được phép mượn những giai điệu tuyệt đẹp trong bản Concerto No. 11 in Re Major của Haydn để mừng xuân mới 2025, mong rằng ai vào "thớt" khi nghe nó sẽ "thêm tuổi thêm xuân và bớt ưu phiền". :x :x :x

Với đôi tay điêu luyện của hai em Duy Chân, và Minh Triết, đã thực sự vẽ ra những giai điệu tuyệt đẹp: hồn nhiên, trong trẻo, tinh tế, hài hoà, lôi cuốn người nghe vào tác phẩm. :P


Bên cạnh đó, là sự sôi động mà vẫn Ensemble (hòa quyện). rộn rã nhưng vô cùng nhẹ nhàng êm ái qua tác phẩm España Rapsodie Transcription của Chabrier khi chuyển dịch cho 2 piano hẳn sẽ làm cho người nghe thêm năng lượng trong mùa xuân này.
Xin lưu ý các bác đây là âm thanh phát ra của 2 cây piano chứ không phải 1 nhé! :))
Với ngón đàn của 4 pianist thuộc thế hệ "con heo vàng" (Minh Khang, Tuyết Minh, La Giang, và Hồng Phúc) mà có thể nói là thế hệ pianist nổi trội nhất trong các thế hệ pianist trong những năm vừa qua, sẽ làm người nghe dù khó tính nhất cũng sẽ ấn tượng mãi vì việc có lại có thể là điều không tưởng. [-X



Xuân mới, cùng bao niềm mơ ước. :x
Tết xưa, với lắm nỗi nhớ mong!
:">


Năm mới cố gắng mới, thắng lợi mới!!! =D>=D>=D>=D>=D>=D>
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,841
Động cơ
379,710 Mã lực
Chào các bác.

Các bác và gia đình ăn tết vui chứ? Nhân còm "mở hàng" năm Ất Tỵ, tôi xin chúc các bác một năm mới thật nhiều may mắn trong cuộc sống để vượt qua những chông gai trước mặt và nhiều thử thách trong những ngày tới.

Như đã từng nói trong những "còm" trước việc đào tạo những kỹ thuật viên, và thợ chỉnh dây piano tử tế là một trong những điều mà tôi quan tâm nhất, vì nó rất cần thiết, do thực trạng của chuyện lên dây, canh chỉnh đàn piano ở Việt Nam như thế nào, trong bao nhiêu năm qua, thì tất cả những người quan tâm tới piano và thích nghe piano đều hay đều biết.

Qua bài viết này, tôi giới thiệu với các bác đây là một thợ chỉnh dây tương lai của Sài Gòn, chàng ta là một nghệ sĩ Cello, sau đó chuyển qua học thanh nhạc và hiện là một ca trưởng của một nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Nhân đây, cũng gọi là khai trương năm mới, mời các bác xem và nghe thành tích của anh chàng "pianist kiêm Tuner mới học" này, tiềng đàn ngay sau lần đầu tiên được học lên dây, và mở hàng cho năm con rắn 2025:

FYI, để cho anh chàng thoải mái, tôi hướng dẫn chàng ta trong hai buổi sáng: hôm qua (mồng Sáu tết) và sáng nay, mỗi buổi khoảng hai tiếng hơn. Và đây là thành tích của chàng, sau khi tự tay chỉnh dây, rồi đánh thử, đây là một cây Yamaha U3H cũ để trong phòng tập hát của ca đoàn nhà thờ Tân Định.

Các bác cứ nghe rồi xem thử coi ở Sài Gòn này và ngay cả VN, có tuner nào ngay lần đầu tiên học mà có thể lên được như vậy hay không, và nhắc lại là đây là cây đàn đầu tiên trong đời mà chàng ta lên dây, và tôi chỉ ngồi thị thiền không chạm tay vào. [-X
Nói nào ngay, tay thì không nhưng mồm thì........... có đấy! :)) :P



Với ai mà không thích nghe hai bài này vì đó là thánh ca thì xin mời nghe nhạc đời nhé! :D


Vẫn biết rằng “Minh sư xuất nghệ đồ” nhưng chúng ta hãy cảm ơn Chúa và dâng mọi vinh quang, thắng lợi, thành tích cho Ngài trong những ngày đầu xuân 2025 này!!! ^:)^ ^:)^ ^:)^

 
Chỉnh sửa cuối:

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
792
Động cơ
472,787 Mã lực
Em chào các bác!
Hôm nay là một ngày quá nhiều cảm xúc đối với em. Cá nhân em làm quen và biết bác QUANG1970 trên diễn đàn từ năm 2018 qua những bài chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đàn Piano; buổi chiều hôm nay, duyên lành đã đến, cây đàn Piano Apolo 350 của em được đích thân bác QUANG1970 cân chỉnh và lên lại dây. Em thực sự rất trân trọng trước kiến thức và tình cảm của bác dành cho cây đàn piano. Với cảm nhận cá nhân, một người chơi nhạc theo bản năng, không qua trường lớp cơ bản, cây đàn Apolo giờ đã ngọt ngào, ấm áp và có vẻ "long lanh" hơn trước đây rất nhiều. Một lần nữa, em cám ơn bác QUANG1970, chúc bác sức khoẻ, luôn tràn đầy niềm vui với cây đàn piano. Trân trọng!
PS: Em xin phép note lại câu bản quyền của bác QUANG1970 "Không có cây đàn piano dở, chỉ có người thợ lên dây tồi" ....
Em viết có gì chưa phải phép, mong các bác chỉ giáo.
IMGP7171up.jpg
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,894
Động cơ
373,637 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
Em chào các bác!
Hôm nay là một ngày quá nhiều cảm xúc đối với em. Cá nhân em làm quen và biết bác QUANG1970 trên diễn đàn từ năm 2018 qua những bài chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đàn Piano; buổi chiều hôm nay, duyên lành đã đến, cây đàn Piano Apolo 350 của em được đích thân bác QUANG1970 cân chỉnh và lên lại dây. Em thực sự rất trân trọng trước kiến thức và tình cảm của bác dành cho cây đàn piano. Với cảm nhận cá nhân, một người chơi nhạc theo bản năng, không qua trường lớp cơ bản, cây đàn Apolo giờ đã ngọt ngào, ấm áp và có vẻ "long lanh" hơn trước đây rất nhiều. Một lần nữa, em cám ơn bác QUANG1970, chúc bác sức khoẻ, luôn tràn đầy niềm vui với cây đàn piano. Trân trọng!
PS: Em xin phép note lại câu bản quyền của bác QUANG1970 "Không có cây đàn piano dở, chỉ có người thợ lên dây tồi" ....
Em viết có gì chưa phải phép, mong các bác chỉ giáo.
IMGP7171up.jpg
Cụ ấy lại lỗi mồm góc nào bị khoá mồm rồi kìa, khộ thân.
 
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
.......................................................................
PS: Em xin phép note lại câu bản quyền của bác QUANG1970 "Không có cây đàn piano dở, chỉ có người thợ lên dây tồi" ....
....................................................................................................
FYI, trong buổi sáng ngày 05/4, do vào buổi tối sẽ thì bảng Concerto (Thí sinh độc tấu phần Solo trên một cây piano và một cây piano sẽ làm Orchestra reduction).

Khi lên dây cây Yamaha C7x (cây sẽ cho thí sinh thi đánh), bác ấy đã đứng trước ban giám khảo chỉ vào cây C7, và tuyên bố rằng hôm nay thì Concerto và bác ấy sẽ lên cây C7x để cho mọi người thấy rằng cây Yamaha C7 (220 cm) tuy nhỏ, ngắn hơn cây Steinway D đang có trong hội trường B Học Viện QG ÂN Hà Nội) nhưng bác ấy lên sẽ hay hơn cây Steinway D này!

Và hôm đó khi pianist Lưu Hồng Quang (LHQ), một giám khảo trong cuộc thi, do vào phòng thi sớm, khi bác ấy đang chỉnh dây, và lúc đó bác ấy cũng chình gần xong và đang đánh thử, thì LHQ bước lên sân khấu, và xin đánh thử, khi chơi thử xong mấy đoạn nhạc thì, LHQ đã thốt lên "Wow, it's sounds likes a concert grand piano".

Bác ấy nói với LHQ là "Being heard that there is a Concerto competition today, so I will tune this C7 to show everyone that it's sound better than the Steinway D in this room."!

Ngày hôm sau, lúc gặp lại bác ấy LHQ đã nhận xét là ông ta khi đánh nó, thấy thích hơn, và nghe hay hơn Steinway.

Hay dở ntn thì mời cá bác nghe âm thanh cây này do một người thu âm vội, không có chuẩn bị trước:

1/ Âm thanh độc tấu, hai bản ghi đánh J. P. Rameau và là hai tác giả khó lên nghe cho hay nhất vì phải cho ra tiếng đàn trong, rõ nét, sắc nhưng ngọt ngào, thường các Tuner khác sẽ lên La 444 Hz thậm chí La 447 Hz để cho ra âm thanh theo yêu cầu này (trong, rõ nét, sắc nhưng ngọt ngào) mà bác ấy chỉ lên La 442 Hz (theo yêu cầu chung của các tác phẩm trong cuộc thi) và chỉ cần qua ngón đàn của một cháu bé tuy thi nghiệp dư nhưng vẫn cho ra tiếng đàn trong, rõ nét, sắc nhưng ngọt ngào:



2/ Đánh Concerto thi tài giữa Yamaha C7x dài 220 cm và Steinway D dài 270 cm:



Không có đàn piano tệ, chỉ có thợ lên dây tồi!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Jôn sần

Xe cút kít
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
15,054
Động cơ
1,021,959 Mã lực
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
.............................................
Và hôm đó khi pianist Lưu Hồng Quang (LHQ), một giám khảo trong cuộc thi, do vào phòng thi sớm lúc đang bác ấy đang chỉnh dây, và lúc đó bác ấy cũng lên gần xong và đánh thử, thì LHQ bước lên sân khấu, và xin đánh thử, khi chơi thử xong thì, LHQ đã thốt lên "Wow, it's sounds likes a concert grand piano".
Bác ấy nói với LHQ là "Being heard that there is a Concerto competition today, so I will tune this C7 to show everyone that it's sound better than the Steinway D in this room."!

Ngày hôm sau, lúc gặp lại bác ấy LHQ đã nhận xét là ông ta khi đánh nó, thấy thích hơn, và nghe hay hơn Steinway.
.................................................................

Chắc hẳn nhiều bác về nhiều người (những thành viên không chính thức) vào diễn đàn xem sẽ thắc mắc là lên dây như thế nào, canh chỉnh máy, và làm âm thanh ra sao, mà một pianist và cũng là giám khảo như Lê Hồng Quang phải nói như vậy? Thì đây xin mời các bác nghe.

Trong thực tế bốn ngày thi đấu, trong đó có một ngày thử đàn còn lại là ba ngày chính thức thì mỗi cây đàn được lên dây không dưới tám lần, riêng cây YAMAHA C7x là cây đàn có thể coi là đàn phụ vì chỉ dùng cho thì những giải nhỏ hay không chuyên nghiệp.
Và đây là âm thanh của cây đàn C7x này sau khi lên như lần đầu tiên, để thử nghiệm âm thanh xem mức cộng hưởng hòa thanh với hội trường của Chamber music concert Hall này và tiếp sau đó, là các lần chỉnh dây vào đầu mỗi buổi thì (section):Khi thì hơn một tiếng (buổi thi đầu tiên trong ngày) khi thì chỉ nửa tiếng (những buổi thi đen xen) cá biệt có những buổi thi, Kỹ thuật viên chỉ có 15 phút để lên dây hay chỉnh sửa!
Nhưng tất cả đều là yêu cầu bắt buộc phải có của một kỹ thuật viên chuyên nghiệp!

Đây là tiếng đàn sau khi lên dây lần đầu tiên:





KTV chính dây cây C7x ngỏ lời đặc biệt cảm ơn những cháu thí sinh piano tuyệt vời của thủ đô Hà Nội đóng góp đôi bàn tay vàng của các cháu vào những đoạn clip này giúp mình.

KTV chỉnh đàn cũng ngỏ lời xin lỗi vì đã bỏ lỡ dịp khi hỏi tên các cháu để ghi công trong những đoạn clip này, bởi vì những những lý do tế nhị, bất khả kháng vả ngoài tầm kiểm soát của mình.

KTV chỉnh đàn mong các cháu sẽ xem clips và tự hào về sự đóng góp của mình trong quá trình chọn lọc âm thanh tối ưu cho cây đàn này.

Chắc chắn người KTV này sẽ tìm cách để có ngày "báo đáp" cái công này cho riêng từng cháu!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
Khi lên dây cây Yamaha C7x (cây sẽ cho thí sinh thi đánh), bác ấy đã đứng trước ban giám khảo chỉ vào cây C7, và tuyên bố rằng hôm nay thì Concerto và bác ấy sẽ lên cây C7x để cho mọi người thấy rằng cây Yamaha C7 (220 cm) tuy nhỏ, ngắn hơn cây Steinway D đang có trong hội trường B Học Viện QG ÂN Hà Nội) nhưng bác ấy lên sẽ hay hơn cây Steinway D này!
Và hôm đó khi pianist Lưu Hồng Quang (LHQ), một giám khảo trong cuộc thi, do vào phòng thi sớm, khi bác ấy đang chỉnh dây, và lúc đó, bác ấy cũng chỉnh gần xong, và đang đánh thử, thì LHQ bước lên sân khấu, và xin đánh thử, khi chơi thử xong mấy đoạn nhạc thì, LHQ đã thốt lên "Wow, it's sounds likes a concert grand piano".
Bác ấy nói với LHQ là "Being heard that there is a Concerto competition today, so I will tune this C7 to show everyone that it's sound better than the Steinway D in this room."!

Ngày hôm sau, lúc gặp lại bác ấy LHQ đã nhận xét là ông ta khi đánh nó, thấy thích hơn, và nghe hay hơn Steinway.
.............................................................. và tiếp sau đó, là các lần chỉnh dây vào đầu mỗi buổi thì (section):Khi thì hơn một tiếng (buổi thi đầu tiên trong ngày) khi thì chỉ nửa tiếng (những buổi thi đan xen) cá biệt có những buổi thi, Kỹ thuật viên chỉ có 15 phút để lên dây hay chỉnh sửa!
Nhưng tất cả đều là yêu cầu bắt buộc phải có của một kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Không có đàn piano tệ, chỉ có thợ lên dây tồi!!!

Trong thực tế, không cứ gì một cây C7 mà lại là C7x giá cả tỷ đồng, đã được cân chỉnh lên dây gần tám (8) lần trong một khoảng thời gian ba ngày, thì cho ra cho ra cái âm thanh mà một pianist chuyên nghiệp và cũng là giám khảo của cuộc thi phải nói rằng "đánh nó thì thích hơn, và nghe hay hơn Steinway" Chỉ cần một G3 cũ, 2 pedals chứ chưa được 3 pedals và đàn rất cũ lại rẻ tiền (tầm 60 - 70 triệu) được lên dây lần trước cách đây gần bốn năm (trước Covid) và lần thứ hai là cách đây một tháng, nhưng âm thanh của nó vẫn đẹp như thường nếu gặp người kĩ thuật viên tử tế, không phải loại "thầy đầu đường, thợ xó chợ".

Mời mọi người nghe âm thanh của một cây Yamaha G3, đàn rất cũ chú ý (coi clip quay cận cảnh thì thấy" và đây chỉ là lên đúng tần số lần (Pitch tuning) do lần lên dây gần nhất cách đây bốn năm nhưng lên lần đó do lên rất cẩn thận, âm thanh của nó khi lên dây lại lần này tuy chỉ là Pitch tuning mà ngay sau khi lên dây, vẫn nghe ngời ngời, trong rõ sáng như thế này:



Và âm thanh của cây đàn này sau một tháng lên dây, đánh nháp bản Concerto Mozart No. 23 với dàn nhạc (máy phát) vẫn "ngon lành cành đào"!

Trăm nghe không bằng một thấy:

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
Tất cả các bản clips tôi cung cấp ở trên chỉ là những bản thu cá nhân bằng điện thoại di động nên chất lượng dù gì cũng chưa bảo đảm được chính xác âm thanh của cây đàn này.

Dưới đây là những clip chính thức từ ban tổ chức cung cấp ra trước công chúng, các bác khi xem sẽ thấy được rằng vì sao mà pianist Lưu Hồng Quang lại nói như vậy.

Thứ hỏi tại hội trường B này của Học Viện Quốc Gia Âm Nhac Viêt Nam (HVQGÂNVN) từ ngày dựng tới nay có khi nào, có bao giờ có một cây đàn với kích cỡ nhỏ chỉ 2m20 được đem ra biểu diễn tại hội trường này, khi đánh lên dưới tay dầu chỉ là những phianist amateur (nghiệp dư) mà vang ra được những âm thanh trong, rõ. đẹp, lấp lánh như thế này không???

Mời các bác nghe hết cả hai clips nhân cuối tuần:

Lưu ý một lần nữa, đây là âm thanh cây C7x này qua ngón đàn của những thí sinh thi bảng nghiệp dư (không chuyên):



Về chuyện đọ sức với cây Steinway D đang có trong sảnh Chamber Hall của HVQGÂN VN - xin mời nghe từ phút (04:38:25 : Concerto A Group) :

Ngay từ câu đầu tiên của bản Concerto Beethoven No.1 cây piano Piano sololist (Yamaha C7x) (04:39:15) dưới đôi tay nhỏ bé của Chloe Au đã lấn lướt tiếng đàn của cây Steinway D làm Piano Orchestra reduction của nghệ Sĩ Lưu Đức Anh bằng cái thanh mảnh, sắc nét, tinh tế pha chút nũng nịu. liến thoắng đáng yêu của một cây piano ngắn nhỏ - trong khi tiếng đàn của một pianist bậc thầy Lưu Đức Anh tuy giàu kinh nghiệm và thừa bản lĩnh nhưng vẫn bị hạn chế vì cây Steinway D này có một số vấn đề ................... về kỹ thuật (độ cao, độ sâu của phím, thay dây khác, lắp sai Aliquot, ............................) :)):)):))


FYI, trong cuộc thi này, đơn vị cung cấp piano và tài trợ cho các dịch vụ liên quan tới piano là Đức Trí Music, với đội ngũ KTV dich vụ tốt nhất của mình Đức Trí Music đã cung cấp cho cuộc thi, và cho công chúng yêu nhạc một âm thanh khó quên!

Để kết cho điều vừa nhận xét ở trên, tôi xin phép được mượn lời của Giáo sư Nghệ sĩ Đào Trọng Tuyên, một trong những Giám khảo Vòng chung kết , đã phát biểu khi hỏi thăm thông tin về cây Busendorfer 280VC, một trong hai cây đàn mà Đức Trí Music, cung cấp vụ tài trợ cho cuộc thi này:

"...................... cảm ơn Đức Trí đã đem đến cho Học viện Quốc gia Âm nhạc Việt Nam một âm thanh đẹp tuyệt vời như thế này!"


Và hôm đó khi pianist Lưu Hồng Quang (LHQ), một giám khảo trong cuộc thi, do vào phòng thi sớm, khi bác ấy đang chỉnh dây, và lúc đó bác ấy cũng chỉnh gần xong và đang đánh thử, thì LHQ bước lên sân khấu, và xin đánh thử, khi chơi thử xong mấy đoạn nhạc thì, LHQ đã thốt lên "Wow, it's sounds likes a concert grand piano".
Bác ấy nói với LHQ là "Being heard that there is a Concerto competition today, so I will tune this C7 to show everyone that it's sound better than the Steinway D in this room."!
Ngày hôm sau, lúc gặp lại bác ấy LHQ đã nhận xét là ông ta khi đánh nó, thấy thích hơn, và nghe hay hơn Steinway.
FYI, trong buổi sáng ngày 05/4, do vào buổi tối sẽ thì bảng Concerto (Thí sinh độc tấu phần Solo trên một cây piano và một cây piano sẽ làm Orchestra reduction).

Khi lên dây cây Yamaha C7x (cây sẽ cho thí sinh thi đánh), bác ấy đã đứng trước ban giám khảo chỉ vào cây C7, và tuyên bố rằng hôm nay thì Concerto và bác ấy sẽ lên cây C7x để cho mọi người thấy rằng cây Yamaha C7 (220 cm) tuy nhỏ, ngắn hơn cây Steinway D đang có trong hội trường B Học Viện QG ÂN Hà Nội) nhưng bác ấy lên sẽ hay hơn cây Steinway D này!

Và hôm đó khi pianist Lưu Hồng Quang (LHQ), một giám khảo trong cuộc thi, do vào phòng thi sớm, khi bác ấy đang chỉnh dây, và lúc đó bác ấy cũng chình gần xong và đang đánh thử, thì LHQ bước lên sân khấu, và xin đánh thử, khi chơi thử xong mấy đoạn nhạc thì, LHQ đã thốt lên "Wow, it's sounds likes a concert grand piano".

Bác ấy nói với LHQ là "Being heard that there is a Concerto competition today, so I will tune this C7 to show everyone that it's sound better than the Steinway D in this room."!

Ngày hôm sau, lúc gặp lại bác ấy LHQ đã nhận xét là ông ta khi đánh nó, thấy thích hơn, và nghe hay hơn Steinway.

Hay dở ntn thì mời cá bác nghe âm thanh cây này do một người thu âm vội, không có chuẩn bị trước:

1/ Âm thanh độc tấu, hai bản ghi đánh J. P. Rameau và là hai tác giả khó lên nghe cho hay nhất vì phải cho ra tiếng đàn trong, rõ nét, sắc nhưng ngọt ngào, thường các Tuner khác sẽ lên La 444 Hz thậm chí La 447 Hz để cho ra âm thanh theo yêu cầu này (trong, rõ nét, sắc nhưng ngọt ngào) mà bác ấy chỉ lên La 442 Hz (theo yêu cầu chung của các tác phẩm trong cuộc thi) và chỉ cần qua ngón đàn của một cháu bé tuy thi nghiệp dư nhưng vẫn cho ra tiếng đàn trong, rõ nét, sắc nhưng ngọt ngào:



2/ Đánh Concerto thi tài giữa Yamaha C7x dài 220 cm và Steinway D dài 270 cm:



Không có đàn piano tệ, chỉ có thợ lên dây tồi!!!
Chắc hẳn nhiều bác về nhiều người (những thành viên không chính thức) vào diễn đàn xem sẽ thắc mắc là lên dây như thế nào, canh chỉnh máy, và làm âm thanh ra sao, mà một pianist và cũng là giám khảo như Lê Hồng Quang phải nói như vậy? Thì đây xin mời các bác nghe.

Trong thực tế bốn ngày thi đấu, trong đó có một ngày thử đàn còn lại là ba ngày chính thức thì mỗi cây đàn được lên dây không dưới tám lần, riêng cây YAMAHA C7x là cây đàn có thể coi là đàn phụ vì chỉ dùng cho thì những giải nhỏ hay không chuyên nghiệp.
Và đây là âm thanh của cây đàn C7x này sau khi lên như lần đầu tiên, để thử nghiệm âm thanh xem mức cộng hưởng hòa thanh với hội trường của Chamber music concert Hall này và tiếp sau đó, là các lần chỉnh dây vào đầu mỗi buổi thì (section):Khi thì hơn một tiếng (buổi thi đầu tiên trong ngày) khi thì chỉ nửa tiếng (những buổi thi đen xen) cá biệt có những buổi thi, Kỹ thuật viên chỉ có 15 phút để lên dây hay chỉnh sửa!
Nhưng tất cả đều là yêu cầu bắt buộc phải có của một kỹ thuật viên chuyên nghiệp!

Đây là tiếng đàn sau khi lên dây lần đầu tiên:





KTV chính dây cây C7x ngỏ lời đặc biệt cảm ơn những cháu thí sinh piano tuyệt vời của thủ đô Hà Nội đóng góp đôi bàn tay vàng của các cháu vào những đoạn clip này giúp mình.

KTV chỉnh đàn cũng ngỏ lời xin lỗi vì đã bỏ lỡ dịp khi hỏi tên các cháu để ghi công trong những đoạn clip này, bởi vì những những lý do tế nhị, bất khả kháng vả ngoài tầm kiểm soát của mình.

KTV chỉnh đàn mong các cháu sẽ xem clips và tự hào về sự đóng góp của mình trong quá trình chọn lọc âm thanh tối ưu cho cây đàn này.

Chắc chắn người KTV này sẽ tìm cách để có ngày "báo đáp" cái công này cho riêng từng cháu!
 
Chỉnh sửa cuối:

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
474
Động cơ
-59,943 Mã lực
Về cuộc thi Piano gì gì trên kia, cháu cũng thường xuyên qua lại Nhạc viện HN ngày vài lần (do gửi xe trong đó), nên cũng tò mò ghé qua vài lần. Có một số thông tin trái chiều cho mọi người nghe CHƠI thôi.
1744521878246.png
1744521926692.png

1. Cuộc thi do hãng đàn Bosendofer tài trợ, nên các KTV cũng do họ chỉ định (chắc thế). Đây cũng là một hãng đàn nổi tiếng đấy, nhưng nếu so sánh với Steiway, Yamaha thì.....Vì vậy, KTV của họ chắc cũng....
2. Trang chủ và facebook của cuộc thi rất dễ tìm, đố các bác tìm đc 1 comment tích cực của BGK về chất lượng đàn và tay nghề KTV. Đúng ra, với 1 cuộc thi mà cứ 1 lúc lại dành thời gian (15 phút) cho KTV lên dây đàn, thì phải được ghi nhận thành quả lao động chứ nhỉ. Hay họ chỉ ghi nhận kiểu "KHÔNG THỂ KIỂM CHỨNG ĐC" như ô LHQ nói thế này, ô ĐTT nói xã giao thế kia.
3. Đằng nào cũng vậy, cháu xin kể chuyện, buổi tối ngày 06/04 là lịch thử đàn của hạng mục nghệ sỹ. Có 2 nghệ sỹ trẻ (đều là học trò của 1 thành viên BGK). Một trong hai bạn này đạt giải. Cả 3 thầy trò + mẹ bạn nghệ sỹ đạt giải (tổng cộng 4 người) đều chê tiếng đàn tồi. Và định nhờ các KTV của Nhạc viện căn chỉnh lại. Nhưng điều này đương nhiên không đc phép, do dính vào nhà tài trợ. Có thể vì lý do chất lượng âm thanh, nên bạn nghệ sỹ trẻ kia không đạt được giải cao như kỳ vọng. Nhưng bạn ấy được các Giám khảo đánh giá rất cao. Chứ không như 1 bạn thí sinh được ông thợ đầu đường xó chợ nâng bi.
1744521989814.png

4. Ngồi sau các thành viên BGK, mỗi khi các KTV lăng xăng chạy lên chăm sóc cây đàn, cháu thấy họ (đặc biệt là các GK ngoại) toàn lắc đầu, thở dài sườn sượt. Chả hiểu sao.
5. Chắc sau cuộc thi này, BTC sẽ phải nghiêm túc xem xét lại việc khai thác và nhận tài trợ. Đàn, tiền có thể được, chứ những cái full topping kèm theo thì..
BTC nên nhớ lời câu nói nổi tiếng trên OF này
1744522276572.png

=))=))=))=))
 
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
Về cuộc thi Piano gì gì trên kia, cháu cũng thường xuyên qua lại Nhạc viện HN ngày vài lần (do gửi xe trong đó), nên cũng tò mò ghé qua vài lần. Có một số thông tin trái chiều cho mọi người nghe CHƠI thôi.
View attachment 9072322 View attachment 9072323
1. Cuộc thi do hãng đàn Bosendofer tài trợ, nên các KTV cũng do họ chỉ định (chắc thế). Đây cũng là một hãng đàn nổi tiếng đấy, nhưng nếu so sánh với Steiway, Yamaha thì.....Vì vậy, KTV của họ chắc cũng....
2. Trang chủ và facebook của cuộc thi rất dễ tìm, đố các bác tìm đc 1 comment tích cực của BGK về chất lượng đàn và tay nghề KTV. Đúng ra, với 1 cuộc thi mà cứ 1 lúc lại dành thời gian (15 phút) cho KTV lên dây đàn, thì phải được ghi nhận thành quả lao động chứ nhỉ. Hay họ chỉ ghi nhận kiểu "KHÔNG THỂ KIỂM CHỨNG ĐC" như ô LHQ nói thế này, ô ĐTT nói xã giao thế kia.
3. Đằng nào cũng vậy, cháu xin kể chuyện, buổi tối ngày 06/04 là lịch thử đàn của hạng mục nghệ sỹ. Có 2 nghệ sỹ trẻ (đều là học trò của 1 thành viên BGK). Một trong hai bạn này đạt giải. Cả 3 thầy trò + mẹ bạn nghệ sỹ đạt giải (tổng cộng 4 người) đều chê tiếng đàn tồi. Và định nhờ các KTV của Nhạc viện căn chỉnh lại. Nhưng điều này đương nhiên không đc phép, do dính vào nhà tài trợ. Có thể vì lý do chất lượng âm thanh, nên bạn nghệ sỹ trẻ kia không đạt được giải cao như kỳ vọng. Nhưng bạn ấy được các Giám khảo đánh giá rất cao. Chứ không như 1 bạn thí sinh được ông thợ đầu đường xó chợ nâng bi.
View attachment 9072325
4. Ngồi sau các thành viên BGK, mỗi khi các KTV lăng xăng chạy lên chăm sóc cây đàn, cháu thấy họ (đặc biệt là các GK ngoại) toàn lắc đầu, thở dài sườn sượt. Chả hiểu sao.
5. Chắc sau cuộc thi này, BTC sẽ phải nghiêm túc xem xét lại việc khai thác và nhận tài trợ. Đàn, tiền có thể được, chứ những cái full topping kèm theo thì..
BTC nên nhớ lời câu nói nổi tiếng trên OF này
View attachment 9072329
=))=))=))=))

Cảm ơn bác cà rốt xanh đúng là "nghe CHƠI thôi" chứ người thật thì .......................

Thôi cuối tuần rồi, lại mới đi xa về, tôi nghỉ ngơi và cũng cho các bác nơi nghỉ cái đã, chuyện đâu còn có đó, để từ từ rồi .............. nghe THẬT
Bao nhiêu cái hay từ đó, mà chúng cần được chia sẻ, cũng nhờ bác cà rốt xanh cả đấy! =D>
 
Chỉnh sửa cuối:

cà rốt xanh

Xe tải
Biển số
OF-75417
Ngày cấp bằng
14/10/10
Số km
474
Động cơ
-59,943 Mã lực
Vâng bác Quang. Trong lúc bác nghỉ ngơi sau chuyến công du Hà nội, e cũng xin đc phép phiếm đàm về người/nghề lên dây, căn chỉnh đàn piano (gọi là Piano Tunerist cho nó tương đồng với pianist và nghe nó sang mồm)

1. Thời xa xưa, lên dây đàn các loại là một việc ko hề dễ dàng. E nhớ đọc ở đâu đó, các nghệ sỹ violin còn phải chiều chiều ra bờ sông nào đó, nghe tiếng chuông nhà thờ (hay chuong tháp đồng hồ) để lấy đó làm âm chuẩn lên dây cho cây đàn của mình.
Ngày nay, với các thành tựu KHKT, đặc bệt là các App cho smart phone, việc lên dây các loại nhac cụ trở lên dễ dàng. Kể cả với đàn piano. Nên đẻ ra một loạt các ô thợ lên dây non choẹt, mặt mũi lúc nào cũng tỏ ra nguy hiểm, đi lên dây kiếm tiền của khách hàng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến những real tunerist như bác.
Nhưng nói gì thì nói, để đạt được đến đỉnh cao của nghề thì nghề nào cũng khó khăn, và cũng có những người giỏi nhất (kiểu như phim cổ trang TQ thường ví von: nghề hót phân cũng có Trạng nguyên).
Thì e xin khẳng định, trong mắt mọi người bác Quang là Trạng Nguyên trong nghề lên dây Piano.
E thành thực ngữỡng mộ bác về kiến thức và đam mê. Nhắc lại một lần nữa, bác là Trạng Nguyên đích thực.

2. Về con đường đi của bác (cái này chỉ cần lội hết các comment trong lịch sử của bác là tổng hợp đc ra):
Bác đi khá bài bản, và bắt đầu có được thành công. Có thể nói, cách đi của bác và cậu Quang Linh Vlog khá tương đồng (chắc cùng có chữ Quang)
Cậu Quang Linh thì sang châu Phi mở trang trại, dạy dân Châu Phi làm nông, làm từ thiện. Nói chung là ban đầu tốt đẹp. Rồi vào Mặt trận tổ quốc VN. Rồi mới khai thác thương hiệu các nhân
Bác Quang thì đi chỉnh đàn free cho các nhà thờ. Dạy học trò. Chỉnh đàn free cho một số người có duyên Rồi dần dần tiếp cận được với 1 số e nhỏ bắt đầu theo học đàn. Dần tiến tới support cho bạn Minh Khang hoàn cảnh khó khăn nhưng có năng khiếu và ý chí. Tiếp theo tiếp cận đc với giới tinh hoa piano TPHCM (các bạn đang theo học nhạc viện Thành phố). Rồi đc các thương hiệu đàn bắt đầu để ý đến. Rồi đc chỉnh đàn ở các cuộc thi có cả yếu tố quốc tế.
Rât hay!!!!
Chắc chắn bác sẽ gặt hái được nhiều thành công rực rỡ. Hy vọng trong tương lai, sẽ được thấy bác chăm sóc cho những cây đàn Yamaha, hay hơn nữa là Steiway trong các cuộc thi uy tín ạ.
Chúc bác thành công
 
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
Vâng bác Quang. Trong lúc bác nghỉ ngơi sau chuyến công du Hà nội, e cũng xin đc phép phiếm đàm về người/nghề lên dây, căn chỉnh đàn piano (gọi là Piano Tunerist cho nó tương đồng với pianist và nghe nó sang mồm)

1. Thời xa xưa, lên dây đàn các loại là một việc ko hề dễ dàng. E nhớ đọc ở đâu đó, các nghệ sỹ violin còn phải chiều chiều ra bờ sông nào đó, nghe tiếng chuông nhà thờ (hay chuong tháp đồng hồ) để lấy đó làm âm chuẩn lên dây cho cây đàn của mình.
Ngày nay, với các thành tựu KHKT, đặc bệt là các App cho smart phone, việc lên dây các loại nhac cụ trở lên dễ dàng. Kể cả với đàn piano. Nên đẻ ra một loạt các ô thợ lên dây non choẹt, mặt mũi lúc nào cũng tỏ ra nguy hiểm, đi lên dây kiếm tiền của khách hàng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến những real tunerist như bác.
Nhưng nói gì thì nói, để đạt được đến đỉnh cao của nghề thì nghề nào cũng khó khăn, và cũng có những người giỏi nhất (kiểu như phim cổ trang TQ thường ví von: nghề hót phân cũng có Trạng nguyên).
Thì e xin khẳng định, trong mắt mọi người bác Quang là Trạng Nguyên trong nghề lên dây Piano.
E thành thực ngữỡng mộ bác về kiến thức và đam mê. Nhắc lại một lần nữa, bác là Trạng Nguyên đích thực.

2. Về con đường đi của bác (cái này chỉ cần lội hết các comment trong lịch sử của bác là tổng hợp đc ra):
Bác đi khá bài bản, và bắt đầu có được thành công. Có thể nói, cách đi của bác và cậu Quang Linh Vlog khá tương đồng (chắc cùng có chữ Quang)
Cậu Quang Linh thì sang châu Phi mở trang trại, dạy dân Châu Phi làm nông, làm từ thiện. Nói chung là ban đầu tốt đẹp. Rồi vào Mặt trận tổ quốc VN. Rồi mới khai thác thương hiệu các nhân
Bác Quang thì đi chỉnh đàn free cho các nhà thờ. Dạy học trò. Chỉnh đàn free cho một số người có duyên Rồi dần dần tiếp cận được với 1 số e nhỏ bắt đầu theo học đàn. Dần tiến tới support cho bạn Minh Khang hoàn cảnh khó khăn nhưng có năng khiếu và ý chí. Tiếp theo tiếp cận đc với giới tinh hoa piano TPHCM (các bạn đang theo học nhạc viện Thành phố). Rồi đc các thương hiệu đàn bắt đầu để ý đến. Rồi đc chỉnh đàn ở các cuộc thi có cả yếu tố quốc tế.
Rât hay!!!!
Chắc chắn bác sẽ gặt hái được nhiều thành công rực rỡ. Hy vọng trong tương lai, sẽ được thấy bác chăm sóc cho những cây đàn Yamaha, hay hơn nữa là Steiway trong các cuộc thi uy tín ạ.
Chúc bác thành công

Chúng ta lại phải cảm ơn bác cà rốt xanh vì những cái bác này nói sẽ mở ra thêm "đất" cho chủ đề này nếu được bày tỏ, và chia sẻ hết những gì cần nói. ^:)^ =D>

Tuy nhiên theo chỗ tôi được biết, ở tuổi của bác ấy ngót nghét 70 thì có lẽ con đường bước ra nghĩa địa gần hơn con đường đi đến với những cây piano, đặc biệt là những kỳ piano mà bác cà rốt xanh nói. :P:((

Theo tôi được biết thì lần này bác ấy ra Hà Nội vì một lý do đặc biệt, đó là để hỗ trợ cho một người học trò, mà bác ấy thương nhất trong đám học trò của mình. :x

Có những cái bác cà rốt xanh nói không phải là cái mà bác ấy mong và đeo đuổi! Cái duy nhất mà bác ấy mong chỉ là mang một tiếng đàn tử tế đến với tất cả mọi người.

Tóm lại những vấn đề mà bác cà rốt xanh sẽ được chia sẻ sau ngày thứ tư 16/4 này nhé! :D


P/s:cà rốt xanh - "gọi là Piano Tunerist cho nó tương đồng với pianist và nghe nó sang mồm" : muốn sang cái mồm và thực lòng ca ngợi tài năng một thợ chỉnh dây piano, thì thay vì gọi là "Piano tuner" (thợ lên dây piano), các bác có thể dùng từ "Tun-up Artist" (nghệ sĩ lên dây) chứ dùng từ "Piano Tunerist" Tây nó ............................. cười vì chẳng hiểu gì sất cả! =))
 
Chỉnh sửa cuối:

maka13

Xe tải
Biển số
OF-93792
Ngày cấp bằng
3/5/11
Số km
323
Động cơ
404,369 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày xưa hay bảo dưỡng, căn chỉnh cho Piano trong nhạc viện có bác Hào, mẹ bác bán quán nước ngay ngoài cổng (chắc giờ đã dọn đi), bác đc mệnh danh có tai nghe chuẩn như máy, ko biết giờ bác Hào còn công tác ở đó ko :D
 
Biển số
OF-877756
Ngày cấp bằng
20/3/25
Số km
38
Động cơ
892 Mã lực
Về cuộc thi Piano gì gì trên kia, cháu cũng thường xuyên qua lại Nhạc viện HN ngày vài lần (do gửi xe trong đó), nên cũng tò mò ghé qua vài lần. Có một số thông tin trái chiều cho mọi người nghe CHƠI thôi.
View attachment 9072322 View attachment 9072323
1. Cuộc thi do hãng đàn Bosendofer tài trợ, nên các KTV cũng do họ chỉ định (chắc thế). Đây cũng là một hãng đàn nổi tiếng đấy, nhưng nếu so sánh với Steiway, Yamaha thì.....Vì vậy, KTV của họ chắc cũng....
2. Trang chủ và facebook của cuộc thi rất dễ tìm, đố các bác tìm đc 1 comment tích cực của BGK về chất lượng đàn và tay nghề KTV. Đúng ra, với 1 cuộc thi mà cứ 1 lúc lại dành thời gian (15 phút) cho KTV lên dây đàn, thì phải được ghi nhận thành quả lao động chứ nhỉ. Hay họ chỉ ghi nhận kiểu "KHÔNG THỂ KIỂM CHỨNG ĐC" như ô LHQ nói thế này, ô ĐTT nói xã giao thế kia.
3. Đằng nào cũng vậy, cháu xin kể chuyện, buổi tối ngày 06/04 là lịch thử đàn của hạng mục nghệ sỹ. Có 2 nghệ sỹ trẻ (đều là học trò của 1 thành viên BGK). Một trong hai bạn này đạt giải. Cả 3 thầy trò + mẹ bạn nghệ sỹ đạt giải (tổng cộng 4 người) đều chê tiếng đàn tồi. Và định nhờ các KTV của Nhạc viện căn chỉnh lại. Nhưng điều này đương nhiên không đc phép, do dính vào nhà tài trợ. Có thể vì lý do chất lượng âm thanh, nên bạn nghệ sỹ trẻ kia không đạt được giải cao như kỳ vọng. Nhưng bạn ấy được các Giám khảo đánh giá rất cao. Chứ không như 1 bạn thí sinh được ông thợ đầu đường xó chợ nâng bi.
View attachment 9072325
4. Ngồi sau các thành viên BGK, mỗi khi các KTV lăng xăng chạy lên chăm sóc cây đàn, cháu thấy họ (đặc biệt là các GK ngoại) toàn lắc đầu, thở dài sườn sượt. Chả hiểu sao.
5. Chắc sau cuộc thi này, BTC sẽ phải nghiêm túc xem xét lại việc khai thác và nhận tài trợ. Đàn, tiền có thể được, chứ những cái full topping kèm theo thì..
BTC nên nhớ lời câu nói nổi tiếng trên OF này
View attachment 9072329
=))=))=))=))
Cảm ơn bác cà rốt xanh đúng là "nghe CHƠI thôi" chứ người thật thì .......................

Thôi cuối tuần rồi, lại mới đi xa về, tôi nghỉ ngơi và cũng cho các bác nơi nghỉ cái đã, chuyện đâu còn có đó, để từ từ rồi .............. nghe THẬT
Bao nhiêu cái hay từ đó, mà chúng cần được chia sẻ, cũng nhờ bác cà rốt xanh cả đấy! =D>


Như đã nói tôi xin sẽ trả lời "còm"# 1.715 theo từng đoạn trong nhiều "còm" do vì bác
cà rốt xanh đưa ra một vấn đề rất rộng nhưng bao gồm nhiều chuyện rất bổ ích và thú vị, nên để đầy đủ tôi sẽ trả lời theo từng "còm" mỗi vấn đề bác cà rốt xanh nêu bắt đầu từ "còm" sau và theo cảm hứng mà tôi đang có.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top