Cứ thong thả nhé bác. Bài học "Hamelin" vẫn còn đó, nên bác cứ từ từ, cẩn thận đọc kĩ trước khi định nhét thêm cái gì vào mồm emxem tôi nhét chữ hay nhét cái gì vào mồm nhà bác này!
Cứ thong thả nhé bác. Bài học "Hamelin" vẫn còn đó, nên bác cứ từ từ, cẩn thận đọc kĩ trước khi định nhét thêm cái gì vào mồm emxem tôi nhét chữ hay nhét cái gì vào mồm nhà bác này!
Cứ thong thả nhé bác. Bài học "Hamelin" vẫn còn đó, nên bác cứ từ từ, cẩn thận đọc kĩ trước khi định nhét thêm cái gì vào mồm em
Xin lỗi các bác do tôi bận tập trung vào chuyện cây Bösendorfer 280VC sắp ra mắt công chúng yêu nhạc ở Sài Gòn tối Thứ Bày 07/12/2024, nên chửa có giờ chứng minh đều mình nói hầu các bác biết và xem tôi nhét chữ hay nhét cái gì vào mồm nhà bác này!
Hẹn các bác sau khi ra mắt cây Bösendorfer 280VC này ta sẽ cùng nhau coi nhé.
BTW, sau khi lên dây và canh chỉnh cho biểu diễn, cây đàn Bösendorfer 280VC sẽ được chơi thử lần đầu tiên dưới đôi tay vàng của một pianist rất trẻ ở Sài Gòn, trong buổi chiều cùng ngày.
...........................................................
3/ Và khi test sound thì dĩ nhiên là không thể thiếu tiếng đàn hay người thử là nhân vật chính của buổi biểu diễn: Pianist Lưu Đức Anh.
Đây là một trong nhiều tác phẩm mà nghệ sĩ đã thử trên cái đàn này sau khi lên dây và căn chỉnh kèm theo một số yêu cầu khác hầu hỗ trợ tiếng đàn của mình có thể được diễn tấu ở mức tốt nhất:
.....................................................................................................................................
Được các bác giới thiệu những người thợ lên dây tốt em mạn phép đăng âm thanh cây đàn mới lên dây để bác QUANG1970 nhận xét về cây đàn sau khi đã được căn chỉnh. Các bác chỉ nhận xét về âm thanh cây đàn ko nhận xét con hát trẻ
Được các bác giới thiệu những người thợ lên dây tốt em mạn phép đăng âm thanh cây đàn mới lên dây để bác QUANG1970 nhận xét về cây đàn sau khi đã được căn chỉnh. Các bác chỉ nhận xét về âm thanh cây đàn ko nhận xét con hát trẻ
Trước hết xin cảm ơn bác 2connhimlaixe đã chịu khó up clip lên để mọi người cùng thưởng thức một tiếng đàn piano của một chú bé với nhiều hứa hẹn là một pianist tài năng trong tương lai, cũng như kĩ thuật lên lên dây (tiếng đàn được làm ra của một KTV) mà cả các hẳn rằng nhiều bác đang nóng lòng muốn được chính tai nghe một lần để .........................
Điều đáng quý nữa là bác 2connhimlaixe đã không ngại những và chạm hay e dè mà up lên để chúng ta cùng gạn đục khơi trong.
Phần tôi thì xin có ý kiến như thế này:
Rằng hay cũng thể bảo hay, Note cao như đấm lão này không ưa! "Nước Trong" ngập nắng tràn mưa,Tiếng đàn khô khốc nên chưa thỏa lòng.
Cụ thể hơn:
Điều đầu tiên, xin lưu ý là tôi chỉ nhận xét những lỗi, hay những cái mà tôi thấy đáng quan tâm, và rõ ràng nhất, không thể chối cãi, và khi nói là chứng minh được cái mình phát biểu thôi, còn những cái lặt vặt, tỉ mỉ, tinh tế, hay cảm tính hoặc thuôc gout cá nhân thì tôi không nêu ra để tránh những tranh cãi không đáng có.
Về tổng thể đây là cách lên dậy (Tuner này lên) theo cách được truyền miệng lẫn "truyền nghề" trong giới lên dây ở Việt Nam là "theo làn sóng vút cao": Những note ở dưới thấp, nhưng nốt ở giữa theo đúng tần số mong muốn (438, 440, 442) và những notes trên cao thì lên rất cao để tạo độ sáng.
Với cây đàn Yamaha C3L tuy chỉ là C3 mà có giá công bố gần 500 triệu này thì đủ hiểu là âm thanh nó hay hay dở, tôi đã từng chạm tay và đánh giá rất cao về nó: Thật hạnh phúc và may mắn cho pianist nào sở hữu nó và có một KTV tử tế chăm sóc nó nếu không gian âm nhạc nhà mình không cho phép sở hữu một cây grand lớn hơn!
+ Trong case này, tôi không bàn về những note bass ở dưới cùng vì đây là thẩm mỹ của người thợ, tôi chỉ bàn (nói, chỉ ra, vạch rõ) độ đúng sai của chúng, hay những cái không thể nào đỡ nổi.
+ Với những nốt ở âm vực giữa (Center register) nói chung cũng gọi là được theo trình độ của Tuner này, nhưng có hai notes sai trầm trọng phá âm thanh, nhất là khi cháu bé đánh quãng 8, mà điều này cô cứ hỏi ngay cháu bé đánh đàn, coi nó có thấy (nhận) hay không? Đó là do chúng nó lên quá cao so với quãng 8: F#3 và A#4 (đây là những notes có tần suất xử dụng thường xuyên!).
+ Về những nốt ở phần trên (Upper treble register) thì đây là do họ (Tuner) lên cao để làm "giả thanh" giúp nghe những note trên cao và tiếng đàn sáng vút lên, nhưng do kĩ thuật lên dây chưa tốt (cho dù là Tuner lên dây nhiều năm!) cũng như do nhiều lý do khác (đây thuộc (là) "know how" của tuning nên tôi không chia sẻ hay cắt nghĩa ở đây) khiến toàn bộ những note trên cao nghe bị vỡ không nét và không rõ ràng!
Trước mắt là như vậy, anyway, còn nhiều nhiều cái tôi muốn nói nữa nhưng thôi, thì chỉ nói những cái lớn, còn những cái khác, nói ra để làm gì? khéo chỉ thêm mất lòng!
Tôi nói và chịu trách nhiệm về những gì mình phát biểu.
Bác 2connhimlaixe có thể đưa cho Tuner này xem nhận xét của tôi.
Đã nói thỉ không sợ, mà đã sợ thì không nói.
HAPPY WEEKEND !!!!!!!!
Sau khi được nghệ sĩ của concert này góp ý, cây đàn đã được làm lại âm thanh (Voicing) theo yêu cầu của nghệ sĩ Lưu Đức Anh.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng pianist Lưu Đức Anh có một cảm nhận về âm thanh vô cùng tinh tế và nhạy bén, nghệ sĩ Lưu Đức Anh đã ra yêu cầu về âm thanh hoàn toàn khác biệt với tất cả các nghệ sĩ mà tôi đã gặp ở Việt Nam: Lưu Đức Anh yêu cầu phần trên những notes ở Octave (âm vực) 5, 6, và 7 không được sắc bén mà phải long lanh nhưng êm dịu, nói nói nôm na theo kiểu một số giảng viên và học sinh piano ở Sài Gòn thường nói tiếng đàn kiểu/ntn này là tiếng đàn tịt hay mờ!
FYI, đây là một gu thẩm mỹ hoàn toàn châu Âu hay nói nôm na là "Gout Tây" dĩ nhiên để thực hiện điều này chẳng có gì là khó với một kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Tuy nhiên có một vấn đề phát sinh là do hai khách mời đều là pianist ở Sài Gòn, đều quen với tiếng đàn sáng, thậm chí chói do bao năm qua, thầy cô họ đã nhồi nhét vào đầu học sinh mình cái kiểu "âm thanh chết tiệt" này, nên nếu đáp ứng yêu cầu của pianist Lưu Đức Anh thì khi hai khách mời khi biểu diễn sẽ gặp khó khăn !!!!!
Do đó, một giải pháp dung hòa đã được tiến hành, và dĩ nhiên là kết quả của nó ntn, thì mời các bác xem phần Reheartsals/thử đàn của hai khách mời sau đây:
BTW, riêng với chú bé Đặng Bá Minh Quân, đây là lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với cháu, tôi thật sự ấn tượng về tài năng, sự dễ thương và khả ái của chú bé!
Với sự nhạy bén về âm thanh, tinh tế trong tiếng đàn, và kĩ thuật tốt, chú bé đã hoàn toàn làm chủ cây đàn cũng như phô diễn ra được tất cả nét đẹp vốn có và đặc trưng của cây Bösendorfer 280VC, và ở góc độ chỉnh dây và làm âm thanh, tôi hài lòng cũng như hoàn toàn thỏa mãn, với tiếng đàn của chú trên cây đàn này.
Nói cho dễ hiểu chú bé 12 tuổi này có thể là một trong những pianist biểu tượng cho thương hiệu Bösendorfer!
Sau đêm biểu diễn cây đàn Bösendorfer 280VC còn lưu lại Sài Gòn thêm một tuần để thực hiện một số hiệu định các thông số theo cầu của chủ nhân cây đàn. Trong quá trình hiệu đính âm thanh (sound colour) và cả Piano touchée cây đàn để được đánh thử bởi một số những pianists bao gồm pianit biểu diễn chuyên nghiệp lẫn nhạc sinh xuất sắc hay giỏi của Nhạc viện Sài Gòn.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đức Trí Music, một trong những đơn vị tài trợ cho đêm diễn của pianist Lưu Đức Anh và đồng tài trợ cho Cuộc thi Vietnam International Piano Competition & Festival (VIPCF) 2025, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho tôi thực hiện những clip độc đáo, để đời và có lẽ là khó có cơ hội lần thứ hai trong đời.
Đây sẽ là là một kỷ niệm duy nhất vì không thể nào có lần thứ hai trong đời với các pianists và nhạc sinh Sài Gòn với cây đàn Bösendorfer 280VC này.
Cũng cần phải nói thêm cho các bác biết điều này, nếu chỉ là một cây Bösendorfer 280VC đơn thuần thì bất cứ ai nếu có trong tay tầm 7, 8 tỷ thì họ có thể mua và rinh nó về nhà rất dễ dàng, nhưng riêng với cây đàn này thì tiền mua nó không phải là vấn đề lớn, mà nó có một giá trị rất đặc biệt ngoài giá trị thương hiệu Bösendorfer thì cây đàn có một giá trị độc đáo và duy nhất là nó đã được chính tay Sir András Schiff tuyển chọn trong showroom và ký tên vào!
Thế nên, người giá trị thương hiệu, thì được đánh cây đàn này ngay sau khi ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam và là một cây đàn do chính tay Sir András Schiff tuyển chọn thì là một điều chỉ có trong mơ với người yêu piano và từng chơi đàn piano không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới!!!
Tôi xin giới thiệu lần lượt tiếng đàn của rất nhiều pianist, thành danh lẫn vẫn còn đang theo học tại các nhạc viện, để các bác có thể nghe thấy được sự đa sắc, nhiều màu của cây đàn độc đáo "có một, hiếm hai" này:
Và dưới đây có lẽ cũng là những clips cuối cùng âm thanh cây đàn trong lần cho mắt đầu tiên ở Việt Nam tại Sài Gòn:
Âm thanh độc đáo, nghe mà nhớ!
Cảm xúc bâng khuâng, khó thể quên.
Qua những cắt nghĩa, chia sẻ ở trên, chắc mọi người xem sẽ không ngạc nhiên khi trong mọi clips quay đều "cố dàn xếp" để quay sao cho có được cái chữ ký quý giá của Sir András Schiff này.
Cây đàn Bösendorfer 280VC đã về tới Hà Nội, và về lại tay chủ nhân của nó, một pianist nổi tiếng của đất Hà Thành.
Với số tiền 7 - 8 tỷ để mua một cây đàn tốt, tại đặc biệt vì có chữ ký quý giá của Sir András Schiff, thế thì thử hỏi có phải đó là lựa chọn tốt nhất hay không?
Để mua một cây piano như vậy, với giá tiền bằng cả một căn hộ cao cấp, thì không phải ai cũng có thể làm được, và với những ai có số tiền ít hơn 10 lần, 40 lần thậm chí 60, 70 lần thì sao???
Xin thưa họ vẫn có thể có được những cây piano tốt, âm thanh cũng không quá thua kém so với số tiền họ bỏ ra là bao, nếu họ có trong tay một kỹ thuật viên piano và một tuner đạt chuẩn!
Nhân cuối tuần, cũng là rảnh rỗi do kỳ nghỉ sắp tới, xin mời các bác nghe và so sánh âm thanh của cây đàn Bösendorfer 280VC với những cây đàn khác rẻ tiền hơn rất, rất nhiều lần, để coi tiền nhiều có phải là nhất hay không?!
Đầu tiên là âm thanh cây đàn Bösendorfer 280VC này so với một cái Yamaha C7 bình thường có giá tầm 200 triệu nghĩa là rẻ hơn nó khoảng gần 35 - 40 lần, qua ngón đàn của cô bé Lâm Bảo Thi, chơi cùng một tác phẩm, đàn được chỉnh dây bởi cùng một tuner trên hai cây đàn: Rẻ tiền và mắc tiền, xem sẽ khác nhau ntn?
Và đây cũng cây đàn Bösendorfer 280VC đó đánh thử những giai điệu của Chopin của một pianist tốt nghiệp bằng đỏ ở Nhạc Viên Tchaikovski và sau đó tu nghiệp chuyên ngành biểu diễn với một giáo sư nổi tiếng tại Nhạc Viện Paris, so với một cây Yamaha C3A rất rẻ tiền (tầ, hon 100 triệu) khi chơi bởi một pianist cũng tốt nghiệp tại Liên Xô - Nhac viện Kiev, khi dạo thử những giai điệu của cùng một tác phẩm Concerto này của Chopin, thử coi khi chơi trên hai cây đàn khác nhau về cả giá tiền, lẫn giá trị, xem âm thanh của chúng có chênh lệch nhau quá nhiều hay không, trong khi số tiền chênh lệch thì quá lớn: gần 70 lần!!!???
HAPPY WEEKEND !!!!!!!!
.- Các cuộc thi lớn ở HN (quốc tế 2018, Mùa thu 2019) dùng đàn Steiway -Thí sinh đc làm quen đàn, sau đó hội đồng giám khảo nghe và chấm thi trên cây đàn đó ===> những nghệ nhân lên dây và chăm sóc cây đàn dó là người giỏi nhất HN, vì họ đc tin tưởng, chọn lựa, và quan trọng nhất là sau đó ko thấy các Thí sinh, giám khảo phàn nàn gì về cây đàn mà họ đã chăm sóc cho cuộc thi ấy.
- Cuộc thi TP HCM 2019, thi trên đàn Yamaha. BTC ko cho làm quen đàn, khóa cây đàn lại. Đến giờ thi mới mở khóa. Ai là người đc chăm sóc cây Yamaha đó là người uy tin nhất TP HCM. Lý do tương tự như trên ạ.
Chúc cả nhà năm mới sức khoẻ và nhiều niềm vui với cây đàn piano
......................................................................................................................
Nghe tiếng cây đàn cực kỳ sáng này, tôi lại nhớ đến cây đàn quý KAWAI của một bác từng tham gia "thớt", và bác ấy hết lời ca ngợi cây đàn quý giá này của mình, cũng như đã từng up lên một clip biểu diễn một tuyệt tác của Rach. trên nó.
Bác pianist đã từng học và dạy piano, nghe nói cũng tốt nghiệp nhạc viện và dạy học nhiều năm mà tiếng đàn so với một cây đàn quẳng sót rác này lại chỉ được chơi bởi hai pianist nhí, hỉ mũi chưa sạch, mới 15 tuổi còn non nớt chẳng bằng ai, mà một bên thì cho ra âm thanh ngọt ngào êm dịu và êm ái cho dù cây đàn này cò tiếng cực sáng, và máy móc vô cùng tệ hai, Và một bên thì đánh trên cây đàn tốt quý giá, pianist thì học hành tử tế, mà tiếng đàn (vẫn còn đấy) thì nghe ôi thôi ................ tởm lợm!!!!