Tiếng Việt hay dùng từ "bậc thầy", "mẫu mực" để chỉ những người, tác phẩm, công trình, tình huống, ... đạt chuẩn cao nhất để noi theo, học theo. Đó là nghĩa của từ Master này. Nên áp dụng như 2 cụ nói thì dịch sang là NS bậc thầy, Nhạc trưởng bậc thầy, ...
Tuy nhiên, cũng phải chính xác hơn là Master chỉ có nghĩa là làm chủ công cụ, sử dụng thành thạo, điêu luyện, nhắm mắt cũng làm ra kết quả tốt ... tức không yêu cầu tạo ra tri thức mới. Tên bằng cấp của level này bên ngoài hay gọi là Thạc sỹ (MsC, MBA, ...)
Trên level của Master là Doctor of Philosophy (PhD), hay Tiến sỹ, là level tạo ra tri thức mới. Ngày trước cũng còn gọi Master là Phó TS. Giờ thì ở VN thậm chí còn phân biệt giữa nhánh doanh nghiệp, và nhánh giảng dạy, nghiên cứu (ăn lương viết báo). Nhánh giảng dạy, nghiên cứu thì được gắn thêm 2 chữ Khoa học, như Ths KH, Ts KH
KL: cụ Q, cụ P cùng đúng, vì cũng đưa ra 1 từ và cách hiểu rất thú vị, rất thiết thực trong XH ngày nay
P/s: chủ đề Maestro này rộng, và hơi xa rời piano nên theo em không nên bàn sâu thêm nữa. Các chỗ khác như Flat, minor, Major thì các cụ cứ tiếp tục ...
Maestro thì thường ko có hiện lên trên tờ dẫn chương trình, vì mấy ai tự khoe đến thế. Maestro hay được dùng khi báo chí giới thiệu, hay nhà phê bình review lại buổi diễn...
Ví dụ:
Maestro A đã đem đến cho khán giả 1 đêm khó quên, chứ trên tờ giới thiệu vẫn để là Conductor cho khiêm nhường.
Maestro nghĩa lớn nhất vẫn là để chỉ 1 ng nghệ sĩ có đẳng cấp, có kĩ năng điêu luyện.
Tiếng Việt Nam có thể tạm dịch là nghệ nhân?