[Funland] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
Bài viết tương đối đầy đủ, nhưng ai không học đàn chắc hơi khó hiểu. Bắt đầu chơi được các etude này thì cũng phải học cũng lâu và bài bản. Tối thiểu cũng 5 năm mới sờ vào những bản dễ nhất
Vâng, đúng vậy, thôi cứ để e minh họa bằng bản Rousseau để dễ thấy các thách thức kỹ thuật về bàn/ngón tay, còn tiêu chí tốc độ và các tiêu chí khác thì nhờ các cccm cứ tự nhiên bổ sung thêm bản tốt nhất giúp.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,927
Động cơ
316,368 Mã lực
9. Étude Op. 10, No. 9 - <No nick-name>
10. Étude Op. 10, No.10 - <No nick-name>
11. Étude Op. 10, No.11 - Arpeggio - Hợp âm rải

Các bài này ít phổ biến như các bài khác trong Op. 10 nên tạm thời chưa viết.

12. Étude Op. 10, No.12 - Revolutionary - Cuộc khởi nghĩa

View attachment 7732408
View attachment 7732414

Bản etude No. 12, bản cuối cùng của bộ Op. 10 kể câu chuyện cá nhân của Chopin. Nó được viết trong cuộc Nổi dậy thất bại của người Ba Lan vào tháng 11 năm 1831, khi các lực lượng Nga nghiền nát những người khởi nghĩa Ba Lan, những kẻ thách thức quyền lực của đế chế Sa hoàng. Khi Chopin không thể tham gia bảo vệ đất nước của mình vì một căn bệnh, nghe tin cuộc khởi nghĩa thất bại, ông đã viết étude này. Bản étude có biệt danh Revolutionary - Cuộc khởi nghĩa, hoặc "Bombardment of Warsaw" - Warsaw sụp đổ.

Không có một thách thức kỹ thuật rõ ràng nào trong Étude No. 12, nhưng nó đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận trước cho các ngón tay để thực hiện đúng. Thách thức nằm ở tay trái, với những bước chạy rất nhanh không hề dễ dàng. Thật kỳ lạ, phần cuối của étude không đi đến một giải pháp rõ ràng; nó dừng đột ngột sau đoạn cuối của chủ đề chính. (Thảo nào dân Ba Lan có dịp là chọc ngoáy người Nga tới số: https://baophapluat.vn/ba-lan-thong-tin-ve-ke-hoach-cung-cap-may-bay-chien-dau-cho-ukraine-post469371.html).


Bài này Étude Op. 10, No. 9 có tên là "Mưa thu" bác ạ! :P
 

thanhdiu

Đi bộ
Biển số
OF-830551
Ngày cấp bằng
14/3/23
Số km
6
Động cơ
94 Mã lực
Tất cả là một chữ duyên!

Không phải cứ Inbox và hẹn găp tôi, tôi cũng tiếp hay gặp, chỉ qua cách họ viết thư là có thể phần nào biết mình nên hay không nên tiếp xúc, cũng như có nên "mở ra" thêm một mối quan hệ mới với ai đó, như trường hợp cúa bác này, khi Inbox viết thư cũng như liên lạc qua điện thoại, tôi đã thử thách và thăm dò qua cách nói chuyện, coi người mà mình đang nói chuyện như thế nào, rồi thì tôi mới quyết đinh là hẹn gặp, hay nói thẳng là sẽ không gặp, mà có thể chỉ giúp qua các phương tiện nghe nhìn, cho dù là họ ở Sài Gòn, thậm chí gần tôi.

FYI, khi bác và chồng, hay ai đã đến tận chỗ tôi ở, thì chắc hai bác có thể biết tôi là ai, thuộc đẳng cấp và tầng lớp nào trong xã cái xã hội Việt Nam này và có dễ gặp hay không? Với tôi mọi ranh giới và rào cản, đẳng cấp đều có thể xóa sạch trước sự chân thành, mộc mạc, cũng như tấm lòng kính yêu Chúa và Đức Mẹ của hai vợ chồng bác.

Tài năng, kiến thức Chúa cho ai, nếu có thì việc chia sẻ lại là điều nên làm, nhưng cần đúng đối tượng, đúng nơi, đúng lúc đúng thời điểm và đúng chỗ. Chúa nói: ”Hãy đơn sơ như như chim bồ câu và khôn ngoan như một một con rắn“.

Hy vọng các cháu sẽ yêu, và học tốt trên cây đàn mà cha mẹ đã cố gắng tậu về cũng như tôi đã cất công đi lựa giúp. Qua cách người bán đàn đối đáp với tôi, mặc dầu tôi rất phách lối trong tiếp xúc chẳng kiêng nể ai ngay khi mới gặp anh ta lần đầu trong đời, thì bác cũng có thể tin là một khi tôi đã lựa thì không có gì phải bàn. Tôi tin chắc rằng việc học hành của các cháu sẽ thành công tốt đẹp theo một cách nào đó. Có thể không thành những Pianist giỏi hay lừng dnah, nhưng chí ít cũng là những người yêu đàn, đánh đàn tốt và góp phần cho hội thánh của Chúa trong việc ca ngợi thiên Chúa và Đức Mẹ.

Cầu xin Thiên Chúa và Đức Mẹ không ngừng đổ đầy hồng ơn trên ngôi nhà của hai bác! ^:)^
Tạ ơn Chúa Và Mẹ. Em cũng cảm ơn tình cảm yêu mến của bác dành cho vc em ạ🌹🌹🌹.E chúc bác có ngày nghỉ cuối tuần tuyệt vời, tràn đầy năng lượng và hứng khởi 🌻🌻

🌻


🌹

🌹

🌹
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
Phần cuối của étude không đi đến một giải pháp rõ ràng; nó dừng đột ngột một cách kỳ lạ sau đoạn cuối của chủ đề chính, như một sự khẳng định rằng sự phản kháng sẽ không bao giờ kết thúc.
Đúng là phê bình âm nhạc, thích nói gì thì nói :)) E thì thấy giải pháp ko rõ ràng và phản kháng ko bao giờ kết thúc nó chẳng liên hệ gì với nhau. Ngược lại kết bài rất rõ là khác, 1 nét chạy lặp lại Motiv đầu tiên cực mạnh, sau đó là 4 hợp âm lớn và dứt khoát, trong đó hợp âm cuối quay về C trưởng ( Bài này Cm ). Giọng thứ thì buồn, tiêu cực, còn trưởng thì lạc quan tươi sáng.
Tạm nói hộ Chopin: cuộc chiến sẽ kéo dài, khốc liệt ( nét chạy theo motiv đầu), nhưng kết thúc vinh quang ( 4 hợp âm) với phần thắng cuối cùng cho dân Balan ( h.a C mjor chốt hạ )
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
E viết lời dẫn cho bài Op. 10, No. 12 xong mà đọc đi đọc lại thấy hay quá trời luôn (ko lẽ do Văn mình vợ người !?) ;))

9. Étude Op. 10, No. 9 - <No nick-name>
10. Étude Op. 10, No.10 - <No nick-name>
11. Étude Op. 10, No.11 - Arpeggio - Hợp âm rải

Các bài này ít phổ biến như các bài khác trong Op. 10 nên tạm thời chưa viết.

12. Étude Op. 10, No.12 - Revolutionary - Cuộc khởi nghĩa

View attachment 7732408
View attachment 7732414

Từ năm 1830-31, ở tuổi 20, Chopin đã dành một thời gian ngắn ở Vienna để biểu diễn trước công chúng và làm việc với các nhà xuất bản để phát hành rộng rãi các tác phẩm của mình. Nhưng đó không phải là khoảng thời gian thành công lắm, Ông đã phải đối mặt với nhiều thất vọng, đặc biệt là với nhà xuất bản Haslinger, người đã không xuất bản một số tác phẩm của Chopin như đã hứa. Cuối 1831, từ Vienna, Chopin chuyển đến Paris. Trên đường đi, ông dừng lại ở Stuttgart để dưỡng bệnh, nơi ông biết tin quân Nga chiếm được Warsaw. Tin tức này đã khiến Chopin nổi cơn giận dữ và đã viết Etude Op. 10 No. 12. Bản étude có biệt danh Revolutionary - Cuộc khởi nghĩa, hoặc "Bombardment of Warsaw" - Warsaw sụp đổ.

Bản etude No. 12, bản cuối cùng của bộ Op. 10, được viết trong thời gian diễn ra cuộc Nổi dậy thất bại của người Ba Lan vào tháng 11 năm 1831, khi các lực lượng Nga nghiền nát những người khởi nghĩa Ba Lan, những kẻ dám thách thức quyền lực bảo hộ của đế chế Sa hoàng. Khi nghe tin cuộc khởi nghĩa thất bại, Chopin lại không thể tham gia bảo vệ đất nước của mình vì đang mang bệnh, ông đã viết étude này như để ca ngợi sự can trường bất khuất của người dân Warsaw (giai điêu bên tay phải, với các nốt dài) trước các khó khăn áp lực thăng trầm thay đổi rất nhanh của tình hình chiến sự (nhạc đệm bên tay trái, với nhiều nốt ngắn đảo nhanh). Phần cuối của étude không đi đến một giải pháp rõ ràng; nó dừng đột ngột một cách kỳ lạ sau đoạn cuối của chủ đề chính, như một sự khẳng định rằng sự phản kháng sẽ không bao giờ kết thúc. (Thảo nào dân Ba Lan cứ có dịp là sẽ chọc ngoáy người Nga tới số !?: https://baophapluat.vn/ba-lan-thong-tin-ve-ke-hoach-cung-cap-may-bay-chien-dau-cho-ukraine-post469371.html).

Không có một thách thức kỹ thuật rõ ràng nào trong Étude No. 12, nhưng nó đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận trước cho các ngón tay để thực hiện đúng. Thách thức nằm ở tay trái, với những bước chạy rất nhanh không hề dễ dàng.

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,927
Động cơ
316,368 Mã lực
Bản chơi trên Rousseau thì âm thanh rõ ràng, visual đẹp mắt nhưng không đạt tiêu chuẩn. Vì yếu tố đầu tiên của etude là kỹ thuật, mà cụ thể ở đây là tốc độ, thì Rousseau ko đạt. Tốc độ của Roussau chậm hơn khoảng 12% và chậm vậy là khá đáng kể
Vâng, đúng vậy, thôi cứ để e minh họa bằng bản Rousseau để dễ thấy các thách thức kỹ thuật về bàn/ngón tay, còn tiêu chí tốc độ và các tiêu chí khác thì nhờ các cccm cứ tự nhiên bổ sung thêm bản tốt nhất giúp.

Với Etude (Study) của bất kỳ tác giả nào, nếu học đánh để trả bài, thì tốc độ phải đặt tiêu chuẩn hàng đầu, nhưng nếu với Etude của Chopin, F. Lizst và một số tác giả khác thì tốc độ không phải là cái yêu cầu chính yếu khi biểu diễn.

Khi biểu diễn các tác phẩm Etude của Chopin, Lizst, thì cái cần nhất vẫn câu nhạc hay, và giàu sắc thái cũng như nhiều cảm xúc cho người nghe ra cái chất của từng tác giả. Đó mới là cái yêu cầu cao nhất.

Nếu đánh để trả bài, thì chỉ cần đánh sạch sẽ, song suốt, và đúng tốc độ là được điểm 10, nhưng nếu đánh đi biểu diễn hay thi, thì không chấm như vậy!

Đây là hai ví dụ cụ thể nhất của hai em 13 tuổi đánh Etude điểm 10.
Một cháu đánh Étude Op. 10, No. 2 của Chopin còn cháu kia và đánh Études de Paganini No. 5 in E major của Lizst.
Cả hai đều vượt chỉ tiêu với tốc độ và rõ sạch song suốt. Thậm chí Minh Khang đánh Etude No.2 Op10 Chopin với tốc độ còn nhanh hơn tốc độ của tất cả các pianists đứng đầu thế giới, lại rõ sạch song suốt nhưng khi nghe tthì như thế nào?



Do đó tốc độ không phải là cái cần nhất khi biểu diễn một tác phẩm.

Moreover, đó là ta chưa nói, với các tác phẩm tốc độ nhanh (Vivace) nhưng với những Pinist hàng đầu thế giới, họ sẽ đánh chậm hay vừa để khai thác hết cái nét đẹp từng của câu nhạc và khi nghe, bài nhạc đã hay nghe còn hay hơn nữa vì sự tinh tế khi xử lý của pianist.
Và đây là vì dụ điển hình nhất: bài Sonata in E minor No.53, Hob.XVI:34 - 3rd Mov. dưới ngón đàn của hai nghệ sĩ không chỉ là bậc thầy mà còn là hàng dầu trên thế giới "chuyện trị" Haydn:

Alfred Brendel: đánh đúng tốc độ Vivace (152) - Dưới ngòn đàn của pianist bậc thầy A. Brendel thì Sonate Haydn nghe không có gì để bàn:


Grigory Sokolov: đánh chậm hơn, đánh thành tốc độ vừa Moderato (100) nghĩa là chậm hơn ~ 36%!
Câu nhạc nghe không những hay vì ngọt ngào mà và duyên dáng lẫn tinh tế hơn nữa!

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
yếu tố đầu tiên của etude là kỹ thuật, mà cụ thể ở đây là tốc độ, thì Rousseau ko đạt. Tốc độ của Roussau chậm hơn khoảng 12% và chậm vậy là khá đáng kể
Do đó tốc độ không phải là cái cần nhất khi biểu diễn một tác phẩm.
1. Etude Chopin chia làm 3 loại, 1 dạng cần nhanh, khỏe ( velocity + staminia ) ví dụ như Op 10 No 1, 4,5,8, 1 dạng cần kỹ thuật khéo léo ( 25.6,10.2...) và 1 dạng là expressive ( ví dụ 10.3, 10.9, 10.1... chơi như Nocturne, Prelude vậy ). Chính vì vậy cuộc thi cũng đã chia ra thành 2 cat a và b để có thể phô diễn mọi kỹ năng của pianist 1 cách toàn diện nhất.

Screenshot_20230318_143926_Drive.jpg

2. Op 10 No.1 rơi vào dạng velocity, nên tốc độ phải là yếu tố đầu tiên. Lưu ý, e nói đầu tiên chứ ko bao giờ nói nó là quan trọng nhất. Nhưng hãy hình dung, công ty yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ cần có bằng cử nhân, thì tốc độ chuẩn với các Etude thuộc list A này cũng như có cái bằng cử nhân đó vậy. Nó là điều đầu tiên để qua vòng gửi xe, sau đó xét tiếp. Ko đạt đủ tốc độ thì rớt ngay khi nộp hồ sơ.
3. Một số nghệ sĩ làm mới tác phẩm ( vốn đã đc trình diễn bởi hàng trăm người ) bằng cách đánh thật nhanh, hoặc chậm hơn hẳn so vs tốc độ được cho là gốc ( do tác giả đề nghị). Đôi khi thành công, đôi khi ko được đón nhận bởi công chúng, nhưng ko dành cho các tác phẩm etude nhanh, và nếu có là rất cá biệt. Bác có vẻ cũng am hiểu, nhưng em đoán là khả năng chơi đàn hạn chế nên ko hiểu thật sự về ngóc ngách của tác phẩm. Chơi và nghe là 2 việc khá khác nhau
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,927
Động cơ
316,368 Mã lực
Do đó tốc độ không phải là cái cần nhất khi biểu diễn một tác phẩm.
1. Etude Chopin chia làm 3 loại, 1 dạng cần nhanh, khỏe ( velocity + staminia ) ví dụ như Op 10 No 1, 4,5,8, 1 dạng cần kỹ thuật khéo léo ( 25.6,10.2...) và 1 dạng là expressive ( ví dụ 10.3, 10.9, 10.1... chơi như Nocturne, Prelude vậy ). Chính vì vậy cuộc thi cũng đã chia ra thành 2 cat a và b để có thể phô diễn mọi kỹ năng của pianist 1 cách toàn diện nhất.

Screenshot_20230318_143926_Drive.jpg
Bác vội quá! :D
Ngay cái chuyện bác trích còm tôi viết, đưa lời tôi nói ra trước bao người, mà bác cũng không đọc kỹ và hiểu không hết cái ý quá rõ ràng và không thể rõ hơn! :))

Những ai mà đọc, duy chỉ có bác là không thấy là tôi đã nói rất rõ là tốc độ không phải là cái cần thiết khi biểu diễn một tác phẩm! :D
Và tôi cũng không "khu trú" trong Etude Chopin hay bất kỳ một Etude của ai khác! [-X

Khi dùng từ biểu diễn nghĩa là đánh trước khán giả, biểu diễn (khoe) tài năng chơi và xử lý của mình.
Tôi không và chưa bao giờ bảo rằng tốc độ không phải là cái cần nhất khi trả bài hay thi cử mà bác phải lôi cái Required repertoires của cuộc thi Chopin ra cắt nghĩa.

Ngay từ cái từ "biểu diễn" này bác đã sai trầm trọng ý tôi! :(

Ai cũng biết khi thi thố tài năng một loại nhạc cụ, tốc độ luôn là yếu tố đầu tiên để đánh giá kỹ xảo của một nghệ sĩ. người ta vốn thường bảo "Đánh nhanh cho (nghe) lác mắt" mà. :D
Do đó, có rất nhiều nghệ sĩ chỉ thích đánh nhanh, nhanh đến mức người ta "chết tên" họ ngay khi biết là họ biểu diễn dầu chưa nghe mà Martha Argerich là một ví dụ, và có người hỏi tại sao thì họ bảo rằng đánh chậm theo đúng tốc độ của bài nhạc bà chịu không được vì ............. buồn ngủ! =))

Tóm lại, Khi nói biểu diễn nghĩa là đánh cho khán giả nghe, đánh sao để cho người nghe cảm nhận và thích. và tôi không bảo rằng là đánh để cho ban giám khảo hay quý thầy giáo thích và cho điểm cao. Đánh chậm, sai tốc độ, nghĩa là pham quy thì phải loại ngay từ vòng gửi xe. Nhưng đó là thi! :P

chẳng ai dám nói là, hay có gan mà biểu diễn cho ban tham khảo coi, mà chỉ nói (dùng từ) trình bày. Yếu tố, hay yêu cầu Tôn sư trong đạo là cái đầu tiên của một thí sinh nhé! :D

BTW, chỗ này chưa chính xác nếu không muốn nói là sai: "1 dạng cần nhanh, khỏe ( velocity + staminia)"
1. Phải ghi ntn: 1 dạng cần nhanh, khỏe ( velocity + stamina) stamina chứ không phải staminia!
2. phải dich ntn: 1 dạng cần tốc độ + sức bền ( velocity + stamina)
Vì nhiếu người đánh nhanh được nhưng với câu chạy dài (kể cả chưa nói nhanh) họ đã không chạy liên tục được và vấp hay rơi nhịp, do thiếu sự bền bỉ.
Khi nghe từ khỏe người ta lai nghĩ cần nhanh và có sức mạnh! :))
Cũng như nếu nói (dùng từ) tốc độ, thì người nghe có đầu óc logic sẽ hiểu là nhanh, chậm chứ không toàn nhanh hay chỉ có chậm nghĩa là sự tồn tại của bài Etude No,3 hoàn toàn là tự nhiên. Còn nói (dùng từ) như bác nhanh thì chẳng "có cửa nào" cho nó xuất hiện! :((

Hay bác piano là tây chứ không phải ............... nên chửa rành tiếng Việt nhỉ? =))

2. Op 10 No.1 rơi vào dạng velocity, nên tốc độ phải là yếu tố đầu tiên. Lưu ý, e nói đầu tiên chứ ko bao giờ nói nó là quan trọng nhất. Nhưng hãy hình dung, công ty yêu cầu ứng viên nộp hồ sơ cần có bằng cử nhân, thì tốc độ chuẩn với các Etude thuộc list A này cũng như có cái bằng cử nhân đó vậy. Nó là điều đầu tiên để qua vòng gửi xe, sau đó xét tiếp. Ko đạt đủ tốc độ thì rớt ngay khi nộp hồ sơ.
Etude Chopin Op.10 nói chung là những bài luyện tập kỹ thuật với tốc độ cao, thậm chí rất cao như bác nói. Tuy nhiên bác lại quên! Ngay cái bài Etude No.3, vốn nổi tiếng với cái tên "Buồn" là bài đánh tốc độ chậm, tuy có phần phát triển và khi cao trào thì nhanh hơn, nhưng cái khó nhất của nó (bài này) vẫn là đánh chậm mà nghe cho hay và không rời rạc!


3. Một số nghệ sĩ làm mới tác phẩm ( vốn đã đc trình diễn bởi hàng trăm người ) bằng cách đánh thật nhanh, hoặc chậm hơn hẳn so vs tốc độ được cho là gốc ( do tác giả đề nghị). Đôi khi thành công, đôi khi ko được đón nhận bởi công chúng, nhưng ko dành cho các tác phẩm etude nhanh, và nếu có là rất cá biệt.
Trong thực tế có những bài đánh nhanh theo tự nhiên (tốc độ của tác giả ghi) thì dễ nhưng đánh chậm mà hay thì cực kỳ khó!

Cũng như có tác phẩm đánh theo đúng tốc độ tác giả yêu cầu thì ................ nghe chẳng được, chậm hơn thì lại OK!

La Campanella, một kiệt tác mà ai yêu thích piano và nghe piano cổ điển mà lại không biết, là một ví dụ:

Đây là La Campanella, đánh nhanh đúng tốc độ (full speed - 03':59"):

Đây là La Campanella, G. Cziffra đánh nhanh tốc độ chậm hơn (04':17"):

Đây là La Campanella, G. Cziffra đánh nhanh tốc độ chậm hơn (04':25"):



Bác có vẻ cũng am hiểu, nhưng em đoán là khả năng chơi đàn hạn chế nên ko hiểu thật sự về ngóc ngách của tác phẩm. Chơi và nghe là 2 việc khá khác nhau

Lưu ý bác, tôi chưa bao giờ bảo rằng tôi chơi đàn không có hạn chế! [-X

FYI, tuổi tác, sức khỏe, cộng thêm các yếu tố khác, ......................... thì việc mà tôi đánh không tốt được như các cháu thiếu niên, hay những người đang học chuyên nghiệp và người đi thi, (mặc đầu học từ bé, và vẫn đang theo nó nhưng không kiếm sống từ nó) cũng là điều dễ hiểu! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
Với Etude (Study) của bất kỳ tác giả nào, nếu học đánh để trả bài, thì tốc độ phải đặt tiêu chuẩn hàng đầu, nhưng nếu với Etude của Chopin, F. Lizst và một số tác giả khác thì tốc độ không phải là cái yêu cầu chính yếu khi biểu diễn.
Những ai mà đọc, duy chỉ có bác là không thấy là tôi đã nói rất rõ là tốc độ không phải là cái cần thiết khi biểu diễn một tác phẩm! :D
Và tôi cũng không "khu trú" trong Etude Chopin hay bất kỳ một Etude của ai khác
Bác nói đây còn gì. Và trên clip em nói cụ thể về Op.10 No.1 chơi bởi Rousseau không đạt tiêu chuẩn để minh họa cho ng nghe hiểu về etude này vì nó quá chậm.
Sau đó bác lấy 1 số ví dụ để cho thấy một tác phẩm chơi chậm cũng rất hay chứ không cần phải rất nhanh.
Điều này là đúng, nhưng ko áp dụng cho các Etude, đặc biệt là dành cho bản nhạc đang được nhắc tới Op.10 No.1. Đó là lý do em trích dẫn về chương trình thi của Chopin để biết nó là dạng bài gì, và cần chơi thế nào
Những cái bác nói như Tốc độ không phải là tất cả thì ai cũng hiểu rõ. Âm nhạc mà, có phải thi chạy đâu mà cắm cổ. Âm nhạc cũng ko phải robot, trăm người đánh y hệt nhau. Tuy nhiên, trong âm nhạc có những dạng bài ko thể chậm, vì kỹ năng vẫn cần được tính đều đầu tiên. Và e muốn chia sẻ thêm về các tiêu chuẩn khi trình diễn 1 tác phẩm cổ điển. Ngay trong etude chopin cũng đã chia ra làm 3 dạng. Có dạng chậm được, nhưng có dạng thì không!
BTW, chỗ này chưa chính xác nếu không muốn nói là sai: "1 dạng cần nhanh, khỏe ( velocity + staminia)"
1. Phải ghi ntn: 1 dạng cần nhanh, khỏe ( velocity + stamina) stamina chứ không phải staminia!
2. phải dich ntn: 1 dạng cần tốc độ + sức bền ( velocity + stamina)
Vì nhiếu người đánh nhanh được nhưng với câu chạy dài (kể cả chưa nói nhanh) họ đã không chạy liên tục được và vấp hay rơi nhịp, do thiếu sự bền bỉ.
Khi nghe từ khỏe người ta lai nghĩ cần nhanh và có sức mạnh! :))

Hay bác @piano là tây chứ không phải ............... nên chửa rành tiếng Việt nhỉ? =))
Em là người Việt không phải Tây :)) Em hơi ẩu trong việc gõ chữ. Cảm ơn bác đã chỉnh sửa. Những điều bác viết chính xác là ý của em. Nhiều người chơi nhanh được, nhưng vs 1 bản nhạc chạy liên tục 2,3 phút thì càng cuối càng đuối vì tay mỏi nhừ ( và chất lượng trình diễn bắt đầu xuống cấp )
10.4 và 10.8 là hay bản nhạc chơi mệt nhất trong Op.10.
La Campanella, một kiệt tác mà ai yêu thích piano và nghe piano cổ điển mà lại không biết, là một ví dụ:

Đây là La Campanella, đánh nhanh đúng tốc độ (full speed - 03':59"):
Bác xem hai bản của Cziffra đều chơi ở 4 phút 5 giây ( phần còn lại là tiếng vỗ tay khán giả chứ ko tới 4p 25 ) nghĩa là cũng rất gần với tốc độ Liszt nghĩ ra rồi. Mỗi nghệ sĩ có quyền xử lý khác nhau, nhưng 1 bản nhạc phô diễn kỹ thuật như La Campanella thì không nên CHẬM QUÁ MỨC, tức là cần xử lý trong khoảng cho phép.
Lưu ý bác, tôi chưa bao giờ bảo rằng tôi chơi đàn không có hạn chế! [-X

FYI, tuổi tác, sức khỏe, cộng thêm các yếu tố khác, ......................... thì việc mà tôi đánh không tốt được như các cháu thiếu niên, hay những người đang học chuyên nghiệp và người đi thi, (mặc đầu học từ bé, và vẫn đang theo nó nhưng không kiếm sống từ nó) cũng là điều dễ hiểu! :))
Em ko có ý so đọ kỹ năng đàn với bác, và cũng ko bao giờ có ý nghĩ một ng ko biết chơi đàn hoặc chơi đàn ko giỏi thì ko thể hiểu được âm nhạc. Hlv bóng đá giỏi nhất hiện nay rất nhiều ng là cầu thủ hạng 3 hạng 4.
Nếu bác đã từng trực tiếp tập các etude của Chopin ( thời trẻ ) thì chắc sẽ có góc nhìn khác hơn, ý em là vậy.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,927
Động cơ
316,368 Mã lực
Bài này Étude Op. 10, No. 9 có tên là "Mưa thu" bác ạ! :P
E tìm mãi không thấy nick-name Mưa thu :((

Làm sao mà bác hay những kẻ không chơi đàn nói chung lâu năm hoặc tiếp xúc với piano trước 1975 mà kiếm được cái tên "Mưa thu" trên Google! =))
Với họ cách kiểm tra thông tin chỉ là Google và không còn gì khác ngoài Google. :))


Xin thưa, đây không phải là "tên khai sinh" hay "tên đăng ký" cúa các nhà phê bình âm nhạc, những cái tên mà bác biết trên cái Google là "official name" name của nó nghĩa là ai cùng biết, và nói là biết. :D

FYI, có những tác phẩm, hay khúc nhạc được đặt tên trong giới biểu diễn hay học và dạy ở một số nơi, nhưng không được chính thức nêu danh trong học thuật, và đây là một ví dụ. :))

Và, chẳng hạn như bài Etude Op.10 số 5 ngoài cái tên "Black keys" (nhắc lại Black keys chứ không phải Blackeys như bác viết nhé!) mà bác Bastion.P ghi, nó cũng được "người chơi hay kẻ học và dạy" ở một số nơi gọi là bài Etude "Hạt đậu trên mâm vàng" hay Etude "Ngọc trai" vì những notes nhạc "rơi đều" giống như tiếng "rào rào" của ngọc trai, hay những hạt đậu rớt trên một cái mâm vàng, lóng lánh cả về mầu sắc lẫn âm thanh khi nghe, nhưng cũng chỉ là nick name chứ không phải là tên khai sinh.

Các bác chịu khó nghe bài Étude Op. 10, No. 9 mà tôi nói tên khác là "Mưa thu" coi những note nhạc khi đánh lên và giai điệu có như tiếng mưa rơi mùa thu với nhưng giọt rơi chỉ lác đác ban đầu, rồi tăng dần và có lúc ngừng rơi, chỉ tí tách, thánh thót như gợi nhớ bao kỷ niệm đã qua đi, sau đó cơn mưa lại lớn dần lên nhưng không đến mức thành bão, mà chỉ rơi hết cho xong những giọt cuối cùng, thi thoảng nặng hạt hơn một chút, nhưng cũng chỉ đủ to mạnh như cơn gió thu cuối mùa, rồi tạnh hẳn, và sót lại trên nên đất những giot nước lóng lánh lăn nhanh theo cơn gió thu .......................
Tôi nắm khá vững bài này, vì nó là một trong những Etude khá khó cho tay trái, tôi học khi còn niên thiếu.

Do đó, có rất nhiều tên của các bài nhạc hay tác phẩm tôi biết, nhưng không muốn, hay sẽ ghi ra ở đây, vì biết chắc rằng sau đó lại có những "còm" tranh cãi đúng sai, thật giả, .............. rách việc. :(

In addition, Khi đưa cái tên "Mưa thu" này ra, tôi cũng muốn là làm phép thử suy nghĩ của mình về con người nói chung, và các Offers nói riêng, xem có như mính nghĩ hay không, và đúng tôi nghĩ: Đã có phản hồi ngay! :D

Cũng may là bác Bastion.P là một trong những người, cũng gọi là quý mến và tôn trọng tôi, khéo "gìn lời ăn, giữ kẽ ở" chứ gặp đứa khác, mà viết "còm" hay muốn "vọc vạch" thì chắc là sẽ ntn, chắc các bác cũng đã thấy đó: Lại là bị đem ra băm vằm, và chúng cùng nhau hớn hở ,như đám chó đói gặp được cục ........ hay nói nôm na thì "cái cục kia" là việc đưa thông tin không chính thức, không xác thực. :))

Thôi tôi phải tiếp tục cuộc hành trình xa Saigon của mình dăm ngày cho tron đạo. :x
In closing, còn một "còm" của bác piano tôi chưa có giờ trả lời ngay vì thấy chưa cần thiết nhưng không có nghĩa là im lặng nhé! [-X


BTW, Cuối tuần, mời các bác nghe bài qua:
Tiếng đàn của Maurizio Pollini người đoạt giải cao nhất trong những kỳ thi được coi là khó nhất trên thế giới The International Ettore Pozzoli Piano Competition lần đầu tiên:


Tiếng đàn của Valentina Lisitsa người được coi là đánh Chopin với nhiều thi vị và làm cho giai điệu như sống lại. Vì Lisitsa vốn yêu thích Bosendorfer và cũng từng là nghệ sĩ Bosendorfer nên cô đã chơi bài này trên một cây Bosendorfer cũ và size nhỏ (Semi-concert) lại lên dây chưa sạch, khiến cho âm thanh vẫn chưa "đạt lắm" về độ long lanh và thánh thót so với Pollini nhưng với tay nghề, kỹ thuật của cô thì nó vẫn là "Mưa thu":

 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
Làm sao mà bác hay những kẻ không chơi đàn nói chung lâu năm hoặc tiếp xúc với piano trước 1975 mà kiếm được cái tên "Mưa thu" trên Google! =))
Với họ cách kiểm tra thông tin chí là Google và không cón gì khác ngoài Google. :))


Xin thưa, đây không phải là "tên khai sinh" hay "tên đăng ký" cúa các nhà phê bình âm nhạc, những cái tên mà bác biết trên cái Google là "official name" name của nó nghĩa là ai cùng biết, và nói là biết. :D

FYI, có những tác phẩm, hay khúc nhạc được đặt tên trong giới biểu diễn hay học và dạy ở một số nơi, nhưng không được chính thức nêu danh trong học thuật, và đây là một ví dụ. :))

Và, chẳng hạn như bài Etude Op.10 số 5 ngoài cái tên "Black keys" (nhắc lại Black keys chứ không phải Blackeys như bác viết nhé!) mà bác Bastion.P ghi, nó cũng được "người chơi hay kẻ học và dạy" ở một số nơi gọi là bài Etude "Hạt đậu trên mâm vàng" hay Etude "Ngọc trai" vì những notes nhạc "rơi đều" giống như tiếng "rào rào" của ngọc trai, hay những hạt đậu rớt trên một cái mâm vàng, lóng lánh cả về mầ sắc lẫn âm thanh khi nghe, nhưng cũng chỉ là nick name chứ không phải là tên khai sinh.

Các bác chịu khó nghe bài Étude Op. 10, No. 9 mà tôi nói tên khác là "Mưa thu" coi những note nhạc khi đánh lên và giai điệu có như tiếng mưa rơi mùa thu với nhưng giọt rơi chỉ lác đác ban đấu, rồi tăng dần và có lúc ngưng rơi chỉ tí tách, thánh thót như gợi nhớ bao kỷ niệm đã qua đi, sau đó cơn mưa lại lớn dần lên nhưng không đến mức thành bão, mà chỉ rơi hết, cho xong nhưng giọt cuối cùng, thi thoảng có nhiều hơn một chút, nhưng cùng chỉ đủ manh như cơn gió thu cuối mùa, rồi tạnh hẳn sót lại trên nên đất những giot nước lóng lánh lăn nhanh theo cơn gió thu .......................
Tôi nắm khá vững bài này, vì nó là một trong những Etude khá khó cho tay trái, tôi học khi còn niên thiếu.

Do đó có rất nhiều tên của các bài nhạc hay tác phẩm tôi biết, nhưng không muốn hay sẽ ghi ra ở đây vì biết chắc rằng sau đó lại có những "còm" tranh cãi đúng sai, thật giả, .............. rách việc. :(

In addition, Khi đưa cái tên "Mưa thu" này ra, tôi cũng muốn chỉ làm phép thử suy nghĩ của mình về con người nói chung và các Offers nói riêng có như mính nghĩ hay không, và đúng tôi nghĩ: Đã có phản hồi ngay! :D

Cũng may là bác Bastion.P là một trong những người, cũng gọi là quý mến và tôn trọng tôi cũng như "gìn lời ăn giữ kẽ ở" chứ gặp đứa khác mà viết "còm" hay muốn "vọc vạch" thì chắc là ntn chắc các bác cũng đã thấy đó: lại bị đem ra băm vằm, và chúng cùng nhau hớn hở ,như đám chó đói gặp được cuc ........ hay nói nôm na "cái cuc kia" là đã đưa thông tin không chính thức, không xác thực. :))

Thôi tôi phải tiếp tục cuộc hành trình xa Saigon của mình đam ngày cho tron đạo. :x
In closing, còn một "còm" của bác piano tôi chưa có giờ trả lời ngay vì thấy chưa cần thiết nhưng không có nghĩa là im lặng nhé! [-X


BTW, Cuối tuần, mời các bác nghe bài qua:
Tiếng đàn của Maurizio Pollini người đoạt giải cao nhất trong những kỳ thi được coi là khó nhất trên thế giới The International Ettore Pozzoli Piano Competition lần đầu tiên:


Tiếng đàn của Valentina Lisitsa người được coi là đánh Chopin với nhiều thi vị và làm cho giai điệu như sống lại. Vì Lisitsa vốn yêu thích Bosendorfer và cũng từng là nghệ sĩ Bosendorfer nên cô đã chơi bài này trên một cây Bosendorfer cũ và size nhỏ (Semi-concert) lại lên dây chưa sạch, khiến cho âm thanh vẫn chưa "đạt lắm" về độ long lanh và thánh thót so với Pollini nhưng với tay nghề, kỹ thuật của cô thì nó vẫn là "Mưa thu":

Pollini thì thôi, khỏi nói rồi.
Bastion.P bác muốn nghe để thưởng thức Etude Chopin, ra ngay cửa hàng âm nhạc mua đĩa về :)).Nghe Utube độ hay chỉ còn 1/2. Bộ etude do Pollini chơi là bộ em thích nhất, và nghe đi nghe lại!
20230319_141841.jpg
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,933
Động cơ
406,397 Mã lực
20230319_134236.jpg
20230319_134313.jpg
20230319_134400.jpg
20230319_134403.jpg
20230319_134409.jpg
20230319_134440.jpg
20230319_134443.jpg


Nay em lấy cây U1H bác Quang1970 ạ.

Giá gốc 25tr, vận chuyển + công xem + cảm ơn người giới thiệu 3tr nữa. Tổng là 28tr.

Em nghĩ là vừa tiền nên múc thôi.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,933
Động cơ
406,397 Mã lực

1 đoạn lúc "thợ" kiểm tra đàn.

Em tai trâu thấy êm êm thì bụp ạ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,927
Động cơ
316,368 Mã lực
20230319_134236.jpg
20230319_134313.jpg
20230319_134400.jpg
20230319_134403.jpg
20230319_134409.jpg
20230319_134440.jpg
20230319_134443.jpg


Nay em lấy cây U1H bác Quang1970 ạ.

Giá gốc 25tr, vận chuyển + công xem + cảm ơn người giới thiệu 3tr nữa. Tổng là 28tr.

Em nghĩ là vừa tiền nên múc thôi.
Mừng bác tậu được cây đàn không thể rẻ hơn nếu là người mua dùng.
Rất tiếc do tôi không có mặt ở Saigon lúc này, nên không có desktop để zoom cho thật kỹ mà chỉ dùng Ipad mini để coi, nhưng cũng dám đảm bảo những gì mình nói dưới đây:

1/ Máy móc đề nguyên bản, tuy có "cũ theo thời gian" và đây là tất yếu và vì đàn chưa qua tay thợ mông má nên như vậy là quá OK.

2/ Kinh nghiệm cho thấy những cây U1H và U3H mà số series 2 triệu thường có âm thanh đặc biệt.

3/ Cây đàn cần lên dây lại vì đang ở tần số là La A440 và nhiều note so le nên khi chinh thì le6n luôn La A442 cho tiếng đàn đẹp hơn. Nhưng sau khoảng 3 - tuần hay 1 tháng hãy lên dây, cho cây đàn quen không gian mới (ẩm độ, nhiêt độ, gió, ánh sáng,....) hầu mọi thứ ổn định rồi hãy lên hầu đảm bảo khỏi lên lại nữa (nếu lên ngay bây giờ) lại tốn tiền.
Khi người đàn sắp xong và nói "Cây này ừuu ...........................) rồi đánh hợp âm C trưởng (C3 + G3+ C4+ E4) và hết clip, tiếng hợp âm không sạch do sai dây!

4/ Dây bass số 13 (note La (A1) đã thay (khả năng thay là 60% hay "zin" mà đã có sự "can thiệp bên ngoài" ...................), và dây Bass đôi (phím thứ 31 - hay Note Rê# = D#3 bi thay một dây chỉ có 1 dây "zin") (khả năng thay là 90%). Muốn minh định thì chịu chụp lại rõ hơn xem là có thể khắng đinh 100%!
Máy móc nhn chung là OK không có gì phàn nàn,

5/ Rất tiếc tôi không được nghe những note ở Octave 6 và 7 vì người đàn không hề chạm đến!
FYI, Octave 6 và 7 thường quyết định là tiếng (âm thanh) của một cây đàn hay hay dở. Nó ví như khuôn mặt của người đàn bà, cho dù mập lùn hay body không đẹp nhưng nếu có một khuôn mặt đẹp, ưa nhìn thì ................ những cái kia, dường như sẽ bị che lấp đi.

Bác cứ đưa cho thợ coi những gì tôi viết xem họ nói ntn? Tôi nói có gì không đúng?!

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình nói trên đây về cây đàn này U1H 2232012 này!



1 đoạn lúc "thợ" kiểm tra đàn.

Em tai trâu thấy êm êm thì bụp ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,933
Động cơ
406,397 Mã lực
Mừng bác tậu được cây đàn không thể rẻ hơn nếu là người mua dùng.
Rất tiếc do tôi không có mặt ở Saigon lúc này, nên không có desktop để zoom cho thật kỹ mà chỉ dùng Ipad mini để coi, nhưng cũng dám đảm bảo những gì mình nói dưới đây:

1/ Máy móc đề nguyên bản, tuy có "cũ theo thời gian" và đây là tất yếu và vì đàn chưa qua tay thợ mông má nên như vậy là quá OK.

2/ Kinh nghiệm cho thấy những cây U1H và U3H mà số series 2 triệu thường có âm thanh đặc biệt.

3/ Cây đàn cần lên dây lại vì đang ở tần số là La A440 và nhiều note so le nên khi chinh thì lẽn luôn La A442 cho tiếng đàn đẹp hơn. Nhưng sau khoảng 3 - tuần hay 1 tháng hãy lên dây, cho cây đàn quen không gian mới (ẩm đọ, nhiêt độ, gió, ánh sáng,....) hầu mọi thứ ổn đinh rồi hãy lên hầu đảm bảo khi lên lại nữa (nếu lên ngay bây giờ) tốn tiền.
Khi người đàn sắp xong và nói "Cây này ừuu ...........................) rồi đánh hợp âm C trưởng (C3 + G3+ C4+ E4) và hết clip, tiếng hợp âm không sạch do sai dây!

4/ Dây bass số 13 (note La (A1) đã thay (khả năng thay là 60%), và dây Bass đôi (phím thứ 31 - hay Note Rê# = D#3 bi thay một dây chỉ có 1 dây "zin") (khả năng thay là 90%). Muốn minh định 100% thì chịu chụp lại rõ hơn !
máy móc nhn chung là OK không có gì phàn nàn,

5/ Rất tiếc tôi không được nghe những note ở Octave 6 và 7 vì người đàn không hề chạm đến!
FYI, Octave 6 và 7 thường quyết định là tiếng (âm thanh) của một cây đàn hay hay dở. Nó ví như khuôn mặt của người đàn bà, cho dù mập lùn hay body không đẹp nhưng nếu có một khuôn mặt đẹp, ưa nhìn thì ................ những cái kia, dường như sẽ bị che lấp đi.

Bác cứ đưa cho thợ coi những gì tôi viết xem họ nói ntn? Tôi nói có gí không đúng?!

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình nói trên đây về cây đàn này U1H 2232012 này!
Cảm ơn bác rất nhiều
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
Em đang chờ ảnh và Clip của 1 chiếc U1H giá thợ đang đòi 32tr cụ ạ.

Có thông tin cụ thẩm dùm em nha.

Ở Hn em tìm đc giá đó là Min rồi.
Chiếc 25 tr kia có phải là chiếc này ko cụ?
Đàn cụ mua có thể xếp vào hạng ngon, bổ, rẻ được rồi. Chúc mừng cụ
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,933
Động cơ
406,397 Mã lực
Chiếc 25 tr kia có phải là chiếc này ko cụ?
Đàn cụ mua có thể xếp vào hạng ngon, bổ, rẻ được rồi. Chúc mừng cụ
32tr là chiếc khác ạ. Serie đầu 14 thôi. Là của 1 kho bên Bùi Xương Trạch bán.

Chiếc 2 triệu này là em được 1 người khác giới thiệu ạ.
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,156 Mã lực
Nơi ở
HCM
32tr là chiếc khác ạ. Serie đầu 14 thôi. Là của 1 kho bên Bùi Xương Trạch bán.

Chiếc 2 triệu này là em được 1 người khác giới thiệu ạ.
e hỏi vậy vì thấy cụ chia sẻ thế.
E lấy làm lạ là sao cụ lại có cơ hội cân nhắc vs cây đàn ngon, bổ, rẻ này. Thì ra là cây khác. Với giá + chất lượng + thương hiệu + series 2.x này sẽ có người mua gần như ngay lập tức. Cụ có lẽ là ng đến xem đàn đầu tiên.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,933
Động cơ
406,397 Mã lực
e hỏi vậy vì thấy cụ chia sẻ thế.
E lấy làm lạ là sao cụ lại có cơ hội cân nhắc vs cây đàn ngon, bổ, rẻ này. Thì ra là cây khác. Với giá + chất lượng + thương hiệu + series 2.x này sẽ có người mua gần như ngay lập tức. Cụ có lẽ là ng đến xem đàn đầu tiên.
Vâng đàn tận Thường Tín cụ ạ :D

Chắc mọi người ngại đi xem.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top