Loáng thoáng đâu đây ca khúc November Rain mở đầu tháng 11 nhưng quê (ngoại) em lại không lạnh chút nào !!
Em không theo Đạo (Công giáo) nên không dành lắm về phần lễ nghi (phụng vụ) nhưng luôn ngưỡng mộ nghệ thuật kiến trúc và âm nhạc Công giáo. Cũng có thể coi họ là người "phát minh" ra 2 loại hình nghệ thuật đỉnh cao này. Con đường dẫn đến mê âm nhạc classical của em cũng bắt đầu từ những lần về quê ngoại từ nhỏ, được nghe kinh cầu, hợp xướng và dàn kèn đồng brass.
Ngày 2/11 hàng năm là Lễ Cầu hồn, nhưng xứ đạo quê em cũng không giống ai khi luôn gọi là Lễ Mồ. Ban ngày, khi mọi người ra nghĩa trang xứ đạo để quét dọn, trang trí ... mộ người thân thì em lại phải tiếp rượu các thể loại ông cậu lớn bé, già trẻ. Đến 18h, vào lễ chính, mới bắt đầu tham dự được. Xứ đạo quê em có 2 nhà thờ, cái xa nhất cách nghĩa trang 3km, cái nhà em gần hơn nên nhàn hơn. . Sở dĩ em nói "nhàn" vì Lễ bắt từ việc "rước" từ nhà thờ xa kia. Ca đoàn , dàn nhạc của 2 nhà thờ sẽ hợp nhất để trình diễn. Đây là Ca đoàn "nhà em" đang tập kết ở đường chính để đợi ghép đoàn..
Khi đoàn kia đến và hợp nhất, bộ "cổ truyền" gồm trống, chiêng đi đầu. Dàn trống em rất mê vì lớn nhất có tới 2 cái trống đường kính 3m, đủ để thách thức bất kỳ hệ thống âm thanh ultra hi-end nào muốn tái hiện nó.
Tiếp theo là dàn nhạc chính (quê em gọi là đội kèn Tây), rồi các ban bệ của Nhà thờ, bao gồm cả 3 đức cha đều .. đi bộ. Một đoàn dài lê thê.. hứa hẹn khúc cầu hồn Requiem rất đã đời với em.
Đoàn rước lễ cứ đi qua cửa nhà nào thì bà con đứng đợi sẵn sàng và nhập đoàn lặng lẽ, trật tự và không ồn ào chút nào ..
Đến cổng nghĩa trang thì đội nhạc cổ trống chiêng "gầm" lên hoành tráng rồi rút lui. Phần tiếp theo sẽ do đội kèn Tây và hợp xướng chịu trách nhiệm !!
Vào đến nghĩa trang, các ban bệ Nhà thờ lên đài trung tâm hành lễ, bà con chia nhau tản về mộ người thân, đứng/ ngồi quây quần quanh mộ để tham sự lễ ..
Em thì đi hóng Requiem, một thể loại thanh nhạc đã vượt ra khỏi các bức tường thánh đường để gia nhập vào di sản âm nhạc classical của nhân loại. Hầu như các nhà soạn nhạc thành danh trong lịch sử đều có ít nhất một bản Requiem của riêng mình. Dĩ nhiên, ca đoàn của một Nhà thờ vùng quê nhỏ không thể đủ nội lực để diễn tới 5-7 bè nhưng 3 bè là quá đủ cho một buổi trình diễn trực tiếp trong khuôn viên nghĩa trang - một sân khấu không thể thích hợp hơn !! Em cũng không nhận ra được khúc Requiem của nhà soạn nhạc nào vì một phần do đã dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên, bầu không khí và đội kèn, ca đoàn hùng hậu vẫn tạo ấn tượng, cảm giác trong em hơn bất kỳ hệ thống âm thanh ultra hi-end nào đã từng nghe...
Không có cái điện thoại smart phone nào giờ lên để quay phim chụp ảnh cả (em phải lén lút đấy) !!!
Tháng 11 quê em rất ấm cúng !!
Em không theo Đạo (Công giáo) nên không dành lắm về phần lễ nghi (phụng vụ) nhưng luôn ngưỡng mộ nghệ thuật kiến trúc và âm nhạc Công giáo. Cũng có thể coi họ là người "phát minh" ra 2 loại hình nghệ thuật đỉnh cao này. Con đường dẫn đến mê âm nhạc classical của em cũng bắt đầu từ những lần về quê ngoại từ nhỏ, được nghe kinh cầu, hợp xướng và dàn kèn đồng brass.
Ngày 2/11 hàng năm là Lễ Cầu hồn, nhưng xứ đạo quê em cũng không giống ai khi luôn gọi là Lễ Mồ. Ban ngày, khi mọi người ra nghĩa trang xứ đạo để quét dọn, trang trí ... mộ người thân thì em lại phải tiếp rượu các thể loại ông cậu lớn bé, già trẻ. Đến 18h, vào lễ chính, mới bắt đầu tham dự được. Xứ đạo quê em có 2 nhà thờ, cái xa nhất cách nghĩa trang 3km, cái nhà em gần hơn nên nhàn hơn. . Sở dĩ em nói "nhàn" vì Lễ bắt từ việc "rước" từ nhà thờ xa kia. Ca đoàn , dàn nhạc của 2 nhà thờ sẽ hợp nhất để trình diễn. Đây là Ca đoàn "nhà em" đang tập kết ở đường chính để đợi ghép đoàn..
Khi đoàn kia đến và hợp nhất, bộ "cổ truyền" gồm trống, chiêng đi đầu. Dàn trống em rất mê vì lớn nhất có tới 2 cái trống đường kính 3m, đủ để thách thức bất kỳ hệ thống âm thanh ultra hi-end nào muốn tái hiện nó.
Tiếp theo là dàn nhạc chính (quê em gọi là đội kèn Tây), rồi các ban bệ của Nhà thờ, bao gồm cả 3 đức cha đều .. đi bộ. Một đoàn dài lê thê.. hứa hẹn khúc cầu hồn Requiem rất đã đời với em.
Đoàn rước lễ cứ đi qua cửa nhà nào thì bà con đứng đợi sẵn sàng và nhập đoàn lặng lẽ, trật tự và không ồn ào chút nào ..
Đến cổng nghĩa trang thì đội nhạc cổ trống chiêng "gầm" lên hoành tráng rồi rút lui. Phần tiếp theo sẽ do đội kèn Tây và hợp xướng chịu trách nhiệm !!
Vào đến nghĩa trang, các ban bệ Nhà thờ lên đài trung tâm hành lễ, bà con chia nhau tản về mộ người thân, đứng/ ngồi quây quần quanh mộ để tham sự lễ ..
Em thì đi hóng Requiem, một thể loại thanh nhạc đã vượt ra khỏi các bức tường thánh đường để gia nhập vào di sản âm nhạc classical của nhân loại. Hầu như các nhà soạn nhạc thành danh trong lịch sử đều có ít nhất một bản Requiem của riêng mình. Dĩ nhiên, ca đoàn của một Nhà thờ vùng quê nhỏ không thể đủ nội lực để diễn tới 5-7 bè nhưng 3 bè là quá đủ cho một buổi trình diễn trực tiếp trong khuôn viên nghĩa trang - một sân khấu không thể thích hợp hơn !! Em cũng không nhận ra được khúc Requiem của nhà soạn nhạc nào vì một phần do đã dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên, bầu không khí và đội kèn, ca đoàn hùng hậu vẫn tạo ấn tượng, cảm giác trong em hơn bất kỳ hệ thống âm thanh ultra hi-end nào đã từng nghe...
Không có cái điện thoại smart phone nào giờ lên để quay phim chụp ảnh cả (em phải lén lút đấy) !!!
Tháng 11 quê em rất ấm cúng !!
Chỉnh sửa cuối: