[Funland] Đàn Xã tắc hay Cầu vượt - Các cụ chọn cái nào?

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,131
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em thấy cụ chủ thớt khá nghiêm túc và nêu vấn đề khúc chiết đấy chứ! Sao có cụ lại bảo cụ ấy khoe khoang???!
 

phamay

Xe hơi
Biển số
OF-79303
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
132
Động cơ
418,510 Mã lực
Vẫn phải xây cầu vượt thôi
 

mackmyta

Xe tăng
Biển số
OF-85740
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
1,588
Động cơ
423,814 Mã lực
mục đích đào lên là làm gì mới quan trọng cụ ạ
 

Jeus

Xe buýt
Biển số
OF-14944
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
842
Động cơ
519,756 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Làm cầu thì đi trên đầu tổ tiên, hay ta làm cái hầm xuyên qua vậy các cụ?
 

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,094
Động cơ
339,530 Mã lực
...Vậy theo bác ko theo Luật thì theo cái gì? theo Lệ pải không ạ?...
xxx ra cái quyết định xây cầu vượt này nói họ làm đúng luật, Ct được TK để XD ngoài phạm vi bảo tồn di tích. Cụ xem họ xây trên cao khu di tích này thì có trái điều nào trong luật di sản hay bất cứ điều luật nào khác ko.
 

ngotatto

Xe lăn
Biển số
OF-4140
Ngày cấp bằng
4/4/07
Số km
12,333
Động cơ
668,675 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Website
gomsuminhlong.vn
Xây cầu mà là đào mồ mả tổ tiên thì các cụ ở chung cư bị thằng ở trên nó ị vào bàn thờ suốt. Thậm chí nó còn bảo bàn thờ tổ tiên nhà mày ko cao bằng chỗ ị nhà tao.
Đúng là chủ nghĩa cực đoan.
 

cafesuada

Xe điện
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
4,583
Động cơ
397,390 Mã lực
xxx ra cái quyết định xây cầu vượt này nói họ làm đúng luật, Ct được TK để XD ngoài phạm vi bảo tồn di tích. Cụ xem họ xây trên cao khu di tích này thì có trái điều nào trong luật di sản hay bất cứ điều luật nào khác ko.
Cụ nói đúng, ông chủ tịt NT Thảo đã ký phương án xây cầu không hề phạm luật di sản.
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,275
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.


Điều 13. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích
1. Căn cứ quy định xếp hạng di tích tại các khoản 10, 11 và 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền.
2. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm:
a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;
b) Lý lịch di tích;
c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;
d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;
đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;
e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;
g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;
h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích.
Điều 14. Nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích
1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;
b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm khu vực đã phát hiện các di tích, di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;
c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình kiến trúc, sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích đó;
d) Đối với danh lam thắng cảnh thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải đảm bảo cho việc giữ gìn sự toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất hoặc các công trình kiến trúc liên quan đến danh lam thắng cảnh đó.
Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm.
2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Việc xác định di tích không có khu vực bảo vệ II được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời.
3. Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phân định rõ ranh giới các khu vực bảo vệ di tích với khu vực tiếp giáp trên thực địa theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ xếp hạng di tích;
b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết;
c) Hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc giới.



Điều 15. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích
Khi thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.


Trích Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa, em trích một số điều căn bản!

Kính một số cụ tìm hiểu và đọc nghiêm túc trước khi chém ạ, em đã ghi chú topic là nghiêm túc, rất hoan nghênh và cảm ơn các cụ ghé thăm!
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,275
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Trả lời về vấn đề này tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc bảo vệ các di sản, truyền thống văn hóa và yêu cầu phát triển là 2 mặt của một vấn đề, không thể nói mặt nào quan trọng hơn mặt nào, đều phải xem xét toàn diện.

“Vấn đề này thuộc thẩm quyền trực tiếp của Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào”, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh.

Về việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc có vi phạm Luật Di sản hay không, Bộ trưởng Đam khẳng định, quan điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật.

“Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời là có vi phạm hay không, nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức”, Bộ trưởng Đam nói.

Vậy nên chưa cần mấy cụ cầm đèn chạy trước ô tô khẳng định nó ko vi phạm nhé!
 

lyhoa75

Xe điện
Biển số
OF-111623
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
2,821
Động cơ
416,307 Mã lực
Nơi ở
Lò Hoả
Em đọc xong 14 trang của các cụ em thấy cụ lào cũng đúng ;))
Các cụ ăn , ngủ , nghỉ đi rồi chiều ta nại bàn tiếp. Em mệt lắm òy, em đi nghỉ trước đơi ;)):)):))
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,769
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Deming;13469924 Vậy theo bác ko theo Luật thì theo cái gì? theo Lệ pải không ạ? /QUOTE nói:
Tiếp chuyện cụ chủ phát nữa.
Theo như em hiểu, thì câu chuyện cụ chủ lập ở thớt này là bàn về Đàn xã tắc và tắc xã đàn !
Nếu đúng thì hãy tập trung vào những chứng tích cũng như sự cần thiết phải bảo tồn. Chứ không nên chỉ bám vào văn bản pháp luật quy định để phán rằng nó được tồn tại vì pháp luật công nhận nó tồn tại.
Nếu chỉ căn cứ vào mỗi cái dấu đỏ củ khoai thôi, thì em e rằng sẽ có nhiều cái dấu củ khoai khác đóng chèn lên được. Vì Luật pháp của ta đang chỉ mới hoàn thiện, các câu chữ nhiều khi khá mơ hồ nên hiểu thế nào cũng đúng. Cụ tin em đi, khi họ đóng dấu cho bảo tồn được thì họ cũng có thể hủy được cái dấu ấy. Luật chả qua chỉ là công cụ để giai cấp thống trị quản lý dân đen, nó không mang ý nghĩa trong việc chứng minh lịch sử và giá trị lịch sử ( cụ thể trường hợp này).
Cụ chủ muốn mọi người tin lý lẽ của mình đúng thì đưa ra bằng chứng khác đi, đừng nói rằng Luật hoặc lệ là cơ sở minh chứng cho Đàn xã tắc !
 
Chỉnh sửa cuối:

pikeman

Đi bộ
Biển số
OF-87686
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
8
Động cơ
407,770 Mã lực
Em chắc là cụ cũng đi nhiều, tây tàu cũng đã lướt (ô tô phân mem bờ mà), dưng nếu cụ để ý thêm tí thì các di tích, dù chỉ là nhỏ nhất, luôn được họ bảo quản, giữ gìn chu đáo. Không ít con phố ở Paris rất bé, hai bên là nhà cổ nhưng họ cũng chả phá đi để xây cầu vượt; thậm chí có quy định là không được xây nhà cao tầng trong trung tâm để tránh phá vỡ cảnh quan; hay ở đức có nhà thờ cổ bị bom phá sụp gần như tất cả, giữa khu vực đông đúc đi lại nhiều, nhưng họ vẫn giữ như một biểu tượng của quá khứ đau thương... Văn hóa là gốc, mà văn hóa phải truyền từ ngàn đời, không phải một thời kỳ; nó hiện hữu qua những chứng tích của người xưa, và bổ khuyết bởi những nét hiện đại thời nay; nhưng ko nên vì hiện đại mà làm mất đi, rồi sẽ không lấy lại được nữa. Em nghĩ vậy.

Còn về luật mà (báo chí nói): đàn Xã Tắc là di tích quốc gia đặc biệt, không được xâm phạm.
Bác nói chuẩn ah, em đồng ý với bác dưng mà nhờ ơn **** và NN mà bh quả thật em không biết là nên giữ cái gì và bỏ cái gì! Tỉ dụ như phố cổ HN mỗi lần đi qua em chỉ muốn dẹp quách nó đi, mà báo đài vẫn hô hào bảo tồn ầm ĩ!
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,275
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
gõ lại mỏi tay hầu chuyện các cụ!

Tiếp chuyện cụ chủ phát nữa.
Theo như em hiểu, thì câu chuyện cụ chủ lập ở thớt này là bàn về Đàn xã tắc và tắc xã đàn !
Nếu đúng thì hãy tập trung vào những chứng tích cũng như sự cần thiết phải bảo tồn. Chứ không nên chỉ bám vào văn bản pháp luật quy định để phán rằng nó được tồn tại vì pháp luật công nhận nó tồn tại.

Nếu chỉ căn cứ vào mỗi cái dấu đỏ củ khoai thôi, thì em e rằng sẽ có nhiều cái dấu củ khoai khác đóng chèn lên được. Vì Luật pháp của ta đang chỉ mới hoàn thiện, các câu chữ nhiều khi khá mơ hồ nên hiểu thế nào cũng đúng. Cụ tin em đi, khi họ đóng dấu cho bảo tồn được thì họ cũng có thể hủy được cái dấu ấy. Luật chả qua chỉ là công cụ để giai cấp thống trị quản lý dân đen, nó không mang ý nghĩa trong việc chứng minh lịch sử và giá trị lịch sử ( cụ thể trường hợp này).
Cụ chủ muốn mọi người tin lý lẽ của mình đúng thì đưa ra bằng chứng khác đi, đừng nói rằng Luật hoặc lệ là cơ sở minh chứng cho Đàn xã tắc !
Vâng!

Đầu tiên là cảm ơn cụ quan tâm ghé lại thớt!

Thứ hai là xin trả lời ý cuối cụ trước, Luật văn bản hành chính nhà nước mà cụ gọi là củ khoai, cụ lại hiểu vấn đề là "Luật chả qua chỉ là công cụ để giai cấp thống trị quản lý dân đen, nó không mang ý nghĩa trong việc chứng minh lịch sử và giá trị lịch sử", nó ko ý nghĩa thì đề ra làm gì cho chật ngăn bàn ngăn tủ, để gấp diều thả thích hơn cụ ạ.

Tùy từng lĩnh vực liên quan mà có Luật pháp cụ thể định hướng chuẩn cho nó cụ ạ, cụ xì toẹt vào Luật như thế, nói nó "chung chung" hoặc "hiểu thế nào cũng đc" thì Luật nó thành tác phẩm nghệ thuật hoặc dạng truyện ngụ ngôn văn học mất rồi.

Thứ ba em xin trả nhời vấn đề thứ nhất cụ nêu là Đàn Xã tắc hay tắc Xã đàn và sự cần thiết phải bảo vệ thông qua các ý kiến khác ko phải của em nhé:

- Khi mới phát hiện ra thì chú Dũng (vốn là thủ tướng) đích thân đến chỉ trỏ, xem xét

- Đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù tuổi rất cao cũng đã đến tận nơi, cùng nhiều người dân, nhà lãnh đạo đến thể hiện sự trân trọng đối với di tích này.

- Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khẳng định, đàn Xã Tắc có vị trí rất quan trọng cần được bảo vệ, phải được bảo vệ và mọi giải pháp nào đưa ra đều phải tuân thủ luật pháp.

- GS. TS Nhà Nghiên cứu Văn hóa Trần Lâm Biền thực sự lo ngại về sự vi phạm di tích nếu xây cầu vượt

- Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, giữ gìn, bảo tồn Đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc

- GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phân tích: Cầu vượt làm bằng bê tông, theo nguyên tắc, móng cầu phải đào sâu, rộng, xây hết sức kiên cố. Như vậy dù hai móng cầu này trên bản vẽ không động chạm đến đảo giao thông, nhưng chắc chắn sẽ động chạm ngay một phần lõi của di sản đang bảo tồn trong lòng đất nằm ngoài đảo giao thông và có thể động chạm đến phần di tích chưa khai quật (vì đang làm thì dừng lại các cụ ạ)

- TS Nguyễn Hồng Kiên - chuyên viên Viện khảo cổ học cũng chính là người thực hiện khai quật di tích Đàn Xã Tắc khẳng định:
"Giải thích của Ban QLDATĐ Hà Nội, khu vực khoanh vùng bảo vệ 1000m2 là chưa đủ. Khu vực bảo vệ bây giờ chỉ là khoanh vùng bảo vệ khu vực đã đào chưa phải là khu vực khuôn viên Đàn Xã Tắc cần phải bảo vệ”

- Ông Trần Đình Thành - Phó phòng quản lý di sản- Bộ Văn Hóa giải thích: Nói Bộ Văn Hóa và Cục di sản đồng ý cho chủ đầu tư phá di tích là không đúng. Theo Luật di sản sửa đổi và bổ sung năm 2009

- GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển khuyên rằng nên dừng dự án lại, các nhà quản lý cần tìm một giải pháp khôn ngoan hơn, ko vi phạm di tích. Nhưng cũng ngay lúc đó vấn đề đặt ra là có tiếp tục khai quật đàn Xã Tắc không, thì ai cũng biết đàn Xã Tắc là một không gian khá rộng nhưng bởi vì khi phát lộ nó nằm trong một dự án phát triển giao thông đô thị chính là con đường Kim Liên mới bây giờ, và vấn đề đã đc đồng ý là chỉ khai thác đến đó để biết rồi lấp lại ngay (tức là chưa làm hết nhé) để có cái cớ sau này cho những kẻ gân cổ gào lên là “chỉ có đống gạch vỡ” “mấy cái chum vớ vẩn” blap blap..

Có cụ nào trước đây tiện miệng thích chửi bới thì chửi bới, phá phách ném đá giùm em mấy cái con người trên và lũ “bợ đí*t” thích dây máu ăn phần, đẻ ra dự án trùng tù để kiếm tiền nhé! Rồi tự nghĩ lại bản thân xem

Đây là ý kiến cụ cu nhà mình nhé
em xin góp với cụ một vài thông tin sau, tại thời điểm khảo sát năm 2005, các hộ nằm trong giải phóng mặt bằng đã biết chỉ giới đường VD1 là như thế này, nó tương đối phù hợp với chỉ giới bây giờ, lúc đấy chưa có thông tin chính thức về đàn xã tắc (Mặc dù theo lúc đấy nói thì họ đã đánh dấu vị trí đàn xã tắc trước rồi, nhưng do nằm trong khu vực dân cư phường nam đồng nên đợi đến khi làm đường thì mới cho lộ diện, do vậy, chứng tỏ khảo cổ đã biết, nhưng bây giờ đã bị định hướng nên nói nhảm tý
Tiện đây, trong topic này, có cụ đã nói sao 1000 năm mà VN đứng đáy xã hội, rồi ko có hpats minh phát kiến gì tầm cỡ quốc tế hay thế giới, vậy em lòng vòng ra thế giới tí nhé.

- Đầu tiên em muốn nhắc lại câu chuyện của Seoul, Hàn Quốc. Seoul trước kia có một con sông cổ chạy giữa lòng thành phố, sau chiến tranh do nhu cầu phát triển, người ta tạm thời lấp con sông ấy đi nhưng với ý thức một ngày nào đó họ sẽ khôi phục, cho nên trong tất cả quá trình lấp sông, làm đường, họ xử lý với tất cả các yếu tố di sản (tất nhiên theo Luật và các con dấu củ khoai của họ quy định cụ ạ). và 30-40 năm sau, khi Seoul phát triển, họ lại khai quật con sông này lên, và giờ đây trở thành một đặc sản thắng cảnh của một thủ đô hiện đại. Cụ thấy cách nhìn như vậy có tốt đẹp và hài hòa hay không?

- Ở Trung Quốc, thời kỳ cách mạng văn hóa vô sản người ta cũng đập phá hầu hết các di tích. Bây giờ thì hoàn toàn ngược lại, nhiều di tích đã được khôi phục lại đàng hoàng, to đẹp hơn xưa. Tôi có cảm giác như người ta đang dồn tâm, dồn sức trả nợ cho tất cả những gì đã trót đánh mất.

- Em cũng đã post để tham khảo việc các quốc gia khác (nơi chả biết có mấy nghìn năm lịch sử, và cũng chả biết có bao nhiêu phát kiến, phát minh tầm cỡ thế giới) xử lý vấn đề di sản của dân tộc họ ra sao ở post #44, post lại ở đây cho cụ nào ngại đọc, lười đọc mà chỉ nhăm nhăm ném đá
Sưu tầm giúp các bác một số dự án đường cao tốc hoặc cầu vượt ngang qua di tích lịch sử bị phản đối trên thế giới

http://sacred-sites.org/wordpress/20...reeway-bypass/

http://sacred-sites.org/wordpress/2010/06/

phục hồi đền thờ Parthenon ở Athen - Hy Lạp

http://vi.wikipedia.org/wiki/Đền_Parthenon

http://in.reuters.com/article/2010/0...48857020100527

http://pretzler.net/blog/2011/10/13/...the-parthenon/

Đòi thay đổi lộ trình đường cao tốc lỡ xây ngang qua khu vực khảo cổ ở Ai-len

http://www.indymedia.ie/article/81529


Phản đối lính Mão san lấp di tích làm căn cứ ở Iraq

http://www.ancientlosttreasures.com/...php?f=56&t=461

http://www.huffingtonpost.com/diane-..._b_290667.html



Khảo cổ ở Anh

http://www.cbc.ca/news/technology/st...d-remains.html

http://michaelpatrickjost.wordpress....ity-of-london/

Xin hầu chuyện các cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,094
Động cơ
339,530 Mã lực
Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.


Điều 13. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích
1. Căn cứ quy định xếp hạng di tích tại các khoản 10, 11 và 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền.
2. Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm:
a) Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích;
b) Lý lịch di tích;
c) Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;
d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;
đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;
e) Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;
g) Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;
h) Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
i) Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích.
Điều 14. Nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích
1. Việc xác định khu vực bảo vệ I của di tích quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Đối với di tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh nhân liên quan đến di tích đó;
b) Đối với di tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm khu vực đã phát hiện các di tích, di vật, địa hình, cảnh quan có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm khảo cổ đó;
c) Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bao gồm các khu vực có công trình kiến trúc, sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích đó;
d) Đối với danh lam thắng cảnh thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải đảm bảo cho việc giữ gìn sự toàn vẹn của cảnh quan thiên nhiên, địa hình, địa mạo và các yếu tố địa lý khác chứa đựng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù, các dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất hoặc các công trình kiến trúc liên quan đến danh lam thắng cảnh đó.
Đối với di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm.
2. Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường – sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Việc xác định di tích không có khu vực bảo vệ II được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời.
3. Việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phân định rõ ranh giới các khu vực bảo vệ di tích với khu vực tiếp giáp trên thực địa theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ xếp hạng di tích;
b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết;
c) Hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc giới.



Điều 15. Thẩm quyền thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích
Khi thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.


Trích Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa, em trích một số điều căn bản!

Kính một số cụ tìm hiểu và đọc nghiêm túc trước khi chém ạ, em đã ghi chú topic là nghiêm túc, rất hoan nghênh và cảm ơn các cụ ghé thăm!
Trả lời về vấn đề này tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc bảo vệ các di sản, truyền thống văn hóa và yêu cầu phát triển là 2 mặt của một vấn đề, không thể nói mặt nào quan trọng hơn mặt nào, đều phải xem xét toàn diện.

“Vấn đề này thuộc thẩm quyền trực tiếp của Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào”, Bộ trưởng Đam nhấn mạnh.

Về việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc có vi phạm Luật Di sản hay không, Bộ trưởng Đam khẳng định, quan điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật.

“Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời là có vi phạm hay không, nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức”, Bộ trưởng Đam nói.

Vậy nên chưa cần mấy cụ cầm đèn chạy trước ô tô khẳng định nó ko vi phạm nhé!
Người dân ít học như iem ko hiểu, muốn tìm hiểu để xem nó phạm luật cụ thể ở dòng nào, và cần phân tích những chữ đó cho dễ hiểu.
Cụ viết nhiều chữ quá, chỗ cần tô to lại ko thấy tô, chỗ tô lại là chỗ mạt sát!
 
Chỉnh sửa cuối:

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,275
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Người dân ít học như iem ko hiểu, muốn tìm hiểu để xem nó phạm luật cụ thể ở dòng nào, và cần phân tích những chữ đó cho dễ hiểu.
Cụ viết nhiều chữ quá, chỗ cần tô to lại ko thấy tô, chỗ tô lại là chỗ mạt sát!
Cụ lại mỉa mai, chỗ tô mà cụ bảo là mạt sát khác gì cụ nhét chữ vào mồm em!

Còn việc phạm luật rõ rành rành mà cụ còn cứ bảo chỉ ra thì chỉ thế nào đây, em đi chụp ảnh cho cụ chăng? em mất time viết ko phải chỉ để nhận đc sự ngứa mắt và khó chịu từ các cụ!

Mong cụ hiểu cho!
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,769
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Người dân ít học như iem ko hiểu, muốn tìm hiểu để xem nó phạm luật cụ thể ở dòng nào, và cần phân tích những chữ đó cho dễ hiểu.
Cụ viết nhiều chữ quá, chỗ cần tô to lại ko thấy tô, chỗ tô lại là chỗ mạt sát!
Cụ chủ mà chỉ ra được thì cỡ như ông NT Thảo ngồi tù từ lâu rồi !!=))
Một lời chân tình với chủ thớt: nhìn gương CHHV mà tránh nhé, không lại cùng nhập học với nhau thì khổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dawnglow

Xe tải
Biển số
OF-133954
Ngày cấp bằng
10/3/12
Số km
248
Động cơ
372,680 Mã lực
Nơi ở
Quận 6
Website
www.khachsantour.vn
Tóm lại em có đọc một bài của ông nào đó, đại ý như sau:
Đàn Xã Tắc là nơi để cúng tế trời đất, đại khái hiểu là cái bàn thờ của gia đình ta thơ ông bà. Đàn Xã Tắc không phải là trời hay đất, cũng giống như bàn thờ không phải là ông bà ta.
Ngày xưa, chỗ đó có thể là cao ráo quang đãng nhất thì thích hợp để xây đàn, nay nhà cửa phát triển, chỗ đó không phải là đắc địa cho đàn nữa thì chuyển đàn đi chỗ khác, giống như ta sửa nhà thì phải dời bàn thờ lên trên tầng cao hơn chẳng hạn.
Em thấy đúng.

Cho nên ông nào bảo úi giời ơi, cầu lại cao hơn trời, đi lên đầu trời thế kia thì sao đất nước phát triển được. Cái ý kiến đó rõ ràng là rất tỏ ra nguy hiểm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top